MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU. 1
MỤC LỤC.4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH.7
I. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động điện ảnh. 7
1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam . 7
2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay. 12
II. Đặc điểm của điện ảnh và hoạt động điện ảnh . 14
1. Đặc điểm của điện ảnh. 14
1.1. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp . 14
1.2. Điện ảnh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp. 16
2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh . 18
2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích. 18
2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần . 19
CHƯƠNG II : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐIỆN ẢNH. 22
I. Về sản xuất phim. 22
1. Chủ thể sản xuất phim. 22
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 25
2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim . 25
2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 31
II. Về phổ biến phim. 34
1. Chủ thể phổ biến phim. 35
1.1. Chủ thể phát hành phim. 35
1.2. Chủ thể chiếu phim . 37
2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim. 39
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim. 40
3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành. 40
3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim. 43
III. Về xuất nhập khẩu phim. 45
1. Chủ thể xuất nhập khẩu phim . 45
1.1. Chủ thể xuất khẩu phim. 45
1.2. Chủ thể nhập khẩu phim. 46
2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim. 47
2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu. 47
2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu. 48
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 49
3.1. Quyền của cơ sở xuất nhập khẩu phim. 49
3.2. Nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim. 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN. 52
I. Về những quy định chung. 52
1. Về một số khái niệm . 52
1.1. Khái niệm “Phim”. 52
1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh”. 54
2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh. 55
3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh . 56
3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau. 56
3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình . 58
II. Về những quy định cụ thể. 59
1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh . 59
1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim. 59
1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim . 60
2. Về một số thủ tục . 61
2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim. 61
2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim. 62
3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài . 63
4. Về một số chính sách . 64
4.1. Chính sách tài trợ . 64
4.2. Chính sách đầu tư. 65
4.3. Chính sách đào tạo . 66
4.4. Chính sách tiền lương . 67
KẾT LUẬN . 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át hành sản
phẩm của mình đến các cơ sở chiếu phim và mạng lưới video.
Cơ sở sản xuất phim muốn tự phát hành phim phải đăng ký kinh doanh phát
hành theo quy định của pháp luật
27
;
Để tham gia vào hoạt động phát hành, cơ sở sản xuất phim phải có mạng
lưới phát hành của mình. Nghị định 48/CP cho phép cơ sở sản xuất phim được mở
các chi nhánh, đại lý, cửa hàng để phát hành sản phẩm thuộc sở hữu của mình ở
các địa phương28
. (Khoản 2 Điều 16).
b2. Quyền chiếu phim
Pháp luật không nói gì về việc cho cơ sở sản xuất phim được quyền chiếu
phim. Nhưng một khi cơ sở sản xuất phim có quyền xây dựng rạp để chiếu những
phim do mình nhập khẩu thì hơn hết, cơ sở sản xuất phim có quyền chiếu những
phim do mình sản xuất tại rạp của cơ sở mình.
Có thể nói, việc cho phép cơ sở sản xuất phim hoạt động trong cả lĩnh vực
phổ biến, xuất nhập khẩu phim đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản
xuất khai thác hết giá trị thương mại của tác phẩm điện ảnh - động lực quan trọng
trong hoạt động kinh doanh, từ đó cơ sở sản xuất phim có trách nhiệm hơn với sản
phẩm do mình tạo ra, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim
Ngoài các nghĩa vụ chung của cơ sở kinh doanh hoạt động điện ảnh, cơ sở
sản xuất phim còn có những nghĩa vụ sau:
2.2.1. Nghĩa vụ trình duyệt kịch bản phim và trình duyệt phim
27
Điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 61/TTLB quy định: “Các cơ sở sản xuất phim muốn tự phát hành
phim không phải làm thủ tục đăng ký phát hành phim, nhưng phải bổ sung đăng ký kinh doanh về phát hành
tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi cơ sở đóng trụ sở chính”.
