MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH. 6
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DU LỊCH. 6
1.2. THỊ TRƯỜNG DU LỊCH. 8
1.2.1. Cung du lịch. 8
1.2.2. Cầu du lịch. 8
1.2.3. Sản phẩm du lịch. 8
1.3. CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH. 9
1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên. 9
1.3.2. Tài nguyên nhân văn. 11
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật. 13
1.3.4. Các yếu tố khác. 13
1.4. VÀI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH. 14
1.4.1. Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển nền kinh tế. 14
1.4.2. Vai trò của du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội . 14
1.4.3. Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường sinh thái. 15
1.4.4. Vai trò của ngành du lịch đối với chính trị. 15
1.5. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA. 16
1.5.1. Thực tiễn phát triểndu lịch một số quốc gia. 16
1.5.2. Những bài học rút ra từ thực tế phát triểndu lịch tại một số quốc gia. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH
VIHEAR - CAMPUCHIA. 21
2.1. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
PREAH VIHEAR. 21
2.1.1. Khái quát tỉnh Preah Vihear. 21
2.1.2. Vị trí địa lý. 21
2.1.3. Tài nguyên du lịch. 22
2.1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên. 22
2.1.3.2. Tài nguyên nhân văn. 23
2.1.4. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Preah Vihear. 25
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH VIHEAR. 26
2.2.1. Cơ sở hạ tầng. 26
2.2.1.1. Mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. 26
2.2.1.2. Phương tiện thông tin liên lạc. 27
2.2.1.3. Hệ thống các công trình cấp điện, nước. 27
2.2.2. Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch. 27
2.2.2.1. Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú. 28
2.2.2.2. Mạng lưới củahàng thương nghiệp. 28
2.2.2.3. Cơ sở thể thao. 28
2.2.2.4. Cơ sở y tế. 29
2.2.2.5. Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá. 29
2.2.2.6. Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác. 29
2.2.3. Lượng khách du lịch. 30
2.2.4. Lao động trong ngành du lịch. 31
2.2.5. Thị trường du lịch. 32
2.2.6. Tình hình đầu tư vào ngành du lịch. 32
2.2.7. Sản phẩm du lịch của tỉnh. 34
2.2.8. Quản lý Nhà nước về du lịch. 34
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH VIHEAR. 34
2.3.1. Những kết quả đạt được. 34
2.3.1.1. Lượng khách. 34
2.3.1.2. Chính sách đầu tư phát triển. 35
2.3.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành. 35
2.3.1.4. Môi trường. 36
2.3.2. Những hạn chế yếu kém. 36
2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. 36
2.3.2.2. Nguồn nhân lực. 37
2.3.2.3. Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch. 37
2.3.2.4. Sự tham gia của chính quyền và của cộng đồng địa phương. 37
2.3.2.5. Các dịch vụ hỗ trợ cho ngành du lịch. 37
2.3.2.6. Công tác tổ chức tour và sản phẩm du lịch. 38
2.3.3. Những nguyên nhân. 38
2.3.3.1. Chiến lượcquy hoạch đầu tư và phát triển. 38
2.3.3.2. Nguồn vốn đầu tư. 38
2.3.3.3. Hệ thống cácgiải pháp kết hợp. 38
2.3.3.4. Công tác tổ chức quản lý và điều hành. 39
2.3.3.5. Chiến lược đàotạo và bố trí nhân lựcphục vụ ngành du lịch. 39
2.3.3.6. Triển khai và áp dụng khoa họccông nghệ. 39
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH
VIHEAR – CAMPUCHIA ĐẾN NĂM 2015. 40
3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH VIHEAR. 40
3.1.1. Coi việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực là
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear. 40
3.1.2. Phát triển ngành du lịch tỉnh Preah Vihear là rất cần thiết trong việc
đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh. Do đó cần phải kết hợp nhiều
nguồn lực đầu tư nước ngoài, trong nước và liên kết với nhau. 40
3.1.3. Du lịch cần phát triển trong mốiquan hệ liên ngành liên vùng với nội
dung văn hoá sâu sắc và xã hội hoá cao. 41
3.1.4. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn
lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần
tham gia, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sảnphẩm đáp ứng yêu cầu
phát triển. 41
3.1.5. Phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo hiệu quả cao về
chính trị và kinh tế – xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá. 42
3.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DULỊCH TỈNH PREAH VIHEAR ĐẾN NĂM 2015. 43
3.2.1. Căn cứ xây dựng chiến lược. 43
3.2.2. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear đến năm 2015. 46
3.2.2.1. Chiến lược phát triển thị trường, xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch. 46
3.2.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm. 48
3.2.2.3. Chiến lược đầu tư phát triển du lịch Preah Vihear. 49
3.2.2.4. Chiến lược bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường. 52
3.2.2.5. Chiến lược xâydựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. 53
3.2.2.6. Chiến lược vềhợp tác quốc tế. 55
3.2.2.7. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 57
3.3. KIẾN NGHỊ. 58
3.3.1. Đối với Nhà nước và Bộ du lịch. 58
3.3.2. Đối với UBND tỉnh và Sở du lịch. 59
KẾT LUẬN . 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear – Campuchia đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ampchea. Mật độ dân số trung bình
là 8,95 người/km2 thấp hơn mật độ dân số cả nước là 64 người/km2. Phần lớn dân
số là dân tộc Khmer và hầu hết là theo đạo phật.
