MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ
TỔNG THỐNG MỸ 8
1.1. Sự hình thành chế độ tổng thống Mỹ 8
1.2. Những giai đoạn phát triển và đặc tính của chế độ tổng thống Mỹ 15
1.2.1. Những giai đoạn phát triển của chế độ tổng thống Mỹ 15
1.2.1.1. Giai đoạn 1789-1877: Nền móng và các tiền lệ 16
1.2.1.2. Giai đoạn 1877-1901: Sự thay đổi nhiều mặt 20
1.2.1.3. Giai đoạn 1901-1945: Vững mạnh trong môi trường khủng hoảng 21
1.2.1.4. Giai đoạn từ năm 1945 đến nay: Ổn định, toàn diện hoá và hiện đại 22
1.2.2. Các đặc tính của chế độ tổng thống Mỹ 24
1.2.2.1. Tính quyền lực tối cao 25
1.2.2.2. Tính dân chủ 26
1.2.2.3. Tính xã hội rộng rãi 26
1.2.2.4. Tính liên tục và ổn định 27
1.3. Quan niệm và sự đánh giá về chế độ tổng thống Mỹ 28
1.3.1. Về cơ cấu cá nhân 29
1.3.2. Về hình thức chế độ 32
1.3.3. Về mức độ hợp lý, khả năng linh động và hiệu quả 35
1.4. Ý nghĩa của chế độ tổng thống Mỹ 37
1.4.1. Ý nghĩa triết học 37
1.4.2. Ý nghĩa lịch sử 41
1.4.3. Ý nghĩa chính trị - xã hội 42
Chương 2: ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔNG THỐNG MỸ 45
2.1. Phương thức tổ chức và sự phân bố quyền lực chính trị trong Nhà nước Mỹ 45
2.1.1. Thuyết "Tam quyền phân lập", Hiến pháp và các nguyên tắc tổ chức, phân chia quyền lực của Nhà nước Mỹ 45
2.1.2. Tổ chức chính quyền liên bang 48
2.1.3. Tổ chức chính quyền bang 52
2.1.4. Tổ chức chính quyền địa phương 54
2.1.5. Các thiết chế "không chính thức" 55
2.2. Địa vị của Tổng thống Mỹ 57
2.2.1. Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ 57
2.2.1.1. Người đứng đầu Nhà nước 57
2.2.1.2. Người đứng đầu ngành hành pháp 59
2.2.2. Địa vị thực tế của Tổng thống Mỹ 59
2.2.2.1. Người đứng đầu Nhà nước và xã hội 60
2.2.2.2. Người lãnh đạo nền hành chính và toàn quyền thực thi pháp luật 61
2.2.2.3. Người đứng đầu đảng cầm quyền và trung tâm hệ thống chính trị 61
2.2.2.4. Nhân vật hàng đầu thế giới 62
2.3. Quyền hạn của Tổng thống Mỹ 63
2.3.1. Quyền trong lĩnh vực hành pháp 63
2.3.2. Quyền trong lĩnh vực lập pháp 66
2.3.2.1. Công bố luật 66
2.3.2.2. Sáng quyền lập pháp 66
2.3.2.3. Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường 69
2.3.2.4. Bổ nhiệm ghế thượng nghị sĩ tạm thời bỏ trống 69
2.3.2.5. Phủ quyết 70
2.3.2.6. Được Quốc hội ủng hộ 72
2.3.3. Quyền trong lĩnh vực tư pháp 73
2.3.3.1. Đề cử và bổ nhiệm thẩm phán liên bang 73
2.3.3.2. Ân xá cho phạm nhân 73
2.3.3.3. Hạ lệnh truy nã và bắt giữ tội phạm đặc biệt nguy hiểm 74
2.3.4. Quyền trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng 74
2.3.5. Quyền trong lĩnh vực danh dự và nghi lễ quốc gia 75
2.3.6. Quyền trong lĩnh vực đối ngoại 76
2.3.7. Quyền đặc biệt 78
2.3.7.1. Quyền khẩn cấp 78
2.3.7.2. Đặc quyền hành pháp 79
2.3.7.3. Quyền sung công 80
2.3.7.4. Quyền pháp lệnh 81
2.3.8. Quyền lợi 82
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THIẾT LẬP TỔNG THỐNG MỸ 87
3.1. Tiêu chuẩn ứng viên tổng thống Mỹ 87
3.2. Ứng cử và đề cử tổng thống Mỹ 91
3.2.1. Lựa chọn cơ sở 91
3.2.2. Đề cử thực sự 95
3.3. Tranh cử tổng thống Mỹ 96
3.4. Bầu chọn tổng thống Mỹ 101
3.5. Nhậm chức, giữ chức và thôi chức tổng thống Mỹ 106
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
A. Tài liệu tiếng Việt 116
B. Tài liệu tiếng Anh 120
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2792 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế độ tổng thống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thiết chế khác - bị coi là "phi nhà nước" hoặc “không chính thức” (informal) vì không được đề cập trong Hiến pháp - cùng hợp thành hệ thống chính trị và ảnh hưởng mạnh đến vị thế, quyền lực, hoạt động của Nhà nước. Đáng kể nhất là các đảng phái chính trị và những nhóm áp lực.
