Luận văn Chính quyền chúa Nguyễn trong quan hệ thương mại với Nhật Bản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN .2

MỤC LỤC .3

DANH MỤC CÁC BẢNG.5

PHẦN MỞ ĐẦU .6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12

3.1. Mục đích nghiên cứu .12

3.2. Đối tượng nghiên cứu .13

3.3. Phạm vi nghiên cứu .13

4. Nguồn tài liệu.13

5. Phương pháp nghiên cứu.15

6. Đóng góp của đề tài.15

7. Cấu trúc của luận văn.16

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ ĐÀNG TRONG VỚI

NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII .17

1.1. Vai trò của Đàng Trong trong quá trình xác lập và củng cố quyền lực của cácchúa Nguyễn.17

1.1.1. Vài nét về xứ Đàng Trong .17

1.1.2. Vai trò của Đàng Trong trong quá trình xác lập và củng cố quyền lực của

các chúa Nguyễn.19

1.2. Nhận thức của các chúa Nguyễn về nhu cầu quốc phòng và phát triển thươngmại.28

1.2.1. Nhận thức của các chúa Nguyễn về nhu cầu quốc phòng .28

1.2.2. Nhận thức của các chúa Nguyễn về nhu cầu phát triển thương mại .394

CHƯƠNG 2 . CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN TRONG QUAN HỆ THƯƠNG