Khí hậu Campuchia nói chung và tỉnh Preah Vihear nói riêng là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng và ẩm ướt, lượng mưa trung bình 250-350 mm/năm. Nhiệt độ
trung bình khoảng 270C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Tuy nhiên mùa khô thường
có hai tiểu mùa là mùa lạnh và mùa nóng. Sau đây là khí hậu thời tiết:
+ Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ từ 27 đến 35 độ C.
+ Mùa khô: trong đó mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 2, nhiệt độ từ 17 đến 27
độ C, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, nhiệt độ từ 29 đến 38 độ C.
Có thể nói rằng thời tiết khí hậu như vậy thuận lợi cho việc phát triển du lịch
Campuchia nói chung và tỉnh Preah Vihear nói riêng vì không có bảo táp và nóng
bức.
2.1.2. Vị trí địa lý
Tỉnh Preah Vihear là một trong những tỉnh xa nhất của Campuchia, nằm ở
phía Tây Bắc Campuchia, cách thủ đô Pnom Penh khoảng 320 km2 là tỉnh nằm ở
vùng cao và đồi núi.
22
Phía Bắc giáp với Thái Lan và Lào, phía Nam giáp với tỉnh Kampong Thom
(Campuchia), phía Tây giáp với tỉnh Siem Reap và Odor Mean Chey, phía Đông
giáp với tỉnh Stung Treng.
2.1.3. Tài nguyên du lịch
2.1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên của tỉnh Preah Vihear rất đa dạng và
phong phú, tập trung chủ yếu vào tài nguyên du lịch sinh thái như:
+ Khu du lịch núi Tbeng Meanchey, nằm ở huyện Tbeng Meanchey và
Rovieng. Đây là khu du lịch rất hấp dẫn với môi trường cây xanh, rừng núi đồ sộ,
và nhiều động vật quý hiếm như hươu, nai, voi, cọp,… để đi đến khu du lịch này
khách du lịch đi theo đường số 12 trong tỉnh.
+ Khu du lịch Stung Sen (sông cát), trải dài trên sông Stung Sen, thuộc huyện
Tbeng Meanchey, cách thị xã Preah Vihear 3 km.
+ Khu du lịch tháp nước Ba Peng, khu di tích lịch sử văn hoá Moluprey.
+ Khu du lịch văn hoá thiên nhiên chùa Bak Kam, có diện tích 4000x1000m,
được xây dưới chân núi Tbeng Meanchey – là khu rừng núi rất đẹp và mát mẻ, hấp
dẫn trong việc leo núi, thám hiểm, tìm hiểu về động thực vật.
+ Khu du lịch tháp Pro Lien, nằm trên núi Pro Lien, thuộc làng Beng Kong
cách thôn Krang Dong 9 km.
+ Khu du lịch hồ Sang Takey, nằm trong thị xã tỉnh Preah Vihear, là nơi hội tụ
nguồn nước quanh năm từ sông Stung Sen và có diện tích rất rộng lớn.
