Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Những đóng góp của luận văn 8
6. Kết cấu luận văn 8
PHẦN THỨ NHẤT: LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 9
1.1. Cạnh tranh và tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường
9
1.1. Khái niệm cạnh tranh 9
1.2. Phân loại cạnh tranh 10
1.3. Vai trò của cạnh tranh 10
1.4. Chức năng của cạnh tranh 11
1.2. Năng lực cạnh tranh 12
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 12
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp 14
1.2.3. Mộ số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 17
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 24
1.3. Một số mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của Doanh nghiệp
25
1.3.1. Phân tích trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh 25
1.3.2. Phân tích trên cơ sở cấu trúc thị trường của Michael Porter 26
111 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện i, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à công nghệ hiện đại. Từ đó họ tiến tới
hình thành các công ty liên doanh xây lắp.
* Liên quan đến loại xâm nhập thứ hai, những Công ty này có ảnh hưởng rất
lớn trong đấu thầu xây lắp tại thị trường các địa phương bởi:
- Các công trình của địa phương thường có quy mô nhỏ, thị trường xây lắp này
Công ty còn chưa chú trọng thị trường này nên thiếu thông tin cần thiết và không có
các chính sách, chiến lược phù hợp để ngăn cản các đối thủ này.
- Những Công ty địa phương am hiểu rất tường tận phong tục tập quán, nắm
rất chắc về sự biến động giá cả vật liệu trong khu vực và có mối quan hệ chặt chẽ
với chính quyền địa phương. Chính vì vậy, họ được sự ủng hộ rất lớn của chính
quyền địa phương trong việc tham gia đấu thầu xây lắp các dự án thuộc khu vực
này.
Tuy nhiên các công ty địa phương có những hạn chế khiến cho họ gặp khó
khăn khi độc lập tham gia đấu thầu các dự án lớn, đặc biệt các dự án đấu thầu quốc
tế. Những hạn chế đó là tài chính, trang thiết bị, máy móc, kinh nghiệm
Phần dưới đây giới thiệu nhiều hơn về các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên
thị trường xây lắp điện.
2.2.1.2.1. Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO)
Công ty xây lắp điện 3 được thành lập theo quyết định số 174 NL/TCCB ngày
22/02/1988 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) trên cơ sở hợp
nhất hai Công ty là Công ty Xây lắp đường dây và Trạm 3 và Công ty Xây lắp
đường dây và Trạm 5.
Ngày 11/10/2005 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 3309/QĐ-
BCN về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Xây lắp điện 3 (Công ty mẹ
Nhà nước) thành Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam. Với vốn điều lệ
48
của Tổng công ty từ tháng 11/2005 đến tháng 01 năm 2007 là 150 tỷ đồng và tăng
lên 320 tỷ đồng vào tháng 02/2007. Tổng Công ty hiện đang đẩy mạnh hoạt động
đầu tư các nhà máy thủy điện (thủy điện Khe Diên, EaKrông Hnăng, Đắcpring,
Chaval...), các dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà, kinh doanh bất
động sản và đầu tư phát triển du lịch dịch vụ. Đồng thời Tổng Công ty mở rộng phát
triển lĩnh vực xây lắp các công trình hệ thống lưới điện, xây dựng các công trình
công nghiệp dân dụng, sản xuất công nghiệp (cột điện thép, vật liệu xây dựng...).
Với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Ngành nghề kinh doanh chính: Xây lắp các công trình lưới điện và trạm biến
áp đến 500 kV, các công trình nguồn điện, công trình công nghiệp và dân dụng,
công trình giao thông, thuỷ lợi, viễn thông, văn hoá, thể thao, sân bay, bến cảng.
- Thiết kế, chế tạo kết cấu thép, các sản phẩm cơ khí và mạ kẽm.
- Sản xuất các chủng loại vật tư thiết bị, phụ kiện điện, cột điện bê tông ly tâm
và các sản phẩm bê tông khác; Sản xuất, kinh doanh các chủng loại vật liệu xây
dựng; Kinh doanh các mặt hàng trang trí nội, ngoại thất, kinh doanh bất động sản,
dịch vụ nhà đất; Kinh doanh xăng dầu.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh xác định chỉ tiêu kỹ thuật các thiết bị, các công trình
điện.
- Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, bao gồm lập và thẩm định dự án đầu tư;
Khảo sát đo đạc, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình; Tư vấn quản lý dự án; Tư
vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế; Tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị, công nghệ.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: vật tư thiết bị điện, vật liệu xây dựng, thiết bị
phương tiện vận tải, xe máy thi công, dây chuyền công nghệ và các thiết bị công
nghiệp khác.
- Đào tạo công nhân kỹ thuật, chuyên gia, cán bộ quản lý phục vụ cho nhu cầu
phát triển của doanh nghiệp.
- Đầu tư nhà máy điện độc lập, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật
đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu du
lịch sinh thái.
49
- Đầu tư tài chính.
- Sản xuất và kinh doanh điện.
Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi
giải trí; Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
- Kinh doanh vận tải hàng vận tải khách (đường thuỷ, đường bộ) theo hợp
đồng;
- Kinh doanh sửa chữa xe máy thi công và phương tiện vận tải.
Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
- Năm 1992-1994, hoàn thành 531 km đường dây 500kV Bắc – Nam
- Năm 1997-1999, hoàn thành 40 km đường dây 500kV Yaly – Pleiku
- Năm 2001, dự án Nhà máy gia công chế tạo và mạ kẽm nhúng nóng kết cấu
thép và cột thép do Tổng Công ty làm chủ đầu tư tại Đà Nẵng với công suất 10.000
tấn năm đi vào hoạt động
- Năm 2001-2006, hoàn thành 488,582km của 6 đường dây 500kV Phú Mỹ -
Nhà Bè - Phú Lâm; Pleiku - Phú Lâm, Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà
Tỉnh, Hà Tỉnh- Thường Tín, Nhà Bè – Ô M ôn
- Năm 2004 chủ đầu tư dự án Nhà máy gia công chế tạo và mạ kẽm nhúng
nóng kết cấu thép và cột thép tại Thành phố Hồ Chí Minh công suất 15.000 tấn năm
và cải tạo các nhà máy thép tại Qui Nhơn, Vinh đi vào hoạt động nâng công suất gia
công toàn Tổng công ty lên 35.000 tấn năm; chủ đầu tư dự án Khách sạn Xanh Nha
Trang đạt chuẩn 3 sao; chủ đầu tư dự án Khách sạn Xanh Nghệ An đạt chuẩn 3 sao.
- Năm 2006 chủ đầu tư dự án Khách sạn Xanh Huế đạt chuẩn 4 sao, 199
phòng đi vào hoạt động
Bảng 2: Bảng báo cáo tình hình tài chính từ 2009-2011
(Đơn vị: 1000 đồng)
STT Tên tài sản 2009 2010 2011
1 Tổng tài sản 2.066.238.110 1.906.689.527 1.767.617.168
2 Tổng nợ 1.676.015.554 1.447.808.257 1.072.046.501
50
3 Giá trị tài sản ròng 322.763.001 388.893.645 628.372.860
4 Tài sản lưu động 1.100.770.684 1.180.821.376 1.045.390.811
5 Nợ ngắn hạn 687.521.245 595.761.931 354.205.646
6 Tổng doanh thu 375.255.694 494.930.136 298.122.946
7 Lợi nhuận trước thuế 421.954 107.861.520 23.068.930
8
Tỷ suất lợi nhuận so với
doanh thu
0.11% 21,79% 7,74%
9
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn
chủ sở hữu
0,13% 27,74% 3,67%
10
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
1,83 1,12 1,09
Nhận xét:
* Ta thấy doanh thu của Công ty tăng mạnh vào năm 2010 nhưng lại giảm
mạnh vào năm sau đó. Mặc dù tổng nợ giảm qua các năm, song doanh thu của Công
ty lại giảm hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp chưa tốt.
* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lại giảm, vốn chủ sở hữu (giá trị tài
sản ròng) lại tăng. Điều đó chứng tỏ hình tài chính của Công ty nói chung là lành
mạnh.
2.2.1.2.2. Công tyTNHH Một thành viên Xây lắp Điện 4
Quyết định chuyển đổi só: 35/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 8 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), chuyển Công ty Xây lắp
Điện 4 thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp Điện 4.