2.1.5.1. Đảng phái chính trị
Cơ chế chính trị phức tạp và nền dân chủ đa nguyên ở Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện sớm, nhiều và phát triển nhanh của các “đảng phái chính trị” (chính đảng) - những nhóm cá nhân được tổ chức lại để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để điều hành chính quyền và quyết định chính sách công cộng Đây có thể coi là định nghĩa chính thức về đảng phái chính trị tại Mỹ.
. Nhìn chung, đảng phái chính trị Mỹ không có hệ tư tưởng nhất định, phương thức tổ chức lỏng lẻo, đảng viên không mang thẻ hoặc không phải trả lệ phí... Mỗi đảng gồm ban lãnh đạo nhiều cấp và các đảng viên, hoạt động thông qua những đại hội tập thể.
ở Mỹ tồn tại hàng trăm đảng phái, nhưng đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ có quy mô và ảnh hưởng lớn nhất, với hầu hết nhân viên nhà nước là thành viên của chúng. Hai đảng này được ví như hai cánh tay của cơ thể chính trị Hoa Kỳ, cùng nhau hoặc luân phiên nắm giữ quyền lực nhà nước suốt từ giữa thế kỷ XIX đến nay và đảng có người đương chức Tổng thống được gọi là đảng cầm quyền, đảng kia là đảng đối lập.
2.1.5.2. Nhóm áp lực
Mặc dù xuất hiện muộn hơn, tổ chức theo từng lĩnh vực và kém tính chính trị hơn so với đảng phái, nhưng các nhóm áp lực (pressure groups) rất đa dạng và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong xã hội Mỹ. Đó là những nhóm người có cùng lợi ích nhất định, liên kết lại với nhau nhằm tác động, gây ảnh hưởng tới chính sách và hoạt động của chính quyền. Tuỳ thuộc phạm vi mục đích mà có thể chia thành hai loại nhóm áp lực cơ bản: các nhóm quan tâm trước hết đến lợi ích của mình, mục tiêu là bảo vệ và phát triển những lợi ích của thành viên nhóm mình, được gọi là “nhóm lợi ích” (interest groups); còn các nhóm chú trọng đến lợi ích của cộng đồng xã hội hơn là của thành viên nhóm mình được gọi là “nhóm khuếch trương” (promotional groups). Những nhóm áp lực có tiềm năng kinh tế và ảnh hưởng chính trị lớn nhất thường là nhóm lợi ích.
Nhóm áp lực là mắt xích khó thể thiếu trong cơ chế thực hiện và chuyển hoá quyền lực chính trị Mỹ. Nó giữ vai trò trung gian giữa chính quyền và nhân dân, phản ánh nhu cầu và thái độ của các cộng đồng người khác nhau đối với Nhà nước, góp phần tích cực vào việc hoạch định chính sách và quản lý, điều hành. Nếu như đảng phái tác động đến chính quyền chủ yếu thông qua việc làm cho đảng viên trở thành nhân viên nhà nước, thì nhóm áp lực lại tác động bằng cách dùng lợi ích để tạo sự quan tâm và để gây sức ép đối với nhân viên nhà nước.
2.2. địa vị của Tổng thống Mỹ
Sở dĩ Tổng thống Mỹ là một trong ít người được phương tiện thông tin và dư luận công chúng quan tâm nhất trên thế giới hiện nay là do vị thế đặc biệt của nhân vật này. Dù ít nhiều khác nhau, nhưng địa vị pháp lý và địa vị thực tế đã kết hợp nhuần nhuyễn, tạo dựng cho Tổng thống Mỹ vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống chính trị quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế.