MẠI VỚI NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII .50

2.1. Hoạt động thương mại với Nhật Bản trong chính sách đối ngoại về kinh tế của

các chúa Nguyễn .50

2.2. Chính sách đối ngoại về kinh tế của chính quyền chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI

đến thế kỷ XVIII .68

2.2.1. Chú trọng phát triển giao thương.69

2.2.2. Cơ quan quản lí và thể lệ ngoại thương ở Đàng Trong .80

2.2.3. Chính sách trưng thu thuế.85

2.2.4. Chính sách tiền tệ và lưu thông tiền tệ .88

2.3. Chính quyền Tokugawa Ieyasu và chính sách đối ngoại về kinh tế của nước

Nhật thời kì Edo .93

2.3.1. Chế độ Châu ấn thuyền (1592 - 1635).93

2.3.2. Chính sách “tỏa quốc” – Sakoku (1636 - 1853) .100

2.4. Vài nét về “Ngoại phiên thông thư”- một tài liệu quan trọng trong mối quan hệ

bang giao giữa chính quyền chúa Nguyễn và Nhật Bản .104

CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

VỚI NHẬT BẢN TRONG CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI

NGOẠI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÀNG TRONG .110

3.1. Đối với nền kinh tế Đàng Trong .110

3.2. Đối với việc củng cố và phát triển quyền lực của các chúa Nguyễn .123

3.3. Đối với tiến trình lịch sử Việt Nam .135

KẾT LUẬN .147

TÀI LIỆU THAM KHẢO.1525

pdf163 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính quyền chúa Nguyễn trong quan hệ thương mại với Nhật Bản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc gia, đồng thời cũng yêu cầu chính quyền Tokugawa sẽ tiếp tục phái Hunamoto Yabeije trở lại Đàng Trong tiếp tục buôn bán: “Đọc được thư ở xa như thấy được phong thái, hơn nữa gặp Di Thất Lang thấy chân thật đôn hậu, nên tôi nhận làm nghĩa tử, mến mộ các khách trên thuyền, lại khuyên nhủ thêm, mọi việc đều như ý muốn. Nay Di Thất Lang về nước, tưởng nhớ Mạc hạ không nguôi, bèn viết thư thuận nẻo gió đưa, mong đến tay Mạc hạ, tôi thật biết ơn Di Thất LangSang năm lại nên cho Di Thất Lang sửa chữa ba chiếc thuyền tiện đường đến bản trấn, giao dịch bình thường trọn vẹn ân nghĩa đôi đường ” [35,tr.64]. Đến năm 1634, chúa Nguyễn Phúc 78 Nguyên nhận Toba làm con nuôi. Nhà chúa yêu cầu Toba mang theo 1000 lạng bạc để mua hàng (chủ yếu hàng xa xỉ), dành nhiều ưu đãi thượng mại cho ông này. Rồi vào năm 1635, Nguyễn Phúc Nguyên còn gửi cho Toba 300 lạng tơ lụa thô và nhờ ông này mua hàng ở Nhật cho ông theo giá trị số tơ này. Trong số những người Nhật đến Việt Nam vào thời kỳ này, Araki Shotaro (Mộc Tôn Thái Lang) là con một gia đình võ sĩ (Samorai) ở Akunoura, gần Nagasaki. Từ năm 1592, Araki Shotaro đã nhận được Shuinjo và nhiều lần đến Hội An. Ông được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin cậy và giao nhiều trọng trách. Chúa Nguyễn còn dành cho ông sự ưu ái đặc biệt: ban quốc tính, tước hiệu quý tộc. Điều này được thể hiện qua bức thư của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi Shotaro: “Điện hạ nước An Nam kiêm các xứ Quảng Nam lập thư: Nay có chủ tàu là Mộc Thôn Thái Lang (Ariki Shoutarou) nước Nhật Bản, cưỡi thuyền vượt biển, hân hạnh cho nước ta, vào xin bái kiến nguyện được nương nhờ. Ta bèn giúp thêm cho đạt được điều mong muốn, nhưng lại ban thêm cho tên được nổi danh quý tộc là Nguyễn Đại Lương, tên Hiển Hùng. Chẳng những được hiển vinh ở cung đình mà còn củng cố thêm mối loại giao thương của nam bắc. Thư đề ngày 22 tháng tư năm Hoàng Định thứ 20 (1619) ” [58,tr.36]. Để đẩy mối quan hệ đi xa hơn, chúa Nguyễn còn gả con gái cho Shotaro. Đó thực sự là một điều khác biệt và mới lạ với chính quyền của nước ta lúc bấy giờ. Đương nhiên Araki Sotaoa trở thành phò mã của xứ Đàng Trong góp phần nâng cao vị thế người Nhật ở đây. Theo sử liệu Nhật Bản, công chúa Ngọc Vạn đã kết hôn với Araki Shotaro vào năm 1619 và nàng đã cùng chồng về