MỤC LỤC
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn.ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ.iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC CÁC BẢNG . v
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ .vi
MỤC LỤC .vii
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
5. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CHIẾN LƯỢC . 4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH . 4
1.1.1. Khái niệm về du lịch . 4
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch. 6
1.1.3. Sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch. 6
1.1.4. Tài nguyên du lịch. 7
1.1.5. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế . 8
1.2. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC . 9
1.2.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược. 9
1.2.2. Chiến lược phát triển ngành . 13
1.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch . 14
1.2.3.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam . 14
1.2.3.2. Chiến lược phát triển du lịch ở một số địa phương ở Việt Nam . 16
1.2.4. Quy trình xây dựng chiến lược. 16
1.2.4.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức . 16
1.2.4.2. Nghiên cứu môi trường. 16
1.2.4.3. Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược . 18
1.2.5. Các công cụ để xây dựng và đánh giá các yếu tố. 19
1.2.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp (IEF). 19
1.2.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EEF). 20
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii
1.2.6. Công cụ xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa. 20
Tóm tắt Chương 1. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
TRONG THỜI GIAN QUA . 23
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH . 23
2.1.1. Khái quát các yếu tố về môi trường tự nhiên, dân số tỉnh Quảng Trị. 23
2.1.1.1. Vị trí địa lý. 23
2.1.1.2. Khí hậu. 24
2.1.1.3. Hiện trạng đất đai và tài nguyên biển đảo. 24
2.1.1.4. Tài nguyên du lịch . 26
2.1.1.5. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực . 27
2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. 28
2.1.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội. 28
2.1.2.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng . 31
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ. 31
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị . 32
2.2.2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu . 32
2.2.2.1. Thống kê khách du lịch và thị trường khách du lịch. 32
2.2.2.2. Tổng thu từ khách du lịch và GDP du lịch . 39
2.2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 41
2.2.2.4. Lao động ngành du lịch. 44
2.2.3. Sản phẩm du lịch . 46
2.2.4. Tổ chức không gian du lịch. 47
2.2.5. Đầu tư phát triển du lịch. 48
2.2.6. Quản lý nhà nước về du lịch. 49
2.2.7. Xúc tiến quảng bá. 50
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ. 52
2.3.1. Môi trường vĩ mô . 52
2.3.1.1. Yếu tố kinh tế. 52
2.3.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật. 54
2.3.1.3. Yếu tố văn hóa và xã hội. 55
2.3.1.4. Yếu tố dân số . 56
2.3.1.5. Yếu tố tự nhiên. 57
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix
2.3.1.6. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật . 58
2.3.2. Môi trường vi mô . 59
2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh. 59
2.3.2.2. Khách hàng . 60
2.3.3. Một số yếu tố khác . 61
2.3.3.1. Cơ sở vật chất. 61
2.3.3.2. Hiệu quả kinh doanh . 63
2.3.3.3. Yếu tố con người. 63
2.3.3.4. Yếu tố quản lý. 63
2.4. NHẬN ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI
VỚI DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ. 64
2.4.1. Những cơ hội, thuận lợi. 64
2.4.2. Những khó khăn, thách thức . 65
2.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE. 67
2.4.4. Nhận định cơ hội (O), thách thức (T). 69
2.4.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE . 70
2.4.5. Nhận định điểm mạnh (S), điểm yếu (W) . 71
Tóm tắt Chương 2. 72
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN
NĂM 2025 . 73
3.1. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025. 73
3.1.1. Mục tiêu. 73
3.1.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch. 73
3.1.2.1. Các căn cứ dự báo. 73