Ngoài ra, tỉnh Preah Vihear có hệ thống rừng núi chằng chịt, chiếm 90% diện
tích. Theo sự nghiên cứu cho thấy ở tỉnh có hơn 1000 loài động thực vật, riêng các
loài chim từ 200-400 loài sống trong khu vực này, và còn có nhiều loài bò sát,
nhiều loài động vật quý hiếm. Đây có thể được xem là nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, phục vụ cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái như du lịch
núi, nghỉ mát, thưởng ngoạn thiên nhiên...
23
2.1.3.2. Tài nguyên nhân văn
Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Campuchia nói chung và tỉnh Preah
Vihear nói riêng vô cùng đa dạng và phong phú là “thiên đường kho báu của thế
giới”. Có thể nói rằng, tỉnh Siem Reap nổi tiếng về khu đền tháp Angkor Wat thì
tỉnh Preah Vihear cũng nổi tiếng về khu đền tháp Preah Vihear – được UNESCO
công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Preah Vihear chủ yếu tập trung vào di
tích lịch sử – văn hoá và kiến trúc, đặc biệt là các khu đền tháp cổ xưa.
Toàn tỉnh Preah Vihear có tổng cộng là 237 tháp lớn nhỏ được phân bố như
sau:
Bảng 2.1: Số lượng khu đền tháp tại tỉnh Preah Vihear
STT Vị trí của khu đền tháp Số lượng (tháp)
1 Huyện Kuolen 115
2 Huyện Sangkum Thmey 24
3 Huyện Chom Khsan 70
4 Huyện Chhep 8
5 Huyện Rovieng 5
6 Huyện Chey Sen 7
7 Huyện Tbeng Meanchey 8
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Preah Vihear, 2000
Trong tổng cộng 237 tháp thì có 7 khu đền tháp lớn là tháp Preah Vihear, tháp
Koh Ker, tháp Preah Khan, tháp Kropum Chuk, tháp Nak Bus, tháp Preah Lien và
tháp Khna Sen Keo. Tuy nhiên hiện nay chỉ có 3 tháp lớn là Preah Vihear, Koh Ker
và tháp Preah Khan đang được khai thác, nhưng còn rất thô sơ và đơn điệu.
+ Tháp Preah Vihear: thuộc huyện Chom Khsan, theo núi Dong Rek cao
740m, sát biên giới Thái Lan, có diện tích 320.000 m2, cách Phnom Penh 450km và
cách thị xã tỉnh Preah Vihear 108km. Tháp Preah Vihear xây dựng từ trước đền
24
Angkor Wat vào cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ thứ 10, lúc đó có tên là
“SEKVISVRE” có nghĩa là “quyền lực của núi”. Tháp này được xây dựng bởi 4
thế hệ đời vua: Pres Bat Ya Sou Varaman thứ nhất (889-910); Pres Bat So Riyak
Varaman thứ nhất (1002-1050); Pres Bat So Riyak Varaman thứ hai (1113-1150);
Pres Bat Cheay Varaman thứ sáu (1080-1109).
Hiện nay, để đi vào khu đền tháp Preah Vihear có 3 trục lộ chính là: đi từ
hướng Thái Lan qua cửa khẩu Preah Vihear vào tháp, đi theo đường số 211 có
chiều dài 117 km và đi qua một số làng khác, và hướng thứ ba là đi theo đường đất
Kro La Peak có chiều dài 115 km đi qua một số làng khác.
+ Tháp Koh Ker: thuộc huyện Kuolen, gần tỉnh Siem Reap, cách thị xã Preah
Vihear 72km. Tháp này có nghệ thuật điêu khắc rất đẹp, người ta thường gọi là
nhóm tháp Koh Ker vì có 96 tháp nhỏ xung quanh và cách nhau 2km. Tháp này có
một tên gọi khác là “Kok Ko Ki” là thủ đô Khmer ngày xưa. Nó được xây dựng
vào thế kỷ thứ 10 (921-948) bởi vị vua Preah Batchey Varaman thứ tư, tháp này
cách tháp Angkor Wat 80km, có dạng hình chóp gồm 7 tầng cao 35m.
Hiện nay, chỉ có 1 đường đi vào tháp Koh Ker đó là đi từ thị trấn tỉnh đến khu
du lịch chùa Bak Kam dài 17 km sau đó đi đến làng Pleuv Bom Bek đi qua huyện
Koulen rồi đến xã Sro Yong và đi đến tháp Koh Ker.