28
Việc mở cửa hàng, đại lý băng hình tuân theo quy định tại Nghị định 87/1995/NĐ-CP ngày 12/12/1995 về
việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và quản lý bản quyền băng hình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
34
Nhằm bảo đảm việc sản xuất phim không vi phạm điều cấm đồng thời thực
hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, mặc dù Nghị định 48/CP
không quy định nhưng Thông tư số 61/TTLB hướng dẫn thực hiện Nghị định
48/CP đã đưa ra các quy định về duyệt phim và thẩm quyền duyệt phim. Từ đó,
các phim muốn đưa vào phổ biến phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
duyệt. Theo đó, Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 về việc ban hành Quy
chế duyệt phim và Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 ban hành
mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim ra đời đã hình thành chế độ pháp lý về duyệt
phim. Như vậy, để một bộ phim đến được với khán giả, cơ sở sản xuất phim phải
thực hiện hai giai đoạn trình duyệt: trình duyệt kịch bản phim và trình duyệt phim.
¨ Trình duyệt kịch bản phim
Kịch bản phim là sự chuyển thể sáng tạo từ thể loại văn học thành tài liệu
dùng để dựng thành phim. Về hình thức, kịch bản phim là một bộ phim ở dạng văn
bản29
. Như vậy, trong các yếu tố cấu thành một bộ phim, kịch bản phim là một
trong những cơ sở đầu tiên để bộ phim được hình thành.
Trình duyệt kịch bản phim là việc cơ sở sản xuất phim phải nộp kịch bản
phim cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua nội dung kịch bản. Thực
chất của việc trình duyệt phim là nhằm thẩm định giá trị đề tài và xem xét nội dung
mà kịch bản phim hướng tới có phù hợp điều kiện kinh tế xã hội hiện tại hay
không. Như vậy, việc trình duyệt kịch bản của cơ sở sản xuất phim sẽ đưa tới
những trường hợp sau:
+ Trường hợp thứ nhất: kịch bản phim không được duyệt. Khi đó, cơ sở
sản xuất phim không có quyền sản xuất bộ phim đã trình duyệt.
+ Trường hợp thứ hai: kịch bản phim được duyệt. Khi đó, cơ sở sản xuất
phim có quyền sản xuất bộ phim đã trình duyệt. Ngoài ra, trong những trường hợp
nhất định, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt cho sản xuất một bộ phim
còn kéo theo việc duyệt cho tài trợ để sản xuất hay chỉ là duyệt cho sản xuất mà
không được tài trợ.
Nhìn chung, việc trình duyệt kịch bản phim là nghĩa vụ cơ sở sản xuất phim
phải thực hiện. Trên cơ sở đó, cơ sở sản xuất mới biết được kịch bản phim mà
mình đã trình duyệt có được cho sản xuất hay không được cho sản xuất. Nói cách
khác, việc trình duyệt kịch bản phim và kịch bản phim được duyệt là cơ sở pháp lý
đầu tiên để quá trình sản xuất phim được thực hiện.
¨ Trình duyệt phim
29
Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
35
Việc trình duyệt phim được tiến hành khi cơ sở sản xuất phim đã hoàn
thành giai đoạn sản xuất tạo ra sản phẩm (phim) và chuẩn bị đưa phim vào lưu
hành. Trình duyệt phim ở giai đoạn này là nhằm bảo đảm những phim được sản
xuất phải đúng với kịch bản đã được duyệt, là giai đoạn thẩm định lại nội dung tư
tưởng, nghệ thuật của tác phẩm điện ảnh trước khi phổ biến.
Điều kiện để phim được trình duyệt: Những phim, băng đĩa hình trình duyệt
phải là tác phẩm hoàn chỉnh về nội dung và kỹ thuật. Tác phẩm được sản xuất
bằng vật liệu nào thì phải được trình duyệt dưới dạng vật liệu đó (Điều 8 Quyết
định số 2455/QĐ-ĐA; Điều 5 Quyết định 38/2002). Mọi chi phí cho việc tổ chức
xét duyệt phim do tổ chức có phim trình duyệt chịu30
. (Điều 8, Điều 12 Quyết định
số 2455/QĐ-ĐA)
2.2.2. Nghĩa vụ lưu chiểu và lưu trữ
¨ Lưu chiểu
Mục đích lưu chiểu: lưu chiểu phim điện ảnh nhằm đối chiếu về nội dung,
kỹ thuật với bản phim được phép phổ biến, đồng thời để chứng minh sản phẩm của
đơn vị, cá nhân sản xuất phim điện ảnh.
