Luận văn Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMCTI iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Ý nghĩa của đề tài 1

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

6. Hạn chế của đề tài 2

7. Kết cấu của đề tài 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3

1.1. Chiến lược kinh doanh 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh 3

1.1.3. Tác dụng của chiến lược kinh doanh 5

1.1.4. Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh 5

1.2. Thiết lập chiến lược kinh doanh 5

1.2.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp 5

1.2.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài 6

1.2.3. Đánh giá tình hình bên trong 10

1.2.4. Xác định mục tiêu và lựa chọn chiến lược 12

Kết luận chương 1 13

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC 14

2.1. Giới thiệu khái quát công ty 14

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 14

2.1.2. Sản phẩm, dịch vụ 15

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 16

2.1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua 19

2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài 21

2.2.1. Môi trường vĩ mô 21

2.2.1.1. Môi trường kinh tế 21

2.2.1.2. Môi trường văn hóa, xã hội 25

2.2.1.3. Môi trường chính trị trong nước 25

2.2.1.4. Môi trường dân số 26

2.2.1.5. Môi trường công nghệ 27

2.2.2. Môi trường vi mô 29

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 29

2.2.2.2. Khách hàng 31

2.2.2.3. Nhà cung cấp 33

2.2.2.4. Đối thủ tiềm ẩn 33

2.2.2.5. Các dịch vụ thay thế 35

2.2.3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 36

2.3. Đánh giá tình hình nội bộ công ty 37

2.3.1. Phân tích nội bộ 37

2.3.1.1. Nguồn nhân lực 37

2.3.1.2. Hoạt động marketing 37

2.3.1.3. Cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý 38

2.3.1.4. Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và điều hành 38

2.3.1.5. Về nghiên cứu, phát triển thị trường 38

2.3.1.6. Về quản lý chất lượng dịch vụ 39

2.3.1.7. Về chi phí hoạt động 39

2.3.1.8. Về thiết bị, công nghệ 40

2.3.1.9. Về hạ tầng mạng lưới 41

2.3.2. Ma trận đánh giá nội bộ 41

Kết luận chương 2 43

Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC 44

3.1. Mục tiêu phát triển 44

3.1.1. Xác định mục tiêu dài hạn 44

3.1.2. Mục tiêu cụ thể trong năm 2011 44

3.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược 45

3.2.1. Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT 45

3.2.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM 46

3.3. Các giải pháp cụ thể 53

3.3.1. Về đầu tư công nghệ và phát triển, khai thác mạng lưới 53

3.3.2. Giá cước 54

3.3.3. Về sản phẩm dịch vụ và phân phối dịch vụ 55

3.3.4. Về quảng cáo và marketing 56

3.3.5. Về yếu tố hữu hình và quá trình cung cấp 57

3.3.6. Về tổ chức quản lý, điều hành, nguồn nhân lực 58

3.3.7. Các nguồn tài trợ cho chiến lược kinh doanh 59

3.4. Kiến nghị thực hiện 59

3.4.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 59

3.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan cấp trên 60

Kết luận chương 3 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

docx73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng 17718112 20834401 22779887 26096304  - Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) 21.05 24.4 26.55 30.31  - Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam (Mbps) 12580 50064 89619 117962  - Tổng băng thông kênh kết nối trong nước (Mbps) 26744 69840 114009 249997  -  Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX (Gbytes) 15530017 34201275 48047395 64906362  -  Tổng số tên miền .vn đã đăng ký 60604 92992 133568 170414  -  Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký 3379 4274 4860 5418  -  Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp 3830528 6589440 6898176 12560896 -   Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp :  16295032832 42065754112 42065885184 46360918016  -  Tổng thuê bao băng rộng (xDSL) 1294111 2048953 2967309 3562988 (Theo nguồn Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC) Trong dự thảo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng GDP bình quân tăng 7,5-8%/năm, trong đó khu vực dịch vụ tăng 7,7-8,2%/năm. Đầu tư tăng lên chiếm 41.5% GDP. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế đến năm 2015: nông nghiệp 19%, công nghiệp và xây dựng 40,7%, dịch vụ 40,3%; lao động nông nghiệp giảm từ 65% xuống 45%, dân số khu vực thành thị tăng từ 29,6% lên 39% (đây là yếu tố quyết định khá lớn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông). Trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh riêng của từng vùng. Tốc độ tăng trưởng cao sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông. Môi trường văn hóa, xã hội Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đón nhận và du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách sống và làm việc mới mẻ, phong phú và muôn hình muôn vẻ. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của dân chúng, của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao và có sự đòi hỏi khắt khe hơn, kỹ lưỡng hơn. Nhìn chung, người sử dụng ngày càng có xu hướng sử dụng những loại dịch vụ viễn thông chứa đựng trong đó công nghệ hiện đại, thuận tiện, nhanh chóng và mang lại nhiều giá trị và tiện ích. Chính vì vậy, các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông cũng chịu tác động và ảnh hưởng của xu hướng mới này và cần phải hết sức nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh, đồng thời phải không ngừng phát triển, hoàn thiện và tạo ra những thay đổi sao cho phù hợp, bắt kịp và thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, một thực tế là người Việt Nam đã rất quen thuộc với các phương tiện thông tin liên lạc truyền thống như thư, báo chí, truyền hình, điện thoại ... Rất khó có thể thay đổi thói quen tiêu dùng này. Mặt khác, hiểu biết của người dân về các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại cũng như các lợi ích lợi của nó chưa nhiều, sử dụng phức tạp trong khi trình độ văn hoá, trình độ về tin học và ngoại ngữ nói chung chưa cao. Dân cư khu vực nông thôn, miền núi gần như chưa biết nhiều về các dịch vụ này. Đối với Internet, ngay cả các cơ quan, công ty đã thấy sự cần thiết của Internet nhưng khai thác chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu sử dụng cho những mục đích đơn giản như gửi thư, chatting. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà khai thác trong việc đào tạo, định hướng người sử dụng. Vì vậy, để có thể tạo được sự chuyển biến trong phong cách tiêu dùng của người dân, việc tiến hành những chương trình quảng bá, hướng dẫn và tuyên truyền là điều rất cần thiết. Môi trường chính trị trong nước Môi trường pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực BC-VT và CNTT trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được Chính phủ và Bộ TT-TT ban hành theo hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, từng bước mở cửa thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Môi trường pháp lý về viễn thông đã tạo được một hành lang pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động viễn thông, Internet theo đúng quy định của các bộ luật chung trong nước; phù hợp với luật, thông lệ quốc tế về viễn thông. Môi trường pháp lý về viễn thông đã thể chế hóa được những chính sách, chủ trương quan trọng sau: Phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Minh bạch hóa và cải cách các thủ tục hành chính trong cấp phép viễn thông, Internet Nhanh chóng phổ cập dịch vụ viễn thông và thực hiện nghĩa vụ công ích Tăng cường bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông Tạo quyền chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Môi trường dân số Dân số trung bình của Việt Nam năm 2009 ước tính khoảng 86 triệu người, mật độ dân số 260 người/km2, thuộc quốc gia có mật độ dân số cao trên thế giới. Sự phân bố dân số không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, mật độ dân số tại các thành phố cao hơn rất nhiều so với tại các vùng nông thôn. Trong những năm gần đây và trong thời gian tới sẽ diễn ra xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị sinh sống và xu hướng