Ngành nghề kinh doanh: Xây lắp các công trình đường dây và Trạm biến áp
đến 500kV, các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, công trình công nghiệp, dân dụng,
giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước. Sản xuất cột điện bê tông, cột điện thép và kết
cấu kim loại mạ kẽm, sản xuất vật liệu xây dựng. Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị
điện; thử nghiệm kết cấu kim loại của các cột điện trung cao thế; lọc dầu máy biến
áp đến 500kV; Tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế, kiểm định, giám sát chất lượng
công trình đường dây và Trạm Biến áp đến 35kV; Tư vấn đền bù, giải phóng mặt
51
bằng, quản lý dự án các loại công trình về điện và xây dựng công nghiệp; Kinh
doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật, vận tải hàng hoá, đại lý hàng hoá,
cho thuê thiết bị, kho bãi. Kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, bất động sản và
các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.
Các công trình, dự án tiêu biểu Công ty đã thi công và hoàn thành: Đường dây
500kV Bắc Nam mạch 1 và 2; Trạm 500kV Yaly; Trạm 500kV Nho Quan; Trạm
500kV Sơn La, Đường dây 220kV Phả Lại – Quảng Ninh; Việt Trì – Sơn La; Trà
Nóc – Sa Đéc; Trạm 220kV Phố Nối; Trạm 220kV Cát Lái; Trạm 220kV Trảng
Bảng; Công trình đường dây 220kV Tuyên Quang – Yên Bái; Lào Cai – Yên Bái;
Tuyên Quang – Hà Giang; Trạm 220kV Lào Cai; Đường dây 500kV Quảng Ninh –
Thường Tín; Trạm 500kV Quảng Ninh, Đường dây 500kV Cai Lậy – Long An;
Đường dây 220kV Thanh Thủy – Hà Giang – Tuyên Quang;
Bảng 3: Bảng báo cáo tình hình tài chính từ 2009-2011
(Đơn vị: 1000 đồng)
STT Tên tài sản 2009 2010 2011
1 Tổng tài sản 291.271.163 346.588.185 334.573.308
2 Tổng nợ 291.271.163 346.588.185 334.573.308
3 Giá trị tài sản ròng 69.874.106 92.298.909 91.941.364
4 Tài sản lưu động 245.533.427 297.135.433 293.969.091
5 Nợ ngắn hạn 221.396.887 245.289.095 242.631.944
6 Tổng doanh thu 247.847.223 457.854.499 576.562.511
7 Lợi nhuận trước thuế 6.272.322 6.821.885 3.235.289
8
Tỷ suất lợi nhuận so với
doanh thu
2,53% 1,49% 0,56%
9
Tỷ suất lợi nhuận so với
vốn chủ sở hữu
8,98% 7,39% 3,52%
10
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
1,11 1,17 1,21
Nhận xét:
52
* Giá trị tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và tỷ suất lợi nhuận so với vốn
CSH của Công ty không ổn định và đều bị giảm khá nhiều qua hàng năm.
* Khả năng tự chủ về tài chính thấp.
