Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Mục lục . iii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục các bảng.v
Danh mục các biểu đồ.vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2
3. Mục đích nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.5
5.1. Nguồn tư liệu.5
6. Đóng góp của luận văn.5
7. Bố cục luận văn.6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN .11
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .11
1.2. Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính của châu Văn Uyên qua các thời kỳ lịch sử.15
1.3. Nguồn gốc dân cư .17
1.3.1. Dân tộc Nùng .19
1.3.2. Dân tộc Tày.20
1.3.3. Dân tộc Kinh .22
1.3.4. Dân tộc Hoa.23
Chương 2: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHÂU VĂN UYÊN TỈNH LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỈ
XIX .25
2.1. Ruộng đất châu Văn Uyên qua tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1804).25
2.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất tư.27
2.2. Văn Uyên qua tư liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .35
2.2.1. Tình hình ruộng đất châu Văn Uyên qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .35
2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư.37
2.3. So sánh tình hình ruộng đất huyện Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)
và địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840).43
Chương 3: VĂN HÓA CỦA CHÂU VĂN UYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX .51
3.1. Làng bản, nhà cửa .53
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Châu Văn Uyên tỉnh lạng sơn nửa đầu thế kỉ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10.3.1.0 4.73
10. Khuất 1 0,48 0.3.0.0 0.14
11. Lâm 1 0,48 1.0.0.0 0.46
12. Lăng 4 1,93 4.5.7.0 2.07
13. Lê 2 0,97 2.8.0.0 1.29
14. Lễ 1 0,48 2.5.1.0 1.15
15. Lệnh 1 0,48 0.7.1.0 0.32
16. Liêu 2 0,97 1.9.2.0 0.87
17. Lộc 1 0,48 0.6.0.0 0.28
18. Lữ 3 1,45 4.5.5.0 2.07
19. Lương 5 2,42 2.9.0.5 1.33
20. Lý 3 1,45 3.4.5.0 1.56
21. Ngô 2 0,97 2.0.0.0 0.92
22. Ngụy 1 0,48 1.8.0.0 0.83
23. Nguyễn 18 8,70 17.0.6.5 7.81
24. Nông 10 4,83 12.9.8.5 5.93
25. Phùng 6 8,70 5.1.0.0 2.34
26. Thường 5 2,42 6.4.11.0 2.94
27. Triệu 11 5,31 9.5.6.0 4.36
28. Trịnh 2 0,97 1.5.3.0 0.69
Tổng 207 100% 217.7.12.6 100%
[Nguồn:Theo thống kê 11 đơn vị địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)]
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy, nhìn chung số lượng chủ sở hữu và diện
tích sở hữu giữa các nhóm họ trung bình là (204: 23) gần 9 chủ sở hữu/1 nhóm họ.
Tuy nhiên, theo thống kê chỉ có 6 nhóm họ (Chu, Hứa, Nguyễn, Hà, Triệu, Hoàng) là
có số chủ sở hữu lớn hơn chỉ số trung bình đó và thậm chí chỉ tính riêng số người
thuộc các nhóm họ Hoàng, Hà, Nguyễn, thì đã chiếm hơn nửa tổng số chủ tư điền
(115 người = 56,64%) và chiếm tới 58,33% tổng diện tích sở hữu. Bên cạnh đó có rất
nhiều nhóm họ chỉ có 1 chủ sở hữu như: nhóm họ Lục, Lâm, Liêu. Lễ, La, Sầm,
41
Lăng. Xét về mức độ sở hữu của các nhóm họ, ta thấy nhóm họ nhiều người thì có
mức sở hữu lớn hơn. Trong các nhóm họ, có nhóm họ Hoàng là nhóm họ lớn nhất về
số chủ (69 chủ), chiếm 33,33% và sở hữu 76.2.11.0, chiếm 35% về diện tích. Nhóm
họ lớn thứ hai về diện tích và số chủ là nhóm họ Hà với 22 chủ chiếm 10,61% số chủ
và sở hữu 22.5.6.5 chiếm 10,34% về diện tích. Xét về bình quân sở hữu của mỗi chủ
trong từng nhóm họ thì không phải nhóm họ nào có diện tích sở hữu lớn nhất là có
bình quân sở hữu cao hơn. Điều này thể hiện qua nhóm họ Hoàng có bình quân sở
hữu là 1.1.0.8 trong khi nhóm họ Lễ dù chỉ có 1 chủ nhưng lại có bình quân sở hữu
cao hơn (2.5.1.0).
