Luận văn Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai (tầm nhìn đến năm 2020)

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC.1

1.1 Một số lý luận cơ bản về chiến lược.1

1.1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược .1

1.1.2 Chiến lược phát triển ngành .3

1.1.3 Qui trình hoạchđịnh chiếnlược.4

1.2 Đặc điểm của ngành du lịch .5

1.2.1 Sản phẩm du lịch .5

1.2.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế .6

Kết luận.7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI .8

2.1 Tiềm năng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai .8

2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai .27

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch .27

2.2.2 Kháchdu lịch .29

2.2.3 Doanh thu du lịch .32

2.2.4 Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành .34

2.2.5 Các dịch vụ hỗ trợ.34

2.2.6 Đầu tư cho ngành du lịch .35

2.2.7 Nguồn nhân lực.36

2.2.8 Thực trạng tổ chứccung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và công tác

khai thác các tuyếnđiểm dulịch.37

2.2.9 Các yếu tố khác .38

2.3 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành

du lịch tỉnh Đồng Nai. .41

2.3.1 Những điểmmạnh.42

2.3.2 Những điểmyếu .43

2.3.3 Những cơ hội để phát triển ngành du lịch.44

2.3.4 Những tháchthức .45

Kết luận .46

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH

ĐỒNG NAI (TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020).48

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến

2010 (tầm nhìn đến năm 2020) .48

3.1.1 Mục tiêu. .48

3.1.2 Định hướng.50

3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến 2020.53

3.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai .54

3.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .54

3.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .56

3.3.3 Ma trận SWOT.56

3.4 Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai .58

3.4.1 Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và ngoài nước.58

3.4.2 Chiến lược tăng trưởng tập trung hướng phát triển sản phẩm du lịch.59

3.4.3 Chiến lược liên doanh liên kết phát triển du lịch .61

3.4.4 Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tàinguyên du lịch .62

3.5 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược .63

3.5.1 Giải pháp về đầu tư .63

3.5.2 Giải pháp về vốn.64

3.5.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch .66

3.5.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.68

3.5.5 Giải pháp về tuyên truyền,quảng bá du lịch .71

3.5.6 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.71

3.5.7 Giải pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch .73

3.5.8 Giải pháp phát triểnbền vững du lịch .73

3.6 Kiến nghị .75

3.6.1 Đối với Trung ương.75

3.6.2 Đối với Tỉnh Đồng Nai. .75

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai (tầm nhìn đến năm 2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9.190 20.204 16.379 45.963 105.137 -Aên uống 21.195 23.768 29.702 33.196 41.678 57.163 206.702 -Vận chuyển 1.220 1.882 1.631 2.196 3.246 7.313 17.488 -Khác 5.972 7.653 8.819 10.395 8.369 50.043 91.251 (Nguồn: Sở Thương Mại Du Lịch Đồng Nai – Năm 2006) Quan sát cơ cấu doanh thu trong những năm từ 2001 đến 2006 có thể nhận thấy doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng đáng kể, gấp hai lần doanh thu của hai lĩnh vực theo sau đó là lưu trú và vui chơi giải trí trong tổng doanh thu du lịch. 33 Đây là lĩnh vực giữ vai trò chủ lực qua các năm, góp phần tạo bước tăng trưởng trong ngành dịch vụ. Doanh thu cơ sở lưu trú đạt tỷ lệ bình quân 24% trong tổng doanh thu ngành du lịch. Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí xấp xỉ doanh thu lưu trú. Riêng lĩnh vực có sự phụ thuộc lẫn nhau là lữ hành và vận chuyển cùng chiếm tỷ trọng thấp. Từ đó cho thấy việc đóng góp cho tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch còn khá thấp, chủ yếu là kinh doanh cơ sở lưu trú và ăn uống. Tuy nhiên, cũng đồng thời nói lên tỉnh Đồng Nai có lợi thế về hai hoạt động trên. Trong quá trình qui hoạch phát triển du lịch cần tiếp tục phát huy lợi thế hiện có và tập trung đẩy mạnh hơn nữa các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách lữ hành và lưu trú. Tốc độ tăng lượt khách và doanh thu: Năm Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu Triệu đồng 28.472 35.732 43.691 53.307 69.650 74.127 168.500 Tốc độ tăng % 25,5 22,27 22,01 30,66 6,43 127,31 Lượt khách Lượt 170.788 185.186 222.542 370.748 502.868 552.636 860.226 Tốc độ tăng % 8,43 20,13 66,60 35,64 9,90 55,66 (Nguồn: Sở Thương Mại Du Lịch Đồng Nai – Năm 2006) Từ năm 2001 đến năm 2006, hệ số tỷ lệ giữa tốc độ tăng bình quân doanh thu (39,03%) và tốc độ tăng bình quân lượt khách (32,73%)ø là 1,19 cho thấy mức chi tiêu của khách du lịch khi đi du lịch ở Đồng Nai vẫn còn rất thấp. Trong tương lai tỉnh cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ, tạo điều kiện cho du khách chi tiêu nhiều hơn nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch. 34 2.2.4. Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành: Theo thống kê năm 2006, tỉnh Đồng Nai hiện có 48 cơ sở lưu trú với tổng số 1.270 phòng và 1.398 giường trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 1 sao, 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ chưa đạt tiêu chuẩn cơ sở lưu trú du lịch. Các khách sạn có cơ sở vật chất tốt chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Biên Hoà. Các cơ sở lưu trú với cơ sở vật chất thấp (nhà nghỉ, nhà trọ), tập trung nhiều gần các khu công nghiệp và rải rác các huyện trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽ gây khó khăn khi phát triển các loại hình du lịch có thời gian lưu trú kéo dài tại các khu vực xa thành phố. Tỉnh cần nghiên cứu đầu tư thêm cơ sở lưu trú. Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, từ năm 2001 đến 2004 Tỉnh chỉ có một đơn vị kinh doanh lữ hành là Trung Tâm điều hành hướng dẫn du lịch Đồng Nai trực thuộc Công Ty Cổ Phần Du Lịch Đồng Nai. Đến năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nhiệp kinh doanh lữ hành hoạt động. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đồng Nai còn hạn chế về số lượng và qui mô khai thác. 2.2.5. Các dịch vụ hỗ trợ: Các cơ sở kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn nhà hàng năm 2002 là 19 cơ sở, tăng 13 nhà hàng so với năm 2000. Còn lại khoảng 9.133 là các quán ăn nhỏ, căn tin chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống của nhân dân trong tỉnh. Một số nhà hàng tại các điểm du lịch đã tận dụng lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có phát triển các món ăn đồng quê, món ăn dân dã.. để thu hút khách du lịch. Nhìn chung quy mô các nhà hàng còn hạn chế, phát triển mang tính tự phát , chưa có định hướng chung. Thành phố Biên Hoà vẫn là nơi tập trung nhiều cơ sở ăn uống nhất của tỉnh. 35 Các đơn vị kinh doanh vận chuyển du lịch có khoảng trên 10 điểm trên thành phố Biên Hoà. Các doanh nghiệp này chủ yếu cho thuê xe chở khách, thỉnh thoảng cũng phục vụ khách du lịch. Một số doanh nghiệp đã chủ động đứng ra thành lập một hệ thống kinh doanh dịch vụ theo kiểu hộ gia đình. Ngoài ra còn có nhiều dịch vụ khác liên quan có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mặc dù số lượng còn rất hạn chế, nhất là các địa bàn ở xa khu đô thị. Các dịch vụ đó bao gồm dịch vụ cắt tóc, massage, karaoke, internet… Mua sắm hàng hóa lưu niệm thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của khách, thế nhưng quà lưu niệm mang dấu ấn địa phương hầu như không thấy xuất hiện trên thị trường du lịch. Bên cạnh đó tỉnh chưa có trung tâm mua sắm lớn, các hệ thống siêu thị cửa hàng chỉ phát triển ở qui mô nhỏ. Ngành du lịch cần chú trọng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm lớn, giá cả hợp lý, dịch vụ cao cấp để phục vụ khách du lịch. 2.2.6. Đầu tư cho ngành du lịch: Cùng với những chuyển biến tích cực trong công tác kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, nhà nước đã quan tâm hơn đến công tác đầu tư, hỗ trợ vốn ngân sách để qui hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Năm 2002, ngân sách hỗ trợ đầu tư phục vụ cho ngành du lịch là 1,985 tỷ đồng; năm 2003 ngân sách hỗ trợ đầu tư là 6,604 tỷ đồng; năm 2004 là 9,745 tỷ đồng; năm 2005 là 10,805 tỷ đồng; năm 2006 là 19,655 tỷ đồng để hỗ trợ lập các dự án qui hoạch khu du lịch thác Mai, qui hoạch chi tiết Trung tâm văn hoá du lịch Bửu Long, khu du lịch suối Mơ, đường vào chiến khu Đ… Ngoài ra, nhiều cơ sở vật chất trang thiết bị đã được đầu tư, nâng cấp, đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách: đầu tư nhà hàng Cọ Dầu 1.200 chỗ, xây dựng nhà nghỉ ở Bửu Long, khu massage Đồng Trường 12 phòng, nâng cấp khách sạn Đồng Nai khu A 57 phòng. 