Sau khi đã phân tích cụ thể hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu, ta có thể tổng kết
các điểm mạnh và điểm yếu của họ trong bảng dưới đây:
2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây lắp điện I
2.2.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu
Bảng 4: Băng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011)
Chỉ tiêu Mã số
Kỳ trước
(năm 2010)
Kỳ này
(năm 2011)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10=01-02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(30=20+(21-22)-(24+25))
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
(40=31-32)
14. Phần lãi/lỗ trong công ty liên kết
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40+45)
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
45
50
51
1.076.978.743.478
8.595.600
1.076.970.147.878
922.630.703.760
154.339.444.118
7.038.655.968
75.512.783.953
70.227.635.786
9.428.595.821
61.254.280.787
18.182.439.525
48.102.156.077
9.538.756.578
38.563.399.499
-
56.745.839.024
11.990.662.609
1.229.967.907.730
-
1.229.967.907.730
1.016.633.067.499
213.334.840.231
12.597.447.114
41.019.666.679
38.582.183.727
7.035.863.233
52.257.379.061
125.619.378.417
15.873.743.441
3.162.012.786
12.711.730.655
-
138.331.109.072
33.230.541.803
53
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51-52)
19. Lợi ích cổ đông thiểu số
20. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ
(62=60-61)
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
52
60
61
62
70
(331.399.382)
45.086.575.797
1.906.359.184
43.180.216.613
3.332
1.033.824.693
104.066.742.576
6.233.792.159
97.832.950.419
9.783
Đơn vị: VNĐ
Bảng 5: Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty từ năm 2007 đến năm 2011
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cơ cấu tài sản:
- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
10,51%
89,49%
8,08%
91,92%
2,83%
97,17%
7,47%
92,53%
16,99%
83,01%
Cơ cấu nguồn vốn:
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn CSH/Tổng NV
89,26%
10,74%
89,25%
10,75%
81,43%
15,74%
74,89%
22,33%
72,88%
24,78%
Khả năng thanh toán:
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán hiện hành
0,067 lần
1,007 lần
0,05 lần
1,111 lần
0,220 lần
1,199 lần
0,801 lần
1,206 lần
0,719 lần
1,153 lần
Tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/TTS
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DT thuần
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/NV CSH
1,016%
1,259%
9,461%
1.32%
2,014%
12,23%
10,22%
10,00%
64,93%
9,77%
8,46%
41,12%
3,66%
4,19%
14,15%
(Đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Tổng số tài sản 550.297.688 530.708.333 988.284.032 1.065.557.564 1.231.691.891
2. Tổng nợ phải trả 491.116.293 444.788.148 804.801.658 798.046.137 897.701.943
3. Tài sản ngắn hạn 505.833.409 493.205.127 960.278.260 985.930.087 1.022.390.743
4. Nợ ngắn hạn 490.452.407 444.086.075 800.816.313 782.293.731 886.893.215
5. Doanh thu
- Doanh thu xây lắp
359.315.327
319.277.230
284.236.960
238.867.669
1.010.018.587
334.137.565
1.229.967.907
409.646.976
1.076.978.743
458.700.900
54
6. Lợi nhuận trước thuế 7.236.737 18.318.289 114.960.597 138.331.109 56.745.839
7. Lợi nhuận sau thuế 7.236.737 14.287.368 100.991.506 104.066.742 45.086.575
8. Hệ số khả năng
thanh toán
1,007 1,111 1,199 1,206 1,153
9. Hệ số nợ/vốn CSH 9,59% 9,59% 12,82% 16,72% 18,06%
10. Giá trị ròng 59.181.374 85.920.185 155.550.414 237.948.619 305.197.305
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty Cổ
phần xây lắp Điện I – PCC1).
Doanh thu hàng năm đều tăng đặc biệt là vào năm 2009, 2010 (2009 là cao
nhất vì có nguồn thu khác về bất động sản). Nhưng sang năm 2011, doanh thu của
Công ty có giảm đi. Do tình hình chung của kinh tế cả nước và thị trường bất động
sản đang bị đóng băng. Số liệu doanh thu xây lắp thì vẫn tăng trưởng đều.
Để đánh giá tốc độ tăng của chỉ tiêu giá trị sản lượng và doanh thu phần xây
lắp ta xét bảng dưới đây:
Bảng 6: Bảng so sánh giá trị sản lượng và doanh thu qua các năm
TT Chỉ tiêu
Giá trị sản lượng Doanh thu
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
1 2008 so với 2007 -86.998.510.427 31,95% -80.409.560.890 33,66%
2 2009 so với 2008 221.475.187.934 44,85% 95.269.896.072 28,51%
3 2010 so với 2009 43.087.132.073 8,03% 75.509.411.132 18,43%
4 2011 so với 2010 -11.887.413.478 2,26% 49.053.924.011 10,69%
Nhận xét:
* Về doanh thu: Xét theo giá trị tuyệt đối và tương đối doanh thu của Công ty
tăng mạnh vào năm 2009 nhưng tăng chậm vào các năm kế tiếp.
* Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu: Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả
sản xuất kinh doanh, tại Công ty chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2009 và lại giảm
vào các năm tiếp theo.