- Tình hình sở hữu của chức sắc
Thời Minh Mệnh có sự thay đổi về bộ máy quản lý làng xã. Thông qua cải cách,
Minh Mệnh bỏ chức xã trưởng, thay bằng chức lý trưởng. Trong làng xã chỉ có hai chức:
Lý trưởng và dịch mục. Theo đó, nhà nước cho các thôn xã, các phường đều đặt một lý
trưởng, định số 50 người trở lên thì đặt thêm một phó lý trưởng. Đều lấy người vật lực,
cần cán làm, do cai tổng cùng dân bầu cử, phủ huyện xét kỹ lại, bẩm lên trấn để cấp văn
bằng, và mộc triện. Trách nhiệm của lý trưởng hết sức nặng nề, hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà nước về quản lý làng xã, thực hiện mọi nghĩa vụ về tô thuế, phu phen,
tạp dịch [55, tr.25]. Ở Văn Uyên cũng vậy, chức xã trưởng được thay thế bằng chức lý
trưởng, bên cạnh đó còn có chức dịch mục, trại trưởng để giúp việc. Dịch mục, trại
trưởng là những người được dân xã cử ra, tiêu biểu cho bộ máy tự quản ở làng xã. Mặc
dù có một số thay đổi nhỏ về tên gọi nhưng trên thực tế các chức sắc này trong làng xã
vẫn là bộ phận có địa vị kinh tế và chính trị lớn.
Theo thống kê địa bạ châu Văn Uyên năm Minh Mệnh 21 (1840) cho thấy có
26 chức sắc, bao gồm: 11 lý trưởng, 14 dịch mục và 1 trại trưởng.
Bảng 2.12: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc (1840)
Đơn vị tính: M.s.th.t
Chức vị Số người
Tỷ lệ
(%)
Diện tích sở hữu
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ bình quân
Lý trưởng 11 42,31% 17.9.6.5 54,74 1.6.4.6
Dịch mục 14 53,84% 12.0.4.0 36,70 0.8.8.8
Trại trưởng 1 3,85% 2.8.0.0 8,56 2.8.0.0
Tổng 26 92,31% 32.7.10.5 100% 1.2.9.0
[Nguồn:Theo thống kê 11 đơn vị địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)]
42
Qua số liệu bảng trên ta thấy: Lý trưởng tuy có số lượng ít hơn dịch mục (11
người, chiếm 42,31%) nhưng lại có diện tích sở hữu lớn hơn (17.9.6.5, chiếm 54,74%
tổng diện tích sở hữu của các chức sắc). Còn dịch mục có số lượng nhiều hơn (14
người, chiếm 53,84 tổng số chức sắc, trong đó có 2 người không có ruộng) nhưng
diện tích sở hữu lại nhỏ hơn lý trưởng (12.0.4.0, chiếm 36,70% tổng diện tích sở hữu
của các chức sắc. Trại trưởng sở hữu ít nhất về số chủ là 1 chủ (chiếm 3,85% và diện
tích 2 mẫu 8 sào (chiếm 8,56). Chứng tỏ không phải tất cả các chức sắc đều có địa vị
kinh tế như nhau.
Với 26 chức sắc sở hữu 32.7.10.5 thì bình quân mỗi chức sắc sở hữu 1.2.9.0.
Tuy trại trưởng ít nhất về số chủ và ít nhất về sở hữu ruộng đất nhưng bình quân lại
cao nhất (2.8.0.0). Bên cạnh đó, dịch mục và lý trưởng có số chủ và diện tích ruộng
đất cao nhất nhưng bình quân sở hữu lại thấp hơn cả, trong đó dịch mục có bình quân
sở hữu diện tích thấp nhất (0.8.8.8).
Bảng 2.13: Quy mô sở hữu ruộng đất của chức sắc thời Minh Mệnh (1840)
Đơn vị tính: M.s.th.t
Chức vị Số chủ
Không có
ruộng
< 1 mẫu 1-3 mẫu 3-5 mẫu
Lý trưởng 11 4 6 1
(%) 100% 36,36% 54,55% 9,09%
Dịch mục 14 2 7 5
(%) 100% 14,29% 50% 35,71%
Trại trưởng 1 0 1
(%) 100% 100%
Tổng 26 2 11 12 1
(%) 100% 8.5.6.0 20.1.14.5 4.0.5.0
[Nguồn:Theo thống kê 11 đơn vị địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)]
Từ số liệu trên cho thấy: Sự phân chia ruộng đất giữa các chức sắc trong châu
là không đều. Có 11 chức sắc sở hữu ruộng đất dưới 1 mẫu chiếm 42,31% về số chủ
và sở hữu 8.5.6.0 (chiếm 25,99%) về diện tích ruộng đất. Quy mô tập trung nhiều
nhất từ 1 - 3 mẫu với 12 chủ sở hữu 20.1.14.5 (chiếm 46,15% về diện tích và 61,47%
về diện tích ruộng đất). Chỉ có 1 chức sắc là lý trưởng Hoàng Thái Đức người xã Dã
Nham, tổng Dã Nham sở hữu 4.0.5.0. Trong tổng số 26 chức sắc thì có 2 chức sắc
không có ruộng đất, chiếm 7,69% tổng số chức sắc trong toàn châu. Đó là dịch mục
43
Phan Quảng Ngọc người xã Dã Nham, tổng Dã Nham và dịch mục Hoàng Du Sơn
người xã Trực Tầm, tổng Dã Nham.
