Luận văn Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Trang

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1

1.1 Một số vấn đề về chiến lược 1

1.1.1 Khái niệmvề chiến lược 1

1.1.2 Vai trò của chiến lược 2

1.1.3 Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược 3

1.2 Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược 4

1.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược 4

1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược 5

1.2.3 Giai đoạn đánh giá chiến lược 5

1.3 Qui trình hoạch định chiến lược 5

1.3.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu 5

1.3.2 Phân tích môi trường 5

1.3.3 Xây dựng các phương án chiến lược 12

1.3.4 Lựa chọn chiến lược 14

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNHSẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT

KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ17

2.1 Tổng quan về thị trường tiêuthụ sản phẩm đồ gỗ ở Mỹ 17

2.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội-văn hóa nước Mỹ 17

2.1.2 Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ 19

2.1.3 Một số lưu ý khu xuấtkhẩu vào thị trường Mỹ 22

2.2 Những nét chung về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam hiện nay 23

2.2.1 Khái quát về ngành đồ gỗ 23

2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ 26

2.3 Phân tích những ảnh hưởng hoạt động của ngành sản xuất đồ gỗ 27

2.3.1 Phân tích môitrường bên ngoài 27

* Ma trận hình ảnh cạnh tranh 36

* Ma trận đánh giá môitrường bên ngoài (EFE) 40

2.3.2 Phân tích môitrường bên trong 41

* Ma trận đánh giá môitrường bên trong (IFE) 50

* Ma trận SWOT chưa đầy đủ 51

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐỒ GỖ XUẤT

KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 201556

3.1 Định hướng phát triển ngànhđồ gỗ xuất khẩu đến năm 2015 56

3.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu 56

3.1.2 Mục tiêu phát triển 57

3.1.3 Phương hướng phát triển 57

3.2 Xây dựng chiến lược – Ma trận SWOT 59

3.3 Các chiến lược lựa chọn 61

3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 61

3.3.2 Chiến lược Marketing 62

3.3.3 Chiến lược tăng trưởng hội nhập 68

3.4 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 70

3.4.1 Giải pháp tạo vốn đầu tư 70

3.4.2 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu 71

3.4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 73

3.4.4 Giải pháp khoa học- công nghệ 74

3.4.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 75

3.4.6 Giải pháp Marketing,xây dựng thương hiệu 76

3.4.7 Giải pháp chống bán phá giá 79

3.5 Kiến nghị 80

3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 80

3.5.2 Kiến nghị Hiệp hội ngành gỗ 81

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6515 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng hạ và chuyển bãi container, phí lưu kho bãi .v…v . Tất cả các khoản chi phí này đều có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Một điểm cần chú ý nữa là khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh còn kém. Điều này rất quan trọng trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, nhất là doanh nghiệp Việt Nam mới bước ra ngoài làm ăn trên thị trường thế giới. Có những đơn hàng lớn của khách hàng, nhất là khách hàng Mỹ thì đa số doanh nghiệp không đủ năng lực nhận làm và buột phải từ chối, điều đó cho thấy chưa có sự liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong phối hợp, phân công công đoạn, chia sẻ trong sản xuất kinh doanh để giành lấy những hợp đồng lớn, hoặc giảm mức đầu tư máy móc thiết bị, giảm chi phí nhập nguyên liệu ..v..v.. Việc yếu kém trong liên doanh liên kết phần nào đã làm giảm bớt sức mạnh cạnh tranh của cả cộng đồng doanh nghiệp. 2.3.2.6 Nghiên cứu và phát triển Theo một cuộc điều tra chọn mẫu 175 doanh nghiệp của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại, hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thì có 16% doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải là thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 10% doanh nghiệp là thường xuyên thăm dò thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh Trang 54 thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp phải chịu thua lỗ và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và đã tiến hành nghiên cứu, song “lực bất tòng tâm”, vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu rất hạn hẹp, hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, ít nghiên cứu. Chi phí nghiệp cứu và phát triển sản phẩm mới qua một cuộc điều ra có 69,1% doanh nghiệp đầu tư cho R&D, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao nhất với 84% số doanh nghiệp đầu tư chi phí cho nghiên cứu cho R&D, thấp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ dành 0,2-0,3% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp chế biến gỗ ở khu vực Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế mẫu mã, tăng cường dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng đáp ứng yêu cầu một số khách hàng khó tính như Nhật Bản, Mỹ. Điều này cho thấy trước xu thế kinh donh hiện đại ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú ý nhiều đến công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp. * MA TRẬN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG (IFE): TT CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Mức độ quan trọng Phân loại Điểm số 1 Lao động 0.16 3 0.48 2 Khả năng tài chính 0.15 2 0.3 3 Hệ thống thông tin 0.1 2 0.2 4 Chiến lược, Marketing 0.2 3 0.6 Trang 55 5 Năng lực sản xuất 0.15 3 0.45 6 Trình độ quản lý 0.12 3 0.36 7 Nghiên cứu phát triển (R&D) 0.12 2 0.24 Tổng cộng 1 2.63 (Nguồn tác giả tự tính) Nhận xét : Số điểm quan trọng là 2.63 cho thấy năng lực chung của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ chỉ ở trên mức trên trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Do đó, trong thời gian tới, xây dựng chiến lược cần tiếp tục củng cố và phát huy những mặt mạnh, và cần đề ra biện pháp khắc phục những mặt yếu. Từ phân tích môi trường bên ngoài và bên trong, có thể đưa ra ma trận SOWT chưa đầy đủ của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam * MA TRẬN SWOT CHƯA ĐẦY ĐỦ S- Những điểm mạnh 1. Nguồn nhân công dồi dào và chi phí nhân công rẻû. 2. Năng lực dồi dào, công nhân khéo léo, sáng tạo nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo. 3. Giá sản phẩm tương đối rẻ 4. Công nghệ bao bì và các ngành phụ trợ phát triển mạnh. 5. Nguồn nguyên liệu có sẳn một phần trong nước và đang được quy hoạch, phát triển thêm. O- Những cơ hội 1. Tiềm năng thị trường lớn, không bị đánh thuế chống bán phá giá. 2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ thúc đẩy thương mại 2 nước. Gia nhập WTO trong tương lai gần. 3. Các nhà nhập khẩu, khách hàng Mỹ quay sang Việt Nam đặt hàng và mua hàng. 4.Chính sách Chính trị- kinh tế, văn hóa- xã hội của nhà nước ưu đãi cho ngành xuất khẩu gỗ. 5. Nền kinh tế- chính trị, văn hóa-xã hội ổn định và phát triển W- Những điểm yếu 1. Chưa có chiến lược kinh doanh và Marketing 2. Năng lực và tài chính, KHKT- công nghệ, sản xuất của doanh nghiệp chưa đủ mạnh. 3. Trình độ lao động và quản lý còn kém 4. Cơ cấu tổ chức ngành chưa liên kết T- Những nguy cơ 1. Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm do chính sách bảo vệ môi trường. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn chưa ổn định, chi phí cao 2. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Khả năng cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực, đặc biệt là khi gia nhập Trang 56 chặt chẽ. 5. Chưa tạo dựng được thương hiệu 6. Chưa tạo được hệ thống phân phối và dịch vụ kèm theo. 7. Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu. WTO 3. Nguy cơ bị Mỹ kiện bán phá giá 1. Strength (điểm mạnh): - Đây là ngành sản xuất mang tính truyền thống, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam. Bên cạnh công nghệ hiện đại có thể tận dụng kinh nghiệm gia truyền. - Việt Nam với nhân lực dồi dào, cần mẫn, khéo léo, sáng tạo và nhân công rẻ là một thế mạnh lớn để đẩy mạnh sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng của ngành hàng này rất cao, điều đó chứng tỏ sức sản xuất lẫn nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài điều chưa được khai thác hết tiềm năng. Đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành mở rộng hơn nữa việc tái đầu tư phát triển sản xuất và thu hút các nhà kinh doanh bên ngoài gia nhập ngành. - Giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ cao hơn các ngành khác rất nhiều, từ gỗ thô chế biến thành thành phẩm xuất khẩu, giá trị có thể tăng 2-3 lần. - Nguồn nguyên vật liệu và phụ liệu cho mặt hàng gỗ gia dụng một phần có sẵn trong nước. 2. Weakness (điểm yếu) - Đa số các doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing cho doanh nghiệp mình hoặc chiến lược kinh doanh, marketing chưa đem lại hiệu quả. - Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ hạn chế do đa số có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên không có khả năng đầu tư, tái đầu tư vào các dây chuyền công nghệ hiện đại, công nghệ sản xuất lạc hậu, mang tính thủ công, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng, trong nước. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng nhận những đơn hàng lớn từ đối tác, cũng không tính đến việc chia sẻ cho các nhà sản xuất khác mà từ chối cơ hội kinh doanh. Mặt Trang 57 khác, nhiều sản phẩm gỗ Việt Nam xuất qua trung gian, mang thương hiệu nước khác. Điều này vừa làm giảm hiệu quả xuất khẩu, vừa đánh mất cơ hội và khả năng nâng cao thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu cứ xuất qua trung gian, tuy chỉ có lợi trước mắt là giải quyết được đầu ra, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nhưng về lâu dài thì sẽ lãng phí tài nguyên quốc gia và lệ thuộc vào thị trường trung gian, bị các nhà trung gian ép giá. - Thiếu nguồn nguyên liệu gỗ tái sinh, tức nguồn gỗ được khai thác từ các khu rừng được đầu tư, khi thác và bảo vệ theo tiêu chuẩn bền vững của thế giới. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng và khai thác rừng cón rất thấp, không bắt kịp tốc độ phát triển sản xuất và xuất khẩu nên sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên có thể lên đến 90% trong thời gian tới, điều này sẽ làm cho tỷ lệ nội địa giảm, giảm thức thu ngoại tệ. 3. Opportunities (cơ hội): - Nền chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội ổn định và phát triển tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển, cuộc sống người dân ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống - Quan hệ Việt Nam – Mỹ hiện nay đang phát triển tốt đẹp về nhiều mặt, trong đó có kinh tế. Thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng và quan trọng của xuất khẩu Việt Nam. - Tiềm năng thị trường đồ gỗ lớn do người dân Mỹ thường có ý thích tự trang trí nhà cửa theo phong cách riêng của mỗi người và cùng với xu hướng “trở về thiên nhiên” giống như của nhiều nước trên thế giới, có nhu cầu sử dụng chất liệu gỗ cho các mặt hàng gia dụng, trang trí nội thất ngày càng tăng. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ. Các nhà nhập khẩu Mỹ quay sang đặt hàng đồ gỗ Việt Nam sau khi Trung Quốc bị áp thế chống bán phá giá. - Khi gia nhập vào WTO, thị trường hàng hóa Việt Nam được mở rộng hơn và được đối xử tương đối công bằng hơn trong giao dịch thương mại. - Mặt hàng gỗ gia dụng là mặt hàng nằm trong nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, thuộc nhóm hàng được xét thưởng theo quy chế thưởng xuất khẩu hiện nay. Thuế nhập khẩu nguyên liệu là 0%. Trang 58 - Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực thực hiện các chương trình trồng rừng, đặc biệt là quy hoạch các khu rừng trồng phục vụ cho sản xuất. Nhà nước đã phê duyệt chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nếu hoàn thành thì diện tích rừng Việt Nam có thể chiếm đến 43% diện tích cả nước và sản lượng gỗ cung cấp cho ngành gỗ có thể lên đến 5 triệu m3. 4. Threats (nguy cơ): - Hệ thống luật và quy chế kiểm tra chất lượng hành nhập khẩu của Mỹ ngày càng có xu hướng khắc khe hơn, nhất là mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể bị áp thuế chống bán phá giá như Trung Quốc đã từng bị áp dụng. - Các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Đài Loan, Thái lan, Indonesia, Malaysia … đều là những nước trong khu vực, có điều kiện kinh doanh và cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu tương tự như Việt Nam. Hơn nữa, họ ngày càng lớn mạnh, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế nói chung và tại thị trường Mỹ nói riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại có năng lực tài chính yếu, hạn chế khả năng đầu tư, hiện đại hoá sản xuất, phát triển sản phẩm hay theo đuổi các chiến lược giá, quảng cáo trên thị trường nước ngoài. - Giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng do các nguyên nhân chủ yếu như: tình trạng cháy rừng trên thế giới, chi phí vận chuyển tăng do tác động dây chuyền của tăng giá dầu mỏ, một số thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu như Indonesia,Malaysia … đang áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gỗ thô. Chứng chỉ FSC trong nguyên liệu gỗ là điều kiện bắt buộc trong tương lai khi mà xuất khẩu sản phẩm gỗ ở bất cứ thị trường nào trên thế giới. Trang 59 TÓM TẮT CHƯƠNG II Qua tìm hiểu thị trường Mỹ cho thấy đây là một thị trường rộng lớn, triển vọng và giàu tiềm năng, còn có rất nhiều cơ hội để đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam phát triển thêm được nữa trong thời gian tới. Bên cạnh đó thị trường Mỹ cũng là nơi có môi trường cạnh tranh cao, phân khúc thị trường đa dạng và luật pháp được áp dụng một cách chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội. Việc phân tích môi trường bên ngoài như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội .v…v. đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phân tích thực trạng của ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ Việt Nam cũng như chỉ rõ những nguy cơ như có thể bị kiện bán phá giá và thiếu nguồn nguyên liệu là đáng lo ngại nhất Vấn đề “thành bại” sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chính nội lực bên trong của các doanh nghiệp trong ngành trong thời gian tới, điều đó phụ thuộc vào các yếu tố như các nguồn lực của các doanh nghiệp, sản xuất và nghiên cứu để phát triển và nhất là yếu tố marketing để tương lai sản phẩm và thương hiệu “made in Vietnam” chiếm lĩnh một vị trí xứng đáng trên thị trường Mỹ. Tất cả yếu tố trên được phân tích để nhận định được điểm mạnh, điểm yếu, cộng với cơ hội và nguy cơ của môi trường bên trong, bên ngoài để làm nền tảng xây dựng các chiến lược, từ đó chọn lựa chiến lược phù hợp nhất cho ngành và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm tận dụng cơ hội, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, nguy cơ để chiếm lĩnh thị phần thị trường Mỹ- một thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Trang 60 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGÀNH ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 3.1 Định hướng phát triển đến năm 2015 3.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu Trong năm 2005 và dự báo năm 2006, mức GDP thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và thương mại quốc tế về hàng công nghiệp cũng vậy. Thương mại đồ gỗ thế giới tăng trưởng ở mức 6% vào năm 2005 và dự kiến tăng 7% vào năm 2006, đạt khoảng 80 tỷ USD vào năm 2005 và sẽ là 85 tỷ USD vào năm 2006. Nhu cầu về đồ gỗ được dự kiến sẽ tăng trưởng ở tất cả các thị trường lớn vào năm 2005 và 2006. Tình hình kinh tế toàn cầu là khả quan vì Hoa kỳ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và Châu Âu đã có dấu hiệu hồi phục. Danh sách các quốc gia dự kiến có mức tăng trưởng đồ gỗ trên 3% vào năm 2006 trong đó có Việt Nam. (xem thêm phụ lục 7) Nhà nước đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nhất là đang cố gắng gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và có khả năng sẽ được gia nhập vào cuối năm 2006. Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp, sau khi đạt được thỏa thuận trong đám phán giữa Việt Nam- Hoa Kỳ trong việc Việt Nam gia nhập WTO ngày 13/05/2006, Hoa Kỳ sẽ tiến tới đành cho Việt Nam quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng trong 2 năm tới, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao so với các nước trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao là 7,8% trong năm 2006 và 8,0% trong năm 2007. Từ ngày 01/5/2004 Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ Trung Quốc. Đây chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam tăng nhanh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường khổng lồ của Mỹ. Với các điều kiện thuận lợi của thị trường, chính sách ngoại giao tốt đẹp, thể chế chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển như trên cộng với sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều phía (Nhà nước, bộ ngành trung ương, chính quyền địa phương, hiệp hội ngành gỗ, các tổ chức kinh tế khác ….), trong những năm tới ngành sản xuất và xuất Trang 61 khẩu đồ gỗ có những thời cơ rất thuận lợi để hoạch định chiến lược phát triển của mình. 3.1.2 Mục tiêu : - Theo mục tiêu ban đầu của nhà nước, xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, do sự phát triển vượt bậc của ngành trong vài năm gần đây nên tháng 6/2004, văn phòng chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nâng giá trị xuất khẩu dự kiến lên 2 tỷ USD vào năm 2010. Nhưng, với tốc độ tăng trưởng của ngành đạt được giá trị xuất khẩu năm 2005 là 1,52 tỷ USD nên chỉ tiêu đặt ra trong năm 2006 này là mức kim ngạch xuất khẩu của ngành là 2 tỷ USD. - Đề án “Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010” của Bộ Thương mại, trong đó đề ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt mức 18,5% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn 2006-2010 đạt mức 17,5%/năm với tổng giá trị kim ngạch ước đạt gần 272 tỷ USD. Theo Bộ Thương mại, mục tiêu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam là 4 tỷ USD. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi không đề ra mục tiêu con số cụ thể cho kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ đến năm 2015, mà chỉ tập trung đề nghị chiến lược nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch chung mà nhà nước đã đề ra cho ngành như trên và cụ thể là : - Củng cố và mở rộng thị trường đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ - Tăng cường xuất khẩu trực tiếp và giảm dần xuất khẩu gián tiếp - Khẳng định uy tín- chất lượng của đồ gỗ Việt Nam, tạo dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam - Nâng cao các hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.3 Phương hướng phát triển: “…. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO” Trang 62 “Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu,…, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến….” “Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế … Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu… Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng”. “Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu” (Trích: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội từ 2006-2010. Đại hội Đảng lần thứ X) 3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC – MA TRẬN SWOT Từ phân tích ma trận SWOT không đầy đủ (chương 2), có thể phát triển các phương án chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đến năm 2015 như sau: SWOT O- Những cơ hội 1. Tiềm năng thị trường lớn, không bị đánh thuế chống bán phá giá. 2. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy thương mại 2 nước. Gia nhập WTO trong tương lai gần. 3. Nền kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội ổn định và phát T- Những nguy cơ 1. Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm do chính sách bảo vệ môi trường. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu chưa ổn định, chi phí cao. 2. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Khả năng cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu Trang 63 triển, chính sách của nhà nước ưu đãi cho ngành xuất khẩu gổ 4. Các nhà nhập khẩu, khách hàng Mỹ quay sang Việt Nam đặt hàng và mua hàng. vực, đặc biệt là khi gia nhập WTO 3. Nguy cơ bị Mỹ kiện bán phá giá 4. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp có thể không theo kịp S- Những điểm mạnh 1. Nguồn nhân công dồi dào và chi phí nhân công rẻû. 2. Năng lực dồi dào, công nhân khéo léo, sáng tạo nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo. 3. Giá sản phẩm tương đối rẻ 4. Các ngành phụ trợ phát triển mạnh, cung ứng tốt nguyên, phụ liệu cho ngành. 5. Nguồn nguyên liệu có sẳn một phần trong nước và đang được quy hoạch, phát triển thêm. Kết hợp S-O S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3, O4: -> Chiến lược tăng trưởng tập trung. Kết hợp S-T S1, S2, S3 + T1, T3, T4: -> Chiến lược hội nhập về phía trước S2, S4, S5 + T2, T3: -> Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới W- Những điểm yếu 1. Chưa có chiến lược kinh doanh và Marketing 2. Năng lực và tài chính, Kết hợp W-O W1,W2,W5,W6+O1,O2,O4: -> Chiến lược Marketing Kết hợp W-T W3, W4+ T2, T3: -> Chiến lược hội nhập dọc về phía sau. Trang 64 KHKT- công nghệ, sản xuất của doanh nghiệp chưa đủ mạnh. 3. Trình độ lao động và quản lý còn kém 4. Cơ cấu tổ chức ngành chưa liên kết chặt chẽ. 5. Chưa tạo dựng được thương hiệu 6. Chưa tạo được hệ thống phân phối và dịch vụ kèm theo. 3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐƯỢC LỰA CHỌN 3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung Đây là chiến lược được sử dụng nhằm tìm cách tăng trưởng thị trường hiện tại dựa trên các điểm mạnh mà các doanh nghiệp hiện đang có và các cơ hội của môi trường doanh nghiệp đang hoạt động. Gỗ gia dụng là một ngành hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay. Trên phạm vi thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng thì nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ rất lớn và đang phát triển trong thời gian tới. Hơn nữa, ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ đang được Nhà nước Việt Nam quan tâm đầu tư phát triển, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng các cơ hội này để thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung, tại thị trường Mỹ thì trọng tâm là đồ gỗ nội thất trên cơ sở tăng cường thâm nhập bằng các hoạt động xuất khẩu, cộng với các chiến lược cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược đẩy mạnh hoạt động marketing. Xuất khẩu gián tiếp: trước thực trạng ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam hiện nay, chưa thể tính nhiều đến việc xuất khẩu trực tiếp mà còn phải xuất khẩu qua trung gian. Do hạn chế về năng lực sản xuất, marketing, tài chính…. nên ít doanh nghiệp có đủ khả năng theo đuổi quan hệ kinh doanh bán hàng trực tiếp trên thị Trang 65 trường Mỹ. Hiện tại, để ổn định đầu ra, tích tụ vốn nhằm tái đầu tư, phát triển sản xuất nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chấp nhận những hợp đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChiến lược phát triển ngành gôã xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015.pdf
Tài liệu liên quan