Nagasaki. Năm 1636, Mạc Phủ cầm các chủ tàu Nhật đi buôn bán ở các nước nên hai vợ chống Araki Shotaro không trở lại Việt nam được nữa. Araki Shotaro mất năm 1636, còn Ngọc Vạn mất năm 1645. Mộ của hai người hiện này còn ở Nagasaki. Chùa Daion và gia đình Araki Shotaro vẫn trân trọng giữ gìn tấm gương soi mà công chúa đem về từ Việt nam (hiện đang lưu giữ tại bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki). Nhiều tài liệu quý về Araki Shotaro và công chúa dược ghi chép trong gia phả dòng họ, cũng như ở bảo tàng nghệ thuật Nagasaki. Công chúa Nguyễn khi về Nhật được gọi tên là Okakutome, mọi người thường gọi là “Anio”. Tuy nhiên sử liệu Việt nam chưa có đủ chứng cứ khẳng định bà ấy là công chúa họ Nguyễn. Theo Liệt truyện tiền biên chí chúa Nguyễn Hy Tông (chúa 79 Nguyễn Phúc Nguyên) có 4 công chúa. Hai trong số đó (Ngọc Khoa và Ngọc Vạn) bị chép là khuyết truyện. Chúng ta biết rằng vào năm 1620, ông đã gả một công chúa cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Giáo sĩ C.Borri có mặt ở Đàng Trong khi đó có chứng kiến cuộc hôn nhân này. Các bộ sử nhà Nguyễn không nói người công chúa ấy tên gì nhưng chắc chắn phải là một trong hai nàng khuyết truyện. Còn người khuyết truyện thứ hai có lẽ chính là vợ của Shotaro. Cùng với lợi ích kinh tế, mối giao hiếu thân tình đó góp phần không nhỏ vào việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước thời cận thế. Sự gắn bó này đã thu hút các tàu Nhật Bản về Đàng Trong ngày càng nhiều hơn. Số lượng thương thuyền Nhật Bản đến Đàng Trong tăng lên đáng kể, từ năm 1604 đến 1635, đã có 70 chiếc thương thuyền Châu Ấn đến Đàng Trong, bỏ xa các nước khác trong khi vực trong đó có đến 17 chiếc là thuyền do Hunamato Yabeijec cầm đầu. Phần khác góp phần tạo nên sự gần gũi, gắn kết giữa ngoại kiều với người bản xứ trên đất Hội An. Đó là cơ sở để cắt nghĩa hiện tượng có vẻ trái ngược ở khu vực Đông Nam Á vào thế kỉ XVII, khi những phố Nhật ở Phnompênh sớm bị tàn phá, người Nhật ở Ayuthya bị tàn sát, xua đuổi, thì ở Hội An người Nhật được chính quyền ưu đãi trọng dụng, phố Nhật tồn tại ngay cả khi quan hệ buôn bán giữa hai nước bị lệnh tỏa quốc của chính phủ Nhật Bản ngăn cấm. - Thực hiện chính sách nhân đạo cho thương thuyền gặp nạn Không chỉ sử dụng những chính sách ưu đãi, mối quan hệ cá nhân để thắt chặt mối quan hệ với các thương nhân Nhật, chúa Nguyễn còn thể hiện sự khôn khéo khi tạo ra tâm lý yên tâm, an toàn cho các thương nhân Nhật khi đến buôn bán với Đàng Trong. Trong luật lệ ngoại giao, chúa Nguyễn quy định: “Nếu tàu buôn đưa trả dân bị dạt, nhân đó mà buôn bán thì miễn cho thuế cảng (). Còn thuyền đi buôn bán ở nước khác gặp gió dạt vào, làm đơn trình xin tạm đậu để sữa chữa, thì cho đậu ở cửa Hàn và chỗ Cù Lao (Chiêm), sửa thuyền đã xong thì dân thủ vệ và dân tiếp cận áp đuổi ra khỏi cửa biển (). Thuyền gặp gió bão bị phá hỏng, thì xem xét số khách, cai bạn giao cho hội quán trong giữ, cấp phát tiền nhà nước, lương thực cho mỗi người 5 tiền, đợi khi thuận gió thì cho phụ theo các thuyền mà về nước Đường (), hoặc ở xứ khác thì tùy quan ty sở tại cho về quê quán” [30,tr.56]. Xem ra chúa Nguyễn rất quan tâm đến 80 những vấn đề thực tế thường xảy ra trong quá trình giao thương bằng đường biển. Điều đó chỉ có thể có ở những ai xem việc giao lưu buôn bán là quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Trên thực tế, thương nhân nước ngoài đều được ghé vào bờ lấy nước, lấy củi đốt, mua thực phẩm và tránh bão tố, nộp thuế nhập cảng và tổ chức cứu hộ khi tàu thuyền bị nạn. Việc cứu nạn ở Đàng Trong được những người phương Tây đánh giá cao, theo như hồi ký của một giáo sĩ người Pháp thì: “khi một con tàu bị đắm, thì nó được người dân Nam Kì cứu giúp tốt hơn ở nơi khác. Người ta cho thuyền ra cứu những