Luận văn Chế độ Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Sự hình thành và phát triển

Học thuyết phân quyền của J. Locke (1632 - 1704) vàMontesquieu

(1689 - 1755) xuất hiện trong thế kỷ ánh sáng chứa đựng nhiều tư tưởng tự

do tiến bộ. Cơ sở của học thuyết này là căn cứ bản tính của con người thường

đam mê quyền lực: "Khi trình bày học thuyết, ông đãđi từ quan điểm về

con người và cho rằng: bất cứ ai có được quyền lực đều có thể lạm dụng

nó" [20, tr. 99]. Không chỉ cá nhân con người lạm quyền mà các chính phủ

cũng luôn có xu hướng lạm quyền: "Theo đó, xu hướnglạm dụng quyền lực

đã diễn ra phổ biến. Nhà nước dường như đứng trên pháp luật, còn người dân

(nhân dân nói chung) phải phục tùng quyền lực nhà nước và pháp luật do

quyền lực đó đặt ra" [49]. Các chính phủ sau khi đãcó quyền lực thì thường

có xu hướng lạm quyền, sự đam mê quyền lực và lạm quyền sẽ dẫn đến độc

tài chuyên chế. Theo Montesquieu (1689 - 1755) muốnbảo vệ tự do thì phải

ngăn chặn độc tài chuyên chế, mà muốn ngăn chặn quyền lực độc tài

chuyên chế thì biện pháp hữu hiệu là dùng quyền lựcđể hạn chế quyền lực.

Theo ông: "ởmỗi nhà nước đều có ba quyền: lập pháp, hành pháp,tư pháp.