+ Tháp Preah Khan: thuộc huyện Sangkum Thmey, giáp ranh giới tỉnh
Kampong Thom và tỉnh Siem Reap, cách thị trấn tỉnh Preah Vihear 105km. Tháp
này trước đây gọi là “Cheay Srey” được xây dựng bởi vua Preah Bat Soriya
Varaman (1002-1050). Tháp này có 2 tầng, hình cầu thang.
Hiện nay, để đi vào tháp này cũng có 2 hướng là từ đường số 64 qua làng
Sveay Pat, hướng thứ 2 cũng theo đường số 64 và đi qua làng Beng Kong.
Toàn tỉnh Preah Vihear có 44 chùa, đặc biệt là chùa của người theo đạo phật.
25
Bảng 2.2: Số lượng các chùa và vị trí
STT Tên huyện Số lượng
1 Rovieng 10
2 Chom Khsan 5
3 Koulen 5
4 Chey Sen 6
5 Tbeng Meanchey 9
6 Chhep 5
7 Sangkum Thmey 4
Tổng cộng 44
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Preah Vihear, 2005
Các lễ hội truyền thống ở tỉnh Preah Vihear cũng giống như những tỉnh khác ở
Campuchia đó là lễ “Bonn Chaul Chhnam” mừng năm mới diễn ra từ ngày 14-16
tháng 4 hàng năm, lễ “Bonn Chroat Preah Nongkoal” mừng thu hoạch mùa màng
diễn ra vào ngày 19 tháng 5 hàng năm, lễ “Bonn Dak Ben & Pchum Ben” là lễ
cúng bái ông bà tổ tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 9 hàng năm, lễ “Bonn Om
Touk” là lễ hội nước đua thuyền diễn ra vào ngày 7-9 tháng 11 hàng năm.
2.1.4. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Preah Vihear
Kể từ năm 1995, Chính phủ và Bộ Du lịch Campuchia bắt đầu thúc đẩy phát
triển du lịch bằng việc chủ trương xây dựng ngành du lịch thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, đồng thời triển khai các chính sách phát triển như chính sách đầu tư cơ
sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tại các khu du lịch trọng điểm như: thủ đô Phnom
Penh, thành phố Siem Reap và Sihanouk Ville. Trong bối cảnh đó, tỉnh Preah
Vihear cũng được sự trực tiếp chỉ đạo từ Chính phủ và Bộ du lịch về chính sách và
chủ trương phát triển, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
26
phục vụ du lịch, và như vậy sở kế hoạch tỉnh đã triển khai các kế hoạch đầu tư 3
năm 2000-2003; 2003-2005; và sẽ triển khai kế hoạch đầu tư 5 năm 2005-2010.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH VIHEAR
2.2.1. Cơ sở hạ tầng
2.2.1.1. Mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông
Tỉnh Preah Vihear là một tỉnh lẻ của Campuchia, có hệ thống đường sá hoàn
toàn là đường đất, chưa có đường nhựa. Trong tình hình hiện nay, hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thông trong toàn tỉnh đang được cải thiện. Tuy nhiên, hệ thống đường sá
vẫn chưa tốt và làm cho hệ thống giao thông gặp rất nhiều khó khăn trong mùa
mưa. Đoạn quốc lộ 64 và 66, đường liên tỉnh 210-211-213-214 cho thấy khoảng
90% đã bị hư hỏng và xuống cấp, hiện đang được tỉnh Preah Vihear tu sửa lại.
+ Đường bộ: Từ tỉnh đến thủ đô Phnom Penh dài 320 km, đi ngang qua thị xã
Kampong Thom. Trong mùa mưa đoạn đường từ tỉnh Preah Vihear đến Kampong
Thom gặp rất nhiều khó khăn cho việc đi lại. Tuy nhiên vào mùa khô dễ đi hơn.
+ Đường thuỷ: từ tỉnh Preah Vihear đến thủ đô Phnom Penh dài 320 km, đi
ngang qua tỉnh Kampong Thom đi xuống Pursat đến cảng Phnom Penh. Nhưng
đường thủy theo sông Stung Sen chỉ đi được trong mùa mưa (khoảng 4 tháng/năm).
