Luận văn Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008 - 2015

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Mở Đầu

1. Tính thiết thực của đềtài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Phạm vi nghiên cứu

4. Đối tượng nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Kết cấu của đềtài

7. Kết quả đạt được của đềtài

Danh mục các bảng

Danh mục biểu đồ, sơ đồ.

CHƯƠNG I: CƠSỞLÝ LUẬN VỀCHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH.1

1.1 CƠSỞLÝ LUẬN VỀCẠNH TRANH.10

1.1.1 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường.10

1.1.1.1 Khái niệm vềthịtrường .10

1.1.1.2 Phân loại thịtrường .10

1.1.1.3 Khái niệm vềcạnh tranh .11

1.1.1.4 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường.12

1.1.1.5 Sựcần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường .12

1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .13

1.1.2.1 Khái niệm vềnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.13

1.1.2.2 Các yếu tốtác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.14

1.2 CƠSỞLÝ LUẬN VỀCHIẾN LƯỢC.16

1.2.1 Khái niệm vềquản trịchiến lược.16

1.2.2 Các yêu cầu khi xây dựng và thực hiện chiến lược.20

1.2.3 Mô hình quản trịchiến lược .22

1.2.3.1 Những mức độquản trịchiến lược.22

1.2.3.2 Các giai đoạn của quản trịchiến lược.23

1.2.3.3 Mô hình quản trịchiến lược toàn diện.26

1.2.4 Chiến lược kinh doanh.27

1.2.4.1 Khái niệm:.27

1.2.4.2 Phân loại chiến lược kinh doanh.27

1.2.5 Kinh doanh quốc tế.30

1.2.5.1 Khái quát vềkinh doanh quốc tế:.30

1.2.5.2 Các chiến lược thâm nhập thịtrường thếgiới. .31

1.2.5.3 Cơhội và thách thức đối với các DN Việt nam khi hội nhập kinh tếthếgiới .32

1.2.5.3.1 Những cơhội.32

1.2.5.3.2 Những khó khăn và thách thức .35

1.2.5.4 Một sốyếu tốphát triển xuất khẩu : .35

KẾT LUẬN CHƯƠNG I .38

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT

MAY THÀNH CÔNG.39

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀCÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY THÀNH CÔNG.39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.40

2.1.1.1 Giai đoạn một từnăm 1976 đến năm 1980 .40

2.1.1.2 Giai đoạn hai từnăm 1981 đến năm 1985.40

2.1.1.3 Giai đoạn ba từnăm 1986 đến năm 1996 .40

2.1.1.4 Giai đoạn bốn từnăm 1997 đến tháng 06 năm 2006.41

2.1.1.5 Giai đoạn năm từtháng 07 năm 2006 đến nay.41

2.1.2 Cơcấu tổchức .41

2.1.3 Cơcấu các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủyếu .43

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.44

2.2.1 Nhận thức vềcạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty .44

2.2.2 Nhận thức về đối thủcạnh tranh. .45

2.2.3 Thực trang tình hình xuất khẩu sang thịtrường Mỹ. .46

2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀBÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY. .47

