Năng lực và công nghệsản xuất: Sản phẩm Bánh mềm phủChocolate
(Chocovina) của công ty sản xuất trên dây chuyền công nghệvà thiết bịcủa Hàn Quốc.
Dây chuyền sản xuất Chocovina đồng bộvà khép kín, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn
vềchất lượng và nguyên tắc đảm bảo Vệsinh An toàn Thực phẩm. Hàng năm dây chuyền
Chocovina có khảnăng sản xuất: 2.500 tấn sản phẩm.
Sản phẩm Cookies sản xuất trên dây chuyền công nghệ Đan Mạch. Năng suất: 5.000 tấn
sản phẩm/năm.
Sản phẩm Kẹo cứng và Kẹo mềm được sản xuất trên dây chuyền công nghệcủa Đài
Loan. Năng suất dây chuyền Kẹo cứng: 600 tấn/năm, năng suất dây chuyền Kẹo mềm:
2.500 tấn/năm.
Sản phẩm Snack được sản xuất trên dây chuyền công nghệcủa Đài Loan. Năng
suất: 1.500 tấn/năm.
69 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược của công ty cổ phần Kinh Đô đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bibica cung cấp cho thị trường
khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại.
-26-
2.3.1.2 Công ty Bánh Kẹo Quãng Ngãi
Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi – Bộ Nông nghiệp &
Phát triển Nông thôn là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo nằm ở Miền
Trung đất nước. Bánh kẹo Quảng Ngãi đã hơn 10 năm được người tiêu dùng cả nước biết
đến là một sản phẩm cao cấp với đa dạng chủng loại như: Kẹo các loại: kẹo cứng trái cây,
kẹo cứng sữa, kẹo cứng sôcôla, kẹo xốp trái cây, kẹo mềm sữa bò, kẹo mềm sôcôla, kẹo
xốp cốm, bánh quy, bánh biscuits các loai, bánh Crackers, bánh mềm phủ chocolate. Mỗi
năm nhà máy sản xuất gần 10.000 tấn sản phẩm các loại. Công ty bánh kẹo Quãng Ngãi
hoạt động với phương châm “chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm” luôn
là mối quan tâm hàng đầu.
Năng lực và công nghệ sản xuất: Sản phẩm Bánh mềm phủ Chocolate
(Chocovina) của công ty sản xuất trên dây chuyền công nghệ và thiết bị của Hàn Quốc.
Dây chuyền sản xuất Chocovina đồng bộ và khép kín, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn
về chất lượng và nguyên tắc đảm bảo Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Hàng năm dây chuyền
Chocovina có khả năng sản xuất: 2.500 tấn sản phẩm.
Sản phẩm Cookies sản xuất trên dây chuyền công nghệ Đan Mạch. Năng suất: 5.000 tấn
sản phẩm/năm.
Sản phẩm Kẹo cứng và Kẹo mềm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đài
Loan. Năng suất dây chuyền Kẹo cứng: 600 tấn/năm, năng suất dây chuyền Kẹo mềm:
2.500 tấn/năm.
Sản phẩm Snack được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đài Loan. Năng
suất: 1.500 tấn/năm.
2.3.1.3 Công ty Vinabico
Vinabico hoạt động trong lĩnh vực Sản Xuất và Kinh Doanh các mặt hàng bánh kẹo
và thực phẩm chế biến. Sản phẩm của Vinabico bao gồm các loại bánh quy, bánh Snack,
bánh Pilu, bánh Trung Thu, bánh ngọt các loại, bánh cưới cao cấp, bánh mì, bánh sinh
nhật, kẹo dẻo Jelly, kẹo Nougat, kẹo mềm, kẹo trang trí các loại v.v.
Những sản phẩm của Vinabico được sản xuất trên dây chuyền máy móc và công nghệ nhập
từ các nước như Nhật, Ðức và Ý. Cùng với công nghệ chế biến tiên tiến của Nhật Bản,
-27-
thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Vinabico hoạt động với phương
châm “Chất lượng cao - Giá cả hợp lý”.
2.3.1.3 Công ty Bánh Kẹo Hải Hà
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ty được thành lập từ năm 1960 tiền thân là một xí
nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm, nay đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh
kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm
Các lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực
bánh kẹo và chế biến thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất, máy
móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các loại sản phẩm hàng hóa
khác, đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại. Các sản phẩm
bánh kẹo chính của công ty là: bánh quy, bánh kẹo hộp, bánh kem xốp, bán h Crackers, và
kẹo các loại.