đô thị hoá nhiều khu vực nông thôn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông tại các vùng, tỉnh, thành phố trong cả nước chênh lệch nhau tương đối lớn do sức mua tại các khu vực khác biệt nhau. Hiện nay, Việt Nam được coi là nước có dân số trẻ. Một nửa dân số Việt Nam ở dưới độ tuổi 25, số người dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao, trong đó số học sinh, sinh viên chiếm khoảng trên 20 triệu. Điều này tạo nên một thị trường tiềm năng, vì đây chính là đối tượng phục vụ chủ yếu của các dịch vụ viễn thông và Internet trong tương lai. Bên cạnh những yếu tố: kinh tế xã hội, chính sách pháp lý và văn hóa xã hội, yếu tố chính trị cũng được đánh giá. Tình hình chính trị thế giới thời gian qua có nhiều biến động to lớn: những cuộc giao tranh quyết liệt giữa các sắc tộc, giữa các quốc gia và nạn khủng bố đẫm máu diễn ra tràn lan ở một số nước, trong khi đó tại Việt Nam vấn đề an ninh chính trị vẫn hết sức ổn định và được đảm bảo. Đây là một trong những điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông tập trung mọi nỗ lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Môi trường công nghệ Xu hướng hội tụ viễn thông – tin học – phát thanh truyền hình và truyền thông đa phương tiện sẽ tạo điều kiện cho mạng viễn thông phát triển nhanh chóng và trở thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ thông tin, đồng thời trở thành nền tảng hết sức quan trọng để “xã hội công nghiệp” chuyển sang thời kỳ “xã hội thông tin” cùng với sự xuất hiện các dịch vụ mới nhằm đáp ứng và thỏa mãn kịp thời nhu cầu ngày một tăng của người sử dụng. Xu hướng hội tụ này thể hiện ở loại hình thông tin được truyền đi trên mạng (thoại, số liệu, âm nhạc, hình ảnh) ở dạng truy nhập (PSTN, xDSL, FTTx, IP, cáp, vô tuyến, vệ tinh) và ở thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính, máy di động, PDA, MP3 Player, Game Console). Mạng PSTN và mạng số liệu sẽ phát triển hội tụ về mạng NGN. Công nghệ thông tin sẽ phát triển cực kỳ mạnh mẽ với công nghệ IP. Các dịch vụ Internet, đặc biệt lưu lượng VoIP sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lưu lượng điện thoại đường dài trong nước và quốc tế. Internet được mở rộng với các ứng dụng của công nghệ cơ bản như nhận dạng tần số vô tuyến RFID, cảm biến vô tuyến và công nghệ nano. Công nghệ truyền dẫn Cáp quang: Công nghệ truyền dẫn có xu huớng sử dụng công nghệ thông tin quang tốc độ cao WDM và DWDM. Kỹ thuật ghép bước sóng WDM đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu về dung lượng trong tương lai với chi phí chấp nhận được. WDM cho phép sử dụng độ rộng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách kết hợp một số tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau và có thể sử dụng được các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng. Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ truyền dẫn lên 5Gb/s, 10Gb/s và 20Gb/s. Vô tuyến: Thị trường thông tin vệ tinh trong khu vực đã có sự phát triển mạnh trong mấy năm gẫn đây và còn tiếp tục trong các năm tới. Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển như: DTH tương tác, truy nhập Internet, các dịch vụ băng rộng, HDTV... Ngoài các ứng dụng phổ biến đối với nhu cầu thông tin quảng bá, viễn thông nông thôn kết hợp sử dụng các ưu điểm của công nghệ CDMA, thông tin vệ tinh ngày càng có xu hướng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá nhân, ... Công nghệ chuyển mạch Công nghệ ATM: Công nghệ chuyển mạch truyền thống dần sẽ được thay thế bởi công nghệ IP hoặc ATM. Công nghệ ATM dựa trên cơ sở cơ sở phương pháp chuyển mạch gói, thông tin được nhóm vào các gói có chiều dài cố định ngắn trong đó vị trí của gói chủ yếu không phụ thuộc vào đồng hồ đồng bộ mà dựa trên nhu cầu bất kỳ của kênh cho trước. Chuyển mạch ATM cho phép hoạt động với nhiều tốc độ và dịch vụ khác nhau. Các hệ thống chuyển mạch ATM sẽ được thiết kế để có khả năng kết nối với các mạng hiện tại. Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông của các nước gồm có các mạng: Telex, PSTN, N-ISDN, mạng truyền hình cáp... vì vậy cần có sự kết nối giữa hệ thống ATM mới và các hệ thống cũ. Công nghệ chuyển mạch Nhãn (MPLS): Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức là kết quả phát triển của công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tín hiệu mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP. Công nghệ chuyển mạch quang: Trong tương lai sẽ có các chuyển mạch quang theo nguyên lý sau: chuyển mạch quang phân chia theo không gian, chuyển mạch quang phân chia theo thời gian và chuyển mạch quang phân chia theo độ dài bước sóng. Công nghệ mạng truy nhập Công nghệ truy nhập sẽ nhanh chóng triển khai sử dụng các thiết bị đầu cuối thông minh. Truy nhập mạng qua các thiết bị di động cá nhân tích hợp đa dịch vụ sẽ trở nên phổ biến. Các công nghệ truy nhập băng rộng (cả vô tuyến và hữu tuyến) sẽ phát triển mạnh, tuy nhiên công nghệ truy nhập vô tuyến sẽ phát triển mạnh hơn so với truy nhập hữu tuyến. Công nghệ truy nhập không dây băng rộng (WiFi và WiMax) sẽ phát triển mạnh. Những loại hình thông tin vô tuyến phát triển mạnh nhất hiện nay là thông tin vô tuyến cố định và thông tin vô tuyến di động. Truy nhập qua vệ tinh sẽ trở nên phổ biến. Công nghệ mạng thông tin di động Công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 2 như GSM hay CDMA hiện nay sẽ dần được thay thế bằng công nghệ 3G tạo điều kiện nâng cao tốc độ truy cập qua thuê bao di động. Do sự thay đổi về công nghệ, sự hội tụ về viễn thông và tin học cũng xảy ra với mạng di động nên cấu trúc mạng di động phát triển mạnh theo xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ chuyển mạch gói với cấu trúc GPRS, 3G nhằm đáp ứng các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao như tải bài hát, thương mại di động hay các dịch vụ dựa trên vị trí thuê bao. 3G sẽ tiếp tục được nâng cấp và phát triển lên 4G. Công nghệ 4G sử dụng hoàn toàn IP với tốc độ thông tin rất lớn sẽ được triển khai sau 2015. Xu hướng phát triển công nghệ vệ tinh Xu hướng triển khai công nghệ vệ tinh sử dụng giao thức IP, triển khai các mạng vệ tinh mặt đất (IPSTAR) đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng tại các khu vực khó triển khai mạng cáp quang. Tóm lại, các yếu tố môi trường vĩ mô tạo ra cơ hội làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông và Internet đồng thời cũng đem lại cho CMCTI thách thức do thị trường ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia với chính sách khuyến khích cạnh tranh của Nhà nước. Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh Hiện tại trên thị trường viễn thông và Internet Việt Nam, CMCTI có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đánh giá của BMI (Business Monitor International), so với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức độ mở cửa cạnh tranh cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam còn ở mức thấp. Hiện tại, Việt Nam có 11 IXP trong đó VNPT là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ kết nối Internet cho khách hàng từ năm 1997. Năm năm sau, Tổng công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng được cấp phép là IXP thứ hai và cũng đã chính thức cung cấp dịch vụ trong thời gian qua. Tiếp theo, là các đối thủ khác như công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT, công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNT), công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT). Riêng CMCTI là một trong hơn 50 ISP được cấp giấy phép. Mục tiêu nhằm cung cấp các dịch vụ kết nối Internet chất lượng cao cho các ISP, ISP dùng riêng, OSP, Bộ Thông tin Truyền thông yêu cầu các IXP cung cấp hai loại hình dịch vụ là: Dịch vụ kết nối Internet quốc tế (IIG): cho phép các ISP, ISP dùng riêng, OSP khả năng kết nối hệ thống thiết bị của mình với Internet quốc tế. Dịch vụ này có giá cước tương đối cao bởi vì các IXP phải chi trả tiền thuê kênh viễn thông quốc tế, tiền thuê cổng truy nhập Internet quốc tế. Dịch vụ kết nối Internet trong nước (NIX): cho phép các ISP, ISP dùng riêng và OSP khả năng kết nối và trao đổi lưu lượng với nhau. Lưu lượng trao đổi qua dịch vụ bị giới hạn trong phạm vi ở Việt