2.3.1 Phân tích mội trường bên trong.47

2.3.1.1 Các nguồn lực .47

2.3.1.1.1 Qui trình, năng lực sản xuất, cơsởvật chất, máy móc thiết bị.47

2.3.1.1.2 Cởsởvật chất kỹthuật, máy móc thiết bịvà năng lực sản xuất .48

2.3.1.1.3 Nguồn nhân lực. .49

2.3.1.1.4 Nguồn lực tài chính.50

2.3.1.1.5 Nguồn nguyên vật liệu.51

2.3.1.2 Năng lực kinh doanh .52

2.3.1.3 Thịtrường.54

2.3.1.3.1 Đối với thịtrường nội địa.54

2.3.1.3.2 Đối với thịtrường xuất khẩu.54

2.3.1.4 Thương hiệu “TCM”.55

2.3.1.5 Hệthống hoạt động Marketing. .56

2.3.1.5.1 Chính sách giá .57

2.3.1.5.2 Chính sách sản phẩm.57

2.3.1.5.3 Chính sách quảng cáo, chiêu thị.58

2.3.1.5.4 Chính sách phân phối .59

2.3.1.6 Ma trận các yếu tốbên trong (IFE).59

2.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài .60

2.3.2.1 Môi trường vĩmô .60

2.3.2.1.1 Tình hình kinh tếViện Nam. .60

2.3.2.1.2 Tình hình chính trị, pháp luật, chính phủ.61

2.3.2.1.3 Tình hình văn hóa xã hội.62

2.3.2.1.4 Tình hình dân số địa lý .63

2.3.2.1.5 Một sốcơchếchính sách hỗtrợphát triển ngành dệt may của nhà nước.64

2.3.2.2 Môi trường vi mô. .65

2.3.2.2.1 Áp lực của nhà cung cấp .65

2.3.2.2.2 Áp lực của khách hàng .67

2.3.2.2.3 Áp lực của đối thủcạnh tranh .68

2.3.2.2.4 Áp lực của sản phảm thay thế.72

2.3.2.2.5 Áp lực cạnh tranh từcác đối thủtiềm ẩn .73

2.3.2.3 Ma trận các yếu tốbên ngoài (EPE) .73

2.4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY THÀNH CÔNG74

2.4.1 Điểm mạnh.74

2.4.2 Điểm yếu .75

2.4.3 Cơhội .76

2.4.4 Nguy cơ.76

2.4.5 Ma trận SWOT của công ty cổphần Dệt May Thành Công.77

KẾT LUẬN CHƯƠNG II.77

CHƯƠNG III :CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY THÀNH

CÔNG SANG THỊTRƯƠNG MỸ ĐẾN NĂM 2015.78

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.78

3.1.1 Muc tiêu chung của công ty.78

3.1.2 Mục tiêu phát triển xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty sang thịtrường Mỹgiai

đoạn 2008-2015 .79

3.2 CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊTRƯỜNG MỸCỦA CÔNg

TY CỔPHẦN DỆT MAY THÀNH CÔNG GIAI ĐOẠN 2008-2015 .80

3.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm.80

3.2.2 Chiến lược mởrộng và phát triển thịtrường Mỹ. .81

3.2.3 Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhận lực.82

3.2.4 Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm.83

3.2.5 Chiến lược giá cả.84

3.2.6 Chiến lược xúc tiến thương mại và truyền thông.85

3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔPHẦN

DỆT MAY THÀNH CÔNG SANG THỊTRƯỜNG MỸ.86

3.3.1 Giải pháp vềnguồn nhân lực.86

3.3.2 Giải pháp vềvốn .87

3.3.3 Giải pháp mởrộng và phát triển thịtrường Mỹ.88

3.3.4 Giải pháp vềquản lý sản xuất kinh doanh .91

3.3.5 Giải pháp vềmarketing.93

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ.94

3.4.1 Đối với nhà nước .94

3.4.1.1 Tiếp tục đổi mới cơchế, ban hành các chính sách hỗtrợngành dệt may .94

3.4.1.2 Hỗtrợvà cũng cốkết cấu hạtầng phục vụxuất khẩu .95

3.4.1.3 Thay đổi công tác xúc tiến thương mại.95

3.4.1.4 Đẩy mạnh cải cách thủtục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụcông.96

3.4.2 Vềphía Hiệp Hội Dệt May Việt Nam. .96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.98

 

