MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG 8
1.1. Bối cảnh Việt Nam thế kỷ XV và sự lên ngôi của Lê Thánh Tông 8
1.2. Quá trình củng cố, xây dựng Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền thời Lê Thánh Tông 16
1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ quan lại 24
Chương 2: CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG 36
2.1. Chính sách đào tạo quan lại 36
2.2. Chính sách sử dụng quan lại 51
Chương 3: Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CÁN BỘ HIỆN NAY 75
3.1. Ý nghĩa về vai trò của cán bộ và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ 75
3.2. Ý nghĩa về đào tạo cán bộ 82
3.3. Ý nghĩa về sử dụng cán bộ 89
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, quan Đề điệu phát bài cho nội liêm chấm trước, ngoại liêm chấm sau.
- Danh hiệu cho người thi cử đỗ đạt
Những người đỗ cả 4 kỳ thi hương gọi chung là hương cống hoặc cử nhân; bậc thấp hơn gọi là sinh đồ hay đỗ tú tài.
Những người đỗ 4 kỳ thi hội được cấp bằng tiến sĩ là danh hiệu cao nhất giành cho một thí sinh tham gia khoa cử. Thi đình chỉ là xếp loại các tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi hội theo các bậc sau đây: một là, Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ nhất danh (tức Trạng nguyên); hai là, Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ nhị danh (tức Bảng nhãn); ba là, Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ tam danh (tức Thám hoa); bốn là, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp); năm là, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Ba bậc đầu gọi là Tam khôi. Ngày tuyên bố kết quả, các tân khoa được tiếp đãi theo lễ Đại triều ở điện Thái Hoà để lĩnh mũ áo vua ban. Bộ Lễ phát cho mỗi tân khoa một cành trâm cài đầu, thăm vườn thượng uyển, thăm kinh thành và cho vinh quy bái tổ. Triều đình còn cho dựng bia, chép sách lưu Tiến sĩ để nêu gương.
2.1.4.3. Các khoa thi thời Lê Thánh Tông
Từ khi quy định và thực hiện 3 năm thi hội một lần, tính trong 38 năm của triều đại Lê Thánh Tông, đã tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ: năm Quang Thuận thứ 4 (1463) thi tiến sĩ, sĩ cử đông tới 4400 người, lấy được 44 người đỗ tiến sĩ, Lương Thế Vinh đậu Trạng nguyên; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thi tiến sĩ, lấy đậu 27 tiến sĩ trong số 1100 người dự thi, Dương Như Châu đậu Đình nguyên Hoàng giáp; năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thi tiến sĩ, lấy đỗ 22 người, Phạm Bá đậu Đình nguyên Hoàng Giáp; năm Hồng Đức thứ 3 (1472) thi tiến sĩ, lấy đỗ 27 người, Vũ Kiệt đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 6 (1475) thi tiến sĩ, 3000 người dự thi, lấy đỗ 43 người, Vũ Tuấn Chiêu đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 9 (1478) thi tiến sĩ, lấy đỗ 62 người, Lê Quảng Chí đậu Đình nguyên Bảng nhãn; năm Hồng Đức thứ 12 (1481) thi tiến sĩ, lấy đậu 40 người trong số 2000 người dự thi, Phạm Đôn Lễ đậu Tam nguyên Trạng Nguyên (khi đỗ 27 tuổi); năm Hồng Đức thứ 15 (1484) thi tiến sĩ, lấy đỗ 44 người, Nguyễn Quang Bật đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 18 (1487) thi tiến sĩ, lấy đậu 60 người, Trần Sùng Dĩnh đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thi tiến sĩ, lấy đỗ 54 người, Vũ Duệ đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 24 (1493) thi tiến sĩ, lấy đỗ 48 người, Vũ Dương đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 27 (1496), thi tiến sĩ, lấy đỗ 30 người, Nghiêm Viên đậu Trạng nguyên.