người đi trên tàu, lưới được quăng xuống biển, để vớt các hàng hóa; cuối cùng, người ta không tiếc công sức để tu sửa con tàu” [Dẫn theo 47,tr.382]. Một giáo sĩ thừa sai Pháp (không rõ tên) cũng đã nhận định: “Ở châu Âu, người ta thường đồn rằng khi một tàu buôn mắc cạn hoặc phải ghé tạm vào các bến cảng ở Đàng Trong mà bánh lái bị gãy thì nhà chúa sẽ tịch thu hết hàng hóa và vật dụng trên tàu. Đó chỉ là tin đồn nhảm. Không có nơi nào mà tàu bị đắm lại được cứu trợ tốt như ở đây” [Dẫn theo 59,tr.499]. Bên cạnh những chính sách khai mở, với một tầm nhìn chủ động trong quan hệ đối ngoại, chính quyền Đàng Trong cũng luôn tỏ ra thận trọng trong việc bảo vệ an toàn cho hệ thống ngoại thương của vùng và đặc biệt là thương cảng Hội An. Các chúa Nguyễn đã cho thiết lập các hệ thống phòng vệ quan sát như Cù Lao Chàm (được coi là tiền cảng của Hội An), cũng như các căn cứ hải quân mạnh ở ngay phía hữu ngạn sông Thu Bồn. Các hệ thống này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ an toàn, điều hành xử lý các hoạt động thường xuyên của khu thương cảng. Có thể nói hành động chu đáo này thể hiện được tầm nhìn chiến lược của chúa Nguyễn trong mối quan hệ với các quốc gia khác, bên cạnh mở cửa buôn bán nhưng vẫn phải giữ vững chủ quyền cũng như uy quyền của đất nước. 2.2.2. Cơ quan quản lí và thể lệ ngoại thương ở Đàng Trong 2.2.2.1. Cơ quan quản lý ngoại thương Cơ quan quản lý ngoại thương không chỉ được các chúa Nguyễn thiết lập ở Chính Dinh mà còn các cảng thị, đặc biệt là Hội An nơi những tàu bè của thương nhân các nước, gồm cả Nhật Bản đến giao lưu buôn bán. Đó không chỉ đơn giản là những 81 viên quan thu thuế ở các cảng thị mà họ còn đồng thời là đại diện cho chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế đối ngoại và thu thuế xuất - nhập khẩu. Những cơ quan này được coi như một thiết chế trọng yếu trong hệ thống chính quyền. - Dinh trấn Thanh Chiêm Đối với phố cảng Hội An, việc làm đầu tiên của Nguyễn Hoàng khi được giao trấn thủ xứ Quảng Nam là cho lập dinh trấn Quảng Nam ở gần Hội An, sáp nhập Điện Bàn, Hòa Vang vào Quảng Nam và cứ con trai Nguyễn Phúc Nguyên cai quản. Đây không chỉ là cơ quan quản lí về hành chính và quân sự lớn nhất tại địa phương, mà còn là cơ quan quản lý ngoại thương giữ vị trí trọng yếu trong việc giao thiệp với người ngoại quốc và kiểm soát các hoạt động kinh tế đối ngoại. Dinh trấn Thanh Chiêm “vừa tỏ ra hữu hiệu trong việc bảo vệ và kiểm soát các hoạt động vừa thể hiện sự khích lệ của chính quyền đối với hoạt động thương mại, tạo được niềm tin về sự an toàn và thịnh vượng trong kinh doanh thương mại đối với các luồng thương nhân đến buôn bán và cư trú” [125,tr.20]. Phàm tàu buôn, thương gia, du khách hay giáo sĩ ngoại quốc vào xứ Nam đều qua hai cửa Đà Nẵng, Hội An và đều được đặt trong tầm kiểm soát của Dinh trấn Thanh Chiêm. Nhà sử học Trần Trọng Kim cũng có viết rằng: “Người ngoại quốc thường gọi đất Đàng Trong do chính quyền các chúa Nguyễn quản lý là Quảng Nam quốc, vì ở Quảng Nam có phố Hội An (Faifo) là chỗ thương nhân nước ngoài thường ra vào” [62,tr.327]. Vị tướng trấn thủ Quảng Nam được trao đặc quyền trực tiếp giao thiệp với người ngoại quốc và kiểm soát ngoại thương, xuất nhập cảng. Quảng Nam là trọng trấn nên người đứng đầu có thể thay mặt chúa đưa ra các quyết sách đồng thời có thể mời gọi thương nhân ngoại quốc đến buôn bán và thiết lập quan hệ bang giao. Tất cả tàu bè ngoại quốc trong đó có Nhật Bản muốn vào xứ Đàng Trong đều phải qua một trong hai cảng của Đà Nẵng hoặc Hội An và phải chịu sự kiểm soát của vị trấn thủ Dinh trấn Quảng Nam. Về vấn đề này, giáo sĩ C.Borri cũng cho biết: “Người ta cập bến bằng hai cửa biển, một gọi là Turon (Đà Nẵng) và một gọi là Pulluciambello (Hội An). Các cửa biển cách nhau chừng