2.3. So sánh tình hình ruộng đất huyện Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX theo địa
bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840)
Trên cơ sở đi sâu phân tích địa bạ của châu Văn Uyên lập vào hai thời điểm
khác nhau (Gia Long 4 và Minh Mệnh 21) đã tái hiện một phần nào bức tranh toàn
cảnh về tình hình ruộng đất ở nơi đây trong từng thời điểm cụ thể. Để có cái nhìn rõ
nét hơn về sự thay đổi về quy mô cũng như tình hình sở hữu ruộng đất trong khoảng
35 năm nửa đầu thế kỷ XIX, chúng tôi sử dụng 16 địa bạ của 8 xã ở châu Văn Uyên
là Nhân Lý, Thám Xuân, Hùng Thắng, Châu Quyển, Đồng Đăng, Vĩnh Rật, Dã
Nham, Trực Tầm. Tám xã này có địa bạ tại hai thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh
21. Trên cơ sở so sánh số liệu, tình hình ruộng đất cụ thể như sau:
Bảng 2.14: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất
ở hai thời điểm lịch sử 1805 và 1840
Đơn vị: M.s.th.t
Tên tổng Xã
Gia Long Minh Mệnh
Tổng diện
tích
Tư Điền
Tổng diện
tích
Tư điền
Thực
trưng
Lưu
Hoang
Nhân Lý
Nhân Lý 11.1.4.5 11.1.4.5 12.9.14.5 12.9.14.5
Thám Xuân 7.5.6.0 7.5.6.0 8.9.0.0 8.9.0.0
Hùng Thắng 7.0.7.5 7.0.7.5 8.0.9.5 8.0.9.5
Vĩnh Rật
Châu Quyền 24.7.9.0 24.7.9.0 29.5.0.0 28.4.7.5 1.0.7.5
Đồng Đăng 12.6.4.0 12.6.4.0 14.4.0.0 24.4.0.0
Vĩnh Rật 16.5.1.0 16.5.1.0 19.8.0.0 19.8.0.0
Dã Nham
Dã Nham 30.6.3.0 30.6.3.0 34.5.7.5 34.5.7.5
Trực Tầm 11.8.9.0 11.8.9.0 13.7.0.0 13.7.0.6
Tổng
122.0.14.0 122.0.14.0 141.9.2.1 140.8.9.6 1.0.7.5
100% 100% 100% 99,3% 0,70%
(Nguồn:Theo thống kê 16 đơn vị địa bạ năm 1805, 1840)
44
Trải qua 35 năm, từ năm 1805 đến 1840, tổng diện tích ruộng đất của 8 xã đã
được mở rộng 19.8.3.1. Trong đó, toàn bộ là tư điền, không có công điền, công thổ,
không có thổ trạch viên trì. Điều này cho thấy quá trình tư hữu hóa ruộng đất vẫn
diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này tại châu Văn Uyên đã khẳng định thêm rằng
những cố gắng của nhà Nguyễn nhằm tăng quỹ đất công trong cả nước đã không phát
huy được tác dụng là mấy. Thời Gia Long ruộng tư chiếm 100%, thời Minh Mệnh
diện tích ruộng đất này đạt gần 100% (99,3%). Nếu thời Gia Long không có diện tích
ruộng đất hoang thì sang thời Minh Mệnh có 1.0.7.5 (chiếm 0,50%) diện tích ruộng
đất tại xã Châu Quyền, tổng Vĩnh Rật.
- Tình hình tư hữu ruộng đất tư
Để thấy rõ hơn nữa sự biến đổi trong mức độ sở hữu của các chủ tư hữu,
chúng tôi lập bảng so sánh sau:
Bảng 2.15: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất
ở hai thời điểm lịch sử 1805 và 1840
Đơn vị: M.s.th.t
Quy mô sở
hữu
Năm Gia Long 4(1805) Năm Minh Mệnh 21(1840)
Số chủ
(%)
Diện tích sở hữu
(%)
Số chủ
(%)
Diện tích sở hữu
(%)
< 1 mẫu
51 27.9.4.5 60 31.1.1.6
47,22% 22,87% 46,51% 22,09%
1-3 mẫu
55 87.6.4.5 68 105.7.3.0
50,93% 71,88% 52,71% 75,05%
3-5 mẫu
2 6.4.5 1 4.0.5
1,85% 5,25% 0,78% 2,86%
Tổng
108 122.0.14.0 129 140.8.9.6
100% 100% 100% 100%
[Nguồn:Theo thống kê 16 đơn vị địa bạ năm 1805, 1840]
45
0
10
20
30
40
50
60
70
80
GL MM GL MM GL MM
Số chủ
Diện
tích
Biểu đô 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất của Văn Uyên tại thời điểm 1805 và 1840
Qua phân tích số liệu cho thấy:
Về bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ ở huyện Văn Uyên thời Gia Long
(1805) là 1.1.4.5, so với bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ ở thời điểm Minh
Mệnh (1840) là 1.0.1.3 thì rõ ràng bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ ở thời Gia
Long lớn hơn 0.1.3.2. Trải qua 35 năm, từ thời Gia Long đến thời Minh Mệnh số chủ
tăng lên 21 người (108 -129), nhưng sự gia tăng đó không phân bố đồng đều cho các
lớp sở hữu. Cụ thể:
Lớp chủ sở hữu dưới 1 mẫu mẫu giảm 0,71% số chủ và 0,78% về diện tích. Về
bình quân sở hữu của một chủ giảm từ 0.5.7.1 xuống còn 0.5.2.7 (giảm 4 thước, 4 tấc).
