MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6
1.1. Khái quát về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp 6
1.2. Những vấn đề cơ bản về chínhsách bảo hiểm thất nghiệp 19
1.3. Kinh nghiệm về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới và một số bài học cho Việt Nam 37
Chương 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 48
2.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ 2004 đến nay 48
2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 56
2.3. Đánh giá chung 82
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 87
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 87
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 89
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 110
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BHTN,....
- Chính sách BHTN phải gắn chặt chẽ với chính sách thị trường lao động như các chương trình việc làm, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động nhằm giúp người thất nghiệp sớm có cơ hội tìm việc làm mới. Có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất đối với những nước mới triển khai thực hiện chính sách BHTN trong điều kiện thị trường lao động chưa phát triển như nước ta.
Chương 2
Thực Trạng Thất Nghiệp Và Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM Từ NĂM 2004 Đến NAY
2.1. Thực Trạng Thất Nghiệp ở Việt NAM Từ 2004 Đến NAY
2.1.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2004-2009
2.1.1.1. Thực trạng lao động, việc làm
Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, lao động Việt Nam trẻ. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm ngày 01/09/2009 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 49,3 triệu người (chiếm 57,2% dân số). Lao động nhóm tuổi 15-39 là 28,3 triệu người (chiếm 57,4% lực lượng lao động), bình quân giai đoạn 2004-2009. Tốc độ tăng lực lượng lao động khoảng 2,3%/năm tương ứng khoảng 1,1 triệu lao động/năm và hàng năm, chúng ta có hàng chục vạn lao động hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, hết hợp đồng lao động ở nước ngoài hàng vạn người hồi hương và hàng ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề, trung học, đại học, cao đẳng ra trường đều có nguyện vọng có công ăn việc làm, đem lại lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm mỗi năm [62].
Xét lực lượng lao động ở hai vùng nông thôn và thành thị, lực lượng lao động ở khu vực ở khu vực nông thôn tăng nhanh hơn so với của khu vực thành thị và lực lượng lao động nam tăng nhanh hơn so với lực lượng lao động nữ (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Nguồn lao động thường xuyên được chia theo giới tính và khu vực, giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: 1000 người)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nam
22.065
22.754
23.430
24.097
24.640
25.336
Nữ
21.190
21.631
22.149
22.611
23.768
23.966
Thành thị
10.549
11.071
11.563
11.859
13.506
14.790
Nông thôn
32.706
33.314
34.016
34.849
34.903
34.510
Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện: năm 2001, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 17,05% (theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đến năm 2009, tỷ lệ này là 24,7%; so với các nước trên thế giới có cùng mức phát triển, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao (năm 2008, tỷ lệ lao động chưa biết chữ là 4%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 12,1%, tốt nghiệp tiểu học là 28,7%, tốt nghiệp THCS là 31,9% và tốt nghiệp THPT là 23,3%); lao động Việt Nam có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, không ngừng tiếp thu khoa học, kỹ thuật sản xuất và quản lý hiện đại [63].
Bảng 2.2: Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2008
(Đơn vị %)
Cấp học
Toàn quốc
Thành thị
Nông thôn
100,0
100,0
100,0
Chưa đi học
4,0
1,3
4,9
Chưa tốt nghiệp tiểu học
12,1
6,1
14,2
Tốt nghiệp tiểu học
28,7
21,6
31,3
Tốt nghiệp trung học cơ sở
31,9
25,9
34,1
Tốt nghiệp trung học phổ thông
23,3
45,1
15,5
Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008 của Tổng cục Thống kê
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là sự gia tăng của các ngành công nghiệp và xây dựng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Năm 1999, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp của cả nước là 64,1%, công nghiệp - xây dựng là 12,4% và dịch vụ là 23,5%, đến năm 2009, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là 47,6% (giảm 16,5 điểm phần trăm), trong công nghiệp và xây dựng là 21,8% (tăng 9,4 điểm phần trăm) và dịch vụ là 30,6% (tăng 7,1 điểm phần trăm) (xem bảng 2.3) [62].