ba hay bốn dặm, kế đó, biển chia làm hai nhành đi sâu vào đất liền chừng bảy tám dặm, làm thành như hai con 82 sông như tách rời nhau để rồi cuối cùng gặp nhau và đổ vào một con sông lớn. Tàu bè từ hai phía tới cũng đi vào con sông này” [20,tr.91]. Trên phương diện đối ngoại, chúng ta có thể coi quan trấn thủ Quảng Nam như một đại diện đối ngoại và thương mại của phủ Nguyễn. Vào đầu năm Bính Tý (1636), và Đinh Sửu (1637), quan trấn thủ ở đây đã tiếp đón hai phái đoàn thương mại của Hà Lan do Abraham Duijcker dẫn đầu với hai chiếc tàu Warmont và Grol cập bến Đà Nẵng. Đến khi phái đoàn thương mại Anh do Chappelier đại diện công ty Đông Ấn đến điều đình việc buôn bán vào năm 1684 và 1686 cũng như phái đoàn Thomas Bowyear năm 1695, đều qua cửa Dinh trấn Quảng Nam trước khi trình diện chúa Nguyễn. Mọi giao dịch với nước ngoài đều thông qua Dinh trấn Quảng Nam và trung tâm ngoại thương vẫn là Hội An, còn Đà Nẵng được coi là tiền cảng. Sự quản lý từ xa của Dinh trấn Thanh Chiêm và cơ cấu quản lí ngoại thương trực tiếp tại các thương cảng, tiêu biểu là Hội An, đã tạo nên một hệ thống cơ cấu quản lý ngoại thương hiệu quả. Nhờ đó chính quyền Nguyễn đã phát huy được vai trò chi phối trong việc bảo hộ và phát triển thương mại. Chính quản lý hệ thống này tạo nên sự phồn thịnh cho các thương cảng, thu về nguồn lợi to lớn cho chính quyền. Rõ ràng, với một nguồn thu lớn cho ngân sách như vậy thì việc xây dựng cơ cấu quản lý ngoại thương hiệu quả với việc quản lý từ xa và trực tiếp ở các thương cảng là yêu cầu cần thiết đối với các chúa Nguyễn. - Tổ chức Tàu vụ Để có thể quản lý, thu thuế hoạt động ngoại thương, tổ chức Tàu vụ được các chúa Nguyễn thành lập và vận hành một cách chặt chẽ, hệ thống và nhất quán. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn: “Vào đời Vĩnh Lạc nhà Đại Minh có đặt Ty thị bạc đề cử Thuận Hóa lại có trường sưu tiền nữa. Họ Nguyễn cắt đặt các sở và thu được rất nhiều thuế tàu thuyền. Trông coi thì có Cai Tàu và Tri tàu, mỗi chức một người. Cai bạ tàu, Cai phủ tàu, Ký lục tàu, Thủ tàu, mỗi chức hai người. Cai phòng 6 người, Lệnh sử ba mươi người, cũng với lính được trang bị súng là năm mươi người, lính tàu là bốn đội với bảy chục người và Thông sự là bảy người” [30,tr.52]. Ở mỗi cảng khẩu 83 còn thiết lập cái gọi là “Công đường” để thu thuế nhập cảng, chẳng hạn như ở Thuận Hóa khi “đến cập bến Công đường, Công đường tức là thuế quán” [104,tr.31]. Ngoài ra, để kiểm tra hoạt động kinh tế đối ngoại và giúp chính quyền về ngoại thương, chúa Nguyễn đã huy động hệ thống quản lý địa phương vào việc điều tra giám sát, Phủ biên tạp lục cũng ghi rõ: “Các xã Minh Hương, Hội An, Lao Chiêm (Cù Lao Chàm), Cẩm Tú, Làng Câu thì giữ việc thám báo, hễ tàu đến xứ Quảng Nam, vào các xứ cửa Đại Chiêm (tục gọi là cửa Chàm) phố Hội An, Đà Nẵng (tục gọi cửa Hàn), Vụng Lấm để buôn bán, thì nộp các hạng thổ vật, còn thuế đến, thuế về thì định lệ theo thứ bậc. Tính suốt cả năm được tiền bao nhiêu thì lấy 6 phần nộp vào thuế cảng, còn 4 phần thì quan lại quân dân đều lấy nhiều ít chia nhau. Nếu có tàu bị gió bão giạt đến không có hàng hóa không thế chịu thuế lệ thì trưởng tàu làm đơn xin trình, liền truyền cho từng nha giữ cửa cùng đồn phủ xem qua, cho mua củi, gạo cho ở hai ba hôm thì đuổi ra biển, không cho vào cửa biển để khỏi sinh sự. Nhưng cũng có tàu giả làm giạt đến để tạm trú, lẻn dỡ hàng hóa lên phố rồi mới xin chịu ít thuế, gian dối ở ngoài pháp luật như thế thì cố nhiên không thể ngăn ngừa hết được ” [30,tr.52]. 