Luận văn Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001

MỤC LỤC

PHẦN MỎ ĐẦU

CHƯƠNG 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (TỪ 1993- 2001)

1.1. Nhân tố quốc tế

1.1.1. Nhân tố những năm 80

1.1.2. Nhân tố những năm 90

1.2. Nhân tố bên trong nước Mỹ

1.2.1. Nhân tố kinh tế

1.2.2. Nhân tố chính trị

1.2.3. Nhân tố văn hóa

1.3. Nhân tố hình thành, mục tiêu, nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ

1.3.1. Cơ sở hình thành

1.3.2. Mục tiêu

1.3.3. Nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ

1.4. Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (cha)

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

2.1. Những nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại và vai trò cá nhân Tổng thống Bill Clinton

2.1.1. Nội dung cơ bản về chính sách đối ngoại

2.1.2. Vai trò cá nhân Tổng thống Bill Clinton

2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

2.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

2.2.1.1. Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

2.2.1.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Bắc Á

2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Âu

2.2.3. Chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông

2.2.4. Chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực Châu Phi

2.2.5. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ La Tinh

2.3. Đối với Việt Nam

2.3.1. Chính trị, ngoại giao

2.3.2. Về kinh tế

2.3.3. Về tư tưởng văn hóa

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON

3.1. Những thành tựu đã đạt được

3.1.1. Về chính trị - an ninh

3.1.2. Về kinh tế

3.1.3. Về văn hóa - xã hội

3.2. Những hạn chế trong chính sách đối ngoại

3.2.1. Về kinh tế

3.2.2. Về chính trị- quân sự

3.2.3. Về văn hóa

3.3. Những tác động từ chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến các đời Tổng thống sau

3.3.1. Về kinh tế

3.3.2. Về chính trị-quân sự

3.3.3. Về văn hóa

KẾT LUẬN

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích hợp để giải quyết vấn đề này. Nhận thấy tầm quan trong của vấn đề, chính quyền Washington đã đề ra một số chiến lược điều chỉnh chính sách kinh tế giữa Mỹ và đối với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương như sau : Nâng tầm quan trọng nền kinh tế của khu vực này lên ngang hàng với nền an ninh chính trị, thực hiện học thuyết "buôn bán chiến lược", thúc ép các nước đối tác đồng thời là đối thủ kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường nước mình cho các sản phẩm của Mỹ. Cắt giảm thâm hụt tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa Mỹ với các nước; Quán triệt chủ nghĩa tự do về kinh tế. Bảo vệ và mở rộng tự do hóa là cơ sở quan trọng nhất trong chính sách về thương mại của chính quyền Bill. Hoa Kỳ coi đây là một trong những trụ cột của việc tiếp sức cho việc cải thiện nền kinh tế Mỹ; Thúc đẩy liên kết kinh tế với các nước trong khu vực, nhằm xây dựng sức mạnh tổng hợp, tạo cho Hoa kỳ một thị trường mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới. Việc Mỹ thúc đẩy thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) với 18 nước thành viên gồm các quốc gia ở Đông Á và Châu Mỹ ở ven bờ Thái Bình Dương; Mỹ tìm cách mở ra những thị trương mới ở trong khu vực, đặc biệt là với các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, như việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam là bước đầu trong việc thực hiện chiến lược kinh tế này. Mỹ cũng đã nhìn nhận thấy vai trò và khả năng phát triển của Cộng đồng các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) dân số 500 triệu người và GNP hơn 1000 tỷ USD; Mỹ cũng đã quan tâm và phân tích đến tác động của sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với môi trương an ninh của khu vực. Nhu cầu của Châu Á về đầu tư ra bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến sự an toàn về an ninh của khu vực; Trong quan hệ song phương, chính quyền Clinton chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề khách quan cản trở đến quan hệ buôn bán giữa Mỹ với các nước bạn như Nhật Bản, Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển, chính