55
* Tỷ suất lợi nhuận so với vốn CSH phản ánh hiệu quả SXKD , hệ số này càng
cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Qua bảng trên ta thấy hệ số này của
Công ty tăng mạnh vào năm 2009 và lại giảm dần vào các năm tiếp theo điều này
chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiêu quả đang tăng. Nhưng năm 2010 và 2011 lại
suy giảm.
Tỷ suất lợi nhuận của Công ty còn rất thấp, hiệu quả sử dụng vốn tăng nhưng
chưa xứng tầm với hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Về sản lượng thực hiện: Cả giá trị tuyệt đối và tương đối sản lượng thực hiện
của Công ty tăng mạnh trong năm 2009 nhưng lại giảm vào năm 2011.
* Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực tài chính mà doanh
nghiệp có được. Qua bảng trên ta thấy hệ số khả năng thanh toán của Công ty tăng
lên song vào năm 2011 lại giảm (0,719 lần) <1 . Điều đó nói lên khả năng thu hồi
vốn của Công ty còn chậm.
* Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty (1,153 lần) >1. Công ty có đủ
nguồn để thanh toán các khoản nợ phải trả.
* Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu còn ở mức cao theo quy định của Bộ
tài chính. Nhưng ta cũng thấy hệ số nợ của Công ty qua các năm tăng dần từ 9,59%
năm 2007 đến năm 2011 là 18,06%. Điều này có nghĩa Công ty đang gặp nhiều khó
khăn về tài chính, nên Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và đặc biệt
là trong giai đoạn hiện nay khi lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao.
Mặc dù sản lượng và doanh thu tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm do các
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Do thị trường xây lắp ngày càng được mở rộng nên có nhiều công
ty tham gia làm cho cạnh tranh trong đấu thầu ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều khi
thắng thầu, có công trình để thi công nhưng chưa hẳn đã có lợi nhuận bởi giá vào
thầu quá thấp, chỉ giải quyết được mục tiêu công ăn việc làm, khấu hao máy móc
thiết bị nhanh Có công trình Công ty còn phải lựa chọn giữa hiệu quả về mặt lợi
nhuận với hiệu quả về mặt xã hội, ổn định sản xuất, thâm nhập thị trường và tạo uy
tín.
56
- Thứ hai: Do sự chậm trễ trong quá trình thanh quyết toán công trình. Nhiều
công trình đã nghiệm thu bàn giao nhưng vốn còn tồn đọng do chủ đầu tư không
thanh toán kịp thời, trong khi đó Công ty vẫn phải trả lãi vay lưu động cho Ngân
hàng. Bên cạnh đó, hầu hết các công trình đều bị giữ lại tỷ lệ % nhất định để bảo
hành làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, đôi khi dẫn đến tình trạng lãi giá lỗ thật.
- Thứ ba: Hiện thị trường bất động sản đang đóng băng, làm cho các hoạt động
đầu tư vào thị trường này đều bị thiệt hại đáng kể và phải chịu áp lực rất lớn về tài
chính. Làm cho lợi nhuận Công ty bị suy giảm vì lãi ngành kinh doanh này sẽ phải
bù cho các ngành kinh doanh khác. Đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách tháo gỡ
trong tình trạng hiện nay.
Vì vậy Công ty cần phải có những biện pháp để khắc phục ngay vấn đề này.
Căn cứ vào ý kiến đánh giá của các chuyên gia, ta lập bảng đánh giá các yếu tố
chiếm lĩnh thị trường.
2.2.2.2. Phân tích chỉ tiêu về thị phần của PCCI
Bảng 7: Thị phần của Công ty (phần Xây lắp điện)
Năm
Sản lượng toàn ngành
(Tỷ đồng)
Sản lượng của PCCI
(Tỷ đồng)
Thị phần
(%)
2007 1.929,603 212,4071169 11.0078
2008 3.165,331 272,316816573 8,6031
2009 3.771,913 493,792004507 13,0913
2010 5.355,311 536,879136580 10,0252
2011 4.946,740 524,991723093 10,6129
Qua bảng mô tả thị phần trên có thể thấy phần nào sự rộng lớn của thị trường
xây lắp và sự phát triển của Công ty trong thời gian qua. Từ năm 2007 đến năm
2011, thị phần của Công ty tăng, nhưng đến năm 2010 sản lượng toàn nghành tăng
song thị phần của Công ty giảm mặc dù không lớn. Khách quan là do sản lượng của
toàn ngành giảm dần nhưng xét về nguyên nhân chủ quan là do Công ty đã tập trung
57
vào cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư cải tiến công nghệ trong công tác xây lắp
giúp rút ngắn thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình.