2.3.2 Nhà cung cấp
Về nguyên liệu: Kinh Đô sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu.
Thông thường Kinh Đô mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao.
Nhà cung cấp nguyên liệu của Kinh Đô có thể chia ra thành nhiều nhóm hàng: nhóm bột,
nhóm đường, nhóm bơ sữa, nhóm hương liệu, nhóm phụ gia hoá chất…
Sau đây là một số nhà cung cấp cung cấp các nhóm nguyên liệu chính cho Kinh Đô:
- Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong- Nhóm đường: nhà máy
đường Biên hoà, Đường Juna, Đường Bonborn, nhà máy đường Phú Yên…
- Nhóm bơ sữa: nhóm hàng này Kinh Đô chủ yếu sử dụng từ nước ngoài thông qua
việc nhập trực tiếp và qua nhà phân phối hoặc đại lý tại Việt nam.
- Nhóm hương liệu, phụ gia hoá chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngoài, Kinh Đô mua
thông qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, một số hãng hương liệu
mà Kinh Đô đang sử dụng là: Mane, IFF, Griffit, Cornell Bros…
Về bao bì: Kinh Đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước. Các loại bao bì Kinh Đô sử
dụng là: bao bì giấy, bao bì nhựa và bao bì thiết. Các nhà cung cấp chủ yếu của Kinh Đô
đối với bao bì là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bì thiết).
-28-
2.3.3 Đối thủ tiềm năng
Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi đầu
tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có
nhiều nhà đầu tư tham gia lĩnh vực sản xuất kinh doanh này.
Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới nhập
ngành là tiềm lực về tài chính khả khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố rất quan trọng
trong quá trình đầu tư nghiên cứu sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá sản phẩm đến
người tiêu dùng. Đối với Kinh Đô, tiềm lực về tài chính đã giúp cho công ty tạo ra sự khác
biệt trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng cạnh
tranh nhờ đầu tư đúng mức.
Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập ngành, Kinh Đô sẽ phải đối
mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh bánh
kẹo khi việc gia nhập AFTA, WTO như Kellog, các nhà sản xuất bánh Cookies từ Đan
Mạch, Malaysia…
2.3.4 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng chính hàng ngày nhưng nhu
cầu về loại sản phẩm này luôn luôn thay đổi do đòi hỏi của người tiêu dùng. Những yêu
cầu về sản phẩm có thể theo nhiều khuynh hướng khác nhau như: khuynh hướng sản phẩm
tốt cho sức khoẻ, khuynh hướng sản phẩm thuận tiện cho nhu cầu sử dụng ở từng thời
điểm và từng địa điểm khác nhau…Như vậy có thể nói, sản phẩm thay thế trong ngành sản
xuất bánh kẹo mà Kinh Đô phải đối mặt là những sản phẩm được chế biến với với những
nguồn nguyên liệu khác biệt có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
2.3.5 Khách hàng
Tập đoàn đa quốc gia Millward Brown (Millward Brown là tập đoàn chuyên về
quảng cáo, truyền thông tiếp thị, truyền thông đại chúng và nghiên cứu giá trị thương hiệu,
có 75 văn phòng đặt tại 43 quốc gia) phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường Custumer
Insights vừa công bố 10 thương hiệu thành công tại Việt Nam gồm: Nokia, Dutch Lady,
Panadol, Coca Cola, Prudential, Coolair, Kinh Đô, Alpenliebe, Doublemint và Sony. Báo
cáo cũng chỉ ra 10 thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai là Kinh Đô,
Flex, Sachi (tên sản phẩm Snacks của Kinh Đô), Sá xị, Bảo Việt, bia Hà Nội, Vinamilk,
-29-
Milk, 333 và Jak. Kết quả này được nghiên cứu trên 4.000 người tiêu dùng tại Hà Nội và
TP HCM, với phương pháp Barnd Dynamics là công cụ đo lường giá trị thương hiệu của
Millward Brown. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn người tiêu dùng đánh giá tổng cộng 60
thương hiệu và 10 loại sản phẩm.
Các tiêu chí đánh giá là sự yêu thích của người tiêu dùng với sản phẩm cũng như
những lợi ích, cách trình bày và giá trị của sản phẩm.
Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy, Kinh Đô là doanh nghiệp duy nhất trong
ngành sản xuất bánh kẹo được người tiêu dùng quan tâm và yêu thích. Tuy nhiên, áp lực
về sự thay đổi sự lựa chọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn tồn tại nếu Kinh Đô không
tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
2.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Chọn 3 công ty tiêu biểu trong cùng lĩnh vực hoạt động và với sản phẩm phẩm cung
cấp ra thị trường đồng dạng. Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá xếp
hạng cho mỗi công ty với những tiêu chí đánh giá sau:
Bảng 2.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Kinh Đô Bibica
Bánh kẹo
Quãng Ngãi
STT Các yếu tố thành công
Mức
độ
quan
trọng Hạng
Điểm
quan
trọng Hạng
Điểm
quan
trọng Hạng
Điểm
quan
trọng
1 Thị phần 0.12 4 0.48 3 0.36 2 0.24
2 Khả năng cạnh tranh giá 0.05 3 0.15 3 0.36 3 0.36
3 Sự đột phá về chất lượng sản phẩm 0.1 3 0.3 3 0.36 2 0.24
4 Mạng lưới phân phối 0.12 4 0.48 2 0.24 2 0.24
5 Hiệu quả Marketing 0.1 3 0.3 3 0.36 1 0.12
6 Lòng trung thành của khách hàng 0.1 3 0.3 3 0.36 2 0.24
7 Sức mạnh tài chính 0.15 4 0.6 2 0.24 2 0.24
8 Bí quyết công nghệ và kỷ thuật chế biến 0.14 3 0.42 3 0.36 3 0.36
9 Hệ thống quản lý chuyên nghiệp 0.12 3 0.36 2 0.24 2 0.24
Tổng số 1 3.39 2.88 2.28
-30-
Nhận xét:
Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể thấy các chiến lược của
Kinh Đô ứng phó tốt nhất đối với các yếu tố có vai trò thiết yếu cho sự thành công như
được biểu hiện bởi tổng số điểm quan trọng là 3.39
2.3 Phân tích môi trường nội bộ của Công Ty Cổ Phần Kinh Đô.
Môi trường nội bộ của Kinh Đô sẽ được phân tích thông qua kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty qua 3 năm từ 2003 đến 2005 và các yếu tố chủ yếu của môi trường nội
bộ của Kinh Đô.
2.3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Kinh Đô từ 2003 - 2005
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2003 2004 2005Năm
Doanh thu thuần 623 718 825
Giá vốn hàng bán 462 516 595
Lãi gộp 161 202 230
Chi phí bán hàng 47 61 64
Chi phí quản lý 30 40 50
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 84 101 116
Thu nhập / chi phí tài chính -7 -13 -11
Thu nhập / chi phí tài khác 0 0 6
Lợi nhuận trước thuế 77 88 111
Thuế TNDN 7 13
Lợi nhuận sau thuế 77 81 98
Nguồn: Công ty Cổ Phần Kinh Đô
Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Kinh Đô khoảng 15% ( bảng 2.4).
Doanh thu thực hiện năm 2005 là 825 tỷ đồng đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong năm
2005, bằng những biện pháp giảm giá thành hợp lý, kết hợp với việc đẩy mạnh tiêu thụ
những sản phẩm có tỷ lệ lãi gộp cao đã làm cho tổng tỷ lệ lãi gộp của công ty đã tăng lên
so với các năm trước. Tỷ lệ chi phí quản lý cũng tăng lên hàng năm cho thấy Kinh Đô
-31-
cũng ngày càng quan tâm đến đội ngũ nguồn nhân lực, đầu tư thêm nguồn nhân lực có chất
lượng cao. Mặc dù trong những năm qua, tình hình thị trường nguyên vật liệu đầu vào luôn
biến động tăng bất thường nhưng Kinh Đô vẫn duy trì được mức lợi nhuận sau thuế mong
muốn từ 11 – 12% (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Phân tích một số chỉ số chi phí và lợi nhuận từ 2003 - 2005
Các chỉ số tài chính
ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1, Chỉ số tăng trưởng % 15% 15%
2, Tỷ lệ lãi gộp % 25.8% 28% 28.8%
3, Tỷ lệ chi phí bán hàng % 7.5% 8.5% 8%
4, Tỷ lệ chi phí quản lý % 4.8% 5.5% 6.4%
5, Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế % 12.3% 11.2% 12.3%
Nguồn: Công ty Cổ Phần Kinh Đô
Sau đây là bảng kết quả kinh doanh và các chỉ số tài chính từng ngành hàng trong
năm 2005
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh từng ngành hàng năm 2005
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005
Khoản mục Cookies Cracker Snack Bánh mì Kẹo khác Tổng
1. Doanh thu thuần 254 167 89 216 51 48 825
Giá vốn hàng bán 154 120 65 163 38 54 594
Lãi gộp 100 47 24 54 13 -6 231
- Chi phí bán hàng 19 16 9 16 4 0 63
- Chi phí quản lý 8 14 8 16 5 0 51
EBIT 72 17 8 22 4 -6 116
Lợi nhuận trước thuế 68 12 5 17 2 8 112
Lợi nhuận sau thuế 60 11 4 15 2 7 98
-32-
Bảng 2.6: Phân tích một số chỉ số chi phí và lợi nhuận ngành hàng năm 2005
Khoản mục Cookies Crackers Snack
Bánh
mì Kẹo khác Tổng
Tỷ lệ giá vốn hàng bán 60.7% 72.1% 73.0% 75.2% 75.1% 112.4% 72.0%
Tỷ lệ lãi gộp 39.3% 27.9% 27.0% 24.8% 24.9% -12.4% 28.0%
- Tỷ lệ chi phí bán hàng 7.5% 9.4% 9.6% 7.4% 7.9% 0.0% 7.7%
- Tỷ lệ chi phí quản lý 3.3% 8.6% 8.7% 7.2% 9.3% 0.0% 6.2%
Tỷ lệ EBIT 28.5% 9.9% 8.6% 10.1% 7.7% -12.4% 14.1%
Tỷ lệ lãi trước thuế 27.0% 7.2% 5.6% 7.7% 4.9% 15.8% 13.6%
Tỷ lệ lãi sau thuế 23.6% 6.5% 4.8% 6.8% 4.2% 13.6% 12.3%
Ghi chú:
- Doanh thu và lợi nhuận bánh Cookies bao gồm cả doanh thu và lợi nhuận của
bánh Trung Thu và bánh bơ
- Doanh thu của khoản mục “ khác “ là doanh thu bán nguyên vật liệu cho các
công ty thành viên trong hệ thống Kinh Đô. Lợi nhuận của khoản mục “khác” bao gồm lợi
nhuận từ bán nguyên vật liệu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Nhận xét: trong hoạt động của các ngành hàng thì ngành Cookies là ngành đóng góp lợi
nhuận cao nhất vào tổng lợi nhuận, sau đó đến ngành bánh mì và ngành Crackers. Lợi
nhuận đạt được thấp nhất là ngành kẹo.
2.3.2 Phân tích các yếu tố chủ yếu của môi trường nội bộ
Sơ đồ tổ chức
-33-
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
P.TGĐ
Kinh Doanh
P.TGĐ
KD Quốc Tế
P.TGĐ
Điều Hành
P.TGĐ
Tài Chính
P.TGĐ
Kế Hoạch
P.TGĐ
Pháp Chế&
Đối ngoại
P. Phát Triển
Kinh doanh
P.TGĐ
Cung Ứng
Vật Tư
P. Marketing
P. PR
P. Thiết Kế
P. KDoanh
Quốc Tế
P. Nhân Sự
P. Hành
Chánh
P. Dự Án và
IT
P. KTTC và
KTQT
P. Tín dụng
P. Chứng
Khoan
P. Kiểm toán
P. Kế Hoạch P. Pháp Chế
P. QA
P. Quản trị
đơn hàng và
cung ứng
P.TGĐ
Sản xuất
P. QC
P. RD
P. Kỷ Thuật
PX.Snacks
PX. Cookies
PX. Cracker
PX. Bánh mì
PX. Kẹo
Bộ
phận
dự án
phát
triển
kinh
doanh
-34-
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền.
- Hội đồng quản trị: hiện tại hội đồng quản trị có 5 thành viên, nhiệm kỳ của mỗi
thành viên là 3 năm.
- Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp
pháp hợp lý trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.
Ban kiểm soát công ty gồm có 3 thành viên, nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm.
- Ban Tổng Giám Đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều
hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chiến lược và kế
hoạch đã được hội đồng quản trị và đại hội cổ đông thông qua. Các thành viên ban
Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ 3 năm.