Để tránh lạm quyền, ba quyền đó cần nằm trong tay ba cơ quan nhà nước

khác nhau. Sự phân chia và kiềm chế lẫn nhau giữa ba quyền là điều kiện chủ

yếu để bảo đảm tự do tự do chính trị trong nhà nước" [40, tr. 142]. Học thuyết

này được nhiều nhà nước tư sản áp dụng, nhưng áp dụng đầu tiên và điển hình

nhất là ở Mỹ

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế độ Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Sự hình thành và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr−ng mà các chức vụ khác không có đ−ợc nh− đại diện cho toàn thể quốc gia, đại diện cho sự thống nhất và tr−ờng tồn của dân tộc, đại diện cho những nghi lễ truyền thống, cho lễ tiết tôn giáo, cho lòng yêu n−ớc và khát vọng của nhân dân: "Dù với tên gọi hết sức khác nhau, nh−ng các nguyên thủ quốc gia đều đ−ợc Hiến pháp quy định là ng−ời đứng đầu nhà n−ớc về mặt đối nội và đối ngoại; về nguyên tắc đều là đại diện t−ợng tr−ng cho sự bền vững và tập trung của nhà n−ớc" [9, tr. 205]. Là nguyên thủ quốc gia do đó họ có liên quan đến mọi hoạt động của bộ máy nhà n−ớc từ lập pháp, hành pháp, t− pháp, đối nội, đối ngoại, an ninh quốc gia cho đến những tr−ờng hợp khẩn thiết đặc biệt khác của quốc gia, nh−ng có điều khác nhau giữa các nguyên thủ là ở chỗ ng−ời có thực quyền và ng−ời không có thực quyền. So với nguyên thủ của các n−ớc quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, nguyên thủ Hoa Kỳ, tức là Tổng thống Mỹ còn có vị thế nổi trội. Nếu ở Anh hoặc ở ý nguyên thủ quốc gia mang tính chất hình 48 thức, không thực quyền thể hiện ở câu ngạn ngữ: " Nhà vua trị vì, nh−ng không cai trị", còn ở Mỹ, Tổng thống có thực quyền to lớn. Tổng thống là ng−ời duy nhất quản lý đất n−ớc và không phải chia sẻ với bất cứ cơ quan nào hay cá nhân nào quyền lực ấy kể cả Phó Tổng thống. Với quyền lực của nguyên thủ quốc gia nh− vậy một số nhà nghiên cứu luật học đã so sánh vị trí của Tổng thống Mỹ nh− một vị hoàng đế: "Chính vì lẽ đó không ít ng−ời cho rằng Tổng thống Mỹ không khác một vị Hoàng đế. Nh−ng đây không phải là Hoàng đế đích thực với nguyên nghĩa của từ này mà một hoàng đế do bầu cử mà ra, chứ không phải một hoàng đế thế tập" [9, tr. 209]. Với vị trí là ng−ời đứng đầu hành pháp, Tổng thống Mỹ vẫn tập trung quyền lực hơn thủ t−ớng của các n−ớc cộng hòa đại nghị hay quân chủ lập hiến. Ví dụ thủ t−ớng Anh khi thực hiện quyền hành pháp phải bàn bạc và cần đến sự nhất trí của nội các, còn Tổng thống Mỹ thì mọi vấn đề thuộc thẩm quyền hành pháp trung −ơng đều nằm trong tay Tổng thống, nội các chỉ đóng vai trò t− vấn cho Tổng thống, còn các bộ tr−ởng chỉ là những th− ký giúp việc cho Tổng thống ở từng lĩnh vực mà thôi: "ở Mỹ, ít có chuyện quyết định tập thể một chính sách.Trong lý thuyết cũng nh− trên thực tế, Tổng thống th−ờng là ng−ời quyết định một mình những sự lựa chọn chủ yếu" [26, tr. 347]. Các Bộ tr−ởng và Nội các không phải chịu trách nhiệm tr−ớc Quốc hội mà chịu trách nhiệm tr−ớc Tổng thống, "Nội các là cơ quan quyền lực cao nhất trong cơ quan hành pháp, thành phần do thủ t−ớng ấn định. Th−ờng đó là một số bộ tr−ởng quan trọng nh− Tài chính, Nội vụ, Quốc phòng, Ngoại giao…Do vai trò quan trọng của Nội các, khác với Tổng thống Mỹ, Thủ t−ớng Anh cần sự ủng hộ của các thành viên Nội các" [25, tr. 57]. Với vai trò đứng đầu hành pháp, Tổng thống Mỹ là tổng t− lệnh lực l−ợng vũ trang, có quyền lựa chọn nhân sự cho các bộ cũng nh− các quan chức cấp cao trong bộ máy hành pháp liên bang (tất nhiên đ−ợc sự đồng ý của Quốc hội). Tổng thống cũng có quyền soạn thảo ngân sách liên bang, trong đó có các khoản dự trù chi tiêu cho ngành hành pháp để trình Quốc hội. 49 Về đối ngoại, Tổng thống Mỹ có