2.2.2.2. Thể lệ ngoại thương Bên cạnh việc đặt cơ quan quản lý ngoại thương, với tư cách là một chính thế cát cứ có quyền độc lập trong các mối quan hệ bang giao quốc tế, về kinh tế đối ngoại, các chúa Nguyễn đã chủ động đặt ra thể lệ ngoại thương đối với các tàu, thuyền buôn ngoại quốc, trong đó có Nhật Bản. Mỗi khi tàu buôn Nhật Bản và các nước đến phải qua một số thủ tục, các thủ tục này có thể thay đổi tùy nơi tùy lúc, nhưng trên những nét lớn có những điểm giống nhau gồm lễ báo tin, lễ tiến và lễ trình diện. Theo Phủ biên tạp lục ghi chép thì: “Lệ tàu vụ của họ Nguyễn, hàng năm cứ tháng giêng thì các viên cai bạ, chi bạ, lệnh sử, cai phủ ký lục phủ của tàu Ty đều vào phố Hội An xứ Quảng Nam, chia sai những người thuộc quân thông hiểu tiếng nước ngoài đi canh giữ Cù Lao Chim và cửa Đà Nẵng, thấy có tàu buôn các nước đến đấy thì phải hỏi xét tất cả, quả là tàu buôn phải chịu thuế thì thuyền trưởng và tài phó tàu ấy vào phố Hội An, trình quan cai bạ xét thực khải lên và trình quan cai tàu để truyền cho tuần Ty đem dâng phụ lũy đến hộ thống tàu ấy vào cửa đậu ở sở tuần. Lệnh sử và 84 các nha đến xem. Thuyền trưởng và tài phó kê khai số khách, điểm mục xong mới cho qua sở tuần mà lên phố để đậu” [30,tr.54]. Sau đó, “Thuyền trường soạn lễ báo tin đệ lên gồm: Nguyễn lệnh (tức chúa Nguyễn) bốn cân trà; Tứ trụ văn ban, Thái giám thủ tàu vụ và cai bạ mỗi người một cân; Tri bạ, Cai phủ, Ký lục mỗi người nửa cân. Đơn khai được nộp tại Chính Dinh, Nguyễn lệnh xem xét rồi chiếu theo bản kê khai ấy mà phát ra. Thuyền trưởng lại soạn lễ tiến gồm: gấm, đoạn, lĩnh, xa, đồ chơi, hoa quả. Kê trình trước với Cai bạ, (Cai bạ) sai lính đưa lên quan Cai tàu, (Cai tàu) nạp cho Nguyễn lệnh. Lễ vật không hạn định nhưng ước chừng cũng phải tốn 500 quan. Có khi chỉ dâng tiến một vài thứ vừa ý thì cũng có thể được truyền lệnh miễn thuế, không cần theo lệ” [30,tr.55]. Tiến lễ xong, “thuyền trưởng phải kê khai các hóa vật trong tàu, mỗi hạng hóa vật phải kê ra một tấm thiếp riêng. Nếu có ẩn giấu từ một vật trở lên, khi xé ra, hóa vật trong tàu sẽ bị tịch thu sung công và còn bị chiếu theo pháp luật mà trị tội. Nguyễn lệnh muốn mua món nào thì cừ truyền cho Cai tàu chiếu theo tấm thiếp kê hàng đã nạp cho kho công mà thu mua. Thuyền trưởng và Tài phó theo vào để cân. Hàng nào không mua thì cho phép đem đi trao đổi. Nếu có kêu bị giảm giá quá đáng thì cũng có thể được trả thêm ít nhiều tiền mua. Hành lý của các khách đi tàu, nếu có đồ chơi thì cũng phải nhân thể kê khai đệ trình lên quan xem. Quan mua những gì, giá bao nhiêu thì cho họ trừ vào thuế nhập cảng. Còn thiếu thuế nhập cảng bao nhiêu nữa thì cho bán hàng xong sẽ nạp sau. Về lễ trình diện các viên, Cai tàu xem lễ tiến là bao nhiêu rồi giảm một nửa. Lễ cho quan Cai bạ và các nha thì theo thứ bậc mà giảm dần” [30,tr.55]. Như vậy, việc đặt cơ quan quản lý ngoại thương cùng những thể lệ buôn bán cho thấy mặc dù chúa Nguyễn rất muốn mở rộng giao thương với nước ngoài nhưng cũng rất thận trọng trong vấn đề giữ gìn an ninh, đảm bảo những lợi ích trong vấn đề thương mại của cả hai bên. Đàng Trong cũng đã tổ chức được một cơ cấu quản lý, thu thuế ngoại thương một cách khá hệ thống, tăng cường đáng kể cho ngân sách. Điều đó cho thấy bước nhảy vọt về nhận thức cũng như tầm nhìn của các chúa Nguyễn trong chính sách kinh tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại. 85 2.2.3. Chính sách trưng thu thuế 2.2.3.1. Về thuế xuất nhập cảng Trong ghi chép về Xứ Đàng Trong năm 1621, Borri cho rằng, chúa Nguyễn đã kiếm được rất nhiều mối lợi không thể tả hết, nhờ buôn bán với nước ngoài và thu thuế hải khẩu “năm Tân Mão, tàu buôn các sứ đến Hội An 16 chiếc, tiền thuế là 30.080 quan; năm Nhâm Thìn 12 chiếc, tiền thuế là 14.300 quan; năm Quý Tỵ 8 chiếc tiền thuế là 13.200 quan” [30,tr.54]. Còn Edward Saris thì viết: “nhà vua rất muốn có súng lớn bằng đồng thau và nếu chúng ta có thể đem đến cho người một khẩu (), chúng ta sẽ không phải trả thuế nữa” [80,tr.127]. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã ghi lại thuế thuyền buôn đến và đi qua kê khai của Tàu Ti Lệnh Sử Võ Đạo Đại. Nhờ đó, chúng ta biết được một số thông tin rất giá trị về mức thuế hải quan của Đàng Trong đối với tàu, thuyền buôn ngoại quốc. Cụ thể, như sau: Tàu Thượng Hải: thuế đến 3000 quan, thuế đi 300 quan; Tàu Quảng Đông: thuế đến 3000 quan, thuế đi 300 quan; Tàu Phúc Kiến: thuế đến 2000 quan, thuế đi 200 quan; Tàu Hải Nam: thuế đến 500 quan, thuế đi 50 quan; Tàu Tây Dương: thuế đến 8000 quan, thuế đi 800 quan; Tàu Ma Cao: thuế đến 400 quan, thuế đi 40 quan; Tàu Nhật Bản: thuế đến 4000 quan, thuế đi 400 quan; Tàu Xiêm: thuế đến 2000 quan, thuế đi 200 quan; Tàu Lữ Tống: thuế đến 2000 quan, thuế đi 200 quan; Tàu Cựu cảng: thuế đến 500 quan, thuế đi 50 quan; Tàu Hà Tiên: thuế đến 300 quan, thuế đi 30 quan; Tàu Sơn Đô: thuế đến 300 quan, thuế đi 30 quan [30,tr.53]. Nhìn vào biểu thuế trên, thương thuyền Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Trong bị đánh thuế ở mức cao nhất trong số các nước trong khu vực đến Hội An (4400 quan gồm thuế xuất và nhập), tương đương mức thuế thuyền từ Ma Cao đến và đứng thứ hai sau thương thuyền từ phương Tây. Nhưng thực tế thì không phải như thế. Theo TS.Vũ Minh Giang dựa vào nghiên cứu của Iwao Seiichi cho biết: thuyền Châu Ấn của Nhật Bản trung bình chở 5 tấn hàng trên mỗi chiếc, tàu Hà Lan là 2,5 tấn, còn tàu Trung Quốc là 1,1 tấn. Trong khi đó, tàu Hà Lan bị đánh thuế xuất và nhập là 8.800 quan, cao gấp 4 lần so với tàu Nhật Bản, còn tàu Trung Quốc (Quảng Đông) là 3.300, cao gấp 3,4 lần so với tàu Nhật Bản [32,tr.210]. Từ đó có thể nhận định, nếu mức thuế đánh vào thuyền buôn nước ngoài đến Đàng Trong của chúa Nguyễn phụ thuộc vào quốc 86 gia, chủng loại và số lượng hàng hóa thì chúa Nguyễn thực sự có chính sách ưu ái đối với Châu ấn thuyền Nhật Bản - một bạn hàng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho họ. Sự ưu đãi về chế độ thuế khóa cũng như nhiều phương diện nói trên có tính chất kích thích việc buôn bán của người Nhật tại đất Đàng Trong. Thời kì này, chế độ thuế đang ở giai đoạn khai mở, chưa hoàn thiện, trưng thu còn khá tùy tiện. Điều này được thể hiện rõ trong việc trưng thu thuế đối với thương thuyền phương Tây, chẳng hạn như vào năm 1729, L.G de la Barbinais từng nhận xét: “Xứ Cochinchina thuế đến thuế đi đều rất thấp, chỉ khoảng 4% mà thôi”. Năm 1750, trung bình mỗi năm thuyền từ Macao với trọng tải 500 tấn phải nộp 2000 quan, dựa theo quy định của nhà nước thì thuế nhập cảng là phải nộp 20% số hàng, nhưng khi lần đầu đến buôn bán thì được miễn thuế. Mỗi thuyền đầu giới định chặt chẽ là phải có một tờ giấy thông hành, mà mỗi năm phải giao nộp là 1000 quan đến 2000 quan thuế. Người Bồ Đào Nha mỗi năm nộp 3000 quan, thương nhân Trung Quốc thì dựa vào kích cỡ to nhỏ của thuyền mà định thuế, phải nộp từ 1.500 đến 2000 quan, ngạch thuế này Chúa ghi trên tấm giấy phép. Lại vào năm 1752, một thuyền Hà Lan mang số hiệu Tulbenburg khi đến Hội An, đã nộp 8000 quan thuế cảng, ngoài ra còn tặng lễ vật cho thân tín của nhà Chúa, đồng thời lấy 8000 quan phân tặng cho các quan viên thuế quan. Ngoài ra, việc 8000 quan tiền mà thương thuyền Hà Lan nộp phù hợp với mức thuế thuyền Tây Dương đến như trong Phủ biên tạp lục đã ghi ra, thì thuyền từ Macao (thuyền Bồ Đào Nha) cho đến các thương thuyền Trung Hoa nói chung mức thuế suất rất thấp, có thể biết được mức thuế của thương thuyền Bồ Đào Nha và thương thuyền Trung Hoa nói chung có tính linh hoạt tương đối lớn. Vấn đề đó còn được thể hiện qua sự kiện năm 1753, một tàu buôn Pháp từ Pondichery tới, họ Nguyễn đã đòi 8000 quan thay vì 4000 quan mà họ đã hứa vào năm 1752 [Dẫn theo 80,tr.127]. Một điều chắc chắn là, các thuyền buôn còn phải nộp thuế hàng hóa ngoài số thuế phải