Công ty có bộ máy tổ chức rõ ràng, tổ chức của Kinh Đô phân theo nhiệm vụ,
được cấu trúc trực tuyến theo chiều dọc, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp
trên của mình. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức bộ phận dự án phát triển kinh doanh
nhằm phát triển các mảng kinh doanh mới có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh hiện tại của công ty.
2.3.2.1 Các hoạt động chính
Hoạt động cung ứng đầu vào
Hoạt động thu mua: Tất cả các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của
Kinh Đô được thực hiện bởi phòng cung ứng vật tư. Phòng Cung Ứng Vật Tư gồm
Giám Đốc cung ứng và 3 phó phòng mua hàng phụ trách 3 nhóm hàng nguyên liệu, bao
bì, vật tư, chịu trách nhiệm thu mua tất cả nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho Kinh Đô
từ trong nước cũng như ngoài nước. Họ phải đảm bảo mua được nguồn hàng với giá tốt
nhất, chất lượng đảm bảo, nguồn hàng ổn định liên tục không gián đoạn. Bên cạnh đó,
bộ phận này cũng phải thường xuyên tìm kiếm nguồn cung cấp mới, nhà cung cấp mới.
-35-
Bộ phận này phối hợp chặt chẽ với bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận kho để tiến
hành thu mua.
Hoạt động quản lý dự trữ tồn kho của công ty được tính toán trên cơ sở mô
hình tồn kho tối ưu, và thường thực hiện việc tồn trữ đầu cơ đối với một số mặt hàng
mà công ty sử dụng số lượng lớn và giá giá thường xuyên biến động trên thị trường.
Định kỳ hàng tháng bộ phận quản lý kho, bộ phận kế hoạch sản xuất kết hợp với kế
toán để kiểm tra kho. Nội dung của việc kiểm tra bao gồm kiểm tra số lượng và chất
lượng của nguyên vật liệu tồn trữ trong kho.
Việc lưu trữ, bảo quản được thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng. Tất cả
các nguyên vật liệu nhập kho đều ghi rõ ngày tháng nhập theo từng lô, nhân viên kiểm
tra hàng nhập.
Tất cả các loại nguyên vật liệu dùng cho các phân xưởng sản xuất đều được tập
trung chung ở kho nguyên vật liệu.
Những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động cung ứng đầu vào.
Điểm mạnh:
- Do Kinh Đô thường giao dịch với những đơn hàng lớn nên sức đàm phán
mạnh, do đó thường mua được hàng với giá rẻ, chất lượng tốt.
- Có sự phối hợp chuyên nghiệp giữa bộ phận mua hàng, kế hoạch sản xuất và
sản xuất nên công ty luôn có đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, mặc dù có những đơn
hàng phát sinh ngoài kế hoạch.
Điểm yếu:
- Việc kiểm tra số lượng chất lượng tồn kho được thực hiện tốt nhưng báo cáo
còn thiếu sót trong việc thể hiện mức độ sử dụng của nguyên vật liệu. Ví dụ: trong kho
còn tồn một lượng bột mì để sản xuất một loại bánh Cookies cho đơn hàng xuất khẩu
và đơn hàng này bây giờ đã không thực hiện nữa. Như vậy, báo cáo báo cáo tồn vẫn thể
hiện số lượng, chất lượng của loại nguyên vật liệu này tuy nhiên nó đã không còn được
-36-
sử dụng. Do không xử lý vấn đề này nên sau 1 thời gian loại nguyên liệu này sẽ hư
hỏng.
Vận hành:
Tình hình máy móc thiết bị sản xuất
Hiện Kinh Đô đang sản xuất trên dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất
Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á Thái
Bình dương. Máy móc được đầu tư mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản
phẩm là sự phối hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
Các dây chuyền sản xuất chính gồm:
- Hai dây chuyền sản xuất bánh Crackers:
¾ Dây chuyền công nghệ Châu Âu trị giá 2 triệu USD, công suất 20 tấn / ngày
được đưa vào sản xuất năm 2000
¾ Dây chuyền sản xuất gồm các máy móc thiết bị của Đan mạch, Hà Lan, Mỹ trị
giá 3 triệu USD, công suất 30 tấn / ngày, được đưa vào sản xuất năm 2003.
- Hai dây chuyền sản xuất bánh Cookies:
¾ Một dây chuyền của Đan mạch trị giá 5 triệu USD, công suất 10 tấn / ngày được
đưa vào sử dụng từ năm 1996.