Chủ sở hữu mang trình duyệt tác phẩm điện ảnh, nếu dược Cục Điện ảnh
hoặc Sở Văn hóa - Thông tin cho phép phổ biến, phải nộp cho Cục Điện ảnh hoặc
Sở Văn hóa - Thông tin một bản lưu chiểu trước khi nhận quyết định cho phép phổ
biến tác phẩm (Điều 4 Thông tư số 06/TTLB).
Những quy định trên cho thấy, tác phẩm điện ảnh được lưu chiểu là một vật
mẫu được lưu giữ tại cơ quan Nhà nước nhằm để đối chiếu về nội dung, nghệ
thuật, kỹ thuật với tác phẩm được lưu hành. Khi tác phẩm điện ảnh được lưu hành
có những dấu hiệu không phù hợp với tác phẩm được lưu chiểu thì tác phẩm được
lưu chiểu sẽ là thước đo đánh giá lại tác phẩm lưu hành. Trên cơ sở đó, cơ sở sản
xuất phim phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định. Hơn nữa, tác phẩm điện ảnh
được lưu chiểu là cơ sở để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.
Đối tượng lưu chiểu: Tất cả các tổ chức, cá nhân có tác phẩm điện ảnh được
cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa thông tin cấp phép phổ biến trong nước hoặc
ngoài nước đều phải nộp lưu chiểu theo quy định tại Thông tư số 06/TTLB. (Điều
2). Đối với phim được Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá từ 30% trở lên nộp
bản lưu chiểu bằng vật liệu đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá. Giá thành của bản phim
nộp lưu chiểu được tính vào giá thành sản xuất bộ phim. Đối với phim không
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
36
thuộc diện Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá dưới 30% nộp lưu chiểu bằng
bản sao có nội dung giống bản được phép phổ biến (Điều 5 Thông tư 06/TTLB).
¨ Lưu trữ
Mục đích lưu trữ: nhằm bảo quản và sử dụng lâu dài, phục vụ cho việc
nghiên cứu, đào tạo và sáng tác điện ảnh.
Cơ sở sản xuất phim phải nộp lưu trữ vật liệu gốc do Nhà nước đặt hàng
hoặc trợ giá cho Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin
(Khoản 2 Điều 13 Nghị định 48/CP).
Đối tượng lưu trữ: những đoạn phim tư liệu chưa dựng thành tác phẩm,
những tác phẩm điện ảnh và những tài liệu kèm theo có giá trị về lịch sử, xã hội,
chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật là di sản văn hóa quốc
gia cần phải được bảo quản, lưu trữ và sử dụng lâu dài (Điều 3 Thông tư số
06/TTLB).
Đối với phim được Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá từ 30% trở lên,
tổ chức, cá nhân sản xuất phim có nghĩa vụ nộp lưu trữ vật liệu gốc của loại vật
liệu được đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá cùng các tài liệu kèm theo trong thời hạn 06
tháng từ ngày tác phẩm được phép phổ biến (Điều 8 Thông tư 06/TTLB).
Có thể thấy, việc lưu trữ phim là nghĩa vụ bắt buộc đối với cơ sở sản xuất
phim được Nhà nước đặt hàng, tài trợ hoặc trợ giá; bắt buộc đối với những phim
được sản xuất là phim tư liệu, phim là di sản quốc gia. Như vậy, những phim có
nội dung khác không bắt buộc phải thực hiện lưu trữ nhưng vẫn có thể được lưu
trữ bằng các hình thức sau:
+ Hiến, tặng cho Nhà nước để bảo quản, lưu trữ và sử dụng lâu dài;
+ Ký gửi bảo quản hộ;
+ Nhượng bán cho Viện Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh.
(Điều 8 khoản 2 Thông tư số 06/TTLB).
Khi tham gia vào lưu trữ dưới những hình thức trên không coi là nghĩa vụ
mà là quyền được lưu trữ của cơ sở sản xuất.