Lớp chủ sở hữu từ 1-3 mẫu tăng 1,78% số chủ và 3,17% về diện tích. Bình
quân sở hữu giảm từ 1.5.13.9. xuống 1.5.8.2 (giảm 5 thước, 7 tấc).
Lớp chủ sở hữu từ 3-5 mẫu giảm 1,07% số chủ và 2,39% về diện tích. Bình
quân sở hữu tăng từ 3.2.2.5 lên 4.0.5.0 (tăng 0.8.2.5).
46
- Sở hữu ruộng đất của chủ nữ và phụ canh
Nếu thời Gia Long có 2 chủ nữ sở hữu 2.8.0.0 tại tổng Vĩnh Rật thì sang thời
Minh Mệnh không còn chủ nữ sở hữu.
Thời Gia Long, tổng diện tích phụ canh là 8.5.5.0. trong đó tổng Nhân Lý có
3.7.0.0 diện tích phụ canh, tổng Vĩnh Rật có 4.8.5.0 diện tích phụ canh. Sang thời Minh
Mệnh diện tích phụ canh là 23.6.11.5 tập trung chủ yếu ở tổng Nhân Lý. Trải qua 35
năm, diện tích phụ canh tăng lên 15.1.6.5. Diện tích phụ canh tăng chứng minh tình hình
ruộng đất châu Văn Uyên có chuyển biến. Quá trình tư hữu hóa ruộng đất diễn ra ngày
càng phổ biến, tạo điều kiện cho người có sở hữu nhỏ đi tìm kiếm thêm ruộng đất ngoài
phạm vi làng xã của mình. Có thể nói, hình thức phụ canh được phản ánh trong địa bạ
châu Văn Uyên không phải là hiện tượng riêng biệt của một địa phương nào mà đây là
một hiện tượng khá phổ biến ở nước ta đầu thế kỉ XIX.
- Chất lượng ruộng đất
Ở cả hai thời điểm Gia Long và Minh Mệnh cũng giống như các huyện miền núi
khác, chủ yếu là ruộng đất thuộc loại 2, loại 3 và là ruộng vụ thu (thu điền). Cụ thể là:
Thời Gia Long: Ruộng loại 1: 52.0.8.5; Ruộng loại 2: 62.7.8.5; Ruộng loại
3: 113.4.6.5.
Thời Minh Mệnh: Ruộng loại 1: 46.9.13.5; Ruộng loại 2: 73.7.7.0; Ruộng
loại 3: 98.0.14.6.
Diện tích loại 1, loại 2 tăng lên đáng kể, sang thời Minh Mệnh diện tích loại 1,2
tăng lên 8.8.3.5. Diện tích ruộng loại 3 giảm đi 15.3.6.9. Có thể đây chính là kết quả khai
hoang dưới các vị vua triều Nguyễn tiến hành mà đặc biệt là vua Minh Mệnh.
- Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ
Tình hình sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ của Văn Uyên có nhiều biến đổi,
phản ánh phần nào sự biến động của xã hội đương thời. Từ những số liệu riêng lẻ về sở
hữu ruộng đất tư của từng chủ sở hữu, chúng tôi lập bảng thống kê so sánh quy mô sở
hữu ruộng đất của các nhóm họ qua 2 thời điểm lịch sử (Gia Long 4 và Minh Mệnh 21)
để thấy được sự tăng giảm của số chủ và mức độ sở hữu ruộng đất của từng nhóm họ.