36 Đối với các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch, đây là thành phần kinh tế khá nhanh nhạy với các tác động của thị trường, luôn có sự đổi mới và tự điều chỉnh. Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cơ sở lưu trú, vận chuyển, ăn uống, dịch vụ tham quan giải trí ngày càng lớn mạnh và có những đóng góp đáng kể và tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch. 2.2.7. Nguồn nhân lực: Đội ngũ lao động là một trong những nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đang từng bước được cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành du lịch vẫn chưa thu hút được nhân tài. Lao động có trình độ chuyên môn không cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ của ngành này. Tính đến năm 2006, lực lượng lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Đồng Nai là 1.124.678 người, trong đó lao động trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng là 27.350 người, chiếm 2,72%, tăng 16,76 % so với năm 2000. Tỷ trọng lao động trong ngành du lịch Đồng Nai trong tổng số lao động xã hội hiện tại là rất thấp. Hiện tại Sở Thương mại Du lịch chưa có sự thống kê chính thức về trình độ lao động chuyên ngành du lịch, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý của đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch, gây khó khăn cho ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trong việc định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển ngành. Theo số liệu thống kê không chính thức năm 2006 thì lao động chưa qua đào tạo tại các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (trên 50%), hoạt động chủ yếu tại các doanh nghiệp nhỏ nên trước mắt đội ngũ này có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại vì hiện tại đối 37 tượng khách đến Đồng Nai chủ yếu là khách nội tỉnh, khách từ các địa bàn lân cận… với nhu cầu chất lượng phục vụ ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong tương lai sắp tới để đẩy mạnh thu hút lượng khách quốc tế và khách du lịch từ các địa phương khác trong nước, Sở Thương Mại Du Lịch tỉnh cần thống kê lao động theo trình độ, nỗ lực hơn nữa trong công tác phối hợp nâng cao chất lượng nhân lực của ngành này nếu không muốn mất lợi thế cạnh tranh so với các vùng du lịch khác. 2.2.8. Thực trạng tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và công tác khai thác các tuyến điểm du lịch: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc kinh doanh các dịch vụ du lịch thu hút sự tham gia hoạt động của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh, Công ty Cổ Phần Du lịch Đồng Nai là doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ đạo. Đây là đơn vị có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ thông qua các đơn vị cơ sở trực thuộc: lữ hành (Trung tâm điều hành vận chuyển Hướng dẫn du lịch), cơ sở lưu trú (khách sạn Đồng Nai, khách sạn Hoà Bình), ăn uống (các nhà hàng thuộc khách sạn, nhà hàng Đồng Nai, nhà hàng Cọ Dầu), tham quan vui chơi giải trí (Trung tâm văn hoá du lịch Bửu Long, Đảo Ó-Đồng Trường). Từ năm 2004 có thêm một đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa là Công ty Lữ Hành Nụ Cười. Ngoài ra còn có các đơn vị kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Vườn quốc gia Cát Tiên, Thác Mai- Hồ nước nóng, Núi Chứa Chan – chùa Gia Lào. Các đơn vị này hiện đang từng bước phát triển các dịch vụ du lịch. Cùng với hệ thống kinh doanh dịch vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai, còn có sự góp mặt của các Công ty Liên Doanh, nổi bật là sân Golf Sông Mây – liên doanh giữa Công Ty Cổ Phần Du lịch Đồng Nai và nước ngoài, Công ty liên doanh Bò 38 Sữa Long Thành – khu vui chơi giải trí mua sắm hàng đặc