2.2.1. Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ
Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ là vị trí, vai trò của Tổng thống Mỹ trong Nhà nước, trong xã hội được quy định bởi luật pháp và các nguyên tắc tổ chức - hoạt động cơ bản của Nhà nước Mỹ. Nó khái quát mô hình, giá trị, mối quan hệ của Tổng thống với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng xã hội và nhân dân. Với tính duy nhất và tầm quan trọng đặc biệt, địa vị này phải được ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý tối cao - đó là Hiến pháp. Thực tế thì Hiến pháp Mỹ đã dành một mảng lớn (bao gồm một phần Điều I, toàn bộ Điều II và các Điều bổ sung XII, XX, XXII, XXIII, XXIV, XXV) quy định về chế độ tổng thống. Tại Điều I và Điều II, địa vị Tổng thống được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, nhiều mức độ để làm nổi bật 2 tư cách chủ yếu:
2.2.1.1. Người đứng đầu Nhà nước
Sẽ thất vọng cho bất cứ ai tìm kiếm cụm từ "nguyên thủ quốc gia" (the head of state) trong Hiến pháp Mỹ. Quả thật, văn bản này đã không hề trực tiếp quy định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước. Người ta giải thích rằng các nhà lập hiến Mỹ muốn ít nhất về mặt lý thuyết, ba nhánh quyền lực nhà nước phải tương đối cân bằng nhau và phải xuất phát từ Hiến pháp, được xác lập, điều chỉnh bởi Hiến pháp; vì vậy nếu trực tiếp ghi nhận Tổng thống là nguyên thủ quốc gia thì có thể dẫn đến làm lu mờ những giá trị ấy và làm giảm tính tối cao tuyệt đối của Hiến pháp. Hơn nữa, nếu quy định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước rồi lại quy định Tổng thống được nắm giữ toàn quyền hành pháp, thì ngay trong hình thức pháp lý, đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc khẳng định và phát triển sự tập trung quyền lực - đi ngược lại tư tưởng và nguyên tắc phân quyền vốn được quán triệt trong suốt quá trình tổ chức, thực hiện quyền lực của Nhà nước Mỹ.
Dụng ý tế nhị trên không mấy ảnh hưởng tới tư cách nguyên thủ quốc gia mà, nếu xem xét kỹ lưỡng, sẽ thấy được thể hiện "ngầm" nhưng khá đầy đủ trong nội dung các điều khoản Hiến pháp liên quan:
Thứ nhất, Điều II mở đầu bằng câu: "Quyền hành pháp sẽ được trao cho một vị Tổng thống Hợp chúng quốc Mỹ". Về mặt thuật ngữ, danh từ tổng thống (president) vốn được sử dụng phổ biến và thừa nhận rộng rãi khắp thế giới với ý nghĩa là để chỉ nguyên thủ quốc gia của những nước cộng hoà; còn thủ tướng (premier hoặc prime minister ) mới là danh từ dùng để chỉ người đứng đầu chính phủ (nội các), nắm giữ quyền hành pháp. Khi quy định như trên, Hiến pháp Mỹ đã cùng lúc đạt hai mục tiêu: vừa gián tiếp khẳng định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước lại vừa trực tiếp trao cho Tổng thống quyền hành pháp (Hiến pháp Mỹ đã không hề dùng tới từ "Thủ tướng").
Thứ hai, phương thức thiết lập nên Tổng thống Mỹ, theo Hiến pháp, đã chứng tỏ nhân vật này là quan chức duy nhất được bầu lên trên phạm vi toàn liên bang và do đó là cá nhân duy nhất có thể đủ tư cách đại diện cho cả Nhà nước Mỹ - đây là vai trò của chỉ riêng nguyên thủ quốc gia.
Thứ ba, mức độ địa vị của bất cứ cơ quan nào cũng được đánh giá chủ yếu qua chức năng và quyền hành của cơ quan ấy. Nhiều chức năng, quyền hành của Tổng thống Mỹ quy định trong Hiến pháp là chức năng, quyền hành của nguyên thủ quốc gia chứ không phải của thủ tướng: công bố, phủ quyết dự luật; tổng chỉ huy quân đội; bổ nhiệm đại sứ; bổ nhiệm thẩm phán Toà án Tối cao; ký kết điều ước quốc tế.v.v...
Như vậy, Hiến pháp Mỹ đã, gián tiếp về hình thức và trực tiếp về ý nghĩa nội dung, quy định Tổng thống là nguyên thủ quốc gia - là người đứng đầu Nhà nước; đại diện tượng trưng cho sự thống nhất, hùng mạnh và bền vững của Nhà nước; có quyền thay mặt Nhà nước Mỹ trong cả đối nội lẫn đối ngoại.