3.1.2.2. Dự báo phương án phát triển . 74
3.1.2.3. Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu . 75
3.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾNNĂM 2025 . 79
3.2.1. Hình thành chiến lược qua phân tích ma trật SWOT . 79
3.2.2. Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Trị . 82
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐÃ LỰA CHỌN . 83
3.3.1. Giải pháp cho chiến lược tập trung . 83
3.3.2. Giải pháp cho chiến lược thu hút đầu tư du lịch . 84
3.3.3. Giải pháp cho chiến lược liên kết kinh doanh. 87
3.3.4. Giải pháp cho chiến lược về quản lý du lịch . 88
Tóm tắt Chương 3. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 95
Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu . 97
Phụ lục 2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh. 99
Phụ lục 3: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế. 100
Phụ lục 4: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Quảng Trị: . 101
Phụ lục 5 : CÁC DỰ ÁN MỜI GỌI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 103
Phụ lục 6: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA VỀ DU LỊCH, NHÀ QUẢN LÝ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ MỜI THAM VẤN. 105
Phụ lục 7: PHIẾU KHẢO SÁT THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA
DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ. 106
Phụ lục 8: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN
GIA VỀ DU LỊCH VÀ NHÀ QUẢN LÝ TẠI QUẢNG TRỊ. 109
123 trang |
Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
650 1.787 1.959 2.072 2.586 2.771 3.227 4.382
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị
Đến nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đều quan tâm nâng cao
chất lượng; dịch vụ du lịch được nâng cao hơn trước như: Thiết bị, tiện nghi phục
vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên
nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Trên địa bàn hiện nay có 156 cơ
sở lưu trú du lịch, với 2.447 buồng, trong đó có 62 khách sạn, 94 nhà nghỉ. Tính đến
hết năm 2013 trên toàn tỉnh có đến 02 khách sạn 4 sao; Nâng cấp khách sạn Đông
Trường Sơn, Khách sạn MêKong, Hữu Nghị, Khách sạn Thành Quả và Khách sạn
Phụng Hoàng lên đạt tiêu chuẩn 3 sao; 56 khách sạn 1-2 sao; chưa có khách sạn đạt
tiêu chuẩn 5 sao, do đó có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng đón khách du
lịch cao cấp, khách du lịch có khả năng chi trả cao.
Tốc độ xây dựng các khách sạn tư nhân trong những năm vừa qua tăng đột
biến. Cơ sở lưu trú Phân bổ ở Quảng Trị tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã như
là ở Đông Hà, Quảng Trị, Cửa Tùng, Lao Bảo và các thị trấn. Hầu hết các cơ sở lưu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết
bị, tiện nghi phục vụ; đào tạo lao động; đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và
tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Hiện nay, Quảng
Trị có 62 cơ sở lưu trú được xếp hạng với tổng số 1.497 buồng (chiếm tỷ trọng 40%
số cơ sở và 61% số buồng); trong đó có 56 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuản 1-2
sao, 5 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao và 2 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4
sao. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
còn mang tính tự phát, chất lượng kinh doanh dịch vụ lưu trú chưa đáp ứng nhu.
- Cơ sở vui chơi giải trí
Các cơ sở vui chơi giải trí-thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Quảng Trị
nhìn chung còn rất hạn chế. Ở các khách sạn lớn những dịch vụ bổ sung thường chỉ
bao gồm: Massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke;còn đang trong giai đoạn xây
dựng. Gần đây, tỉnh đã có chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí nhưng
các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, Khu kinh tế Lao Bảo, và một
số thị trấn, thị xã và ở các khu du lịch đang thu hút khách số còn lại thì chưa có
các cơ sở vui chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một
mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế
thời gian lưu trú của họ. Hiện tại, các dự án đang xây dựng sẽ làm phong phú thêm
cho hệ thống sản phẩm du lịch của Quảng Trị góp phần phát triển du lịch bền vững.
- Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống:
Các cơ sở ăn uống rất phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm Restaurant,
café, Bar, quán ăn nhanh, hệ thống nhà hàng đã có nhiều biến đổi, cung cách
phục vụ đã được chú trọng hơn, đội ngũ tay nghề qua đào tạo đã được nâng lên đáp
ứng những đòi hỏi ngày càng cao cùa khách du lịch. Hiện nay, các cơ sở nhà hàng,
khách sạn lớn và có sự đầu tư mạnh mẽ đều tập trong chủ yếu ở các trung tâm lớn
như thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, khu kinh tế Lao Bảonơi có nhiều điều
kiện tốt để phát triển. Năm 2013, toàn tỉnh có hơn 3.400 nhà hàng phục vụ ăn uống
với 414.000 chỗ ngồi đáp ứng đủ nhu cầu của người dân địa phương và khách du
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
lịch. Cùng với đà phát triển của du lịch, việc đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở ăn
uống phục vụ du lịch cũng được chú trọng hơn.
2.2.2.4. Lao động ngành du lịch
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có trên 25.000 lao động đang làm việc tại
các đơn vị kinh doanh du lịch, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh
doanh cá thể. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là lưu trú du lịch, tại các bộ phận: Lễ
tân, buồng, bàn, bar, bếp và tại các khu vực vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung.
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị
Đơn vị tính: Ngàn người
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số 13,4 15,86 16,3 16, 5 17,0 18,0 18,7 23,8 25,0
Đại học và
trên ĐH
0,2 0,21 0,215 0,25 0,3 0,5 0,6 0,75 0,87
Cao đẳng,
Trung cấp
0,32 0,35 0,4 0,45 0,52 0,6 0,83 0,9 1,13
Đào tạo
khác
0, 82 0,85 0,9 0,91 1,0 1,1 1,5 2,4 2,9
Chưa qua
đào tạo
12,06 14,45
14,78/
.5
14,89 15,18 15,80 15,77 19,75 20,1
LĐ trong
các DNDL
1,05 1,35 1,50 1,69 1,8 1,9 2,73 3,025 3,137
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị
0
5
10
15
20
25
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số Đại học và trên ĐH Cao đẳng, Trung cấp
Hình 2.8. Biểu đồ Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Số liệu thống kê cho thấy nếu năm 2005 mới có 13.400 lao động làm trong
ngành du lịch thì đến năm 2013 con số này đã tăng lên đến 25.000 người, với tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 8,11%/năm. Với những số liệu nêu trên chứng tỏ nhu cầu
sử dụng nhân lực trong ngành trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên khá nhanh. Xét
về cơ cấu lao động theo giới tính thì tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn so với
lao động nam, mức chênh lệch không có nhiều biến động theo các năm.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lao động tốt nghiệp đại học và trên đại học
chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,4%, tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm 4,5%,
trong khi đó tỷ lệ lao động người chưa qua lớp đào tạo nào chiếm tỷ lệ quá cao đến
80,4% trong tổng số lao động. Đây là một thực tế rất khó khăn cho nguồn nhân lực
của tỉnh Quảng Trị. Do đó ngành du lịch tỉnh Quảng Trị cần phải gấp rút đào tạo đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức du lịch và nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp,
cơ sở kinh doanh du lịch. Có chính sách thu hút những cán bộ làm công tác quản lý
và nhân viên trong ngành được đào tạo nghiệp vụ du lịch. Tổ chức giáo dục cho đội
ngũ làm công tác du lịch giao tiếp có văn hóa, lịch sự và am hiểu nghề du lịch để
thu hút du khách.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện chất lượng nguồn
nhân lực du lịch đó chính là trình độ ngoại ngữ. Thực trạng về trình độ ngoại ngữ
của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Trị hiện nay chưa tương xứng với hoạt động
du lịch cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh. Số lao động chưa qua đào tạo ngoại
ngữ tương đối cao chiếm 73,6%. Số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ là 34
người, trong đó có 26 HDV tiếng Anh, 2 HDV tiếng Pháp, 1 HDV tiếng Trung, 1
HDV tiếng Đức, 1 HDV tiếng Nga, 2 HDV tiếng Thái
Nhìn chung, nhân lực du lịch Quảng Trị vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng du lịch của tỉnh, số lao động có chuyên ngành về du lịch còn thấp, phần
lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ
thông chiếm lỷ lệ cao. Đội ngũ hướng dẫn viên phần lớn từ các trường đại học mới
ra chưa có kinh nghiệm, ngoại ngữ còn hạn chế hiện nay đội ngũ này được bổ sung
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, còn thiếu nhiều hướng dẫn viên tiếng Nhật,
Hàn Quốc, Đức
2.2.3. Sản phẩm du lịch
Quảng Trị là một trong những địa phương có tài nguyên du lịch phong phú và
đặc sắc nhất ở Việt Nam với các nhóm tài nguyên khác nhau như: Tài nguyên du
lịch biển đảo, tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng, tài nguyên du lịch sinh thái và
cảnh quan, tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sửNgoài ra với vị trí địa lý chiến
lược, Quảng Trị còn có tiềm năng phát triển du lịch biên mậu và du lịch thương mại
- công vụ.