sản, tham quan qui trình chế biến sữa và kẹo… Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn mạnh và có mặt ở các lĩnh vực dịch vụ du lịch. Đối với dịch vụ lưu trú có các doanh nghiệp tư nhân như Hoài Thương, Nguyên Thuỷ, Hồng Phượng, Minh Tâm, Quyên Quyên, Hoàng Cầm; dịch vụ vui chơi giải trí có Câu Lạc Bộ Xanh, các điểm du lịch dọc đập ông Kèo, các điểm du lịch làng bưởi Tân Triều; dịch vụ du lịch thể thao có sân Golf Long Thành. Riêng lĩnh vực vận chuyển và ăn uống đa số là các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Đồng Nai cũng là nơi gửi khách của các công ty du lịch Tp.HCM. Nhìn chung các loại hình dịch vụ ở Đồng Nai đang từng bước được hình thành, ở mức độ ban đầu. Do đó những khó khăn trong việc quản lý và tìm ra phương thức phát triển thích hợp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay là không thể tránh khỏi. 2.2.9. Các yếu tố khác: Ngành du lịch Tỉnh có phát triển được hay không là phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của ngành này là chính. Song các yếu tố cũng tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh của ngành mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Vì thế cần xem xét đúng mức các yếu tố này để công tác hoạch định chiến lược được phù hợp với tình hình thực tiễn hơn. Môi trường quốc tế: xu hướng toàn cầu hoá đang từng bước làm cho nền kinh tế thế giới hợp thành một mối. Điều này đặt ra cho mỗi nước phải tích cực nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình trong ngôi nhà chung này. Cũng nhờ sự giao thương kinh tế với các nước có những chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua mà nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng cao, liên tục. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, với những 39 thoả thuận về ưu đãi thuế quan giữa các nước thành viên càng góp phần thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau. Chính điều này tạo điều kiện gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho các nước đồng thời cũng gia tăng áp lực cạnh tranh cung cấp các sản phẩm dịch vụ giữa các nước. Với đặc tính riêng của mình ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Các cuộc xung đột chiến tranh ở Trung Đông, mâu thuẫn tôn giáo, bạo động, thiên tai, sóng thần, động đất… tác động rất lớn đến ngành du lịch thế giới và phần nào cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam. Môi trường an ninh, chính trị: so với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì môi trường an ninh – chính trị của Việt Nam lại rất ổn định, an toàn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất trên thế giới. Với lợi thế tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với môi trường chính trị ổn định Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Môi trường pháp luật: mặc dù đã có nhiều cải thiện trong chính sách của nhà nước như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, ban hành các văn bản pháp luật, miễn thị thực cho một số công dân một số nước trong khu vực … nhưng luật du lịch vẫn chưa được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho ngành này hoạt động, các thủ tục hành chính vẫn còn khá rườm rà phức tạp, các quy định nhà nước vẫn còn chồng chéo nhau và hay thay đổi… Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch và cũng làm mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam: nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao, liên tục trong những năm qua đang từng bước thay đổi diện mạo đất nước. Việc làm được tạo ra ngày một nhiều, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng qua các năm, các chỉ số về con người, xã hội thay đổi tích cực… đang thể hiện 40 chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, trong tương lai nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Khi thu nhập tăng cao thì nhu cầu về giải trí sẽ gia tăng, đòi hỏi ngành du lịch phải phát triển hơn nữa về cả chất lẫn về lượng. Ngày nay du lịch không chỉ đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà còn nhu cầu thưởng thức và học hỏi của khách hàng tại nơi họ đến du lịch. Nhận thấy nhu cầu này nên những năm gần đây ngành du lịch đã và đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, phong phú và đặc sắc hơn. Đầu tư và mời gọi đầu tư phát triển ngành này thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn là chủ trương của Nhà nước ta. Môi trường cạnh tranh: so với thế giới và một số nước trong khu vực thì ngành du lịch nước ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Ngành du lịch mới chỉ khai thác chiều rộng, chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề chưa hợp lý như chi phí vận chuyển quá đắt, chi phí điện thoại, cước internet cao hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực, chưa quảng bá được hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, thủ tục nhập cảnh còn rườm rà, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chính sách quản lý vĩ mô chưa nhất quán… đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với thế giới. Quản lý nhà nước về du lịch: bên cạnh ngành công nghiệp, Tỉnh Đồng Nai cũng rất quan tâm đến ngành du lịch. Trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch Tỉnh Đồng Nai được duyệt, sở Thương Mại Du lịch đã và đang nỗ lực phối hợp với Sở Tài Nguyên Môi Trường, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp để quảng bá thu hút đầu tư vào ngành du lịch Tỉnh. 41 Để tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch, Tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoản đầu tư từ ngân sách cho cơ sở hạ tầng tăng đều qua các năm. Sở Thương mại Du lịch cũng luôn tiến hành kiện toàn tổ chức, bộ máy hoạt động, thực hiện các công tác cải cách hành chính, thành lập các ban quản lý dự án du lịch, triển khai các văn bản pháp quy của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng Cục Du lịch, luôn tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trong những năm sắp tới. Uûy Ban Nhân Dân Tỉnh cũng ban hành các quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, phối hợp với các ban ngành để ổn định môi trường xã hội tại các tuyến điểm du lịch, tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực sông nước có tổ chức các hoạt động tắm suối, tắm thác, đảm bảo môi trường du lịch trong sạch, an toàn. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Chính sách ưu đãi đầu tư trong ngành này không còn phù hợp do có nhiều thay đổi trong chính sách pháp luật của Nhà nước như Luật Đất Đai, Luật Xây Dựng, Luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng. Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa tích cực, đồng bộ dẫn đến khó khăn khi triển khai thực hiện dự án mới. Công tác quản lý kiểm tra giám sát chưa sâu và không liên tục dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, ô nhiễm môi trường ngày một cao, khai thác tài nguyên du lịch bừa bãi… 2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai: Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, có thể khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chính của ngành du lịch Tỉnh như sau: 42 2.3.1. Những điểm mạnh: − Đồng Nai nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, là khu vực có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong cả nước. Đồng thời Tỉnh Đồng Nai cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rất thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch nội địa từ các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, khu vực này là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất. Mặt khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, nhu cầu du lịch của người dân là rất cao. − Đồng Nai có nguồn tài nguyên tự nhiên về du lịch phong phú và đa dạng. Với địa thế đa dạng bao gồm nhiều loại hình núi, đồi, sông suối, thác, rừng nguyên sinh như rừng quốc gia Nam Cát Tiên, khách du lịch đến Đồng Nai có thể tham gia nhiều loại hình du lịch như leo núi, vượt rừng, tắm thác, hoặc nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh tại khu bàu nước nóng ở Thác Mai, khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường… với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hữu tình, khí hậu ấm áp, ôn hoà quanh năm, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi phát triển các loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái. Tài