2.2.1.2. Người đứng đầu ngành hành pháp
Nếu như địa vị nguyên thủ quốc gia của Tổng thống Mỹ quy định trong Hiến pháp có vẻ mập mờ do một số kỹ xảo từ ngữ, thì ngược lại, sứ mệnh người đứng đầu ngành hành pháp lại rất rõ ràng: "Quyền hành pháp sẽ được trao cho một vị Tổng thống Hợp chúng quốc... Tổng thống đôn đốc việc thi hành đúng đắn, triệt để pháp luật và sẽ giao phó nhiệm vụ cho tất cả các quan chức Mỹ”. Sự uỷ thác trọn vẹn này đã thừa nhận Tổng thống nắm giữ toàn quyền hành pháp và về nguyên tắc, không có nghĩa vụ phải chia sẻ với bất cứ ai quyền lực đó. Hiến pháp Mỹ chỉ đề cập chức danh bộ trưởng bằng thuật ngữ "thư ký" (secretary) chứ không hề quy định gì thêm - khác hẳn hiến pháp hầu hết các nước, vốn thường nói khá cụ thể, chính xác về chức danh, vị thế bộ trưởng và tỷ lệ chia sẻ quyền hành giữa bộ trưởng với thủ tướng. Mặt khác, cơ chế phân quyền cứng rắn mà Hiến pháp Mỹ xác lập đã tách biệt quyền hành pháp với quyền lập pháp và tư pháp, làm cho địa vị người đứng đầu ngành hành pháp của Tổng thống càng trở nên độc tôn, tuyệt đối.
2.2.2. Địa vị thực tế của Tổng thống Mỹ
Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ chủ yếu được quy định trong Hiến pháp - mang tính lý thuyết và tương đối ổn định. Còn địa vị thực tế của Tổng thống lại hình thành trên cơ sở vai trò và các hoạt động thực tiễn của bản thân Tổng thống, của Nhà nước, của xã hội Mỹ - vốn phức tạp, đa dạng, luôn biến đổi với những tính chất, biểu hiện, quy mô, tốc độ, xu hướng khó thể lường trước. Vì vậy, mặc dù được bảo đảm chắc chắn về mặt pháp lý, nhưng địa vị thực tế của Tổng thống Mỹ vẫn luôn dao động và cùng lúc có thể mang nhiều giá trị khác nhau nếu nhìn nhận từ những góc độ khác nhau... Nói chung, địa vị Tổng thống Mỹ được tạo dựng từ 3 cơ sở: một là, các quy định của Hiến pháp và nguyên tắc tổ chức - thực hiện quyền lực nhà nước; hai là, những yếu tố chính trị - xã hội không có trong Hiến pháp hay nguyên tắc; ba là, năng lực và tính cách cá nhân của Tổng thống. Nếu như địa vị pháp lý thuần tuý được xác lập bởi cơ sở thứ nhất thì địa vị thực tế lại đòi hỏi cả 3 cơ sở (trong đó nhiều khi cơ sở thứ hai và ba quan trọng hơn, có ảnh hưởng lớn hơn).
2.2.2.1. Người đứng đầu Nhà nước và xã hội
Nhà nước là thiết chế rộng lớn nhất, quan trọng nhất và duy nhất đảm lãnh chức năng điều hành, quản lý xã hội Mỹ. Đứng đầu Nhà nước nên Tổng thống cũng đứng đầu xã hội. Nguyên lý này được thực tế hoá một cách sinh động và khá thuận lợi. Quy định vốn sơ sài, khái quát của Hiến pháp Mỹ đã tạo điều kiện dễ dãi cho các vị Tổng thống mở rộng quyền lực cá nhân trên nhiều phương diện bằng cách lấp đầy những khoảng trống Hiến pháp - đương nhiên hiệu quả việc đó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh đương thời và tố chất, xử sự của từng Tổng thống; những Tổng thống nổi tiếng, xuất sắc (như Washington, Jackson, Lincoln, F. Roosevelt...) thường là người có bản lĩnh sắt đá và biết cách tự tăng cường địa vị của mình. Mặt khác, cơ chế tản quyền của một hệ thống chính trị đa nguyên và sự chia sẻ giá trị của một xã hội đa thành phần, đa xu hướng như ở Mỹ lại luôn rất cần một quyền lực tối cao duy nhất làm đại diện chung cho tất cả để cân bằng, điều hoà, phối hợp các lực lượng xã hội và hoạt động xã hội. Vai trò thay mặt quốc gia, ý nghĩa biểu tượng sống cho tinh thần và sức mạnh dân tộc của Tổng thống Mỹ vì thế mà được khẳng định, bảo đảm trên thực tế; hơn nữa còn ngày càng được nâng cao tương xứng với tính chất phức tạp của xã hội hiện đại cũng như ảnh hưởng quốc tế của Mỹ.
Tuy địa vị nguyên thủ của Tổng thống Hoa Kỳ thể hiện rất mạnh mẽ và đa dạng trong thực tiễn, song chỉ được thừa nhận ở mức tương đối. Lịch sử chế độ tổng thống Mỹ cho thấy chưa ứng cử viên tổng thống nào giành được hơn 61,1% tổng số phiếu của những người đi bầu L. B. Johson là Tổng thống Mỹ giành được tỷ lệ phiếu bầu của công dân cao nhất (khoảng 61,1% tổng số phiếu những người đi bầu) trong kỳ bầu cử năm 1964.
và tại một thời điểm bất kỳ, với một vấn đề bất kỳ, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống chưa bao giờ vượt quá 89% Cuối năm 1990, Tổng thống Mỹ G. H. Bush (Bush cha) giành được số lượng ủng hộ cao nhất của công dân (xấp xỉ 89%) khi quyết định đưa quân vào giải phóng Kuweit khỏi sự xâm lăng của Iraq.