Tổng số người đỗ qua 12 khoa thi là 501 người, gồm có 9 Trạng nguyên, l0 Bảng nhãn, 10 Thám hoa, l59 Hoàng giáp và 313 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Số người được lấy đỗ không căn cứ vào định số mà căn cứ vào thực lực học của kẻ sĩ, ít nhất là 22 người (khoa thi năm 1469), nhiều nhất là 62 người (khoa thi năm 1478) [2]. Trong hơn 800 năm tồn tại của khoa cử Nho học Việt Nam có 183 khoa thi với 2898 người đỗ, thời Lê Thánh Tông có 12 khoa thi (chiếm 6,6% tổng số khoa thi) nhưng có tới 501 người đỗ (chiếm 17,3% so với tổng số người đỗ). Tính bình quân, mỗi khoa thi ở thời Lê Thánh Tông có gần 42 người đỗ, cao gấp 3,2 lần so với tỷ lệ đỗ của cả 183 khoa thi và đây cũng là tỷ lệ cao nhất so với tỷ lệ bình quân của các khoa thi trong các thời kỳ khác như Phan Huy Chú đã nhận xét: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp” [5, tr.12].
Số lượng người đỗ ở kỳ thi hội nhiều nhưng so với số người dự thi thì tỷ lệ không cao; ví dụ năm 1463 có 4400 người dự thi, chỉ 44 người đỗ (chiếm 1%); năm 1466 có 1100 người dự thi, 27 người đỗ (chiếm 2,45%); năm 1475 có 3000 người dự thi thì 43 người đỗ (chiếm 1,43%); năm 1481 có 2000 người dự thi và 40 người đỗ (chiếm 2%). Điều đó cho thấy việc tổ chức thi cử thời Lê Thánh Tông tuy rộng rãi nhưng rất chặt chẽ và coi trọng chất lượng.
Cùng với 12 kỳ đại khoa được tổ chức thường xuyên, đều đặn để tuyển chọn nhân tài, thời Lê Thánh Tông còn tổ chức một số khoa thi khác như thi khảo hạch, thi hoành từ, thi con cháu quan viên và thi tuyển huấn đạo... Năm 1467, nhà Vua cho tổ chức thi khảo hạch những người đã đỗ trong kỳ thi hội năm trước để tuyển chọn lại quan chức. Những tiến sĩ như Lê Đình Tuấn, Lương Thế Vinh, Dương Như Châu đều tham gia trong kỳ khảo hạch này. Tại kỳ thi này, Dương Như Châu vừa đỗ Đình nguyên Hoàng giáp năm trước, “vì học nghiệp không tiến bộ” nên đang làm Hàn lâm viện thị chế phải chuyển sang làm Hồng lô tự thừa [48, tr.430]. Cũng trong năm này, Nhà nước tổ chức thi khảo hạch học sinh, giám sinh và nho lại để tuyên bổ vào các chức quan ở huyện, phủ. Đến năm 1490, tổ chức khảo thí các quân dân bằng các môn thư toán, ai trúng tuyển sẽ được làm lại viên ở các nha môn.
Hoành từ là khoa thi mà các thí sinh phải làm các bài thơ, phú, tán, tụng, ca, châm không theo thể thức nhất định. Tại khoa thi năm 1467, các quan viên từ tứ phẩm trở xuống đều được dự thi, Vua tự ra đầu bài, 6 trong số 30 người thi trúng tuyển và tất cả đều được vào đọc sách tại Bí thư giám (gồm hai Lang trung, hai Tri huyện, một Viên ngoại lang và một Tấu sứ) [48, tr.432]. Năm 1475 Nhà nước tổ chức kỳ thi tuyển cho đối tượng là các cháu trai của quan viên, thí sinh phải làm một bài biểu, một bài tính. Các năm 1481, 1486, lại tổ chức khảo thí con cháu các quan viên bằng văn thư và toán để tuyển chọn quan chức hoặc tuyển lại viên ở các nha môn.
Năm 1466, tổ chức khảo thí chức huấn đạo ở các phủ, giám sinh ở các đường ty và lại viên ở các nha môn, người nào thi hội trúng các kỳ nhất, nhị, tam trường có hạnh kiểm học vấn, nếu khảo thí 4 trường đều đỗ thì cho bổ chức huấn đạo. Đến năm 1496, Bộ Lễ khảo xét chức huấn đạo với đối tượng là các lại viên vốn là nho sinh có trúng trường, có học vấn, hạnh kiểm, ai trúng cả 4 kỳ thì được thăng bổ chức huấn đạo. Bên cạnh một chế độ khoa cử để tuyển chọn quan văn, Nhà nước thời Lê Thánh Tông cũng đã xây dựng chế độ võ cử để chọn quan võ - võ tướng, tiêu biểu là kỳ thi đô thí (kỳ thi lớn về võ nghệ).