30
Mức thu và sử dụng tiến chi phí duyệt phim áp dụng theo quy định hiện hành tại Quyết định số
171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và giấy phép hành
nghề điện ảnh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
37
Nhìn chung, việc nộp bản phim lưu chiểu và lưu trữ là nghĩa vụ của cơ sở
sản xuất phim nhằm bảo đảm cơ sở sản xuất phim chịu sự quản lý của Nhà nước
đối với hoạt động điện ảnh.
Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim là chế độ pháp lý cơ bản đối
với cơ sở điện ảnh hoạt động sản xuất phim. Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, cơ sở
sản xuất phim còn có những quyền và nghĩa vụ của cơ sở hoạt động kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
II. VỀ PHỔ BIẾN PHIM
Hoạt động phổ biến phim là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động điện
ảnh. Chỉ thông qua hoạt động phổ biến phim, phim mới được lưu hành và đến
được với khán giả. Nói cách khác, phim đã được phép sản xuất có phát huy được
chức năng chính trị - tư tưởng, thẩm mỹ, giáo dục và khai thác được giá trị kinh tế
thương mại của một tác phẩm điện ảnh hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động
phổ biến. Như vậy, có thể nói sản xuất phim là điều kiện cần còn phổ biến phim là
điều kiện đủ để phim thực hiện được các vai trò kinh tế - chính trị - xã hội của
mình.
1. Chủ thể phổ biến phim
Chủ thể phổ biến phim là những tổ chức, cá nhân đủ điều kiện luật định
tham gia vào hoạt động phổ biến. Theo Nghị định 48/CP, hoạt động phổ biến phim
bao gồm phát hành phim và chiếu phim. Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động mà
pháp luật có những quy định riêng đối với việc phát hành hoặc phổ biến phim.
1.1. Chủ thể phát hành phim
Phát hành phim thực chất là việc đưa phim vào thị trường tiêu thụ thông qua
việc mua bán hoặc cho thuê, từ đó phim đến được với khán giả. Khoản 1 Điều 4
Thông tư số 61/TTLB quy định cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
hoặc cá nhân muốn thành lập cơ sở kinh doanh phát hành phim khi đáp ứng những
điều kiện và thủ tục luật định thì được thành lập cơ sở phát hành phim.
¨ Điều kiện
- Điều kiện về vật chất kỹ thuật: Có vốn và các điều kiện vật chất kỹ thuật
cần thiết khác đảm bảo cho hoạt động phát hành phim với tổng trị giá
không dưới 1.000.000.000 (một tỷ) đồng, có trụ sở với diện tích từ 24
m2
trở lên, nhà kho với diện tích 20 m2
trở lên.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
38
- Điều kiện về nhân sự: Có người đảm nhiệm các chức danh giám đốc, kế
toán trưởng, người phụ trách về phát hành phim có trình độ từ trung cấp
trở lên.
Những điều kiện này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
¨ Thủ tục
Cơ quan, tổ chức cấp Trung ương muốn thành lập cơ sở phát hành phim
phải có đủ hồ sơ gửi Cục Điện ảnh.
Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh và cá nhân muốn thành lập cơ sở phát hành phim
ở địa phương phải có hồ sơ gửi Sở Văn hóa - Thông tin.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin phép thành lập.
- Các văn bản chứng minh về điều kiện thành lập.
- Lý lịch của đội ngũ cơ sở kèm theo văn bản xác nhận trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, bản sao chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp của người phụ
trách phát hành phim có chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Văn hóa - Thông tin
hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập cơ sở phát hành phim,
trường hợp từ chối sẽ được trả lời bằng văn bản.
Theo Nghị định 48/CP, về thủ tục thành lập khi đăng ký hoạt động phát
hành phim, cơ sở xin phát hành nói chung - không có sự phân biệt giữa cơ sở phát
hành là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp không thuộc Nhà nước - đều
phải làm thủ tục xin phép thành lập. Mặc dù Nghị định 48/CP từ khi ban hành đã
cho phép thành lập cơ sở phát hành phim và chiếu phim là các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác ngoài phạm vi Nhà nước
31
nhưng do Nghị định 48/CP
ra đời năm 1995 và Thông tư số 61/TT-ĐA hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/CP
ra đời năm 1996 - lúc này chưa có Luật Doanh nghiệp nên việc xin phép thành lập
cơ sở phát hành phim lúc này mang màu sắc của Luật Công ty năm 1990 và Luật
Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995.