. Điều đó chứng tỏ luôn còn một bộ phận lớn dân Mỹ không tán thành Tổng thống của mình, nghĩa là - ở mức độ nhất định - không công nhận vai trò, tư cách đứng đầu Nhà nước và xã hội của Tổng thống. Bên cạnh đó, theo như nhận xét của Howard K. Smith thì: "Người "nguyên thủ quốc gia" giống như một lá cờ - bạn phải tôn kính. Còn người "đứng đầu chính phủ" chẳng là gì khác ngoài một chính trị gia - bạn có thể nổi giận hoặc nghiêm khắc với ông ta. (Nước Mỹ) chúng ta kết hợp hai con người này trong một... và chịu tất cả mọi sức ép về tâm lý thông thường khi bạn có hai thái độ đối lập" [123, (2)].
Như vậy, nếu so sánh với địa vị pháp lý, thì địa vị nguyên thủ thực tế của Tổng thống Mỹ có cùng bản chất, nhưng rộng lớn và phong phú hơn rất nhiều về nội dung, đồng thời lại kém hơn về tính tuyệt đối.
2.2.2.2. Người lãnh đạo nền hành chính và toàn quyền thực thi pháp luật
Câu nói nổi tiếng của Lincoln: "Một phiếu đồng ý, bảy phiếu không đồng ý, phiếu đồng ý thắng!" là một trong những ví dụ minh hoạ cho uy quyền hành pháp tuyệt đối của Tổng thống Mỹ. Theo đó, dù tất cả bộ trưởng ngả theo một hướng còn Tổng thống ngả theo hướng ngược lại, ý kiến Tổng thống vẫn mang giá trị quyết định. Trên thực tế, Tổng thống luôn là người duy nhất đứng đầu và điều phối nền hành chính liên bang, đảm bảo cho guồng máy hành pháp hoạt động liên tục, nhất quán và hiệu quả. Tổng thống được toàn quyền thực thi pháp luật bằng những phương thức riêng của mình miễn sao các phương thức đó nhằm phục vụ lợi ích quốc gia và không trái với Hiến pháp. Trong quan hệ công tác với Tổng thống, vai trò của bộ trưởng rất nhỏ: họ không phải là "bộ trưởng" theo đúng nghĩa, mà chỉ là thư ký, "người giúp việc" cho Tổng thống. Mặc dù chức năng cùng vị thế của Nội các và Văn phòng Điều hành ngày càng tăng lên nhưng hai cơ quan này chưa bao giờ được chia xẻ quyền lực hành pháp tối cao với Tổng thống; chúng phải tuân thủ mọi mệnh lệnh của Tổng thống và chịu trách nhiệm trước Tổng thống.
2.2.2.3. Người đứng đầu đảng cầm quyền và trung tâm hệ thống chính trị
Tuy có thể không trực tiếp giữ chức chủ tịch đảng cầm quyền nhưng Tổng thống luôn là người có uy thế nhất trong đảng và đương nhiên trở thành nhân vật số một của đảng cầm quyền. Tổng thống chỉ đạo hoạt động của các tổ chức liên bang của đảng mình và là nhà lãnh đạo những thành viên trong Quốc hội thuộc đảng mình. Mọi chủ trương, sách lược của đảng thường hoặc do Tổng thống đề xướng, hoặc không trái với quan điểm của Tổng thống. Sáng giá nhất trong đảng cầm quyền, Tổng thống đồng thời cũng là đối tượng công kích trọng tâm của đảng đối lập và các đảng phái khác. Vị thế đó kết hợp với vai trò nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo hành pháp khiến Tổng thống Mỹ thực sự trở thành trung tâm của hệ thống chính trị.