quyền ký kết điều −ớc quốc tế với sự phê chuẩn của th−ợng viện, bổ nhiệm các đại sứ với sự chấp thuận của th−ợng viện. Tổng thống cũng là ng−ời tiếp nhận các đại sứ các quan chức n−ớc ngoài đến thực hiện sứ mệnh ngoại giao với Hoa Kỳ. Ngoài ra, thông qua bộ ngoại giao Tổng thống còn có một loạt quyền khác trong quan hệ đối ngoại: "Thông qua Bộ Ngoại giao, Tổng thống chịu trách nhiệm bảo vệ ng−ời Mỹ ở n−ớc ngoài, và bảo vệ những kiều dân n−ớc ngoài ở Mỹ. Tổng thống quyết định việc có công nhận hay không công nhận các quốc gia mới và các chính quyền mới" [45, tr. 78]. Với những quyền hạn trên Tổng thống Mỹ vẫn đ−ợc coi là ng−ời đứng đầu ngành ngoại giao của Hoa Kỳ. Hai là, đối với quyền lập pháp. Về nguyên tắc theo hiến pháp Mỹ thì hành pháp không có sáng quyền lập pháp, nh−ng Tổng thống Mỹ căn cứ vào Điều 1 và Điều 2 của Hiến pháp để tác động đến quá trình lập pháp của Quốc hội, từ giai đoạn đầu tiên đến khi dự luật có thể thành luật: Tổng thống ng−ời đứng đầu bộ máy hành pháp, vẫn có ảnh h−ởng rất lớn đến quyền lập của quốc hội, bắt đầu từ sáng quyền lập pháp của mình. Bằng các thông điệp về tình hình đối nội và đối ngoại của đất n−ớc đọc tr−ớc các khóa họp của Quốc hội, Tổng thống gợi ý cho Quốc hội, ban hành những dự luật trong thời gian tới. Ngoài vấn đề sáng quyền lập pháp, Tổng thống còn có quyền phủ quyết các dự án luật đã đ−ợc Quốc hội thông qua [9, tr. 245]. Bằng các quyền hạn đó, Tổng thống Mỹ đã buộc Quốc hội phải lắng nghe ý kiến của Tổng thống và thông th−ờng các gợi ý lập pháp trong thông điệp mà Tổng thống đ−a ra đều đ−ợc Quốc hội xem xét thảo luận tr−ớc. Tổng thống cũng có quyền phủ quyết bất kỳ dự luật nào đ−ợc Quốc hội thông qua trừ khi có hai phần ba thành viên trong mỗi viện phủ quyết để gạt bỏ sự phủ quyết của Tổng thống. Tổng thống cũng có quyền triệu tập Quốc hội trong những tr−ờng hợp khẩn cấp hoặc Tổng thống cũng có thể triệu tập riêng từng viện của Quốc hội. Theo Điều 2 khoản 3 Hiến pháp Mỹ thì trong 50 tr−ờng hợp hai viện của Quốc hội bất đồng ý kiến về việc nghỉ khóa họp, Tổng thống sẽ có quyền bãi khóa họp Quốc hội trong thời gian mà Tổng thống cho là thích hợp. Ba là, đối với quyền t− pháp. Tất cả các thẩm phán liên bang đều do Tổng thống bổ nhiệm và th−ợng viện phê chuẩn. Tổng thống còn có quyền ban bố lệnh ân xá hoàn toàn hay có điều kiện cho bất kỳ ai đã bị kết tội vi phạm luật pháp liên bang, quyền ân xá của Tổng thống còn bao hàm cả quyền rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù và giảm bớt tiền phạt do tòa án áp dụng. Ví dụ Tổng thống Gerald R.Ford đã ra lệnh ân xá cho cựu Tổng thống Nixon: "Tháng 9 năm 1974 Tổng thống kế nhiệm Gerald R.Ford đã ra lệnh xá tội toàn bộ, miễn trách nhiệm hoàn toàn đối với tất cả các hành động phạm pháp mà ngài cựu Tổng thống đã phạm phải hoặc có tham gia trong thời gian làm Tổng thống" [59, tr. 1158]. Trên đây là những quyền hạn to lớn của Tổng thống Hoa Kỳ, những quyền hạn đó đã tạo nên một vị thế quan trọng của Tổng thống trong bộ máy nhà n−ớc Mỹ và nổi trội hơn nguyên thủ hay thủ t−ớng của một số n−ớc. Nếu chính phủ đ−ợc Lênin đánh giá: "Mọi cuộc cách mạng đều xoay quanh vấn đề lật đổ chính phủ cũ thành lập chính phủ mới" [9, tr. 230] thì ở chính thể cộng hòa Tổng thống: "Chính phủ hoàn toàn nằm trong tay Tổng thống" [9, tr. 233]. Nh− vậy Tổng thống Mỹ đúng là: "Tổng thống là trung tâm quyền lực của nhà n−ớc" [28, tr. 168]. Hay nh− lời nhận định của TS. Vũ Đăng Hinh, Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ: "Tổng thống là nhà chính trị duy nhất đ−ợc bầu trên phạm vi toàn quốc, đại diện cho toàn thể Hợp chúng quốc cả về đối nội lẫn đối ngoại. Bởi vậy, chức vụ Tổng thống có vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị Mỹ" [23, tr. 159]. Có vấn đề đặt ra là tại sao Tổng thống Mỹ lại có thực quyền và quan trọng nh− vậy? Có thể giải thích vấn đề này dựa vào một số căn cứ sau: - Tổng thống Mỹ thực quyền bởi vì Tổng thống gắn liền với bộ máy hành pháp, là ng−ời đứng đầu bộ máy hành pháp một trung tâm quyền lực 51 trong một nhà n−ớc gồm quân đội, cảnh sát, và đội ngũ công chức hùng hậu. Nh− trong sách binh pháp ng−ời x−a th−ờng nói: "Ai nắm binh quyền ng−ời đó có thực quyền". - Tổng thống có quyền lực lớn bởi vì quyền lực của ông ta lấy từ nhân dân thông qua con đ−ờng bầu cử chứ không phải tự phong, thế tập truyền ngôi và cũng không phải lấy từ Quốc hội nh− một số n−ớc khác. Chính vì điểm này mà Tổng thống không phải chịu trách nhiệm tr−ớc Quốc hội, các thành viên nội các của Tổng thống cũng không phải là thành viên của Quốc hội và cũng không chịu trách nhiệm tr−ớc Quốc hội mà chỉ chịu trách nhiệm tr−ớc Tổng thống. - Xuất phát từ nhận thức của các nhà lập pháp Mỹ về bản tính của hành pháp là phải tập trung quyền, là chế độ thủ tr−ởng quyết đoán và dám chịu trách nhiệm. Cho nên hành pháp càng ít ng−ời càng tốt, càng ít trung gian càng tốt, càng ít nhũng nhiễu càng tốt. Nếu lập pháp là làm luật thì hành pháp là ra lệnh và để ra lệnh thì phải có quyền uy nghĩa là phải có quyền lực. 2.2. Tổng thống do dân bầu và không chịu trách nhiệm tr−ớc quốc hội Bầu cử là một ph−ơng thức gián tiếp để thực hiện dân chủ, còn ph−ơng thức trực tiếp nh− hình thức tự trị, tự quản, tự nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc nhà n−ớc, ph−ơng thức này rất khó thực hiện vì không thể có một lãnh thổ đủ nhỏ để thực hiện điều này. Bầu cử có từ thời chiếm hữu nô lệ nh−ng ch−a phổ biến và những ng−ời đ−ợc thực hiện quyền bầu cử lại rất hạn chế. Chỉ khi có các cuộc cách mạng t− sản nổ ra, giai cấp t− sản đấu tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến và cùng với sự tiến bộ của xã hội mà bầu cử mới trở thành một chế định quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách gián tiếp bầu những ng−ời mình cho là tín nhiệm, thay mình nắm chính quyền và kiểm soát chính quyền. Ngay trong nhà n−ớc t− sản thì những nhà n−ớc áp dụng học thuyết 52 phân quyền mới th−ờng xuyên áp dụng ph−ơng thức bầu cử bởi vì đối t−ợng bầu cử nhiều hơn, phải tổ chức nhiều cuộc bầu cử hơn: "Tại những nhà n−ớc t− sản dụng nguyên tắc phân quyền, đối t−ợng đ−ợc bầu th−ờng rộng hơn trong các nhà n−ớc áp dụng nguyên tắc tập quyền" [11, tr. 22]. Mỹ là n−ớc áp dụng nguyên tắc phân quyền nên chế định bầu cử đ−ợc áp dụng th−ờng xuyên để bầu chọn ra rất nhiều các quan chức của nhà n−ớc. Điều đó có nghĩa là quyền lực đ−ợc nhân dân sử dụng nhiều hơn và quyền lực nhà n−ớc có xu h−ớng quay trở về với nhân dân nhiều hơn. Khác với Tổng thống Đức và Tổng thống ý, Tổng thống Mỹ do nhân dân bầu ra thông qua cử tri đoàn. Nếu đặt trong thế kỷ XVIII, trong khi đa số các n−ớc còn duy trì chế độ quân chủ, vị trí nguyên thủ quốc gia chủ yếu là thế tập, truyền ngôi và suốt đời thì một nguyên thủ quốc gia có nhiều quyền lực lại đ−ợc bầu theo nhiệm kỳ là một sự thay đổi quá lớn, hiếm thấy, và việc bầu nh− vậy có khi còn đ−ợc coi là Tổng thống không đáng tin cậy. Lịch sử còn ghi lại sự kiện đầu tháng 1 năm 1832, Tổng thống Mỹ là Andrew Jackson đã cử chiến hạm Peacock đến Việt Nam để thảo luận về hiệp định th−ơng mại nh−ng Việt Nam lúc đó là vua quan triều Nguyễn đã từ chối không ký vì: Lý do quan trọng nhất khiến các phái viên của triều đình Huế không đồng ý ký, rốt cuộc chủ yếu lại thuộc về hình thức văn bản. Họ cho rằng lời lẽ trong dự thảo hiệp định không tuân thủ công thức tôn kính cần