¾ Một dây chuyền sản xuất bánh Cookies Copo trị giá 1,2 triệu USD được lắp đặt
và đưa vào sử dụng tháng 5 / 2005.
- Một dây chuyền sản xuất bánh Trung Thu với thiết bị của Nhật Bản và Việt
Nam.
- Ba dây chuyền sản xuất bánh mì và bánh bông lan công nghiệp:
¾ Dây chuyền sản xuất trị giá 1.2 triệu USD, công suất 25tấn / ngày được đưa vào
sản xuất năm 1997.
¾ Dây chuyền sản xuất bánh mì của Pháp, trị giá 1 triệu USD đưa vào sử dụng
năm 2004
-37-
¾ Dây chuyền sản xuất bánh bông lan công nghiệp của Ý, trị giá 3 triệu USD được
đưa vào sản xuất năm 2005
- Hai dây chuyền sản xuất bánh Snacks: một dây chuyền của Nhật Bản, trị giá
750,000USD được đưa vào sử dụng năm 1994 và một dây chuyền của Italia.
- Một dây chuyền bánh quế của Malaysia.
- Một dây chuyền Chocolate của Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan trị giá
800,000USD được đưa vào sản xuất năm 1998, đầu năm 2005 công ty đã nhập thêm
một dây chuyền định hình chocolate từ Châu Âu.
- Một dây chuyền sản xuất kẹo của Đài Loan trị giá 2 triệu USD, công suất 2 tấn
/ giờ được đưa vào sử dụng năm 2001.
Mỗi dây chuyền sản xuất thuộc các ngành hàng khác nhau được bố trí tại mỗi
xưởng khác nhau để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát theo quy trình sản xuất riêng cho
mỗi sản phẩm.
Tình hình bố trí mặt bằng sản xuất tại Kinh Đô cũng được sắp xếp một cách
khoa học, tận dụng tối đa mặt bằng trong nhà xưởng.
Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Công ty Kinh Đô đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu Phát triển
(R&D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Hoạt
động nghiên cứu phát triển của Kinh Đô được tiến hành khá đa dạng, bao gồm:
- Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, từ khâu sơ chế nguyên vật liệu, chế biến,
định hình đến khâu đóng gói, bảo quản sản phẩm.
- Nghiên cứu biện pháp cải tiến các sản phẩm hiện có về chất lượng, kiểu dáng,
bao bì.
- Nghiên cứu việc sản xuất sản phẩm trên các dây chuyền Công ty mới đầu tư
hoặc dự kiến đầu tư.
-38-
- Nghiên cứu việc sử dụng các nguyên vật liệu mới vào quá trình sản xuất sản
phẩm.
- Nghiên cứu việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu của
khách hàng nước ngoài đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.
Đối với hoạt động nghiên cứu phát triển, yếu tố con người đóng vai trò rất quan
trọng. Hiện nay bộ phận R&D của Công ty có hơn 20 chuyên gia về lĩnh vực chế biến
thực phẩm được đào tạo cơ bản từ các trường Đại học trong và ngoài nước, có nhiều
kinh nghiệm thực tế và gắn bó với Công ty từ những ngày đầu thành lập. Ngoài việc cử
nhân viên sang nước ngoài tham gia các khóa học ngắn hạn, hàng năm, Công ty còn
mở các khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ sản xuất mới cho đội ngũ nhân viên R&D
với sự giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài. Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho nhân viên R&D tiếp cận với những thông tin mới nhất về sản phẩm mới, công nghệ
mới, xu hướng mới của thị trường,....
Sự đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Công ty đã
mang lại những kết quả khả quan. Từ năm 2002 đến nay, Công ty đã đưa ra thị trường
hơn 100 sản phẩm mới trong đó hầu hết thuộc nhóm thực phẩm dinh dưỡng và thực
phẩm chức năng, đáp ứng nhu cầu ăn ngon miệng và bổ dưỡng của người tiêu dùng,
bao gồm: nhóm dinh dưỡng bổ sung DHA (hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ trẻ em),
nhóm dinh dưỡng bổ sung canxi (củng cố sự vững chắc của xương), nhóm dinh dưỡng
bổ sung vitamin nhóm B và D, nhóm dinh dưỡng bổ sung chất xơ,....
Kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000, do tổ chức BVQI của Anh Quốc chứng nhận tháng 10/2002. Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được Công ty tuân thủ nghiêm ngặt. Từ năm 2002
đến nay, Công ty đã được tổ chức BVQI tiến hành tái đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng của Công ty 7 lần (theo chu kỳ cứ 6 tháng tái đánh giá một lần) với kết quả tốt.
-39-
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi bộ phận Quản lý Kiểm
soát Đảm bảo Chất lượng (Q&A) và bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: đây là vấn đề được Công ty hết sức chú trọng, xem
đây là một trong những tiêu chí tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm Kinh Đô. Việc
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện liên tục từ khâu nguyên liệu sản
xuất đến khâu bán hàng rất chặt chẽ
Tóm lại, sau đây là các điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động vận hành là:
Điểm mạnh:
- Công nghệ sản xuất hiện đại so với ngành và so với các nước trong khu vực.
- Những cán bộ chủ chốt trong bộ phận R&D có năng lực cao và gắn bó lâu dài
với công ty. Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển và bảo toàn bí quyết
công nghệ.
Điểm yếu:
- Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của bộ phận R&D chưa đáp
ứng được yêu cầu của công ty
- Một số máy móc thiết bị chưa sử dụng hết công suất.
Các hoạt động đầu ra
Sản phẩm đầu ra được tập trung ở kho thành phẩm của công ty, vòng quay hàng
tồn kho thành phẩm được quản lý chặt chẽ theo số ngày tồn kho. Bình quân tồn kho
thành phẩm của Kinh Đô là từ 7 đến 10 ngày. Sản phẩm của Kinh Đô được đưa đến
người tiêu dùng thông qua các công đoạn sau:
Kho thành phẩm
Kinh Đô
Kho Nhà Phân
Phối
Các Đại lý Người Tiêu
Dùng
Các đơn đặt hàng về công ty được xử lý bởi bộ phận Xử Lý Đơn Hàng. Bộ phận
này này cũng có trách nhiệm điều xe vận chuyển đến nhà phân phối.
-40-
Hoạt động Marketing và bán hàng
Cuộc sống hiện nay đang thay đổi nhanh chóng kèm theo đó là những thay đổi
trong hành vi và thoái quen tiêu dùng. Khách hàng ngày càng mong đợi những sản
phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và marketing của
Kinh Đô phải thực hiện là: ngăn chặn sự tụt giảm và làm tăng doanh số bán hàng, ngăn
chặn sự phát triển chậm chạp, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tăng khả
năng sinh lời cho công ty.
Hoạt động nghiên cứu thị trường: công ty triển khai nghiên cứu thị trường
dưới nhiều hình thức khác nhau như thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình
bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty và các nhà phân phối, từ đó
công ty sẽ nhận được những thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm và sản xuất sản
phẩm mới hoặc thu thập thông qua các công ty tư vấn, các tổ chức khảo sát thăm dò thị
trường, khảo sát thăm dò hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của công ty.
Hoạt động quảng cáo tiếp thị và quan hệ cộng đồng:
+ Chính sách quảng cáo tiếp thị của công ty được thực hiện với mục tiêu vừa
đảm bảo tính hiệu quả của quảng cáo, vừa giữ cho chi phí quảng cáo ở mức hợp lý để
không làm tăng giá thành. Công ty thường tiến hành các chiến dịch quảng cáo theo mùa
đối với những sản phẩm mang tính mùa vụ như bánh Trung Thu, Cookies làm quà biếu
vào dịp lễ, tết; các chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới trước khi tung sản phẩm mới ra
thị trường; quảng cáo các chương trình do công ty tài trợ.
+ Công ty cũng thường áp dụng các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ tết,
các chương trình này thường thu được hiệu quả nhanh do tác động đến người tiêu dùng
cuối cùng sản phẩm của công ty.
+ Công ty tham gia nhiều hội chợ thương mại trong nước và quốc tế, hội chợ
hàng Việt Nam chất lượng cao với mục tiêu quảng bá thương hiệu.
+ Bằng việc tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ cho hoạt động văn hoá, thể
thao, công ty đã tạo nên hình ảnh đẹp của Kinh Đô trong lòng người tiêu dùng.
-41-
Hệ thống phân phối: mạng lưới phân phối của công ty cổ phần Kinh Đô chủ
yếu qua 3 kênh chính: hệ thống các nhà phân phối và đại lý, h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược kinh doanh của Kinh Đô.pdf