Cụ thể như sau:
47
Bảng 2.16: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ
Đơn vị tính: M.s.th.t
STT Họ
Năm Gia Long 4 (1805) Năm Minh Mệnh 21 (1840)
Số chủ=% M S th t Tỉ lệ Số chủ=% M S Th t Tỉ lệ
1. Chu 7=6,48 7 0 4 0 5,74 9=6,98 8 7 7 5 6,18
2. Dương 1=0,93 0 4 2 0 0,33 2=1,55 1 5 7 5 1,07
3. Đinh 2=1,85 1 9 4 0 1,56
4. Đỗ 2=1,55 1 2 3 6 0,85
5. Đoàn 2=1,85 2 3 0 0 1,89 3=2,33 3 8 3 0 2,70
6. Hà 6=5,56 9 0 4 0 7,38 5=3,88 7 1 1 0 5,04
7. Hoàng 44=40,80 36 7 3 0 30,08 48=37,21 53 8 9 5 39,32
8. Hứa 5=4,63 3 8 2 0 3,11 6=4,65 6 6 14 0 4,69
9. Khuất 1=0,78 0 3 0 0 0,21
10. La 1=0,93 0 1 0 0 0,08
11. Lâm 1=0,93 1 0 0 0 0,82 1=0,78 1 0 0 0 0,71
12. Lăng 1=0,93 1 2 0 0 0,98 3=2,33 3 0 5 0 2,14
13. Lê 2=1,55 2 8 0 0 1,99
14. Lệnh 2=1,85 1 2 1 0 0,99 1=0,78 0 7 1 0 0,50
15. Liên 1=0,93 1 1 0 0 0,90 1=0,78 1 1 0 0 0,78
16. Lộc 2=1,85 14 0 0 0 11,48 1=0,78 0 6 0 0 0,43
17. Lữ 3=2,33 4 5 5 0 3,20
18. Lục 1=0,93 0 5 0 0 0,41
19. Lương 1=0,93 0 2 0 5 0,16 3=2,33 0 9 0 5 0,64
20. Lý 2=1,85 3 9 0 0 3,20 2=1,55 2 8 5 0 1,99
21. Ngô 2=1,55 2 0 0 0 1,42
22. Ngụy 1=0,78 1 8 0 0 1,28
23. Nguyễn 3=2,78 5 4 6 0 4,43 6=4,65 7 5 9 5 5,33
24. Nông 4=3,70 9 8 6 0 8,03 10=7,70 12 2 8 5 8,66
25. Phùng 7=6,48 6 0 0 0 4,92 6=4,65 5 1 0 0 3,62
26. Sầm 1=0,93 2 0 0 0 1,64
27. Thường 6=5,56 8 2 11 0 6,72 5=3,88 6 4 11 0 4,55
28. Triệu 8=7,41 6 1 0 5 5,00 4=3,10 2 3 5 0 1,63
29. Trịnh 2=1,55 1 5 3 0 1,07
Tổng 108=100% 122 0 14 0 100% 129=100% 140 8 9 6 100%
[Nguồn:Theo thống kê 16 đơn vị địa bạ năm 1805, 1840]
Qua phân tích số liệu trên cho thấy, số chủ và số nhóm họ đều tăng. Nếu thời
Gia Long có 23 nhóm họ với 122 số chủ thì sang thời Minh Mệnh có 26 nhóm họ với
48
129 chủ. Song đi vào xem xét cụ thể cho thấy bình quân số chủ trong các nhóm họ
năm Gia Long 4 (1805) là khoảng 5,3 người (122 : 23) trong khi bình quân số chủ trong
các nhóm họ năm Minh Mệnh (1840) là khoảng 4,9 người (129 : 26). Sang thời Minh
Mệnh đã không còn một số nhóm họ: La, Sầm, Lục, Đinh và xuất hiện thêm một số
nhóm họ khác như Trịnh, Khuất, Ngụy, Ngô, Lễ, Đỗ, Lữ. Sự thay đổi này có thể lý
giải, sau một thời gian định cư, sinh sống, cư dân nhận thấy điều kiện làm ăn khó
khăn vì “đây là miền thượng du, hiểm trở đáng cậy, rắn rết, ma quỷ thường làm tai
quái cho người, thủy thổ độc dữ hay làm khó cho người” [49, tr.25] nên họ muốn tìm
đến nơi ở mới. Hoặc cũng có thể là do tình hình chính trị, xã hội không ổn định, đến
thời Minh Mệnh nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tiêu biểu trong thời kì
này là cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân diễn ra từ năm 1833 -1835, hoạt động ở
nhiều tỉnh thành như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc
Giang [49, tr.206].
Nhóm họ Hoàng vẫn đứng đầu về số chủ và diện tích. Năm Gia Long 4 (1805),
nhóm họ Hoàng chiếm 40,80% về diện tích và 30,08% về số chủ. Sang thời Minh Mệnh
số chủ họ Hoàng chiếm 37,32% số chủ và chiếm 39,32% về diện tích. Diện tích sở hữu
của nhóm họ Hoàng tăng từ 36.7.3.0 lên 53.8.9.5 (tăng 17.1.6.5). Có thể họ Hoàng là
nhóm họ lớn và có vị trí nhất định trong làng xã lúc bấy giờ.
- Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc
Nghiên cứu nguồn địa bạ châu Văn Uyên ở cả hai thời điểm cho thấy: Dưới
thời Gia Long 4 (1805), hệ thống chức sắc gồm có sắc mục, khán thủ, thôn trưởng, xã
trưởng. Các chức dịch thời Minh Mệnh có lý trưởng, dịch mục và trại trưởng. Để thấy
được tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc ở hai thời điểm 1805 và 1840,
chúng tôi tiến hành thống kê số liệu từ 16 tập địa bạ. Cụ thể ở bảng sau:
49
Bảng 2.17: So sánh tình hình sở hữu của các chức sắc
Đơn vị tính: M.s.th.t
Thời Gia Long (1805) Thời Minh Mệnh (1840)
Chức Vị
Số
chủ
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Chức vị
Số
chủ
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Xã trưởng 7 21,88 10.8.0.0 24,16 Lý trưởng 8 47,06 12.8.12.5 61,24
Thôn trưởng 15 46,88 15.9.13.0 35,57 Dịch mục 9 52,94 8.1.2.0 38,76
Sắc Mục 8 25 13.8.14.0 31,32
Khán thủ 2 6,24 4.0.5.0 8,95
Tổng số 32 100% 44.7.2.0 100% Tổng Số 17 100% 20.9.14.5 100%
[Nguồn:Theo thống kê 16 đơn vị địa bạ năm 1805, 1840]
Có thể thấy, tổng số chức sắc thời Minh Mệnh ít hơn 15 người so với thời Gia
Long (32 - 17). Về diện tích, các chức sắc thời Gia Long sở hữu nhiều diện tích ruộng
đất hơn (44.7.2.0), thời Minh Mệnh các chức sắc chỉ sở hữu 20.9.14.5. Tại châu Văn
Uyên, các xã có địa bạ đầu thế kỉ XIX thì hầu hết các chức sắc đều có ruộng, nhưng
không đồng đều giữa các lớp sở hữu như thống kê ở bảng sau.
Bảng 2.18: So sánh tình hình sở hữu của các chức sắc
Đơn vị tính: M.s.th.t
Chức vị
Số người
(%)
Năm Gia Long 4(1805)
Chức vị
Số người
(%)
Năm Minh Mệnh 21 (01840)
Không
ruộng
đất
(%)
< 1
mẫu
(%)
1-3 mẫu
(%)
3-5 mẫu
(%)
Không
ruộng
đất
(%)
< 1
mẫu
(%)
1-3 mẫu
(%)
3-5 mẫu
(%)
Xã trưởng
1 5 1
Lý trưởng
3 4 1
0.3 7.4.0.0 3.1.0.0 1.9 6.9.7.5 4.0.5.0
Thôn
trưởng
1
5 9
Dịch mục
2 3 4
2.7.2 13.2.11.0 1.9.2 6.2
Sắc mục
8
13.8.14.0
Khán Thú
2
3.10.5.0
Tổng 1
6 24 1
Tổng
2 6 8 1
3.0.2.0 38.6.0.0 3.1.0.0 3.8.2.0 13.1.7.5 4.0.5.0
[Nguồn:Theo thống kê 16 đơn vị địa bạ năm 1805, 1840]
Qua nghiên cứu cho thấy: Phổ biến là sở hữu từ 1 - 3 mẫu: thời Gia Long có
24 chủ sở hữu 38.6.0.0, chiếm 75% về số chủ và 86,35% về tổng diện tích. Thời
50
Minh Mệnh có 8 chủ sở hữu 13.1.5.7 chiếm 47,06% về số chủ và 62,68% về diện
tích. Chỉ có 1 chủ sở hữu quy mô từ 3 - 5 mẫu ở cả hai thời.
Giữa các lớp chủ sở hữu có sự thay đổi: Lớp chủ sở hữu dưới 1 mẫu có sự gia
tăng từ 18,74% lên 35,29% (tăng 16,55); Lớp chủ sở hữu từ 1 đến 3 mẫu có sự suy
giảm từ 75% xuống còn 47,06% (giảm 27,94%); Lớp chủ sở hữu từ 3 đến 5 mẫu gia
tăng từ 3,13% đến 5,89% (tăng 2,76%).
Bên cạnh đó, có một số chức sắc không có ruộng đất. Nếu thời Gia Long 4
(1805) có 1 chức sắc không có ruộng, chiếm 3,13% tổng số chức sắc thì sang thời
Minh Mệnh tăng lên 2 người, chiếm 11,76%.
Tiểu kết: Thông qua tư liệu địa bạ châu Văn Uyên nửa đầu thế kỉ XIX, chúng
ta có thể thấy rõ tình hình ruộng đất của một vùng miền núi vùng phía Đông Bắc
nước ta.