Bảng 2.3: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế qua hai cuộc điều tra 1/7/1999 và 1/9/2009
(Đơn vị: %)
Năm
1/7/1999
1/9/2009
Tổng số
100,0
100,0
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
64,1
47,6
Công nghiệp và xây dựng
12,4
21,8
Thương Mại - Dịch vụ
23,5
30,6
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 của Tổng cục Thống kê.
Xét theo vị thế công việc, lao động Việt Nam chủ yếu vẫn là lao động tự làm từ 53,3% năm 2007 giảm xuống 44,7% năm 2009 (giảm 9 điểm phần trăm), chủ yếu trong khu vực nông nghiệp nông thôn, do đó, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực lao động - việc làm ở Việt Nam là đáng kể đối với những người lao động thời vụ, lao động tự do, lao động dịch vụ theo ngày, giờ. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương chiếm 1/3 tổng số lao động đang làm việc và đó có sự gia tăng từ 30% năm 2007 lên 33,4% năm 2009, phản ánh thị trường lao động nước ta ngày càng phát triển theo hướng tích cực, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được đảm bảo hơn.
Bảng 2.4: Tỷ trọng lao động có việc làm theo vị thế làm việc qua hai cuộc điều tra 1/8/2007 và 1/9/2009
(Đơn vị %)
1/8/2007
1/9/2009
Tổng số
Tỷ trong lao động nữ
Tổng số
Tỷ trong lao động nữ
Tổng số
100,0
49,4
100,0
48,6
Làm công ăn lương
30,0
40,2
33,4
40,0
Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh
3,2
41,1
4,8
32,6
Tự làm
53,5
54,1
44,7
51,0
Lao động gia đình
12,9
53,5
16,8
64,0
Xã viên hợp tác xã
0,2
26,9
0,1
29,3
Người học việc
0,2
36,7
0,2
31,3
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 của Tổng cục Thống kê.
2.1.1.2. Thực trạng thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, thị trường lao động mới hình thành, phần đông lao động tập trung ở khu vực nông thôn và làm việc trong nông nghiệp, do đó, một trong những nét đặc thù của thị trường lao động nước ta là thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và thiếu việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam khá thấp (tỷ lệ thất nghiệp chung dao động trong khoảng trên dưới 2,2%, năm 2009, tỷ lệ này là 2,8%).
Bảng 2.5: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam (2004-2009)
Tiêu thức
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng số người thất nghiệp (1000 người)
926
929
997
1.030,3
1.080,4
1.287,0
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
2,14
2,14
2,19
2,52
2,19
2,8
Nguồn: Kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng giảm dần, từ 5,6% năm 2004 xuống còn là 4,6% năm 2009, nhưng lại có xu hướng tăng ở khu vực nông thôn năm 2004 là 1,1%, đến năm 2009 đó tăng gấp đôi lên 2,1%. Thực tế này cho thấy, hiện nay và trong những năm tới, nước ta cần phải quan tâm đến cả tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, nhất là tình trạng đất nông nghiệp dần bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta.
Bảng 2.6: Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2004- 2009)
Tiêu thức
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Thành thị (%)
5,6
5,31
4,82
4,6
4,7
4,6
Nông thôn (%)
1,1
1,1
1,3
1,6
2,0
2,1
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Trong những năm qua thất nghiệp ở thành thị tăng về số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ thất nghiệp không đổi; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn có xu hướng tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các địa phương, làm cho nông dân mất đất sản xuất do lấy đất làm các khu công nghiệp…, năm 2007 tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 4,8% thì đến năm 2009 là 6,3%.
Bảng 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm nông thôn
Thất nghiệp ở thành thị
Thiếu việc làm ở nông thôn
Số tuyệt đối (1000 người)
Tỷ lệ(%)
Số tuyệt đối (1000 người)
Tỷ lệ(%)
2007
1.030,3
4,6
2.256,4
4,8
2008
1.080,4
4,7
1.428,5
5,1
2009
1.287,0
4,6
2.507,0
6,3
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động, việc làm của Tổng cục Thống kê.