nguyên nhân văn của Tỉnh cũng rất phong phú, đặc sắc mang đậm tính truyền thống dân tộc từ di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo, các lễ hội văn hoá, làng nghề thủ công truyền thống, ẩm thực đến các di tích lịch sử kháng chiến… thuận lợi phát triển các tour du lịch nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, học hỏi nghề truyền thống… Với lợi thế to lớn đó ngành du lịch Tỉnh dễ dàng đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình. − Bên cạnh ngành công nghiệp, ngành du lịch là ngành được sự quan tâm đặc biệt của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, quyết tâm đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm sắp tới. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành này như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đề 43 ra qui hoạch chi tiết phát triển du lịch, ưu đãi các nhà đầu tư, từng bước kiện toàn quản lý nhà nước, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng… − Môi trường xã hội tại các khu du lịch được cải thiện mạnh mẽ, bảo đảm an toàn uy tín chung của ngành du lịch Tỉnh. − Qui hoạch tổng thể và chi tiết đã được duyệt là cơ sở để thu hút đầu tư vào các khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh. 2.3.2. Những điểm yếu của du lịch Tỉnh Đồng Nai: − Sản phẩm du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh, chất lượng thấp, chưa mang tính đặc thù cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí đang ngày càng tăng của tầng lớp nhân dân lao động, chưa đủ sức hấp dẫn du khách đi tour thực sự. − Môi trường tự nhiên đang bị tác động bởi tốc độ đô thị hoá và các hoạt động công nghiệp, nhiều khu vực đã bắt đầu ô nhiễm. − Tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng mức. − Hiện trạng tự phát trong kinh doanh còn phổ biến, quản lý nhà nước không theo kịp yêu cầu phát triển của ngành du lịch. − Ngành du lịch Tỉnh chỉ mới phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu, mở rộng khai thác du lịch tại nhiều điểm du lịch nhưng lại chưa tập trung đầu tư đúng mức cho từng điểm. − Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn chế. − Tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của việc tuyên truyền. Các doanh nghiệp du lịch phải tự quảng bá cho du lịch của Tỉnh vì Tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ quảng bá. − Việc mời gọi đầu tư vào các dự án ưu tiên phát triển du lịch của Tỉnh chưa phát huy hiệu quả, bên cạnh đó là việc sử dụng dàn trải vốn đầu tư dẫn đến hiệu quả không cao. 44 − Ngành du lịch Tỉnh còn non trẻ, khả năng cạnh tranh thấp. Cơ sở hạ tầng và lưu trú chỉ mới ở bước đầu phát triển, các tuyến điểm du lịch chưa được đầu tư đúng mức để hấp dẫn và thu hút khách du lịch. 2.3.3. Những cơ hội để phát triển ngành du lịch: − Chính sách mở cửa hội nhập đã giúp ngành du lịch nước ta phát triển mạnh mẽ. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương , việc ký kết hiệp định du lịch ASEAN sẽ giúp ngành du lịch nước ta thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế. − Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp trong đó có nhiều di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha… Bên cạnh đó, Việt Nam còn nổi tiếng với nền văn hoá đa dạng, đặc sắc và một lịch sử phát triển lâu đời. Đây là đất nước có thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vỹ, kỳ bí, con người thân thiện, chính trị ổn định, được thế giới công nhận là một trong những điểm đến an toàn nhất. − Thế giới đang quan tâm đến Việt Nam như một nền kinh tế đang phát triển nhanh, ổn định. Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến việc đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng tăng lên, khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cũng được cải thiện qua các năm. − Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến ngành du lịch, đã tích cực xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Ngân sách đầu tư cho du lịch cũng gia tăng trong những năm gần đây. Việc miễn thị thực nhập cảnh cho một số quốc gia trong khu vực giúp cho thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf473561.pdf
Tài liệu liên quan