sách của Bill là khuyến khích xu hướng phát triển sang kinh tế thị trường, ưu tiên giúp đỡ về tài chính, ngân hàng, thuế đối với các thị trường mới nổi, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tự do cạnh tranh và mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ thâm nhập. Các lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương được đáp ứng bởi sự duy trì các tuyến đường giao thông trên biển, giúp cho việc buôn bán dầu mỏ và các hàng hóa khác được thuận lợi, như việc chuyên trở dầu mỏ từ Vịnh Pécxích về Nhật Bản và Mỹ. Về an ninh-Chính trị Có thể nhận thấy an ninh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ được quyết định phần nhiều là do mối quan hệ và mức độ hợp tác kinh tế giữa khu vực này với các quốc gia trong khu vực và với Mỹ. Mỹ đã có những điều chỉnh và thay đổi lớn trong chính sách an ninh của mình tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương như sau: Mỹ tiếp tục duy trì các liên minh tay đôi với đồng minh và bạn bè ở khu vực làm lòng cốt. Đặc biệt là quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc. Coi trọng duy trì lực lượng triển khai nhanh và hải quân tại khu vực nhằm khẳng định vị trí "cường quốc Thái Bình Dương" của Mỹ tại khu vực; Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực, triển khai 100.000 quân ở Châu Á và các căn cứ quân sự chủ yếu ở Nhật Bản (47.000 quân), Hàn Quốc (37.000 quân) và các hạm đội ở Thái Bình Dương; Hoa Kỳ tìm kiếm mô hình an ninh mới cho khu vực, ủng hộ và tham gia vào các cơ chế đa phương, thông qua đó xác định vị trí lãnh đạo của Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng tìm cách kiềm chế các nước thông qua mô hình hợp tác. Mỹ ủng hộ và tham gia vào các hoat động của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và tăng cường hợp tác với các nước thông qua Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); Đối với từng vấn đề an ninh cụ thể, Mỹ đã có cam kết thực hiện trong khuân khổ và thảo luận với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này thông qua "Hiệp định khung" ký tại Giơnevơ (Thụy Sỹ) vào tháng 10/1994, nhằm đi đến hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân, tìm cách đối phó với những điểm nóng ở khu vực; Việc ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân được Mỹ ưu tiên hơn cả, Mỹ đã sử dụng các biện pháp ngoại giao về kinh tế và quân sự để răn đe đối với những nước sử dụng hay thực hiện các chương trình hạt nhân. Mỹ đã từng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Pakistan và Ấn Độ khi hai nước tiến hành các vụ thử hạt nhân năm 1998. Mỹ cùng với Nga ký Hiệp ước thử vũ khí hạt nhân năm 1996. Sau đó hai bên ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 2 là Start II (1993) và giai đoạn 3 là Start III năm 1997. [12] Về dân chủ, nhân quyền Mỹ tìm cách thúc đẩy dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một trong ba trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và khu vực Châu Á nói riêng; Vấn đề dân chủ nhân quyền là vấn đề thường gây tranh cãi và thậm chí gây căng thẳng trong quan hệ của Mỹ đối với các nước trong khu vực và trên thế giới; Để tránh rơi vào cô lập, Mỹ đã có điều chỉnh trong việc sử dụng dân chủ nhân quyền ở khu vực một cách có hệ thống và chọn lọc. Mỹ đã sử dụng dân chủ nhân quyền làm công cụ gây sức ép với các nước có chọn lọc và tùy vào từng thời điểm khác nhau để phục vụ lợi ích cho Mỹ. Mỹ đã thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở các nước XHCN còn lại ở khu vực theo mô hình dân chủ đa nguyên, đa đảng. Thúc đẩy cách mạng sắc màu kết hợp với chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, nhằm chuyển hóa các nước theo mô hình dân chủ tự do kiểu Mỹ. Với Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy hoạt động của các lực lượng li khai ở Tây Tạng và Tân Cương, nhằm tách hai khu tự trị này ra khỏi Trung Quốc. Đối với Lào, Mỹ hậu thuẫn cho các phần tử li khai người H'Mông, gây bất ổn chính trị ở Lào, nhằm chống phá Đảng nhân dân cách mạng Lào. Đối với Bắc Triều Tiên, thông qua chương trình viện trợ nhân đạo được ký trong