31
Điểm c Điều 4 Nghị định 48/CP quy định tổ chức điện ảnh bao gồm: “cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phim, phát hành phim và chiếu
phim”
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
39
Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 thay thế Luật Công ty. Theo đó, hoạt
động của các doanh nghiệp không thuộc phạm vi Nhà nước từ nay tuân thủ theo
những quy định tại Luật Doanh nghiệp. Vì vậy mặc dù Nghị định 48/CP và Thông
tư số 61/TT-ĐA không quy định nhưng theo quy định về đăng ký kinh doanh, cơ
sở xin đăng ký kinh doanh chỉ được phép hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh32
. Như vậy, các cơ sở phát hành phim ngoài phạm vi Nhà
nước đều phải đăng ký kinh doanh mới được đi vào hoạt động.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục thành lập cơ sở phát
hành phim được tiến hành như sau:
+ Đối với cơ sở phát hành phim là doanh nghiệp Nhà nước: tuân thủ các
quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước về thành lập và đăng ký kinh doanh.
Theo đó, trước khi đăng ký kinh doanh phát hành, doanh nghiệp cần phải xin phép
được thành lập, sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép thành lập, cơ sở xin đăng ký phát hành mới được làm thủ tục đăng ký kinh
doanh tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính33
.
+ Các cơ sở phát hành phim thuộc các thành phần kinh tế khác: tuân theo
quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh. Theo đó, các doanh
nghiệp này không cần thủ tục xin phép thành lập rồi mới tiến hành đăng ký kinh
doanh như hướng dẫn ở Điều 4 Thông tư số 61/TT-ĐA mà doanh nghiệp chỉ cần
có những điều kiện quy định và làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền - cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư. Từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ sở phát hành
phim có quyền hoạt động kinh doanh phát hành.
Như vậy chủ thể phát hành phim bao gồm cơ sở phát hành dưới hình thức
doanh nghiệp (Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng) hoặc sự nghiệp (Trung tâm
Phát hành phim và Chiếu bóng) đã được thành lập theo quy định của pháp luật.
1.2. Chủ thể chiếu phim
Chiếu phim là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động phổ biến phim.
Hoạt động chiếu phim là hoạt động được thực hiện với tính chất chuyên nghiệp thể
hiện rõ mục tiêu công ích hay kinh doanh34
.
32
Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định “doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh từ khi có
Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh”.
33
Điều 14, 15, 17 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995.
34
Hoạt động chiếu phim này loại trừ việc chiếu phim phục vụ nghiên cứu, hội thảo và chiếu phim với quy
mô gia đình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
40
Chủ thể hoạt động chiếu phim bao gồm cơ sở chiếu phim cố định và cơ sở
chiếu phim lưu động đáp ứng điều kiện và thủ tục luật định. Điều 5 Thông tư số
61/TT-ĐA quy định:
¨ Điều kiện
ß Đối với cơ sở chiếu phim cố định:
- Điều kiện vật chất kỹ thuật: có phòng chiếu phim, có máy chiếu phim
đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng về hình ảnh và âm thanh theo tiêu chuẩn
quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
- Điều kiện nhân sự: có người đảm nhiệm các chức danh giám đốc, kế
toán trưởng, người điều khiển máy chiếu có trình độ chuyên môn được
cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp.
ß Đối với cơ sở chiếu phim lưu động:
- Điều kiện vật chất kỹ thuật: phải có máy chiếu phim đảm bảo chất lượng
hình ảnh, âm thanh theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
- Điều kiện nhân sự: có người điều khiển máy chiếu có trình độ chuyên
môn được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp.
Những điều kiện này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
¨ Thủ tục
Tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở chiếu phim để kinh doanh phải có
đơn gửi Sở Văn hóa - Thông tin sở tại. Trong đơn ghi rõ:
- Tên tổ chức, cá nhân xin phép.