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều Công ty dệt vải trong và ngoài nước, hiện tại công ty có 2 nhà máy kéo sợi : - Nhà máy kéo sợi số 1: nằm tại số 2 đường Tôn Thất Thuyết, Quận 4, TP.HCM, với năng lực sản xuất hàng năm trên 2.500 tấn sợi dệt gồm polyester, hỗn hợp poly & cotton với thông số từ Ne.10 đến Ne.60, gồm các máy: 22 máy chảy thô, 8 máy chảy kỹ, 47 máy sợi con, 5 máy sợi thô, 15 máy đánh ống. - Nhà máy kéo sợi số 2: Nằm trụ sở chính của công ty, với năng lực sản xuất mỗi năm khoảng 3.500 tấn sợi dệt chất lượng cao với thông số từ Ne.20 đến Ne.80, gồm 19 máy chảy thô, 11 máy chảy kỹ, 27 máy sợi con, 7 máy sợi thô, 8 máy đánh ống. * Xí Nghiệp Dệt: Năng lực sản xuất tương đương 16 triệu m2 vải mộc mỗi năm, gồm các loại vải sọc, vải caro, vải thun,…từ sợi polyester, polyester pha, sợi micro, sợi filament, sợi xơ ngắn, sợi màu, sử dụng để may quần, áo, váy, jacket…với thiết bị máy móc đảm bảo sản xuất ra các chủng loại vải chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, bao gồm: 350 máy dệt nước, dệt khí, dệt kiếm, máy dệt nhãn, dệt dây đệm vai… * Ngành Đan Nhuộm: Năng suất hàng năm khoảng 16 triệu m2 vải thành phẩm và 6.000 tấn gồm các loại: single jersey, pique, interlock, rib, fleece, trơn và sọc… từ sợi cotton, PE, TC, CVC, Viscose, Melange trên các máy đan 18G, 20G, 24G, 28G cùng với cổ trơn, cổ sọc và cổ jacquard. Với thiết bị sản xuất đảm bảo cho ra vải thành phẩm thượng hạng. Gồm: 70 máy đan kim tròn, 126 máy đan phẳng để dệt cổ và bo tay, 2 xí nghiệp nhuộm với máy nhuộm, máy vắt, máy xẻ khổ, máy sấy, máy wash, máy compact, máy hoàn tất, đóng gói... * Ngành May: Từ một xí nghiệp dệt không có sản phẩm may, Công ty đã hình thành và mở rộng qui mô sản xuất Ngành May, đến nay đã phát triển thành 70 chuyền, - 49 - có khoảng 3.700 thiết bị các loại. Thiết bị ngành may đảm bảo sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi cao về chất lượng, độ ổn định sản phẩm theo chuyền may công nghiệp. Với 7 Xí nghiệp May (từ xí nghiệp may 1-7), năng lực sản xuất hàng năm khoảng 15 triệu sản phẩm bao gồm polo shirts, sơ mi gold (golf shirts),T-shirt, áo thun lót tay ngắn , đồ ngủ nam, áo đầm liền váy (dresses), đồng phục…Gồm máy may, máy vắt sổ, hệ thống bàn ủi hơi, máy đánh suốt, máy ép keo, máy cắt vải, máy dò kim, máy thêu. Công ty đã đầu tư 25 tỷ cho việc mở rộng nhà xưởng, văn phòng, kho hàng, 7 tỷ đồng cho máy móc thiết bị phục vụ văn phòng, 50 tỷ đồng cho thiết bị máy móc phục vụ nhà xưởng trong những năm qua. Điều này cho thấy công ty rất chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, năng suất đã có cải thiện khá rõ nhưng vẫn chưa cao, chưa theo kịp năng suất của các nước trong khu vực do còn phụ thuộc vào trình độ năng lực của cán bộ cấp cơ sở, phụ thuộc vào chất lượng nguyên phụ liệu. Mặc khác, hơn 75% thiết bị đã được đầu tư trên 10 năm chưa được thay thế triệt để, vẫn còn nhiều thiết bị lạc hậu hoặc không đồng bộ như máy sợi, máy dệt, máy may nên hiệu suất chưa cao và phần nào làm hạn chế năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Còn lại 25% thiết bị mới được đầu tư nhưng chủ yếu là máy có chất lượng trung bình thấp, ảnh hưởng đến năng suất lao động và vệ sinh công nghiệp đa số là máy một kim thường, trong khi hiện nay với yêu cầu năng suất và chất lượng, các doanh nghiệp sử dụng phần lớn máy một kim cắt chỉ tự động... 2.3.1.1.3 Nguồn nhân lực. Bảng 2.2: Tình hình nhân sự của công ty cổ phần Dệt May Thành Công Năm 2004 2005 2006 2007 Trình độ sau đại học 2 2 2 2 Trình độ đại học 420 463 425 356 Trình độ cao đẳng, trung cấp 437 430 430 370 Công nhân kỹ thuật 3.420 3.590 3.680 3.616 Trình độ khác 170 165 160 130 Số lao động bình quân 4.449 4.650 4.697 4.474 Thu nhập bình quân 1.830 1.950 2.110 2.110 (Nguồn : Ban hành chính nhận sự công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã tinh giảm nhân sự và sắp xếp lại lao động cho - 50 - hợp lý hơn để giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập cho người lao động. Tổng số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 4.474 người. Tổng số lao động dôi dư theo nghị định 41/2002/NĐ-CP: 223 người. Trong đó có khoảng 60% là công nhân có tay nghề cao, có đủ năng lực đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng của khách. Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên có năng lực vào các vị trí chủ chốt, lãnh đạo các phòng ban quan trọng của công ty với chính sách có lên có xuống, điều chuyển thay thế kịp thời các cán bộ không theo kịp với yêu cầu, bên cạnh đó công ty còn bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có bản lãnh, luôn luôn sáng tạo và đổi mới trong công việc. Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề hàng năm “Bàn tay vàng”, tấm gương lao động giỏi” khuyến khích nỗ lực của nhân viên và phát hiện tay nghề tiềm ẩn của họ để phát triển. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về khả năng quản lý và điều hành. Trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cơ sở, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động, còn chờ ý kiến quyết định của lãnh đạo. Năng suất lao động chưa cao, lỗi chất lượng chưa khắc phục triệt để. 2.3.1.1.4 Nguồn lực tài chính. Tổng tài sản của công ty tính đến ngày 31/12/2007 khoản 1.070 tỷ đồng trong đó: Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty STT Tài sản Số dư cuối năm Số dư đầu năm A Tài sản ngắn hạn 503.706.467.873 358.234.740.357 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 41.697.051.727 36.386.036.911 2 Các khỏan dầu tư tài chính ngắn hạn 53.210.490.000 27.056.475.000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 163.181.738.962 11.226.105.729 4 Hàng tồn kho 227.551.116.402 166.966.979.008 5 Tài sản ngắn hạn khác 18.066.070.782 13.599.116.709 B Tài sản dài hạn 566,965,849,423 390,874,864,828 1 Tài sản cố định 449,044,606,405 366,101,927,177 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 81,497,341,185 24,759,790,000 3 Tài sản dài hạn khác 36,423,901,833 13,147,651 Tổng tài sản 1,070,672,317,296 749,109,605,185 STT Nguồn vốn Số dư cuối năm Số dư đầu năm A Nợ phải trả 777,336,212,321 562,273,641,407 - 51 - 1 Nợ ngắn hạn 562,298,372,162 417,569,110,062 2 Nợ dài hạn 215,037,840,159 144,704,531,345 B Nguồn vốn chủ sở hữu 293,336,104,975 186,835,963,778 1 Vốn chủ sở hữu 281,848,030,061 182,848,804,658 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 11,488,074,914 3,987,159,120 Tổng nguồn vốn 1,070,672,317,296 749,109,605,185 (Nguồn : Ban Kế Toán Tài Chính công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) Kết cấu vốn kinh doanh của công ty nhìn chung là hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao (56,44% năm 2005; 46,14% năm 2006; 52,95% năm 2007). Vốn cố định chủ yếu nằm trong những tài sản cố định (tài sản dài hạn) như máy móc thiết bị, nhà xưởng… Đối với các công ty may đều có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản vì các công ty cần đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng cho hoạt động sản xuất. Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty. Các chỉ tiêu Đ/vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản % 46.84 43.56 47,82 47,05 Tài sản dài hạn / Tổng tài sản % 53.16 56.44 52,18 52,95 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 79.18 74.33 75,06 72,60 Nguồn vốn chủ sỡ hữu / Tổng nguồn vốn % 20.82 25.67 24,94 27,40 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Tỷ số tổng nợ / Tổng vốn % 79.18 74.33 77.58 72,60 Tỷ số nợ dài hạn / Vốn chủ sỡ hữu % 105.36 75.92 86.15 76,40 Tỷ số nợ dài hạn/(Nợ dài hạn +Vốn chủ sỡ hữu) % 51.30 43.16 46.28 43,30 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (nợ ngắn hạn) Lần 0.82 0.7 0.86 0,90 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.024 0.038 0.08 0,07 Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh thu % 0.22 0.56 3,67 6,90 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu % 0.16 0.40 1.21 4,9 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản % 0.22 0.76 2,56 6,66 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản % 0.16 0.54 0.81 4,79 (Nguồn : Ban Kế Toán Tài Chính công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) 