Hiệp định khung, Mỹ muốn chuyển hóa Bắc Triều Tiên theo mô hình của Hàn Quốc. Đối với các quốc gia khác trong khu vực, Mỹ lợi dụng cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Đông Á năm 1997 -1998, nhằm gây ra bất ổn định về vấn đề dân chủ và nhân quyền trong khu vực. Ở Indonexia, Mỹ ngừng hậu thuẫn thuẫn cho chính phủ Suhato và tố cáo chính phủ này vi phạm nhân quyền và thanh lọc sắc tộc ở Đông Ti mo, Jolo, Anbong, Ache. Đồng thời, Mỹ ủng hộ các phong trào li khai trong nội bộ Indonexia: Ủng hộ phong trào Ache tự do ở đảo Xumatora, ủng hộ độc lập ở Đông Ti mo. Với Phillippine, Hoa Kỳ lấy cớ chính phủ Phillipine đang phải đối phó với phong trào Hồi giáo li khai Mônro để duy trì lực lượng quân sự ở nước này. Đối với Mianma, chính quyền Bill Clinton lên án chính quyền quân sự của Thống tướng Thanxuề vi phạm nhân quyền, đàn áp các lực lượng đối lập và các sắc tộc thiểu số: Người Karen và người San yêu cầu chính phủ Mianma trả tự do cho lãnh tụ phe đối lập Aung Sanxuki, đòi cải cách dân chủ ở Mianma theo hướng có lợi cho phương Tây. Chính quyền Clinton thông qua các đồng minh quan trọng trong khu vực Astralia, New Zealand, Philippine, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm truyền bá các giá trị dân chủ và nhân quyền kiểu Mỹ sâu rộng vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.[28] 2.2.1.1 Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiệm kỳ thứ hai của TT Bill Clinton, ông đã đề ra "chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới". Về cơ bản vẫn là sự tiếp tục của chiến lược "Cam kết và mở rộng" nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực đó là : Mỹ vẫn tiếp tục xây dưng cộng đồng Thái Bình Dương mới, gắn lợi ích an ninh với sự tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ; Bên cạnh các vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ còn khẳng định việc mở rộng hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật, tiếp tục coi đây là hòn đá tảng cho việc thực hiện mục tiêu an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; Đối với Trung Quốc, chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ là xây dựng một đất nước Trung Quốc ổn định, mở cửa, thịnh vượng, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và gánh vác trách nhiệm xây dựng một thế giới hòa bình hơn và phù hợp với lợi ích của quốc gia Mỹ. Chính sách của Mỹ với Trung Quốc vừa có tính nguyên tắc, vừa mang tính thực dụng. Mỹ chủ động hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề an ninh khu vực quan trọng như việc: Cùng lên án Ấn Độ và Pakistan tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân toàn diện, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại. Về tình hình bán đảo Triều Tiên, hai nước cùng nhau thuyết phục CHDCND Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân. Tăng cường ổn định tại eo biển Đài Loan thông qua duy trì chính sách "một Trung Quốc", khuyến khích đối thoại giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, gây sức ép với Trung Quốc về các tiêu chí quốc tế như không phổ biến vũ khí hạt nhân và công nghệ, cải thiện hợp tác trong vấn đề chống khủng bố, buôn lậu ma túy. Đối với khu vực Đông Nam Á, lợi ích chiến lược của Mỹ được xác định trong việc phát triển hợp tác khu vực, giải quyết các xung đột và nâng cao sự thâm nhập của Mỹ trong nền kinh tế khu vực. Do đó, Mỹ chú trọng duy trì quan hệ đồng minh với Thái Lan, Philippine, quan tâm đến an ninh với Singapore và các nước ASEAN. Mỹ dùng chính sách hai mặt đối với khu vực này, một là, duy trì quan hệ ngày càng có hiệu quả với ASEAN và tăng cường đối thoại an ninh trong khuân khổ diễn đàn ASEAN (ARF). Hai là, theo đuổi các sáng kiến song phương với các nước ASEAN nhằm thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và cải cách kinh tế thị trường theo hướng thị trường, chống tội phạm có tổ chức, vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Campuchia, kìm kiếm người mất tích ở Việt Nam (MIA). 