Ruộng đất châu Văn Uyên toàn bộ thuộc sở hữu tư nhân, không có ruộng đất
công thuộc sự quản lý của nhà nước. Phần lớn ruộng đất là tư điền thực trưng. Đến
thời Minh Mệnh xuất hiện ruộng bỏ hoang nhưng diện tích nhỏ (1.0.7.5.). Về quy mô
sở hữu tư nhân chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu từ 1 đến 3 mẫu,
không có chủ sở hữu trên 5 mẫu. Ruộng đất thuộc sở hữu của một số nhóm họ lớn
như: Hoàng, Nguyễn, Hà. Sự chênh lệnh giữa các nhóm họ rất rõ rệt, trong các nhóm
họ thì họ Hà có số chủ và diện tích lớn nhất. Một huyện vùng núi phía Bắc như Văn
Uyên, nơi mà vai trò của các dòng họ thổ ty vẫn còn có những ảnh hưởng lớn trong
làng xã thì ruộng đất tập trung nhiều vào một nhóm họ cũng là điều dễ hiểu.
Qua nghiên cứu địa bạ còn cho chúng ta tìm hiểu thêm về chất lượng ruộng đất
châu Văn Uyên. Ruộng đất có cả 3 loại ruộng (loại 1, loại 2, loại 3), trong đó ruộng
loại 1 là 52.0.8.5( chiếm 22.79%), ruộng loại 2 là 62.7.8.5 (chiếm 27.48%), tổng
ruộng loại 1 và loại 2 chiếm hơn 50%. Điều này phản ánh chất lượng ruộng đất ở Văn
Uyên tốt hơn một số châu, huyện miền núi khác cùng thời như huyện Thoát Lãng (
Lạng Sơn), huyện Đại Từ (Thái Nguyên), Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Do ở đây có
sông Kỳ Cùng chảy qua thuận lợi cho châu Văn Uyên trong sản xuất nông nghiệp so
với các châu, huyện khác trong tỉnh Lạng Sơn nói riêng, khu vực miền núi phía Bắc
nói chung.
51
Chương 3
VĂN HÓA CỦA CHÂU VĂN UYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Trong số các dân tộc ở Văn Uyên, người Tày và người Nùng là cư dân sống
cùng trong một hệ sinh thái, có mối quan hệ gần gũi lâu đời về nguồn gốc và văn hóa,
tâm lý tộc người. Tộc người Tày, Nùng là những dân tộc có số dân đông đảo, có lịch
sử cư trú lâu đời ở châu Văn Uyên, vì thế nền văn hóa truyền thống của họ chiếm vị
trí chủ đạo tại đây. Vì vậy, trong một số mặt của đời sống văn hóa, chúng ta khó phân
biệt được đâu là yếu tố văn hóa Tày, đâu là yếu tố văn hóa Nùng.
Qua quá trình điền dã dân tộc học tại 12 xã thuộc Văn Uyên xưa, đồng
thời tiếp cận với số liệu do chi cục thống kê huyện Cao Lộc và Văn Lãng cung
cấp. Tác giả đã hệ thống lại các số liệu để có cái nhìn tổng quát về thành phần dân
tộc, tỉ lệ các dân tộc chủ yếu tại 12 xã thể hiện qua hai bảng số liệu sau đây.
51
Bảng 3.1: Thành phần dân tộc theo xã
Đơn vị tính: Người
STT Xã Tổng số Nùng Tày Kinh Hoa Mường Sán
Dìu
Sán
Chay
H’mông Dao Gia
rai
Thái
1 Tân Thanh 4817 1669 1012 2113 9 4 7 1 2
2 Tân Mỹ 6865 5334 884 612 10 3 2
3 Hồng Thái 1929 1358 555 16
4 Hoàng Văn Thụ 2855 1881 926 46
5 Nhạc Kỳ 1395 932 454 8 1
6 Đồng Đăng 7312 3133 1375 2485 314 2 1 1 1
7 Bảo Lâm 2856 1785 1040 29 1 1
8 Hồng Phong 2847 1263 1359 218 2 1 1
9 Thụy Hùng 4524 3640 801 71 8 3 1
10 Phú Xá 2493 1541 763 187 2
11 Bình Trung 2053 1446 568 37 2
12 Song Giáp 987 847 134 5 1
Tổng 40.933 24849 9871 5827 346 12 12 4 1 2 2 2
[Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lãng và Cao Lộc 2009]
52
Bảng 3.2: Thống kê tỉ lệ các dân tộc chủ yếu theo xã
Đơn vị tính: số người/phần trăm
Dân tộc
Xã
Tổng
( 100%)
Nùng Tày Kinh Hoa
Tân Thanh 4817
(100%)
1669
( 34.64 %)
1012
(21.00 %)
2113
(43.86%)
9
(0.2%)
Tân Mỹ 6865
(100%)
5334
(77.69%)
884
(87.35%)
612
(8.91%)
10
(0.1%)
Hồng Thái 1929
(100%)
1358
(70.39%)
555
(28.77%)
16
(0.8%)
0
(0%)
Hoàng Văn
Thụ
2855
(100%)
1881
(65.88%)
926
(32.43%)
46
(1.2%)
0
(0%)
Nhạc Kỳ 1395
(100%)
932
(66.81%)