Nam. Tuy nhiên dịch vụ này có giá cước tương đối thấp nhằm khuyến khích xây dựng, phát triển hệ thống mạng đường trục trong nước. Sự cạnh tranh cũng thể hiện trong vấn đề kết nối giữa các IXP. Thời gian qua có nhiều lưu lượng Internet trong nước (giữa các ISP Việt Nam) phải quá cảnh ra quốc tế rồi lại quay về Việt Nam, làm lãng phí băng thông quốc tế, rất tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Nhiều IXP (ngoài VNPT) đã đề nghị Bộ chỉ đạo các IXP kết nối ngang cấp để tiết kiệm băng thông quốc tế và cải thiện tốc độ truy nhập trong nước. Các ISP đã sử dụng nhiều biện pháp để cạnh tranh giành giật và chiếm lĩnh thị phần. Các thế mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đều được khai thác và tận dụng triệt để. Có thể đánh giá chung về các đối thủ là thường sử dụng các biện pháp khuyến mại làm công cụ chính để thu hút người sử dụng, hợp tác với các ISP nước ngoài mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho phép các thuê bao Internet tại Việt Nam khi ra nước ngoài vẫn có thể truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet và ngược lại. Đến tháng 10/2010, theo VNNIC Bảng 2. 6: Thị phần người dùng của các ISP Thị phần của các ISP Đơn vị Thị phần (%) Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HTC)  0.01 Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)  10.70 Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn (SPT)  2.25 Công ty NETNAM - Viện CNTT (NETNAM)  0.84 Công ty cổ CP phát triển đầu tư công nghệ (FPT)  10.05 Tập đoàn  Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam VNPT)  74.21 Công ty cổ phần viễn thông thế hệ mới (NGT)  0.01 Công ty viễn thông điện lực (EVN)  1.18 Công ty phát triển CVPM Quang Trung (QTSC)  0.04 Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC (CMC)  0.04 Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC)  0.01 Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist (SCTV)  0.57 Công ty Cổ phần công nghệ mạng (QTNET)  0.01 Công ty Cổ Phần Truyền Thông ADTEC (ADTEC)  0.02 Công ty CP sáng tạo Truyền thông Việt Nam (CCVN)  0.01 Công ty TNHH Viễn thông Minh Tú (MINHTU)  0.01 (Theo nguồn Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC) Khách hàng Khách hàng luôn mong muốn được thoả mãn các nhu cầu của mình một cách tối đa với chi phí hợp lý nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nên luôn gây những áp lực đối với nhà cung cấp. Tìm hiểu áp lực từ phía khách hàng cũng chính là trả lời câu hỏi khách hàng muốn gì, họ yêu cầu đòi hỏi gì từ nhà cung cấp khi họ mua dịch vụ. Chất lượng dịch vụ: đối với các dịch vụ viễn thông và Internet, chất lượng cơ bản được thể hiện là việc thực hiện thành công các cuộc gọi, độ rõ của âm thanh truyền tải, sự sẵn có của vùng phủ sóng đối với dịch vụ thoại (cố định, di động, VoIP, điện thoại Internet) hay tốc độ đường truyền nhanh hay chậm, tình trạng nghẽn mạch hay thông suốt (đối với dịch vụ truy nhập Internet, di động, nhắn tin,..), tình trạng bị rớt cuộc gọi hay gián đoạn cuộc gọi có thường xuyên hay không... Chất lượng phục vụ: Trong bối cảnh thị trường, khách hàng cũng ngày càng chú ý đến chất lượng phục vụ mà ở đây thể hiện ở thái độ phục vụ, giải quyết khiếu nại, bồi thường. Do những lỗi của hệ thống, hay do các yếu tố khách quan, khách hàng thường có những khiếu nại thắc mắc về giá cước, mức độ sử dụng... Việc giải quyết thắc mắc khiếu nại chậm trễ sẽ rất nguy hiểm vì càng làm khách hàng bức xúc thêm và dễ dẫn đến từ bỏ nhà cung cấp Giá cước: là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà khách hàng Việt Nam quan tâm đầu tiên khi sử dụng dịch vụ, đặc biệt khi trên thị trường có nhiều sự lựa chọn để so sánh. Khách hàng sẽ tìm đến những nhà cung cấp nào có dịch vụ tốt và giá cả rẻ hơn. Đặc biệt, khi đại bộ phận khách hàng chưa phải là đã có khả năng sẵn sàng thanh toán, giá cước càng là một yếu tố nhạy cảm. Các dịch vụ giá trị gia tăng phải phong phú, đa dạng hơn: với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông và Internet, ngày càng có nhiều dịch vụ mới ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp ngày càng nhiều. Ngoài việc sử dụng di động để thực hiện các cuộc thoại, khách hàng còn mong muốn có thể sử dụng để nhắn tin, truy nhập Internet. Đối với dịch vụ truy nhập Internet, bên cạnh việc tìm kiếm thông tin, gửi e-mail... khách hàng còn muốn sử dụng nhiều dịch vụ mới như giải trí, xem phim, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, hội nghị truyền hình... đòi hỏi tốc độ đường truyền nhanh hơn. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hàng việc phát triển thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp trên cùng một thiết bị đầu cuối là một chiến lược rất quan trọng và là một xu hướng tất yếu trong những năm tới. Địa điểm mua hàng phải thuận tiện, hấp dẫn khách hàng, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các nhà cung cấp mới ra đời luôn có tư duy kinh doanh mới và nhanh nhạy, chủ động trong việc đem dịch vụ đến khách hàng chứ không phải bán hàng bị động, các thủ tục, hình thức mua dịch vụ và thanh toán dễ dàng, thuận tiện hơn. Thời gian chờ đợi từ lúc đăng ký sử dụng dịch vụ đến khi được hòa mạng, hay lắp đặt phải được rút ngắn. Điện thoại thẻ, Internet thẻ là một hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng. Mạng lưới điểm truy nhập Internet công cộng cũng cần được phát triển để đáp ứng các đối tượng sử dụng. Các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, quà tặng ngày càng được khách hàng chú ý và đòi hỏi nhiều hơn. Khi các vấn đề cơ bản của dịch vụ như chất lượng, giá cước, mua hàng có vẻ gần như được đáp ứng ngang bằng nhau giữa các nhà cung cấp thì các hoạt động yểm trợ ngày càng thể hiện tính hiệu quả trong việc thu hút khách hàng. Khách hàng sẽ đòi hỏi nhiều đến các hoạt động hậu mãi như quà tặng, bảo hành, lắp đặt sửa chữa. Vì vậy, việc có các chính sách chăm sóc khách hàng, giữ khách hàng trung thành không rời bỏ sang nhà cung cấp mới là một việc rất cần thiết và phải làm ngay. Nhà cung cấp Áp lực từ nhà cung cấp thể hiện dưới 4 áp lực cơ bản sau đây: Hầu hết các thiết bị thông tin công nghệ cao cung cấp cho mạng lưới đều phải nhập khẩu. Vì vậy, CMCTI phải chịu những áp lực mạnh từ phía các nhà cung cấp thiết bị mạng lưới. Thiết bị đầu cuối cũng là một trong những áp lực có thể tạo ra đối với CMCTI. Việc dịch vụ có khả năng phát triển mạnh hay không một phần bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả, sự tiện lợi và sự thông dụng của thiết bị đầu cuối. Công nghệ viễn thông và Internet thay đổi vô cùng nhanh chóng trong khi đó việc tiếp cận những công nghệ đó đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. Đặc thù của lĩnh vực viễn thông là công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và loại hình dịch vụ cung cấp. CMCTI sẽ chịu áp lực lớn từ phía các nhà cung cấp thiết bị trên thế giới về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, khai thác khi xuất hiện các công nghệ hiện đại tiên tiến hơn. Hoạt động kinh doanh của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông và Internet còn được sự hỗ trợ rất lớn từ các nhà cung cấp nội dung, thiết kế các ứng dụng gia tăng giá trị mới. Đối thủ tiềm ẩn Cạnh tranh tiềm ẩn từ các doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép được thể hiện qua Kế hoạch phát triển mạng của một số doanh nghiệp như sau: Kế hoạch mạng viễn thông và Internet của Viettel giai đoạn 2006 – 2010 Phát triển mạng NGN theo các lớp. Mạng thông tin di động: Triển khai mạng GPRS để có thể cung cấp dịch vụ truyền số liệu vô tuyến di động băng rộng. Từng bước triển khai hệ thống 3G theo lộ trình: GSM – GPRS – EDGE – UMTS/IMT2000. Mạng cố định: Giai đoạn từ 2005 đến 2010, sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ tại 20 tỉnh hiện tại, đồng thời phát triển mạng lưới ra các tỉnh thành khác, phấn đấu đến năm 2010 sẽ cung cấp dịch vụ điện thoại cố định nội hạt trên 64 tỉnh, thành trong cả nước. Mạng thuê kênh: Tiếp tục phát triển mạng cổng quốc tế sử dụng truyền dẫn cáp quang biển để đến năm 2010 có thể cung cấp đến 2.500 luồng E1 thuê kênh trong nước và quốc tế cho các khách hàng có nhu cầu. Kế hoạch mạng viễn thông