2.2. CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG QUAN LẠI
2.2.1. Tuyển dụng quan lại cho bộ máy nhà nước
2.2.1.1. Cơ quan tuyển dụng
- Bộ Lại, cơ quan chủ chốt thực hiện việc tuyển dụng
Việc xuất hiện Bộ Lại, trên danh nghĩa, đã tồn tại từ trước thời Lê Sơ theo như Phan Huy Chú cho biết trong Lịch triều hiến chương loại chí là cuối thời Trần, cùng với việc đặt chức Thượng thư các bộ, thì trong đời Đại Khánh (1214-1324) đã thấy có Doãn Bang Hiến làm Lại bộ thượng thư [3, tr.466]. Nhưng phải đến triều Lê Sơ, đặc biệt là vào thời Lê Thánh Tông, Bộ Lại, với tổ chức và cơ chế vận hành công việc của nó, mới thực sự là cơ quan có vai trò thiết thực, cụ thể và quan trọng đặc biệt trong việc tuyển dụng quan lại.
Bộ Lại có ba nhiệm vụ chính là: thứ nhất, tuyển dụng và lựa chọn quan lại; thứ hai, khảo xét và thăng giáng các quan; thứ ba, phong tước cho các quan.
Về tổ chức bộ máy, đứng đầu Bộ Lại là Lại bộ Thượng thư, tiếp theo là Lại bộ Tả, Hữu thị lang. Ba viên quan này có trách nhiệm và có quyền hạn điều khiển tất cả các công việc của Bộ Lại; giúp việc là một cơ quan chuyên trách gọi là Thuyên khảo Thanh lại ty có nhiệm vụ làm cho việc có tính cách chuyên môn như thuyên chuyển, chọn bổ và khảo xét quan lại được điều hoà nhanh chóng và phân minh rõ ràng. Đứng đầu Thuyên khảo Thanh lại ty là Lang trung, cấp phó là Ngoại lang. Bộ Lại có một cơ quan thường trực gọi là Tư vụ sảnh làm nhiệm vụ trông coi, điều hành những công việc thường nhật của Bộ. Với cơ cấu tổ chức như trên, Bộ Lại có một đội ngũ “biên chế” chính thức gồm 80 thuộc lại [35, tr.4].
Về vai trò, Bộ Lại là quan trọng nhất và theo truyền thống là bộ đứng đầu Lục bộ (6 bộ). Tính chất quan trọng của nó được thấy trước hết ở ngay việc chọn người đầu tiên phụ trách cơ quan này ngay từ thời Lê Thái Tổ. Đó phải là người tài đức và có công lao, lòng trung thành vượt trội như Nguyễn Trãi. Người tiếp theo giữ chức Thượng thư Bộ Lại là Hà Lật (1431), cho thấy một phẩm chất hàng đầu cần có nữa của người phụ trách cơ quan này là sự ngay thẳng, trung trực (sau khi rời Bộ Lại thì Hà Lật được chuyển ngay sang làm Đô ngự sử). Đỉnh cao của sự phát triển Bộ Lại là ở vào thời Lê Thánh Tông với những Thượng thư nổi tiếng như Nguyễn Như Đổ - tiến sĩ khoa Đại Bảo thứ 3 (1442), Quách Hữu Nghiêm - tiến sĩ khoa Quang Thuận thứ 7 (1446).