2.2.1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước trong khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc Đối với Nhật Bản. Có thể nói rằng trong chiến tranh Lạnh, Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất đối với Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. "Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật" được ký năm 1951 được coi là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống các Hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ đã ký với các nước đồng minh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho mối quan hệ an ninh Mỹ-Nhật mất đi sự gắn kết và mục tiêu chung vì: Sau chiến tranh lạnh Nhật Bản có quan điểm thực tế hơn về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia cũng như an ninh khu vực. Do đó, việc thực hiện mục tiêu và giải quyết vấn đề chung của hai nước không còn đồng thuận như trước nữa. Hành động Nhật Bản thường không quan tâm nhiều đến dân chủ ở Trung Quốc khiến cho Mỹ lên án rất nhiều. Chính quyền Bill Clinton thường không quan tâm đến Nhật Bản trong mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này làm cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản ngày càng độc lập hơn với Mỹ. Khi Mỹ thiết lập mối quan hệ với Trung Quốc khiến Nhật tỏ ra thận trọng hơn vì lo Mỹ sẽ hạ thấp tầm quan trọng của Nhật Bản tại khu vực này. Trong khi Mỹ sử dụng chính sách "ngoại giao mềm" với Trung Quốc thì Nhật Bản lại đưa ra chính sách "ngoại giao cứng" đối với Trung Quốc. Mỹ coi Nhật Bản là đồng minh chiến lược cũng nằm trong phương châm phòng thủ mới với Nhật Bản và chiến lược "Cam kết và mở rộng" thể hiện cụ thể như sau : Nhật Bản nằm ở trung tâm chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, mà Mỹ lại muốn duy trì các căn cứ quân sự tại đây. Mặt khác, Nhật có thể được coi là vùng đệm tương đối an toàn cho Mỹ khi Mỹ dính líu vào hai cuộc khủng hoảng lớn có thể xẩy ra ở khu vực này là bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan; Liên minh Mỹ-Nhật được tăng cường sẽ giúp cho Mỹ ngăn chặn được nguy cơ Nhật Bản tham gia vào phe đối địch với Mỹ khi quan hệ Mỹ-Nhật xấu đi; Mỹ cần tăng cường mối quan hệ an ninh Mỹ-Nhật để tái khẳng định Nhật Bản là trụ cột của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ coi nhẹ mối quan hệ với Nhật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ ở khu vực này; Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, không chỉ giúp Mỹ đối phó với chủ nghĩa cộng sản ở khu vực, mà còn nhằm kiềm chế chính các nước đồng minh ở khu vực; Mỹ tăng cường Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật nhằm duy trì sụ có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực với mục đích răn đe đối với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Sự lớn mạnh của Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với lợi ích của cả hai nước và đây chính là mục tiêu ngầm chủ yếu của liên minh an ninh Mỹ-Nhật trong thời kỳ mới; Mỹ đã ủng hộ Nhật Bản trong cách giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền của Tokyo với nước Nga ở khu vực quần đảo Nam Curin theo cách gọi của Nga và Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Trên tinh thần đàm phán và thương lượng song phương tiến tới giải quyết những tranh chấp vè lãnh thổ giữa hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này. Với Trung Quốc . Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Từ đầu thập kỷ 90, mục tiêu chiến lược của Mỹ là tiếp tục xây dựng một nước Mỹ siêu cường số 1 thế giới, đảm bảo vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ và ngăn chặn không cho bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào đe dọa đến vai trò bá chủ của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng nhận thấy thế và lực của mình trong tương quan so sánh lực lượng đã bị giảm sút, thêm vào đó xu thế hợp tác, liên kết toàn cầu ngày càng phát triển và trở thành xu thế chung của thế giới. Chính quyền Tổng thống Bill Clinton chủ trương áp dụng "quyền lực mềm" để tìm kiếm sự hợp tác với các đồng minh và các nước lớn khác trong việc duy trì an ninh thế giới và đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế toàn cầu, trong đó Mỹ đóng vai trò trung tâm, lãnh đạo thế