đóng trên. Có nguồn tư liệu nói rằng, thuế tại Đàng Trong vào cuối thế kỉ XVII thường là 3% đến 4%. Thuế nhập bến và rời bến được coi là rất nhỏ. Một cai phủ tàu người Hoa ở Hội An vào cuối thế kỉ XVII là Khổng Thiên Nhu xác nhận điều này khi nói là một chiếc tàu tới, người ta cân hàng và đánh thuế từ 5% đến 10%. Nhưng 87 vào thập niên 1750, loại thuế này xem ra đã tăng, với mức thuế lúc đó là 12% giá trị hàng hóa. 2.2.3.2. Những ưu đãi và miễn giảm thuế quan Đối với những tàu của những địa phương khác nhau thì có những ưu đãi về thuế quan riêng, chẳng hạn như trong Phủ Biên tạp lục có chép: Hễ là tàu Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Ma Cao thì đều có lễ tiến, tàu Hải Nam thì không có. Ngày tàu về, tàu nào có lễ tiến thì tùy theo nhiều ít có lệ phát cho, hoặc cho bạc 5 hốt, lụa 5 tấm, tiền 50 quan, gạo 5 bao hoặc cho bạc 3 hốt, lụa 3 tấm, tiền 30 quan, gạo 3 bao, hoặc cho bạc 2 hốt, lụa 2 tấm, tiền 20 quan, không có định chuẩn. Nếu thượng quốc sai tàu và quan đưa dân bị giạt trao trả, thì theo lệ cho quan phụng sai và tàu ấy 50 quan tiền, 3 bao gạo, cấp lương tháng cho ăn, quan phụng sai thì 3 quan, người bản trưởng thì 2 quan, thủy thủ mỗi người một quan. Nếu tàu buôn đưa trả dân bị nạn, nhân đó mà buôn bán thì miến cho thuế cảng” [30,tr.55]. Mặt khác đối với “thuyền đi buôn bán ở nước khác gặp gió giạt vào, làm đơn xin trình tạm đậu để sửa chữa, thì cho đậu ở cửa Hàn và chỗ Cù Lao Chàm, sửa thuyền xong thì dân thủ lệ và dân tiếp cận áp đuổi ra khỏi cửa bể. Có thuyền nào muốn vào buôn bán thì cai bạ và thuộc quân Tàu ty đến xem hàng hóa nhiều hay ít mà chuyển khai lên, hàng nhiều thì ba phần được miễn thuế một phần, hàng ít thì được miễn một nửa, không có hàng thì được miễn cả” [30,tr.56]. Việc miễn giảm thuế, nhà nước cũng ra những quy định cho những tàu nước ngoài được miễn giảm thuế, chẳng hạn như trường hợp tàu buôn của Siam đến Đàng Trong xin Long bài miễn thuế, trong Đại Nam thực lục có ghi: “Mùa hạ, tháng 4, nước Siam sai bầy tôi là Lãng Phi và Khu Sa Lũ Reo đem thuyền đến nói rằng nước ấy thường sai người đi thuyền sang Hạ Môn, Ninh Ba và Quảng Đông mua sắm hóa vật, có khi vì có bão mà phải ghé vào cửa biển nước ta, hữu ty đánh thuế đến nỗi lấy mất cả hàng hóa. Vậy xin chiếu tính số bạc trả lại, và xin cấp cho 10 tấm long bài kiểm điểm nhân khẩu làm bằng, khiến khi thuyền công của hai nước khi ghé vào cửa biển nào đều được miễn thuế. Chúa bảo rằng: Việc đánh thuế thuyền buôn buổi quốc sơ đã có định ngạch, quan sở tại chẳng qua chiếu lệ mà thu, có lẽ nào lấy cả hóa vật. Người Siam nói thế chỉ là muốn miễn đánh thuế mà thôi, đâu dám đòi ta trả lại bạc. Duy việc 88 xin long bài thì cấp cho cũng không hại gì, bèn sai gửi cho một tấm long bài và viết thư trả lời” [100,tr.164-165]. 2.2.4. Chính sách tiền tệ và lưu thông tiền tệ Sự giao lưu thương mại phát triển mở rộng làm xuất hiện nhu cầu ngày càng cao của lưu thông tiền tệ và quan hệ tiền tệ. Trên thực tế trong các thế kỉ XVI - XVIII, quan hệ tiền tệ Đàng Trong được mở rộng hơn nhiều so với Đàng Ngoài. Li Tana đã lấy dẫn chứng qua tài liệu của Vũ Minh Giang khi so sánh việc đóng góp để xây dựng hai ngôi chùa Phật giáo vào giữa thế kỉ XVII, một ở Hội An, một ở Phố Hiến và kết luận rằng: đóng góp cho ngôi chùa ở phía nam trung bình cao hơn 8 lần các đóng góp cho ngôi chùa ở phía bắc, và rằng, phần lớn các đóng góp ở phía bắc chủ yếu là thóc gạo, trong khi đó, ở phía nam, những đóng góp này thường là bằng tiền [Dẫn theo 80,tr.135]. Quan hệ tiền tệ càng được mở rộng khi chúa Nguyễn thực hiện chính sách trả tiền thay cho một số loại thuế hay những nghĩa vụ khác đối với nhà nước. Năm 1714, để khuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_29_4156671171_3364_1871645.pdf
Tài liệu liên quan