- Sự phối hợp của Bộ Lại với các cơ quan ở Trung ương và địa phương
Bộ Lại, với tính chất và chức trách quan trọng như thế, đã không ngừng được củng cố, phát triển, hoàn thiện theo hai hướng là tăng cường sức mạnh của chính mình và nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan khác. Đến thời Lê Thánh Tông, cơ chế vận hành công việc của bộ máy “Lục bộ triều đình” là có sự ràng buộc, kết hợp, liên quan đến nhau. Chẳng hạn như việc tuyển dụng quan lại của Bộ Lại phải dựa trên kết quả đào tạo, thi cử do Bộ Lễ và Quốc Tử Giám phụ trách chính: "Các quan Hồng lô truyền gọi tên. Lại bộ ban ấn mệnh. Lễ bộ bưng bảng vàng, nổi trống nhạc, rước ra ngoài cửa Đông Hoa treo lên" [48, tr.484]. Bộ Lại tham khảo các kiến nghị đánh giá quan lại từ Bộ Hình như lệnh tuyển bổ quan viên các ty ở Hình bộ năm 1478 đã quy định rõ: “Đường quan Hình bộ công bằng xét kỹ quan các ty, có người nào do chân lại viên xuất thân, học thức nông cạn, tài năng thấp kém thì tâu lên rõ ràng, đưa sang Lại bộ xét thực, đổi bổ làm việc khác” [48, tr.472].
Ngoài việc phối hợp với “Lục bộ triều đình” trong công việc tuyển dụng, Bộ Lại vẫn còn phải phối hợp với một số cấp, ngành khác nữa: “Bộ Lại nhận trách nhiệm tuyển bổ quan lại, thăng giáng, giản thải trên cơ sở tâu báo của các địa phương và các khoa đài” [35, tr.5]. Lệnh bảo cử ty quan của Hình bộ năm 1489 nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan: Lục bộ làm 1 bản, hai ty Thừa, Hiến bản xứ, mỗi ty làm 1 bản, khai ghi tên họ của người được bảo cử cho rõ ràng, làm bản tâu lên, nếu được chỉ chuẩn y thì giao cho Lại bộ thuyên bổ” [48, tr.505]. Hoặc trong lệnh bổ dụng sinh viên ba xá thì những ai thi hội “trúng được ba kỳ thì sung làm thượng xá sinh, trúng được hai kỳ thì làm trung xá sinh, trung một kỳ thì làm hạ xá sinh, mỗi xá là 100 người” và đến khi bổ dụng thì “Lại bộ và quan Quốc Tử Giám chiếu chỗ khuyết mà bảo cử thượng xá sinh 3 phần, trung xá sinh 2 phần, hạ xá sinh 1 phần” [48, tr.491].
- Cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của Bộ Lại
Bộ Lại chịu sự kiểm soát của một cơ quan cùng tồn tại ở Triều đình, gọi là “khoa". Với chức năng kiểm tra, theo dõi, đàn hặc công việc của “bộ”, “Lại khoa có nhiệm vụ trả lại, bác đi" nếu Bộ Lại thăng bổ, bãi miễn quan lại sai nguyên tắc. Chính Lê Thánh Tông năm 1471 đã ra lệnh: “Bộ Lại tuyển dụng không đúng nhân tài, thì khoa Lại được quyền bác đổi” [3, tr.482].
Việc sử dụng Khoa Lại để kiểm soát công việc của Bộ Lại, không phải là quy định hình thức bởi vì, theo tước phẩm, Đô cấp sự trung - người đứng đầu Khoa chỉ có hàm chánh thất phẩm, còn Thượng thư - người đứng đầu Bộ thì hàm đến tòng nhị phẩm, nghĩa là ở vào vị trí kém hơn rất nhiều, nhưng Lê Thánh Tông lại đặt công việc thực tế của Khoa Lại vào hàng ưu tiên. Theo tờ chiếu năm 1487 thì trong các buổi chầu, bàn việc với vua thì trước hết “Lục khoa và Ngự sử đài là một thứ”, sau đó mới đến các “bộ” để cho “tuỳ từng hạng mà bàn luận, cốt phải tường tận, rõ ràng, không được mập mờ, hùa theo hay im lặng, lẩn tránh” [48, tr.502].
2.2.1.2. Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển dụng
Hai đối tượng chính mà Nhà nước thời Lê Thánh Tông tuyển dụng gồm những người chưa từng bao giờ làm quan và những người đang làm quan nhưng cần thăng giáng, thuyên chuyển hoặc phải “đào tạo lại”. Đối tượng thứ nhất gọi là phép “tuyển bổ”, đối tượng thứ hai gọi là phép “chọn bổ”.