+ Đường hàng không: Có 1 sân bay, trong thời gian qua cũng có một vài
chuyến bay nhưng không cố định, sân bay này chỉ dùng cho những may bay có cỡ
nhỏ.
Trong thời gian qua Sở giao thông phối hợp với Sở du lịch cùng với tỉnh đã
khắc phục hệ thống giao thông đường bộ như: trên tuyến đường 64 đã được trải đất
đỏ khoảng 24 km tương đương 192.000 m2. Sửa chữa lại đường 213 trải đất đỏ được
khoảng 27 km tương đương 270.000 m2. Trong năm 1996-2000 đã sửa chữa và nâng
cấp được 18.250 m tương đường 189.250 m2, và làm được 29 cầu bằng gỗ.
27
2.2.1.2. Phương tiện thông tin liên lạc
Tình hình thông tin liên lạc đảm bảo việc vận chuyển các tin tức một cách
nhanh chóng và kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các
nước.
Hiện nay, toàn tỉnh chưa có kênh truyền thông tin chủ yếu nào như đài truyền
hình, báo chí, Internet. Chỉ có hệ thống kênh cũ như Radio,… để truyền trực tiếp từ
đài phát thanh Phnom Penh. Tuy nhiên việc truyền thông tin này cũng không được
hoàn hảo, chỉ truyền được 1.800 giờ/năm, và đi lấy thông tin từ thủ đô Phnom Penh
chỉ có 55 lần/năm.
Hiện nay cơ sở văn hoá thông tin tỉnh chỉ có 22 cán bộ, trong đó chia làm 2 bộ
phận và có 2 cán bộ quản lý.
2.2.1.3. Hệ thống các công trình cấp điện, nước
Dùng để phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách du lịch đến
tỉnh Preah Vihear.
Hiện nay hệ thống các công trình công cộng như điện, nước, khu giải trí, công
viên,… trong toàn tỉnh còn yếu và thiếu.
Hệ thống điện lực, chủ yếu là sử dụng máy phát điện cá nhân và một số máy
phát điện công cộng có công suất nhỏ. Hầu hết dân chúng sử dụng hệ thống thắp
sáng bằng đèn dầu.
Hệ thống nước, hầu hết sử dụng hệ thống nước ngầm từ giếng đào và giếng
khoan. Không có hệ thống nước máy công cộng.
2.2.2. Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch
Bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực
hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch, bao
gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành
kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp, dịch vụ...
28
2.2.2.1. Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú
Bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch xã hội; nhà khách; khách sạn trung chuyển
du lịch; khách sạn thông thường; khách sạn du lịch lớn.
Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.3: Số lượng các cơ sở dịch vụ tính đến năm 2004
Các cơ sở dịch vụ 2000 2001 2002 2003 2004
Nhà hàng, quán ăn 5 14 21 13 13
Nhà nghỉ 5 6 9 10 10
Quán giải khát 5 3 8 8 12
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Preah Vihear, 2005
Hiện nay toàn tỉnh không có khách sạn nào, chỉ có 13 nhà nghỉ với số lượng
phòng khá ít, đa số nằm ở thị xã. Dịch vụ ăn uống ở đây chưa đạt tiêu chuẩn, chỉ
phục ăn uống bình dân và các món ăn kiểu Campuchia.
2.2.2.2. Mạng lưới của hàng thương nghiệp
Bao gồm từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến
các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ
hay nội tệ...
Trong toàn tỉnh có 3 chợ lớn, trong đó 1 ở thị xã và 2 ở huyện, trong đó có 80
cửa hàng ki ốt và 180 phòng.
Tại khu du lịch chợ nổi có bày bán các đồ lưu niệm như quần áo, gấm vóc, túi
xách, các loại đồ trang sức,…
2.2.2.3. Cơ sở thể thao
Các cơ sở thể thao trong tỉnh hiện nay còn quá ít, chỉ có một sân vận động
bóng đá, 2 hồ bơi, 2 phòng tập thể dục thể thao, và một trung tâm thể thao ở tỉnh,…
Tuy nhiên các cơ sở thể thao này còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thể
thao giải trí của khách du lịch, đặc biệt là các công trình thể thao như sân Golf, sân
quần vợt, nhà thi đấu là hoàn toàn không có.