Tuy nhiên cho đến nay hệ thống sản phẩm du lịch Quảng Trị còn khiêm tốn,
chưa thực sự khai thác hiệu quả các tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch.
- Sản phẩm du lịch được khai thác mạnh nhất đối với thị trường nội địa là các
dòng sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng, thăm lại chiến trường xưa, tri ân liệt sỹ.
- Đối với thị trường khách quốc tế, sản phẩm du lịch được khai thác nhiều nhất
là thăm chiến trường xưa và khu phi quân sự trong các tour DMZ.
Những sản phẩm này tuy đã được khai thác phát triển tương đối tốt, nhưng vẫn
chưa được xây dựng trong các chương trình du lịch hấp dẫn để có thể mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
- Du lịch biên mậu là sản phẩm du lịch quan trọng của Quảng Trị với cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo và La Lay. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của một số cửa khẩu
khác trong khu vực ở Hà Tĩnh và Quảng Bình thì dòng sản phẩm du lịch này của
Quảng Trị cũng đối diện với những thách thức không nhỏ.
- Du lịch biển đảo là một thể mạnh của Quảng Trị, tuy nhiên việc đầu tư phát
triển dòng sản phẩm này còn nhiều khó khăn. Một số tài nguyên du lịch biển đảo
đặc biệt có giá trị như Cửa Tùng đã phát triển chưa thực sự phù hợp và đã mất dần
sức hấp dẫn trong thời gian qua như Cồn Cỏ chưa được đầu tư khai thác phát triển.
- Du lịch sinh thái là một sản phẩm du lịch quan trọng của Quảng Trị tuy
nhiên sản phẩm này cũng chỉ ở dạng tiềm năng, các sản phẩm du lịch sinh thái hiện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
đang được khai thác mới chỉ dừng lại ở mức độ hết sức đơn giản như đi dã ngoại
trong ngày tại một số khu vực tự nhiên như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, chủ yếu phục
vụ thị trường nội tỉnh với các hoạt động mang tính chất vui chơi giải trí, dã ngoại
đơn thuần.
- Du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử cũng có vị trí quan trọng đối với Quảng
Trị, tuy nhiên mức độ đầu tư còn hết sức hạn chế do vậy dòng sản phẩm này vẫn
chưa được hình thành một cách có hệ thống và chưa có được sức hấp dẫn tương
xứng với tiềm năng.
- Quảng Trị cũng có những tài nguyên du lịch tâm linh hết sức có giá trị như
thánh địa La Vang, chùa Sắc Tứ tuy nhiên những tài nguyên du lịch này chưa
được đầu tư phát triển thành những sản phẩm du lịch thực sự mà mới chỉ là các hoạt
động hành hương, tôn giáo đơn thuần, do vậy vẫn chưa mang lại những hiệu quả
kinh tế - xã hội thiết thực cho địa phương.