- Những người chưa từng bao giờ làm quan chủ yếu bao gồm những sĩ tử đậu đạt, tức là những người được đào tạo bằng con đường học hành, thi cử. Đối tượng này được ưu tiên hàng đầu khi tuyển dụng. Song song với việc tổ chức thi cử chính qui, cao cấp để tuyển dụng quan lại theo con đường chính thống học hành – thi cử - đỗ đạt - làm quan, Triều đình cũng đã có những hình thức thi cử không thường xuyên để nhằm vào các đối tượng có học hành nhưng chưa được đỗ đạt để tuyển dụng các viên chức nhà nước.
- Những người đang làm quan, tức là “tuyển dụng lại” những người đã được tuyển dụng; đó chính là đội ngũ quan liêu ngày càng đông đảo trong bộ máy chính quyền các cấp.
Buổi đầu thời Lê Sơ, tiêu chuẩn để tuyển chọn quan lại là “thân huân” nhưng về sau chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn hiền tài thông qua các kỳ thi tuyển mà lúc đầu cũng chỉ là để đánh giá khả năng trí tuệ được thể hiện ra ở phương diện giỏi sử dụng giấy bút, văn thư. Đến thời Lê Thánh Tông, những kỳ thi tuyển đi dần vào quỹ đạo chính quy, chính thống cùng một lúc với sự phát triển giáo dục khoa cử theo qui trình hai bước là bước một - học và bước hai - thi. Học ở đây là Nho học, tức là Nho giáo và thi cũng là thi Nho học, khoa cử Nho học. Do đó “hiền tài” qua việc học - thi mà được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước cũng được hình thành theo quan niệm Nho giáo như câu văn do Hiển cung đại phu, Hàn lâm viện thị giảng, Đông các hiệu thư Đào Cử vâng sắc soạn vào năm 1484 ở Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Quí Mùi (1463): “Phép trị nước phải lấy việc cử người tài, dùng người hiền làm gốc vậy” [33, tr.81]. Trong trường hợp tách hiền và tài ra để nói cho cụ thể thì hiền chính là phẩm chất đạo đức cần thiết của người làm quan: “tận trung với nước”, “để ơn cho dân”, “đạo ngay nghĩa thẳng”, “giữ đức lập công”, chính là sự gương mẫu, theo đúng lời dạy của thánh hiền trong các mối quan hệ giữa con người và xã hội, đối với vua, với nước, với dân chúng, trong công việc và đối với việc tu dưỡng của chính mình; còn tài là năng lực làm tròn trách nhiệm được giao của người làm quan, là kết quả của công việc đó đối với vua và dân chúng mà một số trường hợp cụ thể ở đây là “người ở chức thị tụng (hầu cận vua) thì nghĩ sao hiến dâng mưu hay, người nắm việc kỷ cương thì nghĩ sao khiến chính sự trong sạch, người cai trị địa phương thì lo sao cho rạng tỏ đức bề trên mà thấu đạt tình kẻ dưới, người giữ quyền chăn thì nghĩ sao cho đời dân no đủ gốc nước vững bền” [1, tr.71]. Hiền, tài có lúc được nhập lại như trong trường hợp định nghĩa do Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng sắc soạn năm 1484, cho thấy sự đề cao phẩm chất hiền tài đã lên tới tột độ là phần tinh tuý cấu tạo nên sự sống của đất nước: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp” [32, tr.81].
Từ những phân tích trên, có thể cụ thể hoá tiêu chuẩn hiền tài ở thời Lê Thánh Tông như sau: một là, có trình độ học vấn thể hiện trước và trong khi thi; hai là, có đạo đức tư cách trong suốt quá trình học tập, lúc đi thi (những người đi thi đều phải trải qua thể lệ bảo kết và thi khảo hạch tức là phải đủ tư cách) và khi làm quan; ba là, có năng lực làm việc trong thời gian tập sự cũng như suốt quá trình làm quan. Như vậy, trong thời gian từ đầu thời Lê Sơ đến triều đại Lê Thánh Tông đã có sự diễn tiến của tiêu chuẩn tuyển dụng từ “thân huân” tới “hiền tài” khá đặc sắc nhằm xây dựng đội ngũ quan lại đáp ứng được đòi hỏi của nền chính trị mới.