29
2.2.2.4. Cơ sở y tế
Bao gồm các trung tâm chữa bệnh, các phòng y tế với các trang thiết bị như
phòng tắm hơi, massage...
Năm 2000, toàn tỉnh có 30 trạm y tế và bệnh viện, hệ thống bệnh viện tỉnh có
112 giường và bệnh viện huyện có 32 giường. Số lượng bệnh nhân điều trị lên đến
54.216 người. Tình hình nhân sự ở bệnh viện tỉnh có 12 Bác sĩ, 8 Y tá, 1 Dược sĩ và
30 Hộ lý.
Nhìn chung hệ thống y tế tỉnh còn quá yếu và thiếu, chỉ điều trị được những
bệnh lý thông thường, và những bệnh lý nặng chuyển lên thủ đô Phnom Penh và
các nước trong khu vực như Việt Nam,…
Tỉnh Preah Vihear chưa có trung tâm y tế chữa bệnh nghỉ dưỡng nào để phục
vụ hình thức du lịch nghỉ dưỡng như tắm hơi, massage,…
2.2.2.5. Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá
Các công trình này trong tỉnh Preah Vihear bao gồm: trung tâm văn hoá,
thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm... nhưng số lượng
các cơ sở này rất ít, không đáp ứng được yêu cầu.
Hàng năm sở du lịch tỉnh phối hợp với các cơ quan quản lý tổ chức các chương
trình nghệ thuật như: kiến trúc, đồ hoạ, mỹ thuật, văn nghệ và video, khảo cổ và
khu du lịch sinh thái.
Toàn tỉnh có 55 rạp chiếu phim, 5 đoàn ca nhạc cộng đồng, 44 đoàn nhạc cổ,
3 đoàn nhạc hiện đại,…
Hầu hết các cơ sở này chỉ phục vụ công đồng địa phương, chưa đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2.2.2.6. Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác
Cơ sở phục vụ dịch vụ khác của tỉnh bao gồm: 3 trạm xăng dầu, 10 thiết bị
cấp cứu ở núi, 1 xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, 2 phòng rửa tráng phim ảnh, 10
30
hiệu cắt tóc, 15 hiệu sửa đồng hồ, 5 tiệm giặt ủi, 1 bưu điện, telex, phòng sao
chụp...
Nói chung các cơ sở dịch vụ này còn thiếu về số lượng yếu về chất lượng
phục vụ, và làm hạn chế khả năng phục vụ nhu cầu của khách.
2.2.3. Lượng khách du lịch
Ngành du lịch tỉnh Preah Vihear chỉ thật sự đi vào hoạt động từ năm 2000,
đây cũng là năm khai trương làm lễ thiên niên kỷ tháp Preah Vihear và thu hút rất
nhiều du khách từ các tỉnh lên và đã khách từ Thái Lan. Tình hình này được thể
hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Preah Vihear 2000-2004
Lượng khách du lịch (lượt khách)
Năm Theo cửa khẩu
Preah Vihear
Theo thị trấn tỉnh
Preah Vihear
Tổng
cộng
Tốc độ tăng
trưởng
lượt khách (%)
2000 162.269 938 163.207 0%
2001 19.213 505 19.718 -88%
2002 - 1.551 1.551 -92%
2003 33.436 3.001 36.437 2249%
2004 43.988 2.069 46.057 26%
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Preah Vihear, 2005
Năm 2000, khách du lịch vào thăm tỉnh Preah Vihear là 163.207 lượt, trong đó
khách vào theo cửa khẩu Preah Vihear là 162.269 lượt, đa số là người Thái Lan
chiếm 95%, khách du lịch vào thăm từ thị trấn là 938 lượt, đa số là người
Campuchia với mục đích làm ăn kinh doanh và làm việc.
Năm 2001, khách du lịch vào tỉnh Preah Vihear giảm 88% so với năm 2000
chỉ còn 19.718 lượt khách. Nguyên nhân là do tình hình an ninh giữa tỉnh Preah
Vihear và Thái Lan bất ổn và cùng với sự thay đổi nhiệm vụ từ uỷ ban nghiên cứu
dự án tháp Preah Vihear theo công văn số 64 của chính phủ và phía Thái Lan đã
đóng cửa khẩu vào tháp Preah Vihear.