có đối với Hoàng đế Việt Nam. Thậm chí còn căn vặn phía Mỹ, sau khi đ−ợc giải thích rằng Tổng thống Hoa Kỳ là do bầu ra nên có nhiệm kỳ, rằng nh− vậy Tổng thống Mỹ không t−ơng xứng với Hoàng đế Việt Nam [18, tr. 37]. Qua sự kiện lịch sử trên ta thấy rằng, tại thời điểm đó việc bầu cử Tổng thống Mỹ theo nhiệm kỳ đúng là đặc điểm riêng biệt của chế độ cộng hòa Tổng thống, qua đây chúng ta cũng rút ra bài học lịch sử: Trong quan hệ quốc tế chúng ta cần phải hiểu thể chế chính trị của họ thì mới có thể giao l−u kinh tế th−ơng mại để đem lại lợi ích cho quốc gia. Việc Tổng thống 53 Mỹ đ−ợc hình thành qua bầu cử từ nhân dân là lý do để giải thích vì sao Tổng thống Mỹ có nhiều quyền hơn các Tổng thống ở Đức và ở ý. Tổng thống Mỹ tiếp thu quyền lực từ sự lựa chọn của nhân dân còn Tổng thống Đức và ý trong chính thể cộng hòa đại nghị th−ờng không có thực quyền: "Nguyên thủ quốc gia ở chế độ cộng hòa đại nghị, th−ờng không do nhân dân trực tiếp bầu ra, mà th−ờng đ−ợc bầu trên cơ sở Nghị viện hoặc do Nghị viện trực tiếp bầu. Chính ph−ơng pháp này làm cho Tổng thống không có thực quyền" [9, tr. 209]. Chế độ bầu cử Tổng thống Mỹ - ng−ời đứng đầu hành pháp cũng là một trong các lý do để Tổng thống và nội các do Tổng thống lập ra không phải chịu trách nhiệm tr−ớc quốc hội. Điều đó có nghĩa là quốc hội không thể giải tán đ−ợc chính phủ, các thành viên nội các cũng không bị quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, nội các chỉ là các thành viên giúp việc cho Tổng thống nên chỉ chịu trách nhiệm tr−ớc Tổng thống. Ng−ợc lại, Tổng thống cũng không thể giải tán đ−ợc quốc hội vì quốc hội cũng lấy quyền lực từ nhân dân, nh−ng Tổng thống cũng nh− quốc hội đều phải chịu trách nhiệm tr−ớc cử tri. Có thể nói đây là hình thức dân chủ khá điển hình của xã hội t− bản vì cùng lúc ng−ời dân có quyền lựa chọn đại diện vào hai ngành quyền lực lập pháp và hành pháp: "Quyền của ng−ời dân Mỹ, một mặt đ−ợc thể hiện thông qua quốc hội và mặt khác thông qua Tổng thống" [39, tr. 55]. Đây là điểm khác biệt so với chính thể cộng hòa đại nghị hay chính thể quân chủ đại nghị. Trong chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hòa đại nghị, về nguyên tắc nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm hoặc đề nghị quốc hội bầu ra một ng−ời đứng đầu chính phủ tức là thủ t−ớng, nh−ng cũng chỉ đ−ợc bổ nhiệm hoặc đề nghị nghị viện bầu một ng−ời không khác hơn là ng−ời đứng đầu đảng chiếm đa số trong quốc hội hay thủ lĩnh của đảng có uy tín trong quốc hội. Vì lẽ đó mà chính phủ phải chịu trách nhiệm tr−ớc quốc hội, nếu chính phủ không còn tín nhiệm thì chính phủ phải từ chức hoặc bị quốc hội giải thể. Ví dụ ở Anh quốc, hạ viện có thẩm quyền thành lập chính phủ và giải thể chính phủ: "Hạ viện là cơ quan quyền lực nhà n−ớc cao nhất, là cơ quan lập pháp có 54 chức năng phê chuẩn tất cả các đạo luật và hiệp định ký với n−ớc ngoài, có quyền phủ quyết đối với Th−ợng viện. Hạ viện thành lập Chính phủ và có thể giải tán Chính phủ thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm" [25, tr. 50]. Còn ở Cộng hòa Liên bang Đức và ở ý thì: "Thủ t−ớng có thể bị Nghị viện ý hoặc Hạ viện Đức bỏ phiếu bất tín nhiệm buộc phải từ chức" [51, tr. 30]. Cùng với nguyên tắc phân quyền và cơ chế đối trọng cân bằng, chế độ bầu cử đã góp phần đem lại sự ổn định cho chính quyền Mỹ hơn hai trăm năm qua. Vì Tổng thống quyền uy nh− vậy nên cuộc bầu cử cũng nh− cách thức bầu cử Tổng thống Mỹ đ−ợc xem là rất quan trọng và thủ tục bầu cũng diễn ra rất phức tạp. Dựa theo thực tế bầu cử ở Mỹ, nhà nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Đăng Dung chia quá trình bầu cử Tổng thống làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Lựa chọn ứng cử viên Tổng thống Tiêu chuẩn để trở thành ứng cử viên Tổng thống là rất rộng mở: ứng cử viên Tổng thống phải có độ tuổi từ ba lăm tuổi trở lên; c− trú ở Mỹ ít nhất là m−ời bốn năm và phải là công dân Mỹ chính gốc. Nh−ng thực tế chỉ ra rằng kể từ năm 1852 tất cả các Tổng thống đắc cử đều là ng−ời của đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ. Các đảng khác và các ứng cử viên độc lập đều có thể trở thành ứng cử viên nh−ng ch−a bao giờ đắc cử. Vì vậy việc lựa chọn ứng cử viên cho chức Tổng thống chủ yếu và sôi động là diễn ra ở hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Việc chỉ có hai đảng đề ra các ứng viên Tổng thống và th−ờng là chỉ có một trong hai đảng trúng cử Tổng thống là lý do khách quan chứ không quy định trong luật. Bởi vì, nếu các đảng không giới thiệu thì nhân dân không thể tự biết để giới thiệu ứng viên và hơn nữa hai đảng này tỏ ra là đại diện đ−ợc các xu h−ớng chính trị lớn ở Hoa kỳ và thu hút đ−ợc đa số cử tri. Nh− vậy nếu có ứng cử viên của đảng khác xuất hiện, thì cử tri sợ rằng nếu bầu cho đảng đó thì lá phiếu sẽ bằng không vì lá phiếu của họ cùng lắm là chỉ phân tán phiếu bầu chứ không thể thắng ứng cử viên của hai đảng kia. Ví dụ điển hình là ứng cử viên Perot (đảng Cải cách) ứng 55 cử Tổng thống năm 1996 và ứng cử viên R. Nader (đảng Xanh) năm 2000 đều không nhận đ−ợc phiếu bầu nào của đại cử tri. ở Mỹ việc chỉ định ứng viên ra tranh cử Tổng thống không phải do tổ chức đảng và ban lãnh đạo đảng quyết định mà do cử tri của đảng và ng−ời ngoài đảng (ng−ời ngoài đảng nh−ng có ghi danh tham gia bầu cử sơ bộ ứng viên Tổng thống của đảng) quyết định. Có nghĩa là đảng giới thiệu một ứng viên nào đó nh−ng cử tri của đảng có thể bỏ phiếu cho ng−ời đó hoặc một ng−ời khác của đảng, ng−ời thắng phải có đa số tuyệt đối. Ví dụ đảng Dân chủ có 5 ứng cử viên G, A, B, D, M. Trong cuộc bầu cử sơ bộ, các ứng cử viên này phải vận động các cử tri của đảng ở tiểu bang bầu cho các đại diện của mình nhiều phiếu để họ trở thành đại biểu cho ứng cử viên đó đi dự đại hội của đảng toàn liên bang. Mỗi một tiểu bang theo quy định của đảng sẽ có một số l−ợng đại biểu nhất định do đó ứng cử viên nào càng có nhiều đại diện của mình đi dự đại hội liên bang thì càng có lợi. Đến đại hội đảng toàn liên bang thì ứng cử viên nào đạt đ−ợc đa số phiếu tuyệt đối mới trở thành ứng cử viên Tổng thống chính thức của đảng. Nếu vòng một ch−a tìm ra thì tiếp tục vòng hai, vòng ba. Để tập trung phiếu những ứng cử viên ít phiếu có thể rút lui hoặc dồn phiếu cho ứng cử viên khác tùy theo sự mặc cả giữa họ. Cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng đ−ợc các nhà nghiên cứu đánh giá là trận đấu đa ph−ơng khốc liệt dài hơi hao ng−ời tốn của, đây là những thử thách khó khăn của những ng−ời trong nội bộ đảng để tìm ra một khuôn mặt sáng giá là ứng viên chính thức của đảng ra tranh chức Tổng thống. Các ứng cử viên trong đảng đều tranh luận công khai và "Chiến đấu một cách công khai đến hơi thở cuối cùng tất cả −u điểm và nh−ợc điểm đều bộc lộ dễ nhận thấy" [8, tr. 84]. Lịch sử đã ghi nhận năm 1924 đảng Dân chủ phải bầu 103 lần mới tìm ra ứng cử viên Tổng thống chính thức của đảng là John Davis nh−ng ông này bị Coolige ứng cử viên của đảng Cộng hòa đánh bại và giành mất chức vụ Tổng thống thứ ba m−ơi của n−ớc Mỹ [59, tr. 874]. Đối với các 56 Tổng thống ở nhiệm kỳ lần thứ nhất do −u thế đang nắm quyền bộ máy nhà n−ớc có ảnh h−ởng lớn đến cử tri và quan hệ quốc tế nên thông th−ờng các đảng đề cử luôn là ứng cử viên Tổng thống cho nhiệm kỳ tiếp theo. Giai đoạn 2: Bầu cử chính thức Tổng thống Thời gian diễn ra cuộc bầu cử chính