2.2.4. Tổ chức không gian du lịch
Hiện nay việc phát triển du lịch tại Quảng Trị chủ yếu diễn ra tại các khu vực
dọc các tuyến quốc lộ quan trọng như Quốc lộ 1A và đường 9, tập trung tại các khu
vực đô thị như Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Lao Bảo, Khe Sanh, một số điểm ven
biển như Vịnh Mốc, Cửa Tùng và Cửa Việt.
- Không gian phát triển du lịch biển đảo hiện nay chủ yếu tập trung tại khu
vực Cửa Việt và Cửa Tùng.
- Không gian phát triển du lịch lịch sử-cách mạng phát triển dọc theo tuyến
đường 9, đường Hồ Chí Minh, khu vực cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Vĩnh Mốc
và thị xã Quảng Trị.
- Đông Hà là nơi tập trung phần lớn các cơ sở lưu trú hiện nay của cả tỉnh
(chiếm khoảng 50% số buồng khách sạn). Các khu vực tập trung nhiều cơ sở lưu trú
khác là Hướng Hóa (13% số buồng) tập trung ở Lao Bảo và Khe Sanh, Vĩnh Linh
(10% số buồng) tập trung ở Cửa Tùng và Hồ Xá, Gio Linh (tập trung ở Cửa Việt)
và thị xã Quảng Trị (mỗi nơi chiếm khoảng 8% số buồng khách sạn của cả tỉnh).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Mức độ đầu tư cho các khu điểm du lịch này còn rất hạn chế, hầu hết chỉ các
điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử-cách mạng; các khu du lịch còn chưa được
đầu tư hoặc chỉ mới được đầu tư ở mức độ hết sức đơn giản, chưa có khả năng thu
hút khách du lịch, đặc biệt là những phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao.
Hệ thống các tuyến du lịch hiện nay của Quảng Trị dựa trên các trục Bắc
Nam và Đông Tây. Các trục Bắc Nam quan trọng là trục Quốc lộ 1A và trục đường
Hồ Chí Minh nhánh Đông. Trục Đông Tây quan trọng nhất là trục Quốc lộ 9.
2.2.5. Đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm gần đây nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về
phát triển du lịch đã được cải thiện. Nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho
các ngành kinh tế khác phát triển là hết sức to lớn và rõ nét hơn. Nó không chỉ là
động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo mà còn có sức lan tỏa hỗ
trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn nguồn lợi kinh tế
mà ngành du lịch mang lại, các cấp chính quyền địa phương có nguồn tài nguyên du
lịch đều chọn hướng lấy du lịch làm ngành mũi nhọn cho địa phương mình. Ngoài
lợi ích về kinh tế, ngành du lịch còn mang lại cho nhân dân nhiều lợi ích khác về
mặt xã hội như: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hạ tầng được đầu
tư, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống...
Chính vì thế để kích thích ngành du lịch phát triển nhanh, mạnh và bền vững,
cần thu hút vốn đầu tư. Thời gian qua, các cấp chính quyền của Quảng Trị đã rất
quan tâm đến việc đầu tư phát triển du lịch thành một động lực để thúc đẩy các
ngành kinh tế khác; nguồn vốn lớn nhất đầu tư cho phát triển các khu điểm du lịch
là vốn đầu tư tôn tạo và xây dựng các di tích lịch sử - cách mạng. Tính đến năm
2013, kế hoạch vốn phát triển cơ sở hạ tầng du lịch từ ngân sách được giao cho tỉnh
Quảng Trị là 17.114 triệu đồng. Nguồn vốn trên được tập trung đầu tư các công
trình thuộc Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt, Khu dịch vụ - du lịch dọc tuyến đường
ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, Khu du lịch Cửa Tùng.