và Internet của SPT giai đoạn 2006 – 2010 Mạng Internet: Mở rộng các POP truy cập Internet đến hầu hết các tỉnh thành vào năm 2010. Triển khai mạng MAN cáp quang băng rộng, công nghệ ADSL và vô tuyến băng rộng WLAN 802.11a/b đến các tỉnh thành phố có tiềm năng viễn thông, để thu hút khách hàng thuê kênh và truy cập Internet băng rộng. Đến năm 2010, chuyển toàn bộ lưu lượng thuê kênh hiện có sang mạng MAN cáp quang băng rộng theo kiến trúc NGN tại các thành phố lớn, khu thương mại, khu công nghiệp. Trang bị thêm các thiết bị truy cập tùy theo loại hình dịch vụ (như thoại, dữ liệu, video...) tại các vùng để cung cấp ngay dịch vụ cho khách hàng. Kế hoạch mạng viễn thông và Internet của EVN Telecom giai đoạn 2006 – 2010 Phát triển mạng NGN với các lớp ứng dụng và dịch vụ, lớp điều khiển, lớp chuyển tải, lớp truy cập Tiếp tục phát triển mạng cổng quốc tế sử dụng truyền dẫn cáp quang biển, xây dựng thêm 14.568 km cáp quang các loại để đến năm 2010 có thể cung cấp đến 4.000 luồng E1 thuê kênh trong nước và quốc tế cho các khách hàng có nhu cầu. Kế hoạch mạng viễn thông và Internet của các doanh nghiệp viễn thông còn lại giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 Mạng viễn thông của các doanh nghiệp còn lại đều được xây dựng theo cấu trúc NGN: bao gồm 4 lớp chính Lớp ứng dụng và dịch vụ, Lớp điều khiển, Lớp chuyển tải, Lớp truy cập. Mạng di động: sẽ phát triển đến 3G và đến năm 2010 sẽ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh, TP. Ngoài các đối thủ đã được cấp phép trong nước, việc xuất hiện thêm nhà khai thác mới đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông quốc tế chắn chắn sẽ diễn ra. Giai đoạn 2005 – 2006: nhà nước cấp thêm các giấy phép khai thác dịch vụ cơ bản hoặc dịch vụ gia tăng giá trị. Năm 2006 sẽ cho phép các thành phần kinh tế trong nước được chiếm tới 49% cổ phần trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường dài và quốc tế. Các nhà khai thác nước ngoài được phép liên doanh với các đối tác phía Việt Nam trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông cơ bản như truyền số liệu chuyển mạch gói, truyền số liệu chuyển mạch kênh, thuê kênh riêng, thông tin vô tuyến… trong đó phần vốn góp phía nước ngoài không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Giai đoạn 2007 – 2010: Sau năm 2006 không hạn chế cấp giấy phép kinh doanh trong nước cho các dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế. Mở cửa hoàn toàn đối với việc khai thác và cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, nhà nước chỉ chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản. Các nhà khai thác nước ngoài được liên doanh với phía Việt Nam kinh doanh các dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh không được xây dựng mạng đường trục mà phải thuê lại từ các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cung cấp hạ tầng mạng. Xu hướng hội tụ giữa Tin học, Viễn thông và Truyền thông sẽ mang lại nhiều dịch vụ mới cho xã hội nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Trên phạm vi toàn thế giới, các nhà khai thác truyền hình cáp đang nâng cấp mạng lưới của họ nhằm cung cấp video số cũng như các dịch vụ thoại và dữ liệu. Nguyên nhân để họ tham gia thị trường này là nhu cầu rất cao của khách hàng về truy cập Internet tốc độ cao. Việc tích hợp giữa kinh doanh dịch vụ phát thanh với các hoạt động trên web của các hãng phát thanh cũng đang được xúc tiến mạnh bởi vì khách hàng mục tiêu của họ đang dành nhiều thời gian cho Internet hơn. Các dịch vụ thay thế Dịch vụ viễn thông là một trong số các dịch vụ thông tin. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, dịch vụ viễn thông vẫn chiếm ưu thế hơn các dịch vụ thông tin khác như bưu chính… Tuy vậy, trong nội bộ lĩnh vực viễn thông, các dịch vụ lại có khả năng thay thế nhau. Các dịch vụ mới ra đời với công nghệ cao hơn thay thế cho các dịch vụ công nghệ cũ, dịch vụ dữ liệu thay thế một phần dịch vụ thoại. Do vậy, sự ra đời của các dịch vụ mới thay thế đang là m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPham Thi Nga.docx
Tài liệu liên quan