thức Tổng thống Mỹ là ngày thứ 3 liền sau ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 11 năm thứ t− sau cuộc bầu cử lần tr−ớc. Theo quy định của hiến pháp, cử tri Mỹ không bỏ phiếu bầu trực tiếp Tổng thống. Thay vào đó, họ bỏ phiếu bầu "danh sách đại biểu của cử tri hay còn gọi là danh sách các đại cử tri " tại các bang những ng−ời cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống này hay ứng cử viên Tổng thống khác. Các đại cử tri đ−ợc "các nhà hoạt động chính trị và thành viên các đảng ở các bang đề cử" [13, tr. 13]. Theo khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Mỹ, mỗi bang sẽ có số l−ợng đại cử tri bằng tổng số th−ợng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của mỗi bang đó trong quốc hội, và các đại cử tri không đ−ợc là nghị sĩ hoặc một chức vụ có lợi tức nào trong chính quyền tiểu bang hoặc liên bang. Việc bầu cử Tổng thống bằng đại cử tri chứ không phải cử tri bầu trực tiếp là xuất phát từ hai lý do của các nhà lập hiến tiền bối. Một là nếu để cử tri trực tiếp bầu thì với việc tấn phong của nhân dân quyền lực của Tổng thống sẽ rất lớn và có thể khuynh loát các ngành quyền lực khác làm mất thế quân bình giữa các ngành quyền lực. Hai là nếu bầu trực tiếp thì cử tri không đủ thông tin và điều kiện để có thể lựa chọn chính xác một ng−ời khôn ngoan nhất đầy đủ phẩm hạnh để lãnh đạo đất n−ớc. Hiện nay năm m−ơi bang của Mỹ trừ hai bang (Maine và Nebraska) đều quy định luật: "ng−ời thắng ăn cả", điều đó có nghĩa là ứng cử viên Tổng thống nào có đ−ợc nhiều đại diện trong số đại cử tri của mỗi bang thì sẽ đ−ợc h−ởng tổng số l−ợng đại cử tri ở bang đó. Ví dụ bang Massachuselts có số l−ợng quy định là m−ời hai đại cử tri phù hợp với số m−ời hạ nghị sĩ và hai th−ợng nghị sĩ, nếu đảng Cộng hòa giành đ−ợc sáu đại diện còn đảng dân chủ giành đ−ợc bốn đại diện còn ứng 57 viên tự do hoặc các đảng khác giành đ−ợc hai đại diện thì đảng Cộng hòa sẽ giành tất cả m−ời hai đại cử tri để đi bầu Tổng thống. Giai đoạn 3: Đại cử tri bầu Tổng thống Các đại cử tri họp tại thủ phủ các tiểu bang bầu Tổng thống. Phiếu bầu của họ đ−ợc xác nhận gắn xi gửi lên Chính phủ Mỹ để trình lên th−ợng nghị viện. Chủ tịch th−ợng viện tr−ớc sự chứng kiến của các thành viên hai viện sẽ mở và kiểm phiếu bầu. Để trúng cử Tổng thống các ứng cử viên phải đạt ít nhất 270 phiếu đại cử tri. Nếu không ứng viên nào đạt đa số phiếu thì hạ viện sẽ quyết định chiến thắng bằng cách chọn không quá 3 ng−ời, trong số các ứng cử viên có số phiếu cao nhất để các thành viên của hạ viện biểu quyết theo bang mỗi đoàn cử tri bang có một phiếu. Nếu Hạ viện không bầu đ−ợc Tổng thống tr−ớc ngày thứ 4 của tháng 3 tiếp theo thì phó Tổng thống sẽ trở thành quyền Tổng thống nh− trong tr−ờng hợp Tổng thống qua đời hay không đủ năng lực điều hành đất n−ớc. Cuộc bầu cử ở Mỹ rất sôi động và tốn kém những quy định về bầu cử lắt léo, thêm vào đó là mỗi bang lại có những quy định riêng về thủ tục đăng ký về thủ tục bầu cử và quy định về lá phiếu rất khác nhau, làm cho quá trình bầu cử phức tạp hơn và thực tế đã gây ra tranh cãi về kết quả bầu cử. Điển hình là cuộc bầu cử năm Tổng thống năm 2000 cuối cùng phải nhờ đến phán quyết của tòa án tối cao mới phân định đ−ợc chiếc ghế Tổng thống thứ bốn ba thuộc về ai. Tuy vậy cử tri Mỹ vẫn chấp nhận cách thức bầu cử này và các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá quá trình bầu cử này là công bằng và dân chủ góp phần to lớn vào sự ổn định của n−ớc Mỹ trong suốt hai thế kỷ qua. 2.3. Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ áp dụng học thuyết phân quyền và nguyên tắc kiềm chế đối trọng 2.3.1. Sự phân quyền Học thuyết phân quyền của J. Locke (1632 - 1704) và Montesquieu (1689 - 1755) xuất hiện trong thế kỷ ánh sáng chứa đựng nhiều t− t−ởng tự 58 do tiến bộ. Cơ sở của học thuyết này là căn cứ bản tính của con ng−ời th−ờng đam mê quyền lực: "Khi trình bày học thuyết, ông đã đi từ quan điểm về con ng−ời và cho rằng: bất cứ ai có đ−ợc quyền lực đều có thể lạm dụng nó" [20, tr. 99]. Không chỉ cá nhân con ng−ời lạm quyền mà các chính phủ cũng luôn có xu h−ớng lạm quyền: "Theo đó, xu h−ớng lạm dụng quyền lực đã diễn ra phổ biến. Nhà n−ớc d−ờng nh− đứng trên pháp luật, còn ng−ời dân (nhân dân nói chung) phải phục tùng quyền lực nhà n−ớc và pháp luật do quyền lực đó đặt ra" [49]. Các chính phủ sau khi đã có quyền lực thì th−ờng có xu h−ớng lạm quyền, sự đam mê quyền lực và lạm quyền sẽ dẫn đến độc tài chuyên chế. Theo Montesquieu (1689 - 1755) muốn bảo vệ tự do thì phải ngăn chặn độc tài chuyên chế, mà muốn ngăn chặn quyền lực độc tài chuyên chế thì biện pháp hữu hiệu là dùng quyền lực để hạn chế quyền lực. Theo ông: "ở mỗi nhà n−ớc đều có ba quyền: lập pháp, hành pháp, t− pháp. Để tránh lạm quyền, ba quyền đó cần nằm trong tay ba cơ quan nhà n−ớc khác nhau. Sự phân chia và kiềm chế lẫn nhau giữa ba quyền là điều kiện chủ yếu để bảo đảm tự do tự do chính trị trong nhà n−ớc" [40, tr. 142]. Học thuyết này đ−ợc nhiều nhà n−ớc t− sản áp dụng, nh−ng áp dụng đầu tiên và điển hình nhất là ở Mỹ. Khi những t− t−ởng này còn đang bị cấm đoán ở châu Âu thì nó đã đ−ợc các nhà lập quốc Mỹ đ−a vào trong Tuyên ngôn độc lập và sau này nó chỉ đạo quá trình thiết lập nên các cơ quan quyền lực của chế độ Tổng thống Hoa Kỳ. Theo học thuyết này các ngành quyền lực lập pháp và hành pháp đều tiếp thu quyền lực từ nhân dân. Quyền lập pháp của n−ớc Mỹ đ−ợc trao cho Quốc hội gồm hai viện. Hạ viện đại diện cho dân chúng theo đơn vị bầu cử, do số dân ngày càng tăng nên số l−ợng hạ nghị sĩ cũng thay đổi. Hiện này khoảng năm trăm nghìn dân trên một đại biểu hạ viện, tổng số hạ viện là bốn trăm ba lăm đại biểu. Theo quy định của hiến pháp, nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là hai năm. Việc quy định nhiệm kỳ hai năm chứ không phải ngắn hơn hoặc dài hơn đối với hạ nghị sĩ đ−ợc xuất phát từ lý do sau: Một là, theo các nhà lập pháp thì luôn luôn tuyển cử để quyền lực luôn trở về với 59 nhân dân và luôn duy trì đ−ợc sự phụ thuộc và gần gũi của chính quyền đối với dân chúng. Hai là, luôn tuyển cử thì sẽ ngăn chặn đ−ợc chuyên chế, ngăn chặn đ−ợc tình trạng ngay sau tuyển cử là bắt đầu tình trạng chuyên chế. Ba là, kinh nghiệm của các bang cho thấy rằng phải có một nhiệm kỳ vừa đủ để có thể đo l−ờng và đánh giá đ−ợc các cải cách mà hạ viện đem lại sau khi bầu cử. Bốn là, hạ nghị sĩ phải có một thời gian thích hợp để thu nhận thông tin cũng nh− sự hiểu biết để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Th−ợng nghị viện đại diện cho các bang, mỗi bang có hai đại biểu, tổng số có một trăm th−ợng nghị sĩ. Nhiệm kỳ của th−ợng nghị sĩ là sáu năm dài hơn so với hạ nghị sĩ. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng hạ nghị sĩ do đại diện cho dân chúng nên th−ờng xuyên chịu áp lực của dân chúng do đó th−ờng ít có cơ hội để suy xét thấu tháo do vậy cần có một th−ợng viện thận trọng hơn để có thể làm nguội bớt sự hăng hái nhiều khi quá mức của hạ viện. Tổng thống Washington đã từng giải thích vấn đề này bằng một sự việc thực tế. Trong một lần ăn sáng cùng Jefferson, khi đ−ợc hỏi tại sao ông đồng ý lập hai viện trong quốc hội. Warshington trả lời: "Tại sao ông đổ cà phê vào đĩa ông vậy?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChế độ Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển.pdf
Tài liệu liên quan