Do ảnh hưởng khó khăn của tình hình kinh tế, lĩnh vực du lịch thu hút rất ít
các dự án lớn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chủ yếu các dự án đã đầu tư, đã
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
49
đăng ký tiếp tục triển khai và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ. Tại
Đông Hà, dự án khách sạn của tập đoàn Mường Thanh và khách sạn Sài Gòn -
Đông Hà đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả. Trong lúc nguồn ngân sách Nhà
nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch còn eo hẹp rất cần những nhà đầu tư đủ
năng lực về tài chính, chuyên nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch tham gia đầu
tư hạ tầng du lịch.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trong thời gian
qua còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Nguyên nhân do
Quảng Trị là một tỉnh nghèo, nguồn ngân sách hạn hẹp vì vậy trước nhu cầu phát
triển của ngành du lịch, mặc dù được tỉnh quan tâm nhưng do điều kiện khó khăn
nên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu.
Trong công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch, Quảng Trị
chưa thực sự thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực
tài chính để đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng tổng hợp có quy mô lớn, chất
lượng cao. Phần lớn các dự án trong lĩnh vực phát triển hệ thống cơ sở vật chất du
lịch là các dự án xây dựng các khách sạn và cơ sở lưu trú quy mô vừa và nhỏ.
Quảng Trị cũng chưa thu hút được các dự án đầu tư xây dựng các công trình vui
chơi giải trí, hội nghị hội thảo có quy mô lớn. Tiến độ triển khai xây dựng của nhiều
dự án xây dựng các khu khách sạn dọc bãi biển của tỉnh cũng còn tương đối chậm,
tổng số 20 dự án hiện có tại khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển đảo Cửa Việt
mới chỉ có 3 dự án hoàn thành, 6 dự án đang xây dựng, 5 dự án đã hoàn thành thủ
tục nhưng chưa triển khai và 6 dự án khác mới chỉ ở giai đoạn hoàn thành thủ tục
chuẩn bị đầu tư.
2.2.6. Quản lý nhà nước về du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị là cơ quan chuyên môn trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý nhà nước các dịch vụ công cộng
thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
- Công tác lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch và kế hoạch
marketing, xúc tiến về phát triển du lịch
- Quản lý kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
- Quản lý kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch
- Quản lý kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Đảm bảo trật tự trị an và vệ sinh môi trường
- Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch
- Thanh tra, kiểm tra
2.2.7. Xúc tiến quảng bá
Được sự quan tâm của cấp chính quyền tỉnh mà các hoạt động marketing và
xúc tiến, quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh cả trong nước và quốc tế, cả về
số lượng lẫn quy mô hoạt động; trong đó ưu tiên hợp tác, liên kết phát triển du lịch
với các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Các hoạt động này đã
đem lại cho du khách hiểu được văn hóa, đời sống, xã hội, con người Quảng Trị
kiên cường và nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất này. Thông qua các hoạt động này
mà đã có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh đồng thời số lượng khách
quốc tế và nội địa đến đấy ngày càng tăng.
Một số hoạt động marketing và quảng bá, xúc tiến ngoài tỉnh có thể kể tới
như: Các chương trình Roadshow, hội chợ, diễn đàn tại nước ngoài; Hội nghị xúc
tiến quảng bá du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, tổ chức các
gian hàng giới thiệu du lịch Quảng Trị tại các hội chợ triển lãm trong vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung, vùng du lịch Bắc Trung Bộ...
Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hanoi 2013); Tham gia
Hội chợ Du lịch Đồng bằng sông Hồng mở rộng - Hải Phòng; Hội chợ du lịch biển
quốc tế Nha Trang - Việt Nam; Hội thảo tập huấn về dự thảo lập kế hoạch quảng bá
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
và tiếp thị du lịch trong vùng dự án. Tham gia chuyến công tác về quản lý du lịch
cộng đồng tại Quế Lâm, Trung Quốc. Hội chợ Thương mại - Du lịch Đông Dương
tại tỉnh Phitsanulok - Thái Lan. Phối hợp tổ chức đoàn nghiên cứu mô hình khảo sát
du lịch sinh thái, cộng đồng tại Vương quốc Campuchia.
Đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá, định vị và nâng cao chất lượng
thương hiệu du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, du lịch hành
lang kinh tế Đông - Tây. Phối hợp với VTV và Đài Truyền hình Quảng Trị làm
phim phóng sự về du lịch Quảng Trị - Hoài niệm chiến trường phát sóng dịp 30/4.
Cùng với các ngành các địa phương tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm
các sự kiện trọng đại của tỉnh như Lễ hội Khúc tráng ca về một dòng sông, kỷ niệm
100 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh
liệt sỹ, lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á, Hội chợ triển lãm quốc tế Nhịp cầu Xuyên Á -
Quảng Trị, Hội thảo du lịch Quảng Trị - Hội nhập và phát triển...
Thông qua các sự kiện đó đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Tổng
cục Du lịch nhằm đưa hoạt động marketing và xúc tiến quảng bá nâng cao hình ảnh
du lịch Việt Nam, du lịch Quảng Trị.
Tổ chức đoàn xúc tiến, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch và kinh nghiệm
hoạt động của các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch của các tỉnh, thành phố
Nam Miền Trung và các tỉnh thành phố phía Nam... Tổ chức mở rộng quan hệ hợp
tác liên kết phát triển du lịch, đã tổ chức thành công hội nghị du lịch 3 tỉnh Quảng
Trị - Savannakhet - Mukdahan lần thứ 3 tại Quảng Trị; tham gia hội nghị hợp tác
phát triển du lịch 3 tỉnh 3 nước Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) -
Mukdahan (Thái Lan) mở rộng và khảo sát tuyến du lịch hành lang kinh tế Đông -
Tây; Tham gia Hội thảo “Phát triển du lịch dọc hành lang kinh tế Đông - Tây
EWEC” tại tỉnh Phitsanulok - Thái Lan; Tham dự Hội thảo liên kết xây dựng sản
phẩm du lịch các tỉnh Bắc Miền Trung tại Nghệ An và phối hợp đón đoàn Famtrip
các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan khảo sát các tuyến điểm du lịch Bắc Miền Trung;
Tham dự Hội thảo liên kết các hoạt động du lịch các tỉnh Bắc miền Trung tổ chức
tại Quảng Bình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các pano tấm lớn quảng bá hình ảnh du lịch trên
địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thông tin, quảng bá qua website du lịch Quảng Trị, liên kết
các trang thông tin điện tử trong cả nước; quảng bá giới thiệu qua các tạp chí du
lịch. Cùng với ngành du lịch các tỉnh Savanakhet - Lào và Mukdahan - Thái Lan tổ
chức Hội nghị thống nhất phương án trưng bày và cung cấp thông tin du lịch tại
Trung tâm thông tin du lịch Lao Bảo. Phối hợp với Tạp chí Du lịch Việt Nam đăng
chuyên đề số 7 nhân kỷ niệm 45 năm giải phóng Khe Sanh - Hướng Hóa.
Khảo sát, báo cáo các bộ, ngành về chủ trương nâng cấp cửa khẩu La Lay lên
thành cửa khẩu quốc tế. Khảo sát đưa vào khai thác tuyến du lịch đường bộ nối
Salavan - Pakse (Lào), Udonthani (Thái Lan) qua cửa khẩu La Lay. Tiếp tục chỉ đạo
khai thác các tuyến du lịch mới tham quan 2 bên biên giới Việt Nam - Lào, tham
quan đảo Cồn Cỏ, chương trình hoa đăng trên sông Thạch Hãn, tham quan nhà thờ
La Vang, chùa Sắc Tứ.