2.2.1.3. Cách thức tuyển dụng
- Nhiệm tử (tập ấm)
Nhiệm tử là định lệ của Nhà nước mà theo đó, một người dựa vào ân trạch của cha ông mà được bổ vào một chức quan nhất định. Theo tinh thần “trọng thị công thần”, khi một nhân thân, nhờ tiêu chí “thân huân” được tuyển dụng vào đội ngũ quan lại của Triều đình, nhất là các chức quan cao, thì con cháu người đó, nhờ được tín nhiệm về mặt lý lịch, cũng được “tập ấm”, được phong “ấm tước” mà trở thành quan. Đến thời Hồng Đức, lệ nhiệm tử không chỉ dừng lại ở con trưởng mà mở rộng ra cả các con thứ của quan viên, thậm chí các cháu của quan viên cũng được hưởng lệ này. Trường hợp viên quan nào có quyền tập ấm mà lại không có con trai thì được phép nuôi một người con của họ hàng thân thích làm thừa kế để hưởng tập ấm. Con cháu của những người có công đã chết có thể được ban thưởng, trọng dụng. Ví dụ, năm 1460, Lê Thánh Tông ban quốc tính cho Lê Muộn (con trai của Lê Vấn), Lê Dư (con trai của Lê Bôi), Lê Văn Lương (con trai của Lê Nhữ Soạn) hoặc năm 1464, ban cho Anh Vũ (con trai của Nguyễn Trãi) chức quan huyện. Vua cũng có chủ trương khuyến khích trung nghĩa bằng cách, cho một người con cháu của người trung nghĩa có công với triều đình được đặc ân hưởng chức quan an nhàn, nếu không có con cháu thì cho một người thân thuộc được miễn quân dịch và thuế khoá để thờ cúng. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp những người đỗ tiến sĩ mà chưa được bổ dụng chẳng may ốm chết thì cũng cho con cháu được tập ấm như lệ của các quan viên.
Ở những hoàn cảnh lịch sử nhất định, khi đất nước thịnh vượng, phát triển, chính sách này có những tác dụng tích cực nhất định, nhưng khi xã hội bắt đầu suy thoái, khủng hoảng, cách thức tuyển dụng này rất dễ bị lạm dụng và tệ nạn xã hội sẽ xuất hiện. Chế độ tập ấm là thể hiện sự ưu đãi của Triều đình đối với con cháu các quan đại thần có công, có mặt tích cực là sử dụng được một số người có năng lực, song mặt hạn chế nổi trội hơn là hầu hết số người này không qua thi cử, chưa hẳn có tài, một số thường cậy mình là “con ông cháu cha”, không cố gắng trên đường quan trường, thậm chí làm liều, làm càn như Phan Huy Chú đã viết rất chính xác: “Còn như phép nhiệm tử thì thực chẳng ra làm sao. Chỉ lấy tư cách con quan mà được hơn tư cách người thường. Những công tử sang trọng chơi bời thường không có thực tài mà được lạm quyền, thì phép chọn tài bổ quan không khỏi bị hỏng vì thiên tư. Đó là phép tuyển bổ không được tốt vậy” [3, tr. 574].
- Tiến cử và bảo cử
Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, giới thiệu người làm quan có hai cách:
Một là tiến cử thì lấy người tài, đức hơn hẳn mà không cứ thân phận. Hai là bảo cử thì lấy người danh vọng rạng rệt mà phải theo tư cách. Hai lối ấy giống nhau mà thể thức hơi khác. Lệ bảo cử có từ thời Hồng Đức. Bấy giờ việc ấy làm thận trọng, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức đều xứng đáng rút cục thu được hiệu quả là chọn được người hiền tài [3, tr.580].