454
(32.54%)
8
(0.57%)
0
(0%)
Đồng Đăng 7312
(100%)
3133
(42.84%)
1375
(18.80%)
2485
(33.98%)
314
(0.43%)
Bảo Lâm 2856
(100%)
1785
62.5%
1040
36.41%
29
1,01%
1
0.03%
Hồng Phong 2847
(100%)
1263
44.36%
1359
47.73%
218
7.65%
2
0.07%
Thụy Hùng 4524
(100%)
3640
80.45%
801
18.82
71
0.2%
8
0.17%
Phú Xá 2493
(100%)
1541
61.81%
763
30.6%
187
7.5%
2
0.08%
Bình Trung 2053
(100%)
1446
70.43%
568
27.66%
37
1,8%
Song Giáp 987
100%
847
85.81%
134
15.57%
5
0.5%
[Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lãng và Cao Lộc 2009]
53
Từ hai bảng thống kê trên, có thể dễ dàng nhận thấy tộc người có số dân đông nhất
là người Nùng, chiếm 60.7 %, tiếp theo là tộc người Tày chiếm 24.1% tổng số dân. Như
vậy, tộc người Tày, Nùng chiếm 84,8% dân cư tại các xã của khu vực nghiên cứu. Xuất
phát từ lý do trên, trong chương này dẫn liệu chủ yếu chúng tôi sử dụng là văn hóa của
tộc người Tày và Nùng.
3.1. Làng bản, nhà cửa
Làng bản
Văn Uyên là nơi cư trú đông đảo, lâu đời của các tộc người Tày, Nùng - là
những dân tộc sống trong vùng rẻo thấp. Sự hình thành của làng bản chịu sự tác động,
chi phối của đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Các làng bản được hình
thành trên cơ sở tụ cư của nhiều gia đình, nhiều dòng họ.
Làng bản của người Tày, Nùng thường dựa lưng vào sườn núi, hoặc xây dựng
trên những đồi thấp cạnh sông, suối hay các thung lũng, có khi ở giữa cánh đồng... chỗ
tiện nhất là nơi gần nguồn nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo, khi mưa xuống
nước có thể chảy xuống ruộng đem theo phù sa, mùn làm cho đất thêm màu mỡ.
Bản được hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố khác nhau nên mỗi bản đều có
đặc điểm riêng, không có bản nào hoàn toàn giống bản nào. Bản nhỏ có từ 10-15 nóc
nhà, bản lớn có từ 50-80 nóc nhà. Mỗi bản đều có địa vực cư trú riêng với thành phần
dân cư, đất canh tác, đất rừng, ao, suối, hồ... thuộc quyền quản lý và sử dụng của từng
bản. Ranh giới giữa các bản thường được xác định theo đường phân thủy, eo núi,
dòng chảy con suối hoặc đường sá. Địa vực của các bản được các thành viên trong
bản tôn trọng, bảo vệ.
Tên của bản được ra đời cùng với sự hình thành các bản. Tên bản thường
không văn hoa, không gắn với ý nghĩa mong muốn cầu thịnh vượng, giàu có mà
thường gắn liền với địa vực, đặc điểm riêng của từng bản. Tên bản thường đặt theo
tên đồng ruộng, bãi nương, khúc sông, đồi núi, thung lũng...
Luật tục của làng bản.
Đối với châu Văn Uyên, cư dân Tày, Nùng từ xa xưa khi chưa có những qui
định của pháp luật nhà nước thì đã có những luật tục và quy ước rõ ràng. Những luật
tục đó, ngày nay đã trở thành những quy ước ăn sâu vào gốc rễ của mỗi bản làng.
54
Ruộng nương đã gieo cấy, trong thời vụ không ai được thả trâu, bò, ngựa rông.
Nếu thả rông ăn hại của người khác thì phải đền.
Cây trồng, hoa màu, cây ăn quả không được lấy trộm của nhau, nếu cần phải
xin không sẽ là ăn cắp.
Không được chặt phá cây rừng cấm. Không được chặt khu rừng đầu nguồn
nước làm nương rẫy.
Khi săn bắn thấy đúng muông thú mới được bắn.
Ai nhặt được của rơi thì mang về nộp người gữi miếu thổ địa, của ai người đó
sẽ đến nhận.
Người già thì phải chết, khi còn sống người đó đã đổi công giúp đỡ nhiều
người, khi họ ngã xuống phải nhớ ơn họ, phải giúp đỡ gia đình làm ma chay cho họ
chu đáo. Hôm đưa ma cả làng phả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chau_van_uyen_tinh_lang_son_nua_dau_the_ki_xix.pdf