Đánh giá chung, công tác kế hoạch marketing và xúc tiến quảng bá du lịch
trong những năm qua đã được quan tâm đáng kể với nhiều nội dung đa dạng phong
phú, có tính hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao. Hình ảnh Quảng Trị được quảng bá
rộng rãi và ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến với Quảng Trị. Tuy
nhiên, các hoạt động marketing và xúc tiến về phát triển du lịch theo tuyến hành
lang kinh tế Đông - Tây còn nhiều điều bất cập, cả về quy mô và mức độ chuyên
sâu, đòi hỏi trong thời gian tới cần xây dựng thành kế hoạch marketing và xúc tiến
về phát triển du lịch cho Quảng Trị nói chung và cho hành lang kinh tế Đông - Tây
nói riêng cần chuyên nghiệp và đầy đủ hơn, có sự phối kết hợp với các tổ chức
trong và ngoài nước để tạo tiền đề phát triển du lịch ngày một hiệu quả hơn.
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3.1. Môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Yếu tố kinh tế
Có thể nói những thành tựu kinh tế đạt được sau khi thực hiện công cuộc đổi
mới (1986) đã đưa kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Tốc độ tăng trưởng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
kinh tế đạt cao. Đời sống đại bộ phận người dân được cải thiện. Kinh tế vĩ mô ngày
một ổn định hơn. Vị thế đất nước ngày một khẳng định trên thế giới và trong khu
vực. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế Việt Nam
hết năm 2013 vẫn chưa thoát ra khỏi những khó khăn, tốc độ tăng trưởng còn chậm;
ổn định vĩ mô tuy đã được thiết lập nhưng cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh
nghiệp gặp khó khăn kép cả về nguồn vốn và thị trường; đời sống người dân bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên, đến năm 2014 mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến
rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Xung đột xảy ra ở nhiều
nơi. Căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông. Với sự nỗ lực phấn đấu của cả
hệ thống chính trị, nhân dân cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế -
xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Lạm phát được kiểm soát,
kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,9%, cao hơn năm
2013 (5,42%), đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2
trên thế giới (sau Trung Quốc). Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014, ước đạt
7.874.300 lượt người, tăng 4% so với năm trước.
Cùng với xu thế đổi mới và mở cửa của cả nước, sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng
kể trên mọi lĩnh vực; quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ,
cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh vực văn hóa xã hội và đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế tỉnh Quảng Trị
đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, ...
Tiềm lực kinh tế được từng bước phát triển, đang tạo những nền tảng cơ bản cho
giai đoạn phát triển tiếp theo.
Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính nên đà phát triển
kinh tế đã chậm lại. Nếu như giai đoạn trước 2010 tốc độ tăng trưởng luôn đạt trung
bình trên 10% năm thì đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng chỉ còn khoảng 6,7%.
Trong cả 3 khu vực chỉ có khu vực dịch vụ là đạt mục tiêu tăng trưởng 8,6% (mục
tiêu là 8,5 - 9%). Trong khu vực dịch vụ, khối lưu trú và ăn uống đạt mức tăng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
trưởng cao nhất (21,6%). Đây là một lợi thế Quảng Trị cần duy trì, bảo hộ và sử
dụng các chiến lược, biện pháp tốt nhất nằm phát huy đưa ngành du lịch phát triển
nhanh và bền vững.
2.3.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật
Đối với tình hình chính trị quốc tế, với chủ trương thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ
động hội nhập quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao quốc tế và đóng
góp nhiều vai trò trong nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Tình hình an ninh chính
trị ổn định nhiều năm nay, tạo điều kiện họat động du lịch phát triển và tạo tiền đề
ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Sau gần 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính
sách ngày càng được hoàn thiện, đã tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, tạo sự
bứt phá đối với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Các chủ trương,
quan điểm của nhà nước được ban hành nhằm tăng cường phát triển du lịch, đa
đạng hóa xã hội trong đầu tư du lịch nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ khách du lịch, thuận lợi cho nhà sản xuất, nhà đầu tư,
địa phương.
Việc triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ
của ngành du lịch ngày càng được tăng cường và ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_phat_trien_nganh_du_lich_tinh_quang_tri_den_nam_2025_8347_1909182.pdf