Luận văn Chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975 - 1979)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN.2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3

MỞ ĐẦU .8

1. Lý do chọn đề tài .8

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.9

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .11

3.1. Mục đích nghiên cứu .12

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12

4.1. Đối tượng nghiên cứu .12

4.2. Phạm vi nghiên cứu .12

5. Phương pháp nghiên cứu .12

6. Đóng góp luận văn .13

6.1. Về tư liệu.13

6.2. Về nội dung.13

7. Cấu trúc luận văn.13

Chương 1: NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ.15

pdf130 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975 - 1979), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 năm 1997 và bị giam lỏng. Nội bộ chúng đã có xung đột, cuối cùng Ta Mok đã hất cẳng hoàn toàn Pol Pot và giam lỏng ông ta. Trong khi bị quản thúc, Pol Pot qua đời vì suy tim vào ngày 15 tháng 4 năm 1998. Được xếp ở vị trí số 2 là Nuon Chea, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1926, tên thật là Long Bunruot - Phó Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản, Chủ tịch của Đại hội đại diện nhân dân Campuchia. Được xem là cánh tay phải đắc lực của Pol Pot. Nuon Chea bắt đầu làm việc trong Đảng Cộng sản Campuchia từ những ngày mới thành lập. Vai trò của y đối với chế độ Campuchia Dân chủ ngày càng được hé lộ từ khi Duch bị bắt. Theo những lời khai của Duch thì Nuon Chea chính là tác giả của nhiều cuộc thanh trừng trong nội bộ Đảng. Trong đó có những cuộc thanh trừng mang tính chất cá nhân để thủ tiêu những đối thủ chính trị của hắn. Duch còn tiết lộ rằng, chính Nuon Chea mới là người điều hành những hoạt động của nhà tù S-21. Vị trí thứ 3 là Ieng Sary - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia Dân chủ (1975-1979). Có mối liên hệ với Pol Pot từ rất sớm, khi cả hai còn học chung ở Paris. Ngoài ra họ còn có mối liên hệ thân thích khi cả hai cùng cưới hai chị em, Ieng Sary cưới chị của vợ Pol Pot là Khieu Thirith. Sau khi về nước, Ieng Sary cùng chạy vào rừng với Pol Pot để tránh sự đàn áp của chính phủ Sihanouk. Sau đó y đến Bắc Kinh, tại đây Ieng Sary đã ra sức vận động sự giúp đỡ từ chính từ chính quyền Bắc Kinh, đi đến nắm chính quyền của Khmer Đỏ ở Campuchia sau năm 1975. Là người đưa ra những chính sách đối ngoại quan trọng của tổ chức CPCDC. Sary thường xuyên tuyên bố công khai phải đập tan giai cấp. Sary cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục những trí thức 52 Campuchia ở nước ngoài trở về nước phục vụ, nhưng sau đó đều đưa họ đi hành quyết hoặc vào nhà lao S-21. Vị trí thứ 4 là Khieu Samphan, sinh ngày 27 tháng 7 năm 1931 - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nhà nước Campuchia Dân chủ. Ông ta là một trong những thành viên của nhóm sinh viên Paris trở về Campuchia từ năm 1959 và làm việc cho một tờ báo cánh tả. Đến năm 1962, Khieu Samphan được bầu vào Quốc hội. Sau đó nhận thấy tình hình chính trị ngày càng căng thẳng, y đã trốn vào rừng hoạt động cùng Pol Pot. Được giao một chức vụ lớn là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nhà nước Campuchia Dân chủ, Samphan là một trong những cộng sự thân cận của Pol Pot. Những quyết định hết sức nghiêm ngặt của ông về chính sách của chế độ này đã dẫn đến lời cáo buộc rằng ông là một trong những kẻ chủ mưu chính của nạn diệt chủng Campuchia. Ông ta cũng là người từng nhiều lần phát biểu nhằm che đậy chính sách xâm lược của Campuchia Dân chủ. Có nhiều bằng chứng cho thấy ông ta là tác giả của nhiều cuộc thanh trừng được diễn ra trên qui mô cả nước. Vị trí thứ 5 là Ta Mok (1926 - 2006), tên thật là Chhit Chhoeun - Lãnh đạo quân