2.3.1.1.5 Nguồn nguyên vật liệu Khoản 80% nguồn nguyên liệu chủ yếu là sợi trơn dùng để dệt các loại vải chủ lực của công ty được cung cấp ổn định từ các công ty trong nước, 20% nguyên liệu còn lại chủ yếu là sợi Melange, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc phải nhập - 52 - khẩu từ nước ngoài về, vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đối với các loại nguyên phụ liệu khác công ty chủ động tổ chức sản xuất tại công ty hoặc ký các hợp đồng gia công, đặt hàng dài hạn với các đối tác trong nước để có nguồn cung cấp ổn định lâu dài, chất lượng ngày càng được nâng cao và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như thị hiếu của thị trường. Bên cạnh đó công ty luôn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mới có chất lượng cao, giá cả phải chăng hơn có thể giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 2.3.1.2 Năng lực kinh doanh Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều vận hội lẫn thách thức, làm thế nào để tạo ra ưu thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển khi tất cả các đối thủ điều tận dụng công thức : Sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, quảng bá khuyến mãi ? và câu trả lời là con người, nhất là con người có năng lực quản lý sẽ là nhân tố cạnh tranh vô cùng quan trọng. Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất mạnh và hội nhập xâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này mang đến cho công ty nhiều điều kiện thuận lợi cho sư phát triển cũng như đem lại không ít những khó khăn, thách thức. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng sản xuất kinh doanh và doanh thu của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Bảng 2.5: Doanh thu của công ty. Đơn vị tính : tỷ VNĐ Năm Tỷ trọng (%) Nhóm sản phẩm 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Doanh thu nội địa 256.57 360.15 390.50 100 100 100 Sợi 103.57 145.35 159.55 40.37 40.36 40.86 Vải 109.83 168.52 180.41 42.81 46.79 46.2 May 11.84 13.25 15.25 4.61 3.679 3.905 Khác (hóa chất, phế liệu …) 31.33 33.03 35.29 12.21 9.171 9.037 Doanh thu xuất khẩu 601.28 676.35 652.50 100 100 100 Sợi 9.86 10.12 9.89 1.64 1.50 1.52 Vải 45.34 50.01 49.7 7.541 7.39 7.62 May 542.84 611.35 587.94 90.28 90.39 90.11 Khác 3.24 4.87 4.97 0.539 0.72 0.76 - 53 - Tổng doanh thu 857.85 1,036.50 1,043.00 (Nguồn : Ban Kế Toán Tài Chính công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) Nhìn chung doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, tuy nhiên thị phần của các mặt hàng, thị trường tiêu thụ có sự thay đổi, nếu như thị trường xuất khẩu của công ty năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, thì ở năm 2007 thị trường xuất khẩu có phần giảm so với năm 2006, nhưng ngược lại ở thị trường nội địa doanh số vẫn giữ tốc độ tăng đều qua các năm. Bên cạnh doanh thu tăng đều qua các năm thì sản lượng sản xuất của công ty cũng tăng đều qua các năm. Bảng 2.6: Sản lượng sản xuất của. Nhóm sản phẩm Đơn vị tính 2005 2006 2007 Sợi Tấn 5.156 5.272 5.368 Vải Triệu m2 31,01 32,05 33,07 Sản phẩm may Triệu SP 10,11 14,62 15,25 (Nguồn : Ban Kế hoạch hàng hóa công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ của công ty luôn tăng đều qua các năm tạo nên một sự lạc quan và tin tưởng của các cổ đông cũng như cán bộ công nhân viên của công ty và đặc biệt là tạo được lòng tin và uy tín rất lớn vào sự phát triển và làm ăn lâu dài với khách hàng trong và ngoài nước. Bảng 2.7 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 857,85 1.036,50 4043,00 A Doanh thu nội địa “ 256,57 360,15 390,50 B Doanh thu xuất khẩu “ 601,28 676,35 652,50 2 Vốn chủ sở hữu “ 163,65 169,76 281,49 3 Lợi nhuận trước thuế “ 4,82 27,75 71,28 4 Lợi nhuận sau thuế “ 3,47 19,98 51,32 5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 0,40 1.21 4,90 6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 2,12 10,90 17,50 (Nguồn : Ban Kế Toán Tài Chính công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế cũng tăng qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều tăng qua