Tiến cử là cách chọn nhân tài từ trong nhân dân, không căn cứ vào thân phận. Chế độ này cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài nhưng vì nhiều nguyên nhân mà chưa có điều kiện đi thi (hoặc thi không đỗ) được giữ một chức quan nào đó. Vào đầu triều Lê Sơ, việc tiến cử giới thiệu người hiền tài rất được đề cao và đã trở thành nhiệm vụ mà các chức quan từ tam phẩm trở lên, mỗi người phải tiến cử một người ở trong triều hay ngoài thôn dã, đã làm quan hay chưa làm quan. Đến thời Hồng Đức, chủ trương này trở thành chế độ của Nhà nước, mặc dù khoa cử đã rất phát triển. Năm 1467, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ “các nha môn chọn các lại viên xuất thân nho học để bổ các chức, đều cho quan phụ trách công bằng xem xét mà tiến cử” và “sai triều thần tiến cử chức quan huyện cương trực biết trị kẻ gian tà, mỗi người cử một viên” [48, tr.428, 431]. Người tiến cử phải lấy tước vị, phẩm hàm của mình để đảm bảo rằng người được tiến cử là có tài, xứng đáng với chức vụ được giao và phải chịu trách nhiệm cá nhân về sự tiến cử đó. Nhà Vua quy định rõ ràng: “Lục bộ, Lục khoa và Ngự sử đài mà tiến cử bậy thì chịu tội giáng hay bãi chức. Nếu tiến cử được người giỏi thì nhất định sẽ được trọng thưởng” [48, tr.431]. Đến năm 1483, tư tưởng này được đưa vào Quốc triều hình luật (Điều 174): “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc bị phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc vì ăn tiền mà tiến cử thì xử nặng thêm hai bậc” [49, tr.84].
Bảo cử là hình thức chọn những quan lại có quá trình công tác tốt, có tài năng và có kinh nghiệm thực tiễn quan trường, mà bổ vào những chức vụ quan trọng ở các cơ quan Trung ương và địa phương. Theo đó, các quan đương chức có quyền và nghĩa vụ giới thiệu những người mà mình biết là có đủ phẩm chất và năng lực, nhưng không nhất thiết phải là công thần hoặc đỗ đạt đại khoa, để bổ sung vào những chức quan còn đang khiếm khuyết. Phương thức để cho một thân nhân được giới thiệu (bảo cử) ra làm quan như một cách thức tuyển dụng quan chức chính thức đã được áp dụng thường xuyên, trở thành nề nếp. Năm 1482, lệnh bảo cử quan Thừa ty nêu rõ “quan Thừa ty các xứ có khuyết, Lại bộ tâu lên rồi đưa xuống cho triều thần (tức các quan ở chính đường) như lệ bảo cử hai ty Đô Hiến bảo cử các quan trong, quan ngoài, ai đương được chức ấy thì đưa sang Lại bộ thi hành” [3, tr.580]. Năm 1484 ra sắc chỉ:
Các quan cai quản quân dân trong kinh ngoài trấn, trong đó cả người liêm khiết, cũng có kẻ tham nhũng, nếu không phân biệt nêu lên thì khuyên răn thế nào được? Trong thì Đô đốc năm phủ, ngoài thì đường quan ba ty Đô, Thừa, Hiến các quan hãy công bằng mà bảo cử các quan vệ, phủ, huyện, châu trong ngoài, người nào liêm khiết, người nào tham nhũng đều phải khai rõ sự thực, hẹn trong ba tháng kể từ ngày sắc chỉ đưa tới, làm bản tâu lên, giao cho Ngự sử đài xét lại mà thi hành khu xử để tỏ rõ cách khuyên răn và để nới sức cho quân dân [48, tr.490-491].
Theo lệnh bảo cử ty quan của Hình bộ năm 1489 thì nếu: “chức Lang trung, Viên ngoại ở Hình bộ có khuyết viên nào, thì Lại bộ làm bản tâu lên, trong kinh thì đường quan Lục bộ, Ngự sử đài và Lục tự khanh; bên ngoài thì các quan hai ty Thừa, Hiến cùng nhau bảo cử người mình quen biết và các quan phụ trách các nha môn…” [48, tr.505]. Người bảo cử cũng phải chịu trách nhiệm của mình vì “sau này người được bảo cử, nếu có kẻ bỉ ổi, tham nhũng không làm việc, làm quan không công trạng gì, thì phải tra xét xem viên quan nào đã bảo cử bậy người ấy, tâu hặc lên để tra xét”, nhất là “người nào dám vì tình riêng hay tiền bạc mà bảo cử không đúng, thì Lục khoa và giám sát ngự sử điều tra sự thực, tâu hặc lên sẽ theo đúng luật trị tội” [48, tr.493-494, 505].