Bảng 2.8: Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo giới tính (2004- 2009)
Tiêu thức
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nam (%)
1,86
1,99
2,18
2,44
2,0
2,7
Nữ (%)
2,44
2,29
2,44
2,61
2,8
2,9
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Xét tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính, số liệu bảng cho thấy mặc dù nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ trong cơ cấu lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ lại cao hơn nam. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,44%, trong khi của nam chỉ là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nam, nữ đều có xu hướng tăng lên, năm 2009 nam là 2,7%, nữ là 2,9%, Riêng năm 2009, nữ thất nghiệp chiếm trên 50,16% tổng số người thất nghiệp. Lao động thất nghiệp trong độ tuổi từ 20-29 chiếm 47,5% trên tổng số lao động thất nghiệp, trong đó nữ chiếm 49% đây được coi là nhóm đối tượng phải giải quyết mâu thuẫn giữa vai trò sinh đẻ và tham gia lao động. Do đó, nhóm lao động nữ ở độ tuổi này thường bị thất nghiệp và thời gian thất nghiệp cũng dài hơn những nhóm lao động khác.
Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra lao động, việc làm 1/9/2009 của Tổng cục Thống kê, thất nghiệp ở Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 15-24. Tỷ trọng thất nghiệp của nhóm tuổi 15-19 là 17,4%, nhóm tuổi 20-24 là 26,6%. Sở dĩ độ tuổi này thất nghiệp cao, vì ở độ tuổi này là bước vào giai đoạn học sinh mới tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông hoặc các trường dạy nghề, cao đẳng hay đại học mà chưa tìm được việc làm ngay. Điều này có thể do lao động trẻ khó tiếp cận với thông tin việc làm, hoặc do trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu công việc, cũng có thể do tâm lý "kén việc","nhẩy việc" của bản thân họ tạo nên. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy mặc dù lứa tuổi từ 24 trở xuống có tỷ trọng thất nghiệp cao, nhưng thời gian thất nghiệp của họ phần lớn dưới 6 tháng. Thời gian tìm việc làm của các nhóm tuổi lớn hơn có xu hướng kéo dài hơn. Điều đó phản ánh một khía cạnh linh hoạt của thị trường lao động và sự thích ứng của thế hệ lao động mới đối với thị trường lao động. Tình trạng thất nghiệp cao ở nguồn lao động trẻ dẫn tới tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, chi phí đào tạo của xã hội, của gia đình và bản thân người lao động, gây khó khăn cho cuộc sống của họ cũng như gây sức ép lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay có xu hướng càng ở vùng kinh tế trọng điểm, càng dễ thất nghiệp. ở các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng thành thị tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển. Thể hiện rõ nét về tỷ lệ thất nghiệp cao năm 2009 là ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, với các tỷ lệ tương ứng là 4,3%; 5,1% và 4,6%. Nguyên nhân là do các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến, cho nên đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với nhu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề phù hợp, khó tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, dân số trẻ di dân tìm kiếm việc làm ở những vùng này nhiều nhất, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tương đối cao, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này cũng rất cao.
Bảng 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị chia theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: %)
Năm
Tiêu chí
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Cả nước
5,60
5,31
4,82
4,6
4,7
2,8
Đồng bằng sông Hồng
6,03
5,61
6,42
5,74
5,4
4,3
Đông Bắc
5,45
5,12
4,32
3,97
4,2
3,2
Tây Bắc
5,30
4,91
3,89
3,42
4,2
3,2
Bắc Trung Bộ
5,35
4,98
5,5
4,92
4,8
5,0
Nam Trung Bộ
5,70
5,52
5,36
4,99
4,8
5,0
Tây Nguyên
4,53
4,23
2,38
2,11
2,5
3,0
Đông Nam Bộ
5,92
5,62
5,47
4,83
4,9
5,1
Đồng bằng sông Cửu Long
5,03
4,87
4,52
4,03
4,1
4,6
Nguồn: Kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Tỷ trọng lao động thất nghiệp chưa qua một trường lớp đào tạo (bao gồm nhóm không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhóm công nhân kỹ thuật không có bằng) tăng 4,8 điểm phần trăm, từ 70,0% lên 74,8% trong khi tỷ trọng của các nhóm khác đều giảm. Do vậy số lao động thất nghiệp tăng lên trong năm qua chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua một loại hình đào tạo. Tình trạng thiếu công nhân có trình độ kỹ thuật cao ở các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn là rất phổ biến.
Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thất nghiệp qua hai cuộc điều tra 1/8/ 2007 và 1/9/2009
(Đơn vị tính: %)
TT
Tổng số
1/8/2007
1/9/2009
100,0
100,0
1
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
65,9
70,5
2
Công nhân kỹ thuật không có bằng
4,1
4,3
3
Sơ cấp nghề
4,8
4,0
4
Trung cấp nghề
2,4
3,4
5
Trung học chuyên nghiệp
10,7
7,7
6
Cao đẳng nghề
4,8
0,4
7
Cao đẳng
4,8
2,6
8
Đại học trở lên
7,3
7,1
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2009 của Tổng cục Thống kê.
Thất nghiệp đã trở thành vấn đề cả xã hội quan tâm. Thất nghiệp có thể dẫn đến những ảnh hưởng khó lường về kinh tế và xã hội. Những ảnh hưởng này rất khó định lượng nhưng tác động tiềm ẩn của chúng có thể thấy rõ qua một loạt các hậu quả có thể xảy ra như sự phản ứng của người lao động đối với những thay đổi về cơ cấu của doanh nghiệp với nỗi lo âu rằng một số người có thể mất việc và như vậy họ sẽ không còn nguồn để sinh sống. Điều này sẽ dẫn đến lực lượng lao động đang có việc làm không ủng hộ và hợp tác trong việc áp dụng những công nghệ mới vì những lý do nêu trên. Tỷ lệ thất nghiệp lớn có thể sẽ gây áp lực về chính trị và bất ổn về xã hội khi một số lớn người lao động bị mất việc làm và do vậy có thể dẫn đến xu hướng lạm dụng các chế độ bảo hiểm xã hội (ví dụ kéo dài thời gian hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp ốm đau bằng tiền, chế độ tai nạn lao động hoặc hưởng chế độ hưu sớm) để bù đắp mất mát thu nhập khi chưa có chế độ hỗ trợ đối với người bị thất nghiệp. Khi một đất nước chưa có hệ thống bảo trợ thích hợp đối với người lao động bị mất việc làm có thể sẽ phải chịu áp lực đối với việc thành lập các chương trình tốn kém và ít hiệu quả hơn để bảo vệ họ.
Một chính sách BHTN thỏa đáng kết hợp chặt chẽ với các biện pháp thị trường lao động sẽ đóng góp tích cực vào việc giảm ảnh hưởng của thất nghiệp đối với những người tham gia bảo hiểm. BHTN có thể được sử dụng như một phần của chiến lược việc làm tạo cho người bị thất nghiệp cơ hội tìm được việc làm mới mà họ nghĩ rằng họ có triển vọng. Sự kết hợp của BHTN với các biện pháp thị trường lao động sẽ hướng tới nâng cao chất lượng của lực lượng lao động thông qua đào tạo và đào tạo lại nghề, giảm số lượng lao động có tay nghề thấp trong thời gian trung hạn. Sự kết hợp này cũng sẽ có khả năng tạo ra một bầu không khí an toàn đối với người lao động, do vậy chúng dễ được chấp nhận đối với đổi mới công nghệ và thay đổi cơ cấu.
2.2. Thực Trạng Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM Hiện NAY
2.2.1. Chính sách hỗ trợ người mất việc làm và thôi việc ở Việt Nam từ năm 2004 - 2008
Trong giai đoạn này, Việt Nam chưa có chính sách BHTN một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc làm và thôi việc. Đây có thể coi là chính sách BHTN ở dang sơ khai, làm tiền đề cho chính sách BHTN chính thức sau này. Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2002) ra đời điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Đây là cơ sở, nền tảng pháp lý cho việc thiết lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động. Do vậy, việc quy định chế độ trợ cấp mất việc và chế độ trợ cấp thôi việc đó được quy định rõ trong Bộ luật Lao động.