- Tên gọi, địa điểm chiếu phim, băng hình. Đảm bảo nơi chiếu
phim là một điểm văn hóa sạch đẹp.
- Số lượng, phòng khán giả, diện tích và số ghế mỗi phòng.
- Cam kết không vi phạm quy định về lưu hành, kinh doanh phim,
băng đĩa hình.
Kèm theo đơn phải có văn bản xác nhận về quyền sử dụng nhà, đất (đối với
cơ sở chiếu phim cố định); lý lịch của giám đốc, kế toán trưởng có xác nhận trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, bản sao bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ của người điều
khiển máy chiếu có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền; bản liệt kê máy móc
thiết bị của cơ sở.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
41
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Văn hóa - Thông tin xét
cấp giấy phép hành nghề, trường hợp từ chối sẽ được trả lời bằng văn bản. Sau khi
được Sở Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép hành nghề, cơ sở còn phải làm thủ tục
đăng ký kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Đăng ký kinh doanh
cấp huyện35
) theo quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh.
Theo những quy định trên, tổ chức, cá nhân khi tiến hành thủ tục xin thành
lập cơ sở chiếu phim để kinh doanh thì trước hết sẽ được Sở Văn hóa - Thông tin
cấp Giấy phép hành nghề. Sau đó, để được hoạt động, cơ sở này còn phải làm thủ
tục đăng ký kinh doanh chiếu phim. Theo quy định trên, có thể thấy thủ tục thành
lập cơ sở chiếu phim này chỉ áp dụng đối với cơ sở xin hoạt động chiếu phim nhằm
mục đích kinh doanh. Hay nói cách khác, thủ tục này chỉ áp dụng đối với cơ sở
chiếu phim là doanh nghiệp không thuộc phạm vi Nhà nước.
Đối với cơ sở chiếu phim của Nhà nước hoạt động vì mục tiêu công ích: do
được thành lập gắn liền với sự ra đời của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động phổ
biến phim (Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng)
36
nên không cần phải làm thủ
tục thành lập cơ sở chiếu phim này mà cơ sở này được phép hoạt động với tư cách
là một bộ phận của doanh nghiệp phát hành phim Nhà nước đã được thành lập.
Như vậy, chủ thể phổ biến phim như trên bao gồm các tổ chức, cá nhân
được thành lập hợp pháp hoạt động trong các lĩnh vực phát hành phim và chiếu
phim.
Ngoài ra, chủ thể phổ biến còn có:
+ Cơ sở sản xuất phim: Cơ sở sản xuất phim này khi hoạt động điện ảnh với
tư cách nhà phát hành phim và chiếu phim thì chỉ được quyền hoạt động phát hành
phim và chiếu phim với điều kiện chỉ phát hành và chiếu những phim do cơ sở
mình sản xuất.
+ Đài truyền hình Việt Nam: hoạt động phổ biến phim theo quy định về
chức năng hoạt động của ngành.
Tóm lại, theo quy định tại Điều 4, 5 Thông tư số 61/TT-ĐA, mọi tổ chức, cá nhân
đáp ứng điều kiện luật định đều có quyền đăng ký kinh doanh phổ biến phim. Theo đó,
chủ thể hoạt động phổ biến phim bao gồm các tổ chức, cá nhân là cơ sở phát hành phim,
cơ sở chiếu phim, cơ sở sản xuất phim và Đài truyền hình Việt Nam.
35
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về
đăng ký kinh doanh.
36
Công ty Phát hành phim và chiếu bóng là đơn vị Nhà nước hoạt động công ích thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh khi được thành lập đã đương nhiên tồn tại chức năng chiếu phim bên cạnh chức năng phát hành
phim (Điều 6 Nghị định 48/CP).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
42
2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim
Phim khi được phép phổ biến sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến
tư tưởng nhận thức của khán giả nên pháp luật có những quy định chặt chẽ
đối với những phim được phổ biến. Mặc dù Điều 4 Quyết định số 2455/QĐ-
ĐA ngày 9/8/1997 về việc ban hành Quy chế duyệt phim quy định về những
phim cấm phổ biến nhưng điều đó không bao hàm ý nghĩa những phim
không có nội dung bị cấm phổ biến này thì đều được quyền phổ biến.