Bảng 8: Bảng mô tả tăng trưởng thị phần qua các năm
(đơn vị: %)
Năm PCCI VNECO PCC4 DN XL khác Ngành
2009 13,0913 9,9487 6,5708 70,3892 100
2010 10,0252 9,2418 8,5495 72,1835 100
2011 10,6129 6,0266 11,6554 71,7051 100
Qua bảng mô tả tăng trưởng thị phần qua các năm trên ta cũng nhận thấy rõ thị
phần của Công ty PCCI so với các đối thủ cạnh tranh gần như là tương đương và thị
phần so với ngành còn nhỏ so với tiềm lực của Công ty. Vì vậy mục tiêu đặt ra của
Công ty phấn đấu đến năm 2015 đạt 15%, Công ty sẽ phải thực hiện rất nhiều thay
đổi trong chiến lược và chính sách kinh doanh.
2.2.2.3. Phân tích về năng lực tài chính
Năng lực tài chính ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết đoán về kỹ thuật, khả năng tự
chủ về tài chính, sách lược cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
PCCI tiền thân là Xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm trực thuộc Bộ Điện và
Than được thành lập ngày 02 tháng 3 năm 1963. Khi mới thành lập công ty là đơn
vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm nguồn điện trên
toàn quốc. Vốn điều lệ của Công ty là: 140 tỷ và theo kế hoạch thì quý IV năm 2012
tăng lên 200 tỷ.
Qua bảng 5 “Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007
đến năm 2011” ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng theo các năm. Qua bảng số liệu
trên ta nhận thấy, cơ cấu tài sản của Công ty có tài sản lưu động chiếm phần lớn
trong tổng tài sản: năm 2007 là 89,49%, năm 2008 là 91,92% và đến năm 2011 là
93,01%; trong đó các khoản phải thu là khá lớn. Điều này cho thấy Công ty chưa
thực hiện tốt công tác thanh quyết toán công trình hoàn thành, để ứ đọng vốn quá
lớn
58
Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả tăng dần qua các năm và chiếm một tỷ lệ
tương đối cao trong tổng nguồn vốn (cụ thể ta thấy năm 2007 lên tới 89,26%, năm
2008 là 89,25% và đến năm 2011 cũng ở mức trên 72,88%). Điều nay không tốt cho
Công ty vì tình hình tài chính trở nên bấp bênh, dễ gặp rủi ro trong kinh doanh.
Công ty có năng lực tài chính bằng vốn lưu động tự có và sự tín nhiệm cam kết
cung cấp tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và các tổ chức tín
dụng như Công ty Tài chính Dầu khí khi cần thiết, đủ để đáp ứng phục vụ thực
hiện các dự án có quy mô lớn, đảm bảo luôn luôn kiểm soát được tiến độ và chất
lượng dự án.
* So sánh năng lực vốn với một số đối thủ cạnh tranh
+ Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO)
Với vốn điều lệ của Tổng công ty từ tháng 11/2005 đến tháng 01 năm 2007 là
150 tỷ đồng và tăng lên 320 tỷ đồng vào tháng 02/2007 và tăng đến nay đạt: 600 tỷ.
Tổng tài sản tính đến năm 2011 của VNECO đạt: 1.767 tỷ đồng. Với năng lực vốn
cực lớn, VNECO có thể theo đuổi bất cứ dự án xây lắp nào. Tuy nhiên VNECO
cũng không thể dùng năng lực về vốn để có thể chiếm thị phần lớn được (như thể
hiện ở bảng 8: bảng mô tả tăng trưởng thị phần qua các năm).
+ Công tyTNHH Một thành viên Xây lắp Điện 4
Vốn điều lệ của Công ty hiện nay là: 53 tỷ. Ta thấy Công ty không có lợi thế
về vốn, chính vì vậy mà với những công trình lớn đòi hỏi có nguồn vốn lưu động
lớn sẽ là mặt hạn chế của Công ty.