2.2.1.1. Trợ cấp mất việc làm theo Điều 17 của Bộ Luật lao động
a. Đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm
Theo qui định của Bộ luật Lao động, đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm bao gồm: người lao động làm công ăn lương bị thôi việc vì lý do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ (Điều 17); người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Điều 31). Các trường hợp mất việc làm do doanh nghiệp giải thể, phá sản không áp dụng chế độ này.
b. Về điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm
- Đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
- Bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ.
Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ: Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Trong những trường hợp trên người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm.
c. Về mức trợ cấp mất việc làm
Trợ cấp mất việc làm cho người lao động được qui định tại khoản 1, Điều 17 Bộ luật Lao động: "cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi mất việc làm, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương".
d. Về nguồn kinh phí trả trợ cấp mất việc làm
"Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo qui định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm" (khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động).
Đồng thời để hướng dẫn doanh nghiệp trong việc lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, Điều 13, Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 còn qui định:
1- Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.
2- Mức tính quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
3- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định việc lập, quản lý và sử dụng quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp.
2.2.1.2. Trợ cấp thôi việc theo Điều 42 của Bộ Luật lao động
a. Về đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc
Theo qui định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc là những người lao động có giao kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Như vậy, những người lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
b. Về điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc
- Đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 12 tháng trở lên.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định được qui định trong Bộ luật Lao động.
Theo Điều 14 Nghị định 44/2003/ND-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và mục 2, phần III Thông tư hướng dẫn số 21/TT-BLDTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, thì đó là những trường hợp sau: Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung; Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.
Như vậy, theo qui định nói trên thì về nguyên tắc, khi chấm dứt hợp đồng lao động dù là do ý chí hai bên; ý chí một bên hay ý chí người thứ ba thì người lao động đều có quyền được trợ cấp thôi việc. Song, cũng theo các qui định trên thì những trường hợp sau đây người lao động không được trợ cấp thôi việc: Người lao động bị sa thải do có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước qui định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động; Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 Bộ luật Lao động; Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.
c. Về mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thôi việc
Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động qui định mức hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động là "cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có". Theo qui định này, mức hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động căn cứ vào sự đóng góp của họ cho doanh nghiệp, thể hiện qua hai yếu tố: thời gian làm việc thực tế của người lao động cho người sử dụng lao động và mức lương của họ.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc theo qui định tại khoản 3 Điều 14, Nghị định 44/2003/ND-CP như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động đó.
- Người lao động trước đây đã là công nhân, viên chức nhà nước vẫn làm việc ở đơn vị, thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc ở đơn vị đó.
- Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo qui định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho các doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.
Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo qui định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động kể cả thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó.
d. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
Theo qui định tại khoản 2, Điều 14, Nghị định số 44/2003/ND-CP của Chính phủ, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc như sau:
- Đối với doanh nghiệp, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
- Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc do ngân sách nhà nước cấp trong chi thường xuyên của cơ quan.
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đó tự chi trả trợ cấp thôi việc.
Từ quy định trên cho thấy, trợ cấp thôi việc là do người sử dụng lao động dùng nguồn tài chính của mình để chi trả, không có sự đóng góp của người lao động. Sự tham gia của nhà nước chỉ trong một chừng mực nhất định. Đó là, nhà nước chi trả phần trợ cấp thôi việc cho người lao động thôi việc đã từng có thời gian làm việc cho đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước mà đơn vị đó giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2.2.1.3. Chế độ trợ cấp đối với lao động dôi dư trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Trước yêu cầu về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Trung ương 9, khóa IX, sau khi triển khai thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/7/2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty Nhà nước để thực hiện từ năm 2007 đến hết 30/6/2010, theo đó người lao động được tuyển dụng vào doanh nghiệp nhà nước trước ngày 21/4/1998 thuộc diện dôi dư khi sắp xếp lại được hưởng các chính sách sau:
a. Về đối tượng
Lao động thuộc diện dôi dư là người lao động trong độ tuổi lao động đã tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 theo loại hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 1 đến 3 năm, bao gồm:
+ Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp để tạo việc làm, nhưng vẫn không bố trí được việc làm;
+ Người lao động trong doanh nghiệp bị phá sản, giải thể;
+ Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc
- Muc luc.doc