2.2.2.4. Nhân vật hàng đầu thế giới
Nước Mỹ đã và đang là một siêu cường quốc, có vai trò và ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng lớn nhất thế giới. Tổng thống Mỹ được coi như "Tổng thống của các tổng thống", "Nguyên thủ của các nguyên thủ" bởi thường tham gia và quyết định nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự... quan trọng của cộng đồng quốc tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, can thiệp vào những chương trình ngoại giao của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn cầu. Sở dĩ có được điều đó là do Tổng thống nắm giữ thẩm quyền đối ngoại của Nhà nước Mỹ và sử dụng rất chủ động, linh hoạt, đa dạng quyền này. Hơn nữa, Nhà nước và nhân dân thường luôn tin tưởng, tăng cường uỷ thác cho Tổng thống bởi vì vị thế của họ, của nước Mỹ được khẳng định trên thế giới qua chính vai trò, ảnh hưởng của Tổng thống. Ngoài ra, thực tế thì đa số Tổng thống Mỹ bản thân đều có năng lực ngoại giao giỏi, chủ động thực hiện những hành vi hiệu quả nâng cao vị thế quốc gia và khởi xướng, tiến hành nhiều chương trình đối ngoại quan trọng (chẳng hạn, học thuyết Biệt lập 1823 của Tổng thống Monroe Học thuyết Biệt lập là những luận thuyết của Tổng thống Monroe trong bản thông điệp về Tình hình liên bang năm 1823, rằng châu Mỹ không còn là địa bàn của chế độ thực dân và những hành động hiếu chiến của các cường quốc châu Âu. Đổi lại, nước Mỹ hứa sẽ không "can thiệp vào công việc nội bộ" của châu Âu. Thực tế, học thuyết này được xây dựng chủ yếu bởi Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Monroe - ông John Quincy Adams (người sau này trở thành Tổng thống kế nhiệm Monroe). Học thuyết Monroe được sử dụng nhiều trong chính trị, ngoại giao và ngôn luận cho đến trước những năm 1920. Tuy nhiên, sau đó, ảnh hưởng của nó ngày càng suy giảm cùng với sự gia tăng "can thiệp" sâu rộng của Mỹ vào châu Âu cũng như khắp thế giới.
, chiến lược ngoại giao Cây gậy lớn 1904 của Tổng thống T. Roosevelt Chiến lược ngoại giao Cây gậy lớn là chính sách đối ngoại của Tổng thống Th. Roosevelt hình thành từ năm 1904, có nguồn gốc ở câu ngạn ngữ: "Hãy ăn nói mềm mỏng và mang theo một cây gậy lớn bên cạnh". Ví dụ điển hình nhất cho chính sách này của ông là sự chia cắt Panama ra khỏi Colombia để thành lập một nhà nước mới có thái độ hợp tác với Mỹ trong nỗ lực xây dựng một kênh đào tại đó. Sau này, chiến lược Cây gậy lớn vẫn nhằm ám chỉ chính sách đối ngoại của Mỹ với sự đe doạ sử dụng vũ lực đằng sau nó.
, phương thức trấn áp Đánh đòn phủ đầu 2002 của Tổng thống G. W. Bush Phương thức trấn áp Đánh đòn phủ đầu là học thuyết được Tổng thống G. W. Bush khởi xướng trong tuyên bố ngày 1/6/2002 tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ (Học viện West Point): "Cuộc chiến chống khủng bố không thể thắng bằng thế thủ. Chúng ta phải ra tay trước, phá hủy kế hoạch của địch và đối đầu với những đe doạ tồi tệ nhất trước khi chúng hiện hình. Trong thế giới chúng ta đang sống, cách thức duy nhất để có an toàn là hành động. Và nước Mỹ sẽ hành động!...". Tinh thần cơ bản của học thuyết này khẳng định Mỹ được phép và nên tấn công (trước) vào các quốc gia, các tổ chức có khả năng đe doạ tới an ninh nước Mỹ. Phương thức Đánh đòn phủ đầu không chỉ có vũ lực, mà còn bao gồm cả những biện pháp phi quân sự (cô lập ngoại giao, cấm vận kinh tế, trừng phạt tài chính, sử dụng tình báo và hoạt động ngầm...). Phương thức - học thuyết này từng gây ra tranh luận sôi nổi tại Mỹ và nhiều nước khác. Những người ủng hộ coi đó là xử sự "phòng ngừa và ngăn chặn", "tấn công để tự vệ" cần thiết. Những người phản đối lại cho rằng nó vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bóp chết nguyên tắc "chủ quyền quốc gia", đồng thời tạo nên sự rối loạn chứ không phải trật tự trong ngoại giao. Dù vậy, phương thức Đánh đòn phủ đầu hiện nay vẫn giữ được giá trị nhất định; nó cũng đã được áp dụng khá thành công trong cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq và chống Tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
...). Như vậy, không chỉ còn qua phương tiện thông tin hay dư luận công chúng, Tổng thống Mỹ đã thực sự trở thành nhân vật hàng đầu thế giới.