2.2.2.4. Phân tích quy mô và chất lượng lao động
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp Xây lắp, trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động liên
quan đến việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nó tác động đến tiến
độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình.
Với tổng số lao động của Công ty là 1.384 người trong đó:
59
Lao động gián tiếp: 241 người chiếm 17,41% bao gồm Đại học và trên Đại
học chiếm 14,16%; trung cấp, cao đẳng chiếm 3,25%. Lực lượng này hầu hết được
đào tạo chính quy với tuổi đời trung bình là 37 tuổi.
Lao động trực tiếp: 1.143 người chiếm 89,59% ( thợ bậc 3÷4 chiếm 60,69%,
thợ bậc 5÷7 chiếm 19,8%). Do yêu cầu và tính chát công việc nên hầu hết số lao
động tuyển chọn vào Công ty đã được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật,
chủ yếu tại Trường công nhân kỹ thuật của Công ty. Hiện nay Công ty có đội ngũ
thợ bậc cao lãnh nghề, có nhiều kinh nghiệm đủ khả năng triển khai và thực hiện tốt
những công việc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, với nhiều dự án thi công tại những địa bàn phức tạp, thiết bị máy
móc không thể tập kết đến công trường, phải sử dụng nhiều nhân công, Công ty
thường phải thuê lao động nông nhàn tại địa phương nơi có dự án thi công. Điều
này có tính hai mặt:
- Mặt lợi: Giảm được chi phí chuyển quân, chuyển máy, chi phí lán trại, giá
thuê nhân công thấp, các thủ tục hành chính (tạm trú) đơn giản bởi chính họ là
người bản xứ.
- Mặt bất lợi: Do không được qua các trường lớp đào tạo, trình độ tay nghề
của đội ngũ lao động này thấp, tính chủ động trong công việc không cao và ý thức
tổ chức kỷ luật kém làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến độ thi công, tổn
hại đến uy tín của Công ty.
2.2.2.5. Phân tích về máy móc, thiết bị công nghệ, các dịch vụ và hoạt động
hỗ trợ kinh doanh khác
Do đặc tính của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm quy định,
khả năng về trang thiết bị công nghệ là nhân tố tin cậy cho việc thực hiện những
giải pháp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu. Nếu như các điều kiện về kỹ thuật cuỉa
công trình không được thỏa mãn, chủ đầu tư sẽ không đánh giá được tiêu chuẩn
khác dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu.
Từ chỗ thiết bị máy thi công còn thô sơ, công trình còn đơn giản, những năm
qua, PCC1 đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng thực hiện đồng
60
thời nhiều dự án đường dây và trạm biến áp có qui mô lớn và phức tạp đến 500kV.
Đồng thời, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ quản lý, trình độ
chuyên môn cao. Trong đó phải kể đến việc hoàn thành đầu tư đồng bộ công nghệ,
thiết bị sản xuất cột đơn thân 110kV, 220kV - 1, 2, 4 mạch tại Công ty TNHH Chế
tạo cột thép Đông Anh - Hyundai (HDDA), hiện đã đưa vào sản xuất đạt kết quả tốt.
Đặc biệt, PCC1 cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành xây lắp điện đầu tư thiết bị
nhập ngoại: thiết bị kéo hãm đồng bộ và kéo rải dây mồi bằng khinh khí cầu điều
khiển từ xa cho các đường dây 500kV, 220kV như: đường dây 500kV Sơn La -
Hiệp Hòa, đường dây 220kV Nho Quế 3 - Cao Bằng; thay dây dẫn siêu nhiệt đường
dây 220kV đoạn Thường Tín – Mai Động (Hà Nội) và đường dây 220kV Hòa Bình
– Xuân Mai. Giải pháp này không chỉ góp phần giải phóng sức lao động, giảm thiểu
chi phí đền bù giải phóng mặt bằng mà còn giúp công ty đẩy nhanh tiến độ công
trình.
Với việc sở hữu 02 nhà máy có tổng công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm
(trong đó HDDA có công suất 30.000 tấn/năm, Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên
Thường có công suất 10.000 tấn/năm), PCC1 đang là doanh nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271354_6148_1951895.pdf