Phép bảo cử thời Lê Thánh Tông đã tỏ rõ được thiện ý của Triều đình trong việc tìm kiếm rộng rãi những người hiền tài tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong một xã hội ngày càng phân biệt tôn ti đẳng cấp, nhất là khi giới quan lại câu nệ vào các tiêu chí công thần và đại khoa thì việc thực hiện lệ bảo cử tất phải bị nhiều hạn chế và thường thì chỉ bảo cử được những chức quan cấp thấp.
- Khoa cử
Khoa thi chọn nhân tài bổ sung vào đội ngũ quan lại đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 1075 đời Lý Nhân Tông. Tuy nhiên, dưới thời Lý, việc thi cử chưa thành chế độ quy củ. Đến thời Trần và các triều vua đầu nhà Lê, khoa cử được quan tâm hơn, dần đi vào nền nếp. Mặc dù vậy, phải từ thời Lê Thánh Tông, chế độ khoa cử mới thực sự được phát triển, trở thành hình mẫu tiêu biểu cho các triều đại sau này tiếp tục thực hiện. Từ đây, khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để Nhà nước tuyển lựa quan lại như khoa thi tiến sĩ năm 1463, được đánh giá là “trung hưng bậc nhất, lấy được nhiều người giỏi, xán lạn hơn đời trước. Nhiều người được dùng, la liệt trong kinh ngoài trấn. Người chấn hưng lễ nhạc, giữ việc văn tự, đông như cá nối đuôi, như ve liền cánh. Người nhậm chức Phiên tuyên, Thú lệnh nhiều tới chen vai nối gót”; hay khoa thi năm 1475 đã “tìm rất rộng, kén rất kỹ, cho nên được hiền tài, một thời khen thịnh. Nay đều xếp đặt các chức, hoặc giúp việc bàn định, hoặc hầu nơi cấm cận, hoặc ở chốn phong sương, hoặc giữ quyền thẩm phán, cũng có người làm đẹp loạn để yên dân... nổi danh rực rỡ, dựng công nghiệp vẻ vang” [33, tr.81, 85]…
Sự phát triển giáo dục khoa cử đã tạo điều kiện thuận lợi để Lê Thánh Tông lấy trình độ học vấn làm cơ sở để tuyển chọn quan lại, sử dụng các tiến sĩ vào việc đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Hơn nữa, chính họ sẽ là những người được cử vào hội đồng giám khảo các kỳ thi hội, thi đình. Những chức vụ thấp hơn, kể cả các thuộc lại ở ty, viện hay quan lại cấp huyện cũng đều dùng những người có học thức và đều phải qua thi cử. Chẳng hạn, những ai “thi hội trúng nhị tam trường thì bổ làm thuộc lại ở các nha môn. Khảo thi các viên giáo chức, ai trúng cách được bổ các chức Kinh lịch. Lại sai Lại bộ khảo học sinh cận thị để bổ làm huyện thừa các huyện và khảo thuộc lại các nha môn để bổ làm giáo chức các phủ” [3, tr.566]. Năm 1472, Lê Thánh Tông quy định “lại viên các nha môn nếu đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan” và đến năm 1480 có sắc chỉ các lại viên nếu "thi đỗ thì được bổ làm chánh quan các châu, huyện và các chức kinh lịch, thủ lĩnh, phó sứ” còn "không thi đỗ thì chỉ bổ làm quan thủ lĩnh hoặc các quan ở châu, huyện" [48, tr.458, 481]. Ở thời Lê Thánh Tông, lại sử (cũng gọi là lại điển) dùng để chỉ những chức Thư lại, Thông lại... ở các nha môn có nhiệm vụ thảo giấy tờ, thư trát, công văn… Những người được tuyển dụng, nếu thi đỗ khoa thư toán thì được gọi là lại sử có xuất thân và được hưởng những đặc quyền hơn hẳn người không có bằng của khoa thi này (tức lại sử không xuất thân) [3, tr.567].
Việc tuyển chọn quan lại bằng con đường khoa cử có ba ưu điểm lớn. Một là, tiêu chuẩn xét tuyển thống nhất trong phạm vi cả nước nên bảo đảm tính công khai, minh bạch, thúc đẩy việc tu dưỡng, phấn đấu của những người có chí hướng làm quan. Hai là, những người tham gia thi cử tương đối bình đẳng về cơ hội (trừ nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4 Luan van.doc
- bia c.doc