2.3. quyền hạn của tổng thống Mỹ
Quyền hạn là quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ. Quyền hạn tổng thống Mỹ cũng chính là nghĩa vụ, trách nhiệm Tổng thống Truman từng nổi tiếng về khẩu hiệu đặt trên bàn làm việc của ông: "Trách nhiệm phải được giải quyết dứt khoát ở đây" (The buck stops here).
của chức vị này và được coi như yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên địa vị, chức năng, quyền lực, vai trò, ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ. Nhiều học giả, nhà nghiên cứu và chính trị gia thường phân chia quyền hạn tổng thống Mỹ làm 2 phương diện đối lập: quyền hạn đối nội - quyền hạn đối ngoại; quyền hạn pháp lý - quyền hạn thực tế; quyền hạn thông dụng - quyền hạn hy hữu; quyền hạn biểu hiện - quyền hạn tiềm năng... Sự phân chia đó tuy khắc hoạ được tính đặc trưng của quyền hạn, nhưng lại không đầy đủ, không phản ánh được tổng thể vì thiếu những phương diện đa chiều và trung gian. Vì vậy, nếu nhìn nhận từ nhiều góc độ, có thể thấy quyền hạn tổng thống Mỹ rất rộng lớn, khá toàn diện, gồm 8 nhóm cơ bản:
2.3.1.Quyền trong lĩnh vực hành pháp
Về nguyên tắc, Nhà nước Mỹ được tổ chức theo học thuyết "Tam quyền phân lập": quyền lực nhà nước phân thành 3 nhánh rõ rệt (lập - hành - tư pháp) trong cơ chế kiểm soát và đối trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, do nhu cầu phức tạp của việc điều hành, quản lý một siêu cường quốc, quyền hành pháp ngày càng chiếm ưu thế tuyệt đối so với quyền lập pháp và tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước Mỹ. Vai trò của Tổng thống vì thế trở nên đặc biệt quan trọng với sự uỷ thác trọn vẹn của Hiến pháp: "Quyền hành pháp được trao cho vị Tổng thống Hợp chủng quốc Mỹ" (Khoản 1 Điều II). Trên cơ sở vững chắc đó, Tổng thống thể hiện những quyền hạn và hoạt động hành pháp chủ yếu sau:
(1). Trực tiếp lãnh đạo ngành hành pháp, toàn quyền thực thi những chính sách, luật lệ do Quốc hội thông qua, trên phạm vi toàn liên bang.
(2). Đề ra và quyết định các cơ cấu tổ chức, hoạt động của nền hành chính quốc gia.
(3). Lãnh đạo và quản lý chung tất cả các bộ cùng rất nhiều cơ quan, uỷ ban liên bang và đội ngũ quan chức dân sự. Hiện nay, Tổng thống Mỹ thống quản 16 bộ ngành hành pháp, hàng trăm cơ quan, uỷ ban liên bang và gần 800.000 quan chức dân sự.
(4). Sử dụng rộng rãi và mạnh mẽ quyền lập quy bằng việc ban hành rất nhiều văn bản để hoạch định chính sách, thực thi pháp luật và điều hành, quản lý quốc gia. Các loại văn bản phổ biến nhất là sắc lệnh (decree), lệnh hành pháp (executive order) và chỉ thị (presidential directive) - chúng ngày càng thông dụng và chiếm ưu thế hơn so với những đạo luật, nghị quyết của Quốc hội.
(5). Đề cử và bổ nhiệm những thành viên Nội các, những chức vụ chính trị quan trọng khác trong Chính phủ, những vị trí công chức hành chính quan trọng trong bộ máy hành pháp liên bang, những quan chức cao cấp của các bộ ngành. Tuy nhiên, sự bổ nhiệm của Tổng thống cần phải được Thượng viện phê chuẩn Sự bổ nhiệm của Tổng thống sẽ được Thượng viện phê chuẩn nếu được trên một nửa các thượng nghị sĩ hiện diện bỏ phiếu tán thành. Thực tế, đa số quyết định bổ nhiệm được chấp thuận. Tuy nhiên, trước khi đề cử và bổ nhiệm, Tổng thống thường phải tham khảo ý kiến của đội ngũ cố vấn và gửi "thư xanh' tới thượng nghị sĩ. Thư xanh (blue slip) là một bức thư hoặc đơn được gửi cho mỗi thượng nghị sĩ yêu cầu thông qua sự bổ nhiệm của Tổng thống. Nếu thượng nghĩ sĩ không ký vào bức thư xanh này - đặc biệt là nếu ông (bà) ta thuộc đảng của Tổng thống hoặc người được bổ nhiệm lại thuộc bang của thượng nghị sĩ đó - việc bổ nhiệm có thể sẽ được Tổng thống rút lại. Ngoài ra, Thượng viện có thể từ chối xem xét một ứng viên được bổ nhiệm nếu các thượng nghị sĩ vin cớ "phép lịch sự của thượng nghị sĩ" - các thượng nghị sĩ ủng hộ đồng nghiệp. Theo truyền thống này, Thượng viện sẽ trì hoãn hoặc ngăn chặn một ứng viên nếu một thượng nghị sĩ thuộc đảng của Tổng thống phản đối ứng viên đó.