giới; Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã đưa ra chính sách đối ngoại với Trung Quốc " đối tác chiến lược mang tính xây dựng hướng vào thế kỷ XXI"; Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, chính quyền Clinton chủ trương áp dụng chính sách "can dự" toàn diện với Trung Quốc, đó là nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác toàn diện, thậm chí là "đối tác chiến lược" với Trung Quốc. Chính sách này được thể hiện rất rõ thông qua hai chuyến thăm của lãnh đạo hai nước giữ Chủ tịch Giang Trạch Dân và Bill Clinton. Một mặt, Mỹ có lợi ích kinh tế rất lớn ở Trung Quốc, Mỹ cũng có những lợi ích chiến lược tương đồng với Trung Quốc như việc duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Mặt khác, mối quan hệ Mỹ-Trung còn ẩn chứa rất nhiều mau thuẫn, mâu thuẫn lớn nhất là về ý thức hệ, mâu thuẫn giữa chủ trương bá quyền, xây dựng một trật tự thê giới đơn cực và ngăn chặn không cho nước nào nổi lên thách thức vị trí của Mỹ và quyết tâm của Trung Quốc vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực; Có thể nhận thấy mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ mang tính chất khó có thể dung hòa. Bởi lẽ hai bên lo ngại về lợi ích quốc gia sẽ bị đe dọa. Do đó, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Đông Á là cần thiết và thực hiện một cách quyết liệt hơn đối với các quốc gia khác. Mỹ luôn lo ngại về sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng lớn và khẳ năng Trung Quốc thôn tính Đài Loan và khống chế các tuyến đường giao thông trên biển của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở khu vực này là rất lớn. Cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan (1996) bằng việc Trung quốc tập trận tên lửa quy mô lớn ở eo biển Đài Loan nhằm tác động đến kết quả bầu cử ở Đài Loan và việc Mỹ đưa tàu sân bay USS từ căn cứ Yokosuku của Nhật tới eo biển Đài Loan để răn đe Trung Quốc, cho thấy vai trò hình thành Liên minh Mỹ-Nhật đối với Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Đông Á là rất quan trọng, với mục tiêu ngăn chặn mục tiêu, âm mưu xâm phạm đến lợi ích quốc gia Mỹ tại khu vực này; Trong hai nhiệm kỳ của mình, chính quyền Bill Clinton chủ trương kiềm chế Trung Quốc thông qua phương pháp tiếp cận mềm bằng cách đối thoại, thúc đẩy phát triển kinh tế, lôi kéo Trung Quốc vào các định chế quốc tế và định chế toàn cầu do Mỹ lãnh đạo như việc Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, thực hiện diễn biến hòa bình. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ kiềm chế Trung Quốc bằng biện pháp an ninh truyền thống; Washington không ủng hộ ý tưởng thành lập Liên minh tay ba (Trung-Nga-Ấn) được Thủ tướng Nga Primakov đưa ra tại Bắc Kinh năm 1998, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ba nước, đối phó với những nguy cơ đe dọa trong quá trình phát triển kinh tế, vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Mỹ lo ngại rằng, nếu Liên minh tay ba này được thành lập sẽ là đối trọng và là mối đe dọa thực sự với phương Tây và NATO trong tương lai. Mỹ kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc và Nga trong khu vực Trung Á thông qua việc phản đối ý tưởng khối Tổ chức hợp tác Thượng Hải của lãnh đạo hai nước này. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton được đánh giá rất cao đó là khái niệm " đối tác chiến lược mang tính xây dựng hướng vào thế kỷ XXI". Đây được coi là khuân khổ trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. [13] Với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND TT) Mỹ phối hợp với Trung Quốc và Hàn Quốc nhằm lôi kéo Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND TT) ngồi vào vòng đàm phán 4 bên để giảm căng thẳng tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Động thái này của Mỹ nhằm mục tiêu duy trì hòa bình ổn định, không phổ biến vũ khí hạt nhân, giảm căng thẳng trong mối quan hệ hai miền để củng cố mối quan hệ an ninh Mỹ- Hàn. Tuy nhiên, Mỹ không muốn mối quan hệ hai miền được cải thiện vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực này: Thứ nhất, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ làm lung lay cơ sở quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á; Thứ hai, mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân, tên lửa ở khu vực này đang đe dọa an ninh của Mỹ đặc biệt là CHDCND Triều Tiên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ. Mỹ gây sức ép với Triều Tiên về vấn đề kinh tế và chính trị thông qua việc tố cáo Bình Nhưỡng tàng trữ trái phép 2,5kg Plutoni để chế tạo ra bom hạt nhân vào năm 1991. Sau đó, đẩy quan hệ hai bên đến bờ vực cuộc chiến tranh vào cuối năm 1993. Mối quan hệ Mỹ-Triều chỉ được hòa giải khi có sự hòa giải của Trung Quốc và Nga vào năm 1994. Sau Hiệp định khung 10/1994, quan hệ Mỹ-Triều được cải thiện, Hoa Kỳ muốn thông qua hiệp định này để dân chủ hóa Bắc Triều Tiên theo kiểu Mỹ. Thúc đẩy tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua vòng đàm phán ba bên gồm Mỹ-Nhật-Hàn vào tháng 4/1998 và nâng lên thành vòng đàm phán bốn bên gồm Mỹ-Nhật-Hàn-Trung Quốc. Thông qua vòng đàm phán ba bên và bốn bên này, Mỹ muốn quốc tế hóa vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Washington cho rằng, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa đến an ninh của cả khu vực Đông Bắc Á, không phải của riêng nước Mỹ. Hoa Kỳ nỗ lực đa phương hóa vòng đàm phán này tuyệt đối không đàm phán song phương với Bình Nhưỡng dưới bất cứ hình thức nào. Chính quyền Clinton thông qua Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) để gây sức ép với Bình Nhưỡng trong vấn đề hạt nhân của nước này. Tiến tới giải giáp hoàn toàn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên Với Hàn Quốc Mỹ duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác an ninh Mỹ-Hàn thông qua việc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trung với Seul. Duy trì hệ thống căn cứ quân sự và lực lượng 37.000 quân Mỹ ở Hàn Quốc. Đẩy mạnh vai trò của Ủy ban quan sự liên hiệp Mỹ-Hàn do Mỹ chỉ huy, nhằm mục đích ngăn chặn sự đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên và củng cô sức mạnh của Mỹ ở trong khu vực Đông Bắc Á. Đồng thời, Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc ở bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Chính quyền Clinton cũng duy trì liên minh quân sự Nhật Bản-Hàn Quốc-Đài Loan, nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Đông Á và Châu Á-Thái Bình Dương và không cho Trung Quốc tiến vào khu vực này. Ngăn chặn ảnh hưởng của Nga ở khu vực Đông Bắc Á và Chấu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời Mỹ thông qua Liên minh Nhật Bản-Hàn Quốc-Đài Loan, để Washington kiềm chế các đồng minh trong khu vực của mình, không để cho các quốc gia này đe dọa lợi ích an ninh của Mỹ trong khu vực. Mỹ lôi kéo hàn quốc tham gia vòa vòng đàm phán ba bên và bốn bên đê giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, lôi kéo các nước này chia sẻ gánh nặng an ninh với Mỹ trong khu vực. Tháng 1/1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Tea Chung lên nắm quyền và đề ra chính sách "Ánh Dương" trong quan hệ với Bắc Triều Tiên. Mục đích của chính sách này là không đối đầu với Bình Nhưỡng, lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại với Hàn Quốc bằng con đường đàm phán hòa bình, viện trợ nhân đạo để chuyển hóa Bắc Triều Tiên theo quỹ đạo của Hàn Quốc. Chính sách này dẫn đến cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên: Chủ tịch Kim Cheng In và Tổng thống Kim Tea Chung vào tháng 8/2000 tại Bình Nhưỡng. Điều này làm cho quan hệ hai miền trở lên hòa dịu. Tuy nhiên, Mỹ phản đối chính sách này của Hàn Quốc và cho rằng chính sách này thiếu hiệu quả, đe dọa tới lợi ích an ninh của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên nếu hai miền Nam Bắc Triều Tiên thống nhất trong hòa bình. Ngoài ra, Chính quyền Clinton còn tái khẳng định Hiệp ước an ninh với Astralia năm 1996, thông qua tuyên bố Sydney và New Zealand trên cơ sở của Liên minh quân sự AZUS ra đời 1953. Hoa kỳ cũng tiếp tục duy trì các cam kết quân sự với sáu nước ASEAN cũ: với Philippine duy trì sự trợ giúp về quân sự cho Malina hợp tác với chính quyền Philippine trong việc tiêu diệt các lực lượng Hồi giáo cực đoan "Mặt trận giải phóng Môro" MILS và Abusaiap. Với Indonexia, tiếp tục các chương trình huấn luyện quân sự và bán vũ khí cho các quốc gia này. Mỹ cũng ủng hộ tiêu diệt mạng lưới Hồi giáo cực đoan Jami Islami ở khu vực Đông Nam Á. Với Thái Lan, Mỹ tiếp tục duy trì cơ chế tập trận "Hổ mang vàng" với nước này. Với mục tiêu cam kết thúc đẩy hợp tác trên các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ cũng đẩy mạnh những cơ chế đối thoại đa phương, các diễn đàn phòng thủ. Washington cũng tập trung đối phó với mối đe dọa phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, các vấn đề phổ biến hạt nhân thông qua Hiệp định khung và đối thoại không phổ biến vũ khí hạt nhân đối với CHDCND Triều Tiên. [14] 2.2.2. Đối với khu vực Trung Đông Nhìn từ lịch sử, chúng ta có thể thấy sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Trung Đông diên ra từ rất lâu bởi lẽ : Trung Đông với diện tích 10 triệu km2 và 250 triệu dân, là nơi chứa lượng vàng đen khổng lồ, chiếm hơn 60% trữ lượng vàng thế giới và 1/5 sản lượng dầu mỏ của thế giới. Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản của các nước công nghiệp phương Tây. Hàng năm có khoảng 1 tỷ tấn dầu mỏ từ Trung Đông qua eo biển HonMus, vượt Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương cung cấp cho Mỹ, Nhật Bản...Các công ty xuyên quốc gia TNCs của Mỹ thu lợi nhuận kếch xù từ việc khai thác dầu mỏ ở Trung Đồng; Về mặt địa chính trị, Trung Đông là khu vực bản lề nối liền 3 châu lục : Âu-Á-Phi, có kênh đào Xuye là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, chiếm 1/3 lượng hàng hóa vận chuyển của các nước trên thế giới, là cầu nối quan trọng giữa các nước Châu Âu, Châu Mỹ với khu vực Châu Phi và Châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là khu vực tiếp giáp với Liên Xô (cũ) và các quốc gia SNGs, cũng như tiếp giáp với khu vực Đông Nam Châu Âu, nơi Mỹ đã sử dụng làm bàn đạp để bao vay Liên Xô và các nước XHCN từ phía Nam trong suốt cuộc chiến tranh Lạnh; Trung Đông cũng là điểm cuối của NATO với Thổ Nhĩ Kỳ thành viên phía đông của liên minh quân sự này, đồng thời là điểm mở đầu vòng cung chiến lược Mỹ ở Phương Đông, nối căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông, qua Vịnh Pécxich. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các dân tộc của thế giới Hồi giáo Ả Rập ở hai đại lục Á- Phi. Khu vực Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai luôn là địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, đây là địa bàn tranh giành ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô và Mỹ. Cuộc chiến ở kênh đào Xuyê năm 1956 giữa chính phủ Ai Cập với quân đội Anh và Pháp, nhằm giành quyền kiểm soát kênh đào quan trọng bậc nhất thế giới này đều nằm trong sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc Xô-Mỹ ở khu vực này. Cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran tháng 2/1979,và sự ra đời của nước CH Iraq năm 1968 cũng nằm trong sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc Xô- Mỹ này. Với tất cả những đặc điểm chiến lược đó của Trung Đông đã làm cho những tham vọng của Mỹ hơn bao giờ hết phải có được nơi này bằng mọi cách. Không chỉ vì lợi ích từ dầu mỏ, vàng đen mà Trung Đông con là cửa ngõ của Đại Trung Hải vào Châu Phi, là chỗ dựa của NATO, là khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, nơi mà Mỹ tìm mọi cách thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu. Với những mong muốn đó chính quyền Tổng thống Clinton đã đề ra những mục tiêu cho mình ở khu vực này : Mỹ vẫn tăng cường sự ổn định an ninh và duy trì dòng chảy tự do của dầu mỏ, ngăn chặn sự phổ biến của các vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo, ngăn chặn việc mua bán vũ khí thông thường gây bất ổn định: Những nguy cơ này theo Mỹ đến từ các quốc gia đối địch với Washington là Iraq, Iran, Syri Đẩy mạnh chống khủng bố và các lực lượng Hồi giáo cực đoan trong khu vực như: Lực lượng Taliban và AlQueda của trùm khủng bố Bin La

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn thạc sỹ- Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001.doc
Tài liệu liên quan