31
Năm 2002, khách du lịch vào tỉnh giảm 92% và chỉ còn 1.551 lượt khách, số
lượng khách này đi theo thị trấn tỉnh.
Năm 2003, khách du lịch vào tỉnh là 36.437 lượt khách tăng 2.249% so với
năm 2002. Số lượng khách tăng lên là vì chính phủ 2 nước đã thống nhất mở cửa
khẩu tháp Preah Vihear vào ngày 01/06/2003 và tạo điều kiện thuận lợi cho khách
từ phía Thái Lan vào tham quan.
Năm 2004 số lượng khách du lịch vào tỉnh là 46.057 lượt khách tăng 26% so
với năm 2003.
Nhìn chung số lượng khách vào tỉnh trong vòng 2 năm qua có sự tăng lên,
nhưng so sánh số lượng khách này với số lượng khách vào nước Campuchia thì còn
rất khiêm tốn, và được thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 2.5: Tỷ trọng khách du lịch đến tỉnh Preah Vihear so với cả nước
Năm
Số khách du lịch
trong cả nước
(người)
Số khách du lịch
tỉnh Preah Vihear
(người)
Tỷ trọng (%)
2000 1.260.405 163.207 12,95%
2001 2.361.709 19.718 0,83%
2002 2.894.662 1.551 0,05%
2003 2.655.080 36.437 1,37%
2004 5.306.472 46.057 0,87%
Nguồn: Bộ du lịch Campuchia, Sở du lịch tỉnh Preah Vihear, 2005
Năm 2004, số lượng khách du lịch của tỉnh Preah Vihear là 46.057 lượt khách,
chiếm 0.87% so với số lượng khách du lịch trong cả nước. Đây là một con số rất
nhỏ bé so với số lượng khách du lịch ở các nơi khác như Siem Reap, Sihanouk
Ville, Phnom Penh, Kampong Thom,…
2.2.4. Lao động trong ngành du lịch
Tình hình lao động trong ngành du lịch trong thời gian qua đã có phần tăng
lên. Theo số liệu thống kê không đầy đủ, thì tính đến năm 2004, lực lượng lao động
32
tham gia kinh doanh thương mại, nhà hàng, nhà nghỉ,… là 1.500 người. Đa số lực
lượng này chưa qua chuyên môn, thậm chí yếu về đào tạo văn hoá.
Riêng sở du lịch tỉnh Preah Vihear có khoảng 30 nhân viên và quản lý, trong
số này chỉ có 5 người có trình độ đại học. Tuy nhiên trong thời gian qua, Sở du lịch
tỉnh cũng đã chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên, cử cán bộ công nhân viên đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt là tham
gia các chương trình hội thảo, bồi dưỡng về nghiên cứu và phát triển du lịch.
2.2.5. Thị trường du lịch
Như đã phân tích ở trên, thị trường khách du lịch tỉnh Preah Vihear là quá hạn
hẹp. Chỉ có hai thị trường khách chính là từ Thái Lan chiếm khoảng 70%, trong khi
khách du lịch quốc tế đến Campuchia là rất lớn, nhưng tỉnh Preah Vihear thu hút
lượng khách quốc tế này rất ít. Đây cũng chính là điểm yếu của ngành du lịch tỉnh
mà trong thời gian tới cần phải khắc phục để thu hút khách quốc tế thăm Angkor
Wat đến thăm khu đền tháp Preah Vihear.
2.2.6. Tình hình đầu tư vào ngành du lịch
Việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh những năm qua có những kết
quả vượt trội so với các ngành, các lĩnh vực khác. Đầu tư vào ngành du lịch tỉnh
Preah Vihear bắt đầu tập trung từ năm 2000, kể từ đó đến nay hệ thống đường sá
vào các khu du lịch trọng điểm như tháp Preah Vihear, tháp Koh Ker, tháp Preah
Khan, Tháp Kropum Chuk, khu du lịch sinh thái chân núi Bak Kam và khu du lịch
núi Pro Lien,… đã được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra còn đầu tư vào công tác sửa chữa
các tháp cổ, và tiến hành nghiên cứu thu thập số liệu về các tháp này.
Trong giai đoạn từ năm 2003-2005, chương trình đầu tư của tỉnh vào ngành du
lịch được thực hiện như sau.