các năm. - 54 - 2.3.1.3 Thị trường 2.3.1.3.1 Đối với thị trường nội địa Đối với thị trường trong nước thương hiệu “ TCM” khá là quen thuộc và là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn với số lượng dân cư đông, thu nhập cao và nhu cầu về hàng may mặc rất lớn, đặc biệt các sản phẩm thun, là sản phẩm tiêu thụ chủ lực của công ty: + Sản phẩm sợi : sợi các loại là sản phẩm đầu vào cho Ngành Dệt để sản xuất ra vải thành phẩm cung cấp cho Ngành May, phần còn lại sẽ được bán cho các đơn vị sản xuất ngoài công ty. + Sản phẩm vải thành phẩm: 60% vải thành phẩm được cung cấp cho Ngành May làm hàng xuất khẩu, và bán trong nước. Số còn lại sẽ được bán cho các công ty khác và bán ra thị trường thông qua hệ thống khách hàng bán sĩ và các chợ, siêu thị,.. + Sản phẩm may: phần lớn quần áo may sẵn được tiêu thụ ra thị trường nước ngoài, phần còn lại bán tại thị trường nội địa qua các kênh phân phối như đại lý, hệ thống siêu thị, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm… Ngày nay, thu nhập của người dân dần được nâng cao nên có nhu cầu chuyển sang sử dụng sản phẩm may sẵn. Tiềm năng thị trường nội địa là rất lớn với sức mua trong nước tăng 19,7% / năm 2006. Nếu nắm bắt được cơ hội này, thị trường của công ty sẽ được gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, thị phần của công ty nhỏ trong khi thị trường còn nhiều chỗ trống như thị trường ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây, chưa được khai thác triệt để. Bảng 2.8: Doanh thu thị trường nội địa của công ty Năm (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thị trường nội đia 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Sợi 103.57 145.35 159.55 40.37 40.36 40.86 Vải 109.83 168.52 180.41 42.81 46.79 46.20 Sp may mặc 11.84 13.25 15.25 4.61 3.68 3.91 Sp khác 31.33 33.03 35.29 12.21 9.17 9.04 Tổng doanh thu 256.57 360.15 390.50 100 100 100 (Nguồn : Ban Kế hoạch hàng hóa công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) 2.3.1.3.2 Đối với thị trường xuất khẩu Xuất khẩu là thị trường chủ yếu của công ty trong thời gian qua. Công ty đã có nhiều đối tác trên thị trường thế giới chủ yếu là thị trường Mỹ, kế đến là Nhật Bản, EU - 55 - và một số nước khác. Trước đây thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1 đến 2%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng do đầu tư đúng mức nên kim ngạch gia tăng đáng kể từ năm 2000 cho đến nay. Có thể nói đây là thị trường chủ lực của công ty Thành Công, doanh số xuất khẩu tăng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần Dệt May Thành Công Năm (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thị trường XK 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Mỹ 417.40 756.28 771.82 69.42 72.96 74.00 Nhật 138.50 217.56 208.60 23.03 20.99 20.00 EU 27.50 46.62 44.85 4.57 4.50 4.30 Các thị trường khác 17.88 16.04 17.73 2.97 1.55 1.70 SP xuất khẩu Sợi 9.86 10.12 9.89 1.64 1.50 1.52 Vải 45.34 50.01 49.70 7.54 7.39 7.62 Áo 542.84 611.35 587.94 90.28 90.39 90.11 Khác 3.24 4.87 4.97 0.54 0.72 0.76 (Nguồn : Ban Kế hoạch hàng hóa công ty Cổ Phần Dệt May Thành công) Trong năm 2006 kim ngạch tăng 75,07 tỷ đồng (+12,50%) so với năm 2005. Tuy sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đã giảm 23,85 tỷ đồng (-3,5%) so với năm 2006. Sở dĩ có sự sụt giảm này là vì công ty vừa chuyển sang công ty cổ phần, bộ máy hoạt động chưa ổn định, không còn nhận sự giúp đỡ của nhà nước cũng như Tổng công ty Dệt May Việt nam (nay là tập đoàn Dệt May Việt nam), bên cạnh đó Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, công ty cần có thời gian thích nghi và hòa nhập với sân chơi mới. 2.3.1.4 Thương hiệu “TCM” Thương hiệu thời trang TCM của Dệt May Thành Công là thương hiệu đã được bình chọn và được đánh giá khá cao theo các tiêu chí của giải thưởng như : chất lượng hàng hóa, phong cách kinh doanh,… với hàng loạt nổ lực xây dựng thương hiệu trong thời gian qua công ty đã phát huy thế mạnh của dòng sản phẩm đan, nó đã được khẳng định trên thị trường xuất khẩu các quốc gia: Mỹ, Nhât, EU,…Từ đó đưa thương hiệu thời