Theo Quyết định số 2455/QĐ-ĐA về quy chế duyệt phim, những phim mà
cơ sở điện ảnh được phép phổ biến phải là những phim đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt và cho phép phổ biến. Điều đó cũng có nghĩa là những
phim đã được duyệt sau khi sản xuất hoặc nhập khẩu không mặc nhiên có giá trị
lưu hành. Để được lưu hành thì kèm theo việc duyệt đó, tác phẩm điện ảnh phải
được cấp Giấy phép phổ biến.
Có thể thấy, cơ sở pháp lý để một bộ phim được đưa vào lưu hành là Giấy
phép phổ biến phim, băng đĩa hình do Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa - Thông tin
cấp37
. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết một băng đĩa hình đã được phép phổ biến là
nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh38
. Như vậy, đối tượng phim được phép phổ biến
là những phim đã được cấp Giấy phép phổ biến và được dán nhãn kiểm soát của
Cục Điện ảnh.
Nguồn phim phổ biến bao gồm:
+ Phim do cơ sở phổ biến mua bản quyền phát hành.
+ Phim do cơ sở phổ biến mua bản quyền sở hữu.
+ Phim do cơ sở phổ biến nhận ủy thác phát hành (đại lý phát hành).
+ Phim do cơ sở phổ biến nhập khẩu.
+ Phim do Nhà nước giao cho cơ sở phổ biến để chiếu theo chỉ tiêu kế
hoạch.
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim
3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành
3.1.1. Quyền của cơ sở phát hành phim
37
Khoản 4 Điều 3 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA; Khoản 5, 6 Quyết định 38/2002.
38
Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA quy định: “băng đĩa hình được phép phổ biến phải dán
nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh. Băng đĩa hình đã dán nhãn kiểm soát cảu Cục Điện ảnh có giá trị lưu
hành trong phạm vi cả nước”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
43
3.1.2.1. Quyền phát hành
Như đã phân tích, cơ sở phát hành phim được quyền phát hành các phim đã
được phép phổ biến mà cơ sở được cung cấp hợp pháp. Tuy nhiên, theo quy định
của pháp luật, phim đã dán nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh được phép phổ biến,
lưu hành trên phạm vi toàn quốc
39
không có nghĩa là cơ sở phát hành phim cũng có
quyền phát hành những phim đó trên toàn quốc. Cơ sở phát hành phim bị giới hạn
quyền phát hành trong những trường hợp nhất định như sau:
+ Khi cơ sở phát hành ở một địa phương đã mua bản quyền băng đĩa hình
kèm theo nhãn để in nhân bản và phát hành trên lãnh thổ địa phương mình thì việc
kinh doanh băng đĩa hình đó tại địa phương hoàn toàn do đơn vị đó độc quyền.
Những tổ chức, cá nhân khác không được kinh doanh phát hành băng đĩa hình tại
địa phương đó kể cả cơ sở sản xuất và nhập khẩu có bản quyền gốc (Điều 3 Thông
tư số 64/TT-ĐA ngày 19/8/1997 hướng dẫn bổ sung thực hiện Nghị định 48/CP
ngày 17/7/1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh, Nghị định 87/CP ngày
12/12/1995 về việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và bản quyền băng hình). Có
thể thấy, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi kinh tế của cơ sở phát hành phim
trong việc khai thác giá trị thương mại của tác phẩm điện ảnh mà cơ sở đã mua bản
quyền.
+ Những phim đã được phép phổ biến nhưng có nội dung thuộc loại cần hạn
chế phù hợp với tình hình tại địa phương vào thời điểm phát hành thì Sở Văn hóa -
Thông tin các tỉnh, thành phố có thẩm quyền tạm hoãn việc cho phép phổ biến
trong một thời gian nhất định40
.
+ Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA, thì quyết
định cho phép phổ biến phim phải ghi rõ đối tượng, phạm vi được phổ biến. Như
vậy, quyền phổ biến phim của cơ sở phát hành còn phụ thuộc vào phạm vi được
phổ biến quy định trong quyết định cho phép phổ biến phim.
Tóm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63629.doc
- 63629.pdf