33
Bảng 2.6: Số liệu các công trình đầu tư giai đoạn 2003-2005
STT Tên dự án
Vị trí dự án xã,
huyện
Thời
gian
Diện tích dự
án
Vốn
đầu tư
(triệu
Riel)
1 Làm đường và tu
sửa khu giải trí
Cheanmuk-Tbeng 3 năm 197 ha 54,99
2 Làm đường xung
quanh, vệ sinh khu
vực
Rumdos-Rovieng 3 năm 270.400 m2 71,24
3 Sửa chữa đường sá Tukkrohom-Chom
khsan
1 năm 250.000 m2 35,00
4 Làm vệ sinh khu
vực
PreahKang-Tbeng 3 năm 250.000 m2 92,70
5 Sửa chữa đường KomPongPronak-
Tbeng
3 năm 400.000 m2 55,00
6 Tu bổ đường nông
thôn
PringThom-
KlrolaPeas
1 năm 100.000 m2 85,50
7 Sửa chữa đường Ronas Se-Sangkum
Thmay
3 năm 20.250.000 m2 3.336,95
8 Sửa chữa đường Sroyong-Kulen 2 năm 256.000 m2 1.306,8
9 Tu sửa địa điểm KomPong Srolay II 2 năm 100.000 m2
80,00
10 Sắp xếp khu giải trí
lịch sử
MoluPrey II-Chep 3 năm 100.000 m2 90,00
Nguồn: Bộ du lịch Campuchia, Sở du lịch tỉnh Preah Vihear, 2005
34
Nhìn chung công tác đầu tư của tỉnh vào ngành du lịch đã có phần cải thiện và
phát triển, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, để đáp ứng
nhu cầu phát triển ngành lịch, thì tình trạng này vẫn còn yếu kém.
2.2.7. Sản phẩm du lịch của tỉnh
Trong bối cảnh chung của cả nước có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá –
lịch sử và du lịch tôn giáo dựa trên hệ thống tiềm năng du lịch văn hoá – lịch sử
như khu đền tháp Angkor Wat - kỳ quan thế giới. Tỉnh Preah Vihear là tỉnh giàu
tiềm năng du lịch văn hoá – lịch sử, tôn giáo có 3 khu đền tháp lớn là Preah
Vihear, Koh Ker và khu đền tháp Preah Khan.
Khách du lịch đến tỉnh hầu hết là để tham viếng và tìm hiểu về lịch sử của
các khu đền tháp này, đặc biệt là tháp Preah Vihear.
2.2.8. Quản lý Nhà nước về du lịch
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, công tác quản lý
Nhà nước về du lịch đã được tăng cường hơn trong những năm qua. Tỉnh đã xác
định được các chương trình cụ thể, thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, tăng
cường bộ phận quản lý Nhà nước ở sở du lịch tỉnh, ở các huyện có các khu du lịch
đi vào hoạt động, hình thành các ban quản lý khu du lịch để kiểm tra tình hình thực
hiện các quy định của Nhà nước như về vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an toàn
trong khu vực.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PREAH
VIHEAR
2.3.1. Những kết quả đạt được
Như đã trình bày ở trên ngành du lịch tỉnh Preah Vihear trong những năm qua
đã gặt hái được một số kết quả sau:
2.3.1.1. Lượng khách
Trong năm 2000 lượng khách tăng đáng kể lên 162.269 lượt khách. Tuy nhiên
sau những khó khăn khi Thái Lan đóng cửa khẩu vào tháp Preah Vihear vào năm
35
2001 và 2002, thì từ đó đến nay khách du lịch nhìn chung là có khuynh hướng tăng
nhanh từ 33.436 lượt khách vào năm 2003 lên 43.988 lượt khách vào năm 2004.
2.3.1.2. Chính sách đầu tư phát triển
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch tỉnh không ngừng nỗ lực trong việc
quy, đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm như 3 khu đền tháp chính là Preah
Vihear, Koh Ker và Preah Khan, hệ thống đường sá đến các điểm du lịch dần được
cải thiện, đã đầu tư cải thiện và xây dựng đường sá từ tỉnh Kampong Thom đến
tỉnh Preah Vihear, đặc biệt là mở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44020.pdf