trang “TCM” với phương châm “năng động hơn, bản lĩnh hơn”, một lần nữa thành công tại thị trường trong nước và trở thành một trong những thương hiệu mạnh tại Việt Nam. - 56 - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần xây dựng cho mình một thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng. Một sản phẩm tốt không đơn thuần là chất lượng cao mà đòi hỏi sản phẩm đó phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng của riêng mình và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Công ty đã cho ra đời hệ thống các của hàng cửa hàng, đại lý đã đưa thời trang TCM đến với người tiêu dùng trong nước. Khai thác thế mạnh tối ưu của chất liệu 100% sợi cotton tự nhiên với những sáng tạo mới trong kiểu dáng. Thời trang mang nhãn hiệu “TCM” thích hợp sử dụng trong mọi hoàn cảnh từ nhà ra phố, tới công sở hay khi đi chơi cùng bạn bè. TCM Fashion được đặt trong vị trí là một trong những thương hiệu thời trang đời thường dành cho số đông người sử dụng với giá cả từ 65.000đ đến 198.000đ. Chính vì thế, TCM rất đa dạng về dòng sản phẩm dành cho nhiều lứa tuổi và các đối tượng khách hàng. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu được nhắm đến: 50% nhân viên văn phòng, 30% học sinh sinh viên, 20% thành phần khách hàng khác. Với những thành công trong kinh doanh và uy tín về chất lượng sản phẩm, Thành Công đã giành được nhiều danh hiệu giải thưởng trong và ngoài nước ‘nhà cung cấp hàng đầu của JC Penney trên toàn thế giớ, 11 năm liên tục là doanh nghiệp ”hàng Việt Nam chất lượng cao”, TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Thành Công đang nổ lực trở về trên thị trường nội địa và tiếp tục tạo dựng uy tín trên thị trường quốc tế. Hầu hết các sản phẩm của Thành Công xuất sang thị trường nước ngoài đều được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao. Thành Công đã thiết lập mối quan hệ bạn hàng thân thiết với công ty Sumitomo (Nhật), Wal-Mart, Sears… Đặc biệt tại thị trường Mỹ, Công ty được tập đoàn JC Penney, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, trao giải thưởng Nhà cung cấp xuất sắc (Operational excellence award). Tuy nhiên các sản phẩm của Thành Công đều mang một thương hiệu khác, thương hiệu của nhà nhập khẩu. Đây chính là sự yếu kém và cũng là một thiệt thòi rất lớn cho công ty. 2.3.1.5 Hệ thống hoạt động Marketing. Hoạt động marketing mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới rất khó khăn và chưa được quan tâm thoả đáng. Phần lớn khách hàng của công ty là khách hàng - 57 - truyền thống. Do đó, hoạt động sản xuất của công ty đều phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của khách trong và ngoài nước. Hiện tại công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nên mọi hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng đều tập trung vào Ban Giám Đốc và các cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng của ban xuât khẩu và các ban kinh doanh nội địa. Với nhiệm vụ, chức năng và trong quyền hạn nhất định của mình nên họ không thể tập trung nghiên cứu thị trường một cách đúng mức và liên tục. Vì vậy, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước và cũng như việc tìm kiếm khách hàng mới rất khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. 2.3.1.5.1 Chính sách giá Việc xây dựng giá cả cho sản phẩm công ty luôn đặt lên hàng đầu, công ty tính giá cả sản phẩm luôn dựa vào chi phí quản lý sản sản xuất cộng với với chất lượng sản phẩm và thương hiệu của từng sản trên thị trường. Với chiến lược này, doanh số bán ra được đảm bảo và nguồn lợi nhuận cũng như giữ được thương hiệu và tính cạnh tranh trên thị trường. Công ty đang xây dựng nhiều mức giá khác nhau cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ người tiêu dùng nhiều tầng lớp từ sản phẩm phục vụ cho tầng lờp bình dân đến thượng lưu. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường có thể biến đổi theo từng thời điểm, mùa vụ… để theo kịp với giá cả thị trường công ty cần phải có một bộ phận theo dõi tính giá thành cho từng dòng sản phẩm và theo sát với những thay đổi và thị hiếu của thị trường vì với mức giá cả cứng nhắc ở tất cả các thị trường sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và khả năng tiêu thụ sản phẩm. 2.3.1.5.2 Chính sách sản phẩm Chất lượng sản phẩm : công ty Thành Công từ lâu được biết đến với chất lượng vải thun có thể nói là hàng đầu Việt Nam nhưng về sau nó không còn phù hợp nửa vì thời tiết ngày càng nóng lên, trong khi áo thun rất dầy nên không còn phù hợp với người tiêu dùng. Từ năm 1992 đến 2000, Công ty đã đầu tư khoảng 30 triệu USD để nâng cao máy móc thiết bị và đã đưa hệ thống compact chuyên dùng cho công đoạn hoàn tất nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm sản phẩm. Mẫu mã: Hiện nay bộ phận thiết kế của công ty luôn bận rộn với những công việc - 58 - như tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, cho ra nhiều sản phẩm mới giới thiệu đến người tiêu dùng. Tuy nhiên phần lớn mẫu mã và thông số kỹ thuật vẫn phải làm theo yêu cầu khách hàng để tạo ra sản phẩm bán lại cho họ, nên đa phần các sản phẩm đều mang nhãn hiệu của khách hàng, chỉ có sản phẩm nội địa do công ty tự tạo mẫu mới mang nhãn hiệu của Thành Công, vì thế khẩu thiết kế sáng tạo ra mẫu mới cung đang gặp nhiều khó khăn. Đóng gói: ngoài chức năng cần thiết là bảo quản sản phẩm, bao bì còn là một công cụ marketing để quảng bá hình ảnh của công ty đối với người tiêu dùng. Bao bì đẹp sẽ làm cho khách hàng nhớ nhiều đến sản phẩm, bao bì ấn tượng sẽ tạo nên một sự gắn kết giữa người tiêu dùng và sản phẩm, ở bất cứ nơi nào hãy nhìn thấy bao bì hay logo đó là người ta nghĩ ngay đến sản phẩm của công ty. Dù vậy, việc thiết kế bao bì vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, bao bì sử dụng cho hàng nội địa là bao có in hình logo, màu sắc đặc trưng và thông tin lạc của công ty, chưa có hoa văn, hỉnh ảnh để thu hút khách hàng. Bao bì sử dụng cho hàng xuất khẩu đều theo mẫu của khách. 2.3.1.5.3 Chính sách quảng cáo, chiêu thị Với chính sách đưa hệ thống công nghệ thông tin vá áp dụng vào việc quản trị mạng tạo website để đưa hình ảnh của công ty, thông tin sản phẩm, giá cả đến với khách hàng. Từ đó công ty đã tạo ra một hình ảnh trong lòng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho giới trẻ tiếp cận vì ngày nay internet gắn liền với cuộc sống. Công ty luôn tham gia tích cực vào các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước đặc biệt là hội chợ triễn lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng hóa công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn hàng việt nam chất lượng cao trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Công ty cũng đặc biệt quan tâm những hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như quản cáo trên TV, tạp chí, các tờ báo,… thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi tặng quà tài trợ cho các câu lạc bộ bóng chuyền, bóng đá bằng sản phẩm của mình, đặc biệt công ty còn thành lập một đội bóng chuyền mang tên công ty, thi đấu tại giải bóng chuyền Thành Phố, Công ty tài trợ cho chương trình siêu thị may mắn trên truyền hình và chương trình ca nhạc thời trang để quảng quá thương hiệu. Bên cạnh những chương trình trên, công ty còn tổ chức những chuyến đi về các - 59 - vùng quê hẻo lánh để tặng áo thun, quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, công tác đền ơn đáp nghĩa,.. 2.3.1.5.4 Chính sách phân phối Đối với việc phân phối trực tiếp : công ty đã xây dựng rất nhiều đại lý bán hàng tại các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. Cùng với việc xây dựng các đại lý bán hàng công ty cũng đã đưa sản phẩm của mình vào hệ thống siêu thi lớn trên cả nước. Đối với việc phân phối cho các khách hàng lớn, công ty ký các hợp đồng lớn cho khách hàng tại các chợ và những công ty may mặc xuất khẩu. Với khách hàng nước ngoài công ty chào bán ký hợp đồng trực tiếp xuất khầu cho khách hàng theo tiêu chuẩn và số lượng khách hàng yêu cầu, công ty cũng thường xuyên tham gia những lần đấu thầu trực tuyến cung cầp sản phâm với các khách hàng nước ngoài. 2.3.1.6 Ma trận c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ.pdf