nên có thể sẽ khó suôn sẻ nếu đảng đối lập có đa số nghị sĩ trong Thượng viện. Tổng thống đôi khi né tránh sự chấp thuận của Thượng viện bằng cách sử dụng phương thức "bổ nhiệm trong kỳ nghỉ" - tức là đưa ra quyết định bổ nhiệm khi Thượng viện đã ngưng họp (sự bổ nhiệm trong kỳ nghỉ có hiệu lực cho đến đầu phiên họp khoá sau của Thượng viện, ví dụ: một người được bổ nhiệm vào năm 2008 có thể giữ chức đến cuối năm 2009). Tổng thống cũng sử dụng một phương thức khác nữa để né tránh sự xác nhận của Thượng viện, đó là việc bổ nhiệm các quan chức với tư cách "tạm quyền". Chẳng hạn, năm 1998, 20% vị trí trong Chính phủ đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Thượng viện (64 trong số 320 vị trí trống) đã được những nhân vật "tạm quyền" nắm giữ. Bất mãn trước thực tế đó, Thượng viện đã đề xuất và thông qua Đạo luật Các vị trí bỏ ngỏ năm 1998. Đạo luật này xác nhận các ứng viên dựa "theo ý kiến (xem xét, cố vấn) và được sự chấp thuận (thông qua, phê chuẩn) của Thượng viện", và họ có thể được phép của Thượng viện giữ chức trên cơ sở "tạm quyền", nhưng bị Thượng viện giới hạn về mặt thời gian nhiệm kỳ.
(6). Toàn quyền bãi miễn những quan chức của Chính phủ nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ, mắc sai lầm, gây thiệt hại nghiêm trọng trong công việc... Nếu như sự đề cử và bổ nhiệm quan chức hành pháp cao cấp cần phải được Thượng viện xem xét, thông qua thì sự bãi miễn không chịu bất cứ sự can thiệp nào của Thượng viện hoặc cả hai Viện của Quốc hội.
Khó thể liệt kê hết những quyền hạn cụ thể của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực hành pháp rộng lớn và phức tạp. Tuy vậy, điều rất dễ nhận thấy là những quyền hạn đó tạo nên phần cơ bản nhất của quyền lực tổng thống, chúng ngày càng được tăng cường và giúp Tổng thống kiềm chế hữu hiệu đối với hệ thống cơ quan lập pháp, tư pháp. Việc sử dụng khéo léo quyền hành pháp còn khiến Tổng thống nâng cao được vị thế cá nhân mình và hoạt động suôn sẻ, thuận lợi hơn. Ví dụ, các đạo luật hiện đại cho phép Tổng thống ấn định hợp đồng và lựa chọn địa điểm xây dựng những cơ sở của Chính phủ; Tổng thống dùng quyền này để gây sức ép với các thành viên của những uỷ ban và tiểu ban quan trọng có liên quan tới quốc phòng thường được Tổng thống cho phép xây dựng các cơ sở quốc phòng ở khu vực mình để đổi lấy sự ủng hộ của họ về những yêu cầu quân sự.
2.3.2. Quyền trong lĩnh vực lập pháp
Dù không thuộc ngành lập pháp, không nắm giữ quyền lập pháp nhưng Tổng thống Mỹ vẫn có nhiều quyền hạn quan trọng trong lĩnh vực này.
2.3.2.1. Công bố luật
Tổng thống với tư cách nguyên thủ quốc gia - là người duy nhất thay mặt Nhà nước công bố với nhân dân những đạo luật mà Quốc hội thông qua. Chỉ khi được Tổng thống công bố, những đạo luật đó mới được ban hành và mới bắt đầu có hiệu lực, giá trị thực thi.
2.3.2.2. Sáng quyền lập pháp
Sáng quyền lập pháp (quyền sáng kiến về lập pháp) là sáng kiến đề nghị luật. Trong bất cứ một thể chế chính trị nào, sáng quyền lập pháp luôn là một phương tiện tạo ảnh hưởng có hiệu quả của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp. Với chế độ tổng thống Mỹ, Hiến pháp trao cho Quốc hội chức năng lập pháp và không quy định rõ ràng cho Tổng thống sáng quyền đó. Việc quy định như vậy nhằm mục đích biểu hiện sự phân quyền tuyệt đối của chính thể, đồng thời cũng để nâng cao vai trò đích thực của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp vốn đã được Hiến pháp phân chia. Nhưng thực tế, Tổng thống vẫn có quyền hạn rất lớn trong lĩnh vực này. Tổng thống dù không thuộc ngành lập pháp nhưng vẫn đóng