đội quốc gia của Nhà nước Campuchia Dân chủ và là người lãnh đạo tối cao cuối cùng của chế độ CPCDC, Bí thư Khmer Đỏ khu vực Tây Nam. Sinh ra trong một gia đình nông dân tại tỉnh Takeo, miền Nam Campuchia. Không giống như các lãnh đạo cao cấp khác của CPCDC như Pol Pot, Khieu Samphan, Ieng Sary,... Ta Mok chưa bao giờ đi du học. Trong thập niên 1940, Ta Mok tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp và Nhật. Ông ta tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào năm 16 tuổi. Năm 1964 trở thành thành viên của tổ chức Khmer Đỏ. Trước 1975, Ta Mok là Uỷ viên Quân ủy Trung ương, Thường vụ Trung ương ĐCSCPC. Tháng 7 năm 1975, Pol Pot triệu tập đại hội các Bí thư khu uỷ để thống nhất quân đội và phân định lại ranh giới. Quốc gia Campuchia được chia ra làm bảy khu. Ta Mok phụ trách khu Tây Nam. Năm 1977, Ta Mok lên nắm chức vụ Tổng Tư lệnh quân đội và đóng vai trò chủ đạo trong một loạt vụ thanh trừng và gây ra nhiều vụ thảm sát. Năm 1979, khi Chế độ Campuchia Dân chủ sụp đổ, Ta Mok đưa tàn quân dưới quyền lên phía Bắc, từ căn cứ Anlong Veng, Ta Mok kiểm soát toàn 53 bộ khu vực phía bắc Campuchia. Năm 1997, Ta Mok bắt giam Pol Pot trong rừng cho đến chết (năm 1998). Khang Khek Ieu (Duch) là người đứng đầu tổ chức an ninh đặc biệt của chế độ Campuchia Dân chủ, trong giai đoạn 1975 - 1979, y là chỉ huy của nhà tù khét tiếng có tên là S-21. Hắn là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của chế độ mới này. Từ năm 1971 đến năm 1974, Duch đã xây dựng cơ sở cho nhà tù S-21. Sau khi Khmer Đỏ giành được chính quyền vào năm 1975, cơ sở S-21 cũng theo y chuyển về thủ đô đặt ở một ngôi trường trung học có tên là Tuol Sleng. Trong “địa ngục trần gian” này, Duch và đồng bọn đã thực hiện những màn tra tấn kinh dị để ép cung những người chúng cho là có tội. Chúng buộc họ phải nhận những tội danh theo ý muốn của chúng, nhưng theo những nạn nhân còn sống sót thì đa số tù nhân bị chúng khép tội là “gián điệp” cho nước ngoài. Ngay cả những người thân của những tù nhân chính trị cũng chịu chung số phận như thế. Vào một ngày vào năm 1977, có 144 người phụ nữ bị giết do họ có chồng hoặc có liên quan đến những người tù chính trị. Trong một tài liệu còn sót lại có chữ kí của Duch, hắn ta ra một chỉ thị lạnh lùng giết 9 đứa con của những tù chính trị. Theo những chứng cứ khác được cung cấp thì Duch là một người máu lạnh, giết người không gớm tay, hắn ta có kinh nghiệm trong những màn tra tấn tù nhân hết sức dã man. Ngay cả vào những ngày tàn của chế độ Campuchia Dân chủ, hắn vẫn ra tay tàn sát những tù nhân còn lại trong nhà tù, không để lực lượng cách mạng giải thoát họ. Khi quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia, trước lúc trốn chạy sang Campuchia, hắn đã cố gắng thủ tiêu nhiều tài liệu có liên quan thể hiện vai trò chủ chốt của mình trong chế độ này. Ieng Thirith tên thật là Khieu Thirith sinh năm 1932, tại Battambang là Bộ trưởng Các vấn đề xã hội của CPCDC, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, vợ của Ieng Sary, em vợ của Pol Pot (Khieu Ponnary) và được coi là “Đệ nhất phu nhân” của CPCDC. Khieu Thirith xuất thân là tầng lớp tư sản quý tộc, Thirit tiếng Pali có nghĩa là “uy quyền”. Thirith tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh ở Đại học Sorbonne, kết hôn với Ieng Sary tại Paris. Chính trong đám cưới này, Saloth Sar 54 (Pol Pot) gặp Khieu Ponnary, chị của Thirith và sau này y lấy làm vợ. Ieng Thirith đã tham gia lập kế hoạch, chỉ đạo, ra lệnh tiến hành các cuộc thanh trừng, sát hại các thành viên trong Bộ Các vấn đề xã hội của bà và tham dự vào các quyết định quan trọng hình thành chủ trương diệt chủng của ban lãnh đạo CPCDC. Như vậy, trong hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của nhà nước Campuchia Dân chủ và Đảng Cộng sản Campuchia sau năm 1975 hoàn toàn vắng bóng những người cộng sản từng có mối quan hệ mật thiết với Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả thành viên nằm trong Ủy ban Trung ương thường vụ đều là những cộng sự trung thành với cá nhân Pol Pot. Tất cả những ai không tán thành Pol Pot, không những bị khai trừ khỏi Đảng mà còn bị giết hại, trong đó có những trường hợp nổi tiếng như Hu Nim và Hou Yuon kết thúc cuộc đời trong nhà tù Tuol Sleng. 2.1.3. Tổ chức hành chính ở địa phương Cơ cấu bộ máy chính quyền ở địa phương được nhà nước Campuchia dân chủ xây dựng theo mô hình “công xã nhân dân” ở Trung Quốc. Hệ thống quyền lực địa phương được tổ chức như sau: gồm các cấp từ tổ đến tỉnh. Tổ: Là đơn vị cơ sở ở nông thôn trong các “công xã”, tổ trưởng, tổ phó do “Angkar” chỉ định; mỗi tổ có 15 đến 20 người. Trên tổ là ấp, trên ấp là xã, các cán bộ từ tổ đến xã đều do Angkar chỉ định và chuyển từ nơi khác đến, thông thường các cán bộ hành chính đều kiêm luôn chỉ huy quân sự ở đơn vị đó. Xã: Chịu sự quản lý của huyện. Nhiệm vụ: điều hành nhân công sản xuất trên đồng ruộng, tổ chức đời sống xã hội, tiến hành “giáo dục chính trị” cho dân trong xã, vơ vét lúa gạo, nông phẩm nộp cho tuyến trên. Các Xã trưởng được coi là cán bộ, được tuyển chọn trong số những người ít học nhất, để duy trì lợi ích của mình, chúng sẵn sàng ra tay với bất kỳ ai. Huyện: Nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất, phân phối vật phẩm tiêu dùng và có quyền tử hình bất cứ người dân nào trong huyện, trong chế độ Campuchia Dân chủ không có tòa án, nên quyền xét xử sinh sát đều được thực hiện dưới chỉ thị của tổ 55 chức gọi là Angkar, quản lý trực tiếp các “nông trường quốc doanh” - thực chất đó là các trại cải tạo. Tỉnh: Nhiệm vụ là cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự cho nông dân, phân phối hàng hóa cho các huyện, thu nhận sản phẩm và nộp cho trung ương. Tỉnh có nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho các đội lao động lưu động. Mô hình hành chính ở địa phương thô sơ, chủ yếu có tác dụng kìm kẹp khống chế hoạt động của nhân dân trong các công xã nhằm tiêu diệt mọi ý chí muốn lật đổ nhà nước Campuchia dân chủ của nhân dân. 2.2. Chính sách đối nội 2.2.1. Chính sách kinh tế Với chính sách kinh tế “súng trước gạo”, Ieng Sary giải thích như sau: với khoản hoa lợi do nông nghiệp đem lại, chúng ta đang xây dựng công nghiệp có trách nhiệm phục vụ công cuộc phát triển nông nghiệp”. Nhưng trên thực tế không có một công trình công nghiệp nào được xây dựng, ngoài những xưởng sản xuất vũ khí và xưởng sửa chữa vũ khí đều không phục vụ gì cho kinh tế. Nền kinh tế Campuchia trước năm 1975 tuy chưa phát triển mạnh nhưng cũng có được những cơ sở đáng kể như: hàng trăm xí nghiệp công nghiệp thuộc khu vực nhà nước và tư nhân. Riêng ở Phnom Penh đã có 37 xí nghiệp với số công nhân từ 12.000 đến 13.000 người. Cả nước có tới 3.700 đơn vị sản xuất thủ công nghiệp, sản xuất các mặt hàng thông thường và hàng mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng nông nghiệp vẫn là ngành chính ở đất nước này, bên cạnh đó chăn nuôi và đánh cá cũng khá phát triển. Căn cứ vào tình hình kinh tế Campuchia Dân chủ giai đoạn này, nội dung của chính sách kinh tế là tương tự và lấy cảm hứng từ đại nhảy vọt của Trung Quốc được thực hiện ở các vùng nông thôn Trung Quốc vào năm 1958. Nhưng so với Trung Quốc thì nó ở mức độ triệt để hơn, Campuchia Dân chủ không ngừng theo đuổi ý tưởng tự túc kinh tế, dựa trên nội dung đã nêu trong luận án tiến sĩ của Khieu Samphan năm 1959, cho rằng Campuchia chỉ có thể đạt được phát triển kinh tế và công nghiệp bằng cách gia tăng và mở rộng sản xuất nông nghiệp. Nhiều biện pháp 56 cực đoan đã được thực hiện: tiền tệ và thương mại nội địa đã được bãi bỏ, thương mại có thể chỉ được thực hiện thông qua trao đổi. Gạo đã trở thành phương tiện quan trọng nhất của ngoại tệ, mặc dù mọi người cũng trao đổi vàng, đồ trang sức và tài sản cá nhân khác. Mua bán ngoại thương đã được gần như hoàn toàn dừng lại, dù đã có một sự hồi sinh hạn chế vào cuối năm 1976 và đầu năm 1977. Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất, nhưng thương mại lên tới vài triệu USD cũng đã được tiến hành với Pháp, với Anh và với Hoa Kỳ thông qua nước trung gian là Hong Kong. Chính phủ mới ra tuyên bố với nội dung như sau: từ nay nước Campuchia không duy trì thành thị nữa, phải xóa bỏ thành thị vì nó gây nên những chuyện xấu xa hư hỏng, người thành thị bao lâu nay đã hư hỏng, ăn mặc sung sướng mà chẳng biết sản xuất là gì cả. Kể từ nay, Angkar xây dựng “CNXH trong sạch”. Người thành thị đều phải về nông thôn học làm ăn như nông dân. Ai làm mới được ăn. Không chịu sản xuất là chống lại CNXH, là chống lại đường lối cách mạng sang suốt của Angkar. Tác dụng của tuyên bố này nhằm làm phân biệt chia rẽ tầng lớp giàu nghèo trong xã hội, tạo mâu thuẫn giữa người thành thị và nông thôn, tạo sự thuận lợi cho chúng dễ quản lý và mua chuộc đại đa số người dân nghèo trong xã hội. Khi bọn quân lính của Pol Pot mới vào thủ đô Phnom Penh, chúng thi nhau cướp bóc tài sản của nhân dân, tiến hành lùa dân đang sống ở đây ra khỏi thành thị. 2.2.1.1. Chính sách nông nghiệp Từ quan điểm của Khmer Đỏ hy vọng giải phóng lực lượng sản xuất của quần chúng có một “Angkor” hùng mạnh thứ hai bằng chính sách kinh tế. Họ cho rằng vương quốc cổ đại đã phát triển phong phú và mạnh mẽ bởi vì nó kiểm soát hệ thống thủy lợi được mở rộng, sản xuất thặng dư gạo. Còn nền nông nghiệp Campuchia hiện tại phụ thuộc, đối với hầu hết các thành phần, đặc biệt là thời tiết mưa theo mùa. Bằng cách xây dựng một hệ thống kênh mương thủy lợi, đập và các hồ chứa trên toàn quốc, lãnh đạo tin rằng nó sẽ có thể sản xuất lúa gạo trên cơ sở quanh năm. Đó là “người mới” những người chịu đau khổ và hy sinh nhất để hoàn thành các dự án đầy tham vọng. Để thực hiện “sứ mệnh” này nhân dân Campuchia 57 phải lao động khổ sai trên những nông trường, cánh đồng với những dụng cụ lao động hết sức thô sơ: cuốc, thuổng, gậy gộc, lao động chân tay là chính, mà không có bất kì một thiết bị cơ giới nào. Mặc dù, tháng 9 năm 1975, Chủ tịch Kim Nhật Thành nước CHDCND Triều Tiên có tặng cho Campuchia dân chủ 10.000 máy kéo [33, Tr.146]. Với phương thức lao động nguyên thủy thiếu dụng cụ lao động, người lao đông thì bị vắt kiệt sức nên không có một công trình thủy lợi nào được hoàn thành và phục vụ cho hoạt động sản xuất, như trường hợp hệ thống dẫn nước ở Kampong Speu được xác định là công trình bậc nhất nhưng vẫn không thể cung cấp nước, do không dẫn nước vào được. Các nhà lãnh đạo của chế độ Campuchia dân chủ nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp trong sự phát triển của nền kinh tế chế độ mới, họ ca tụng, tưởng tượng sự tăng trưởng ấn tượng và không thực tế trong sản xuất lúa gạo mà sẽ cho phép đất nước phát triển, để tạo ra một thặng dư cho công nghiệp hóa trong một giai đoạn tương lai, mà các nhà lãnh đạo Campuchia Dân chủ cho rằng đây sẽ chính sách tiên quyết để vực dậy nền kinh tế nước này. Mặc dù Campuchia là một xã hội nông nghiệp, trong đó lúa là cây trồng chính, tuy nhiên năng suất lúa đã luôn luôn tương đối thấp, đạt trung bình 1tấn/ha trong thời kỳ trước cách mạng. Họ tự tin rằng vụ thu hoạch lúa có thể xảy ra hai đến ba lần mỗi năm, trong khi sản lượng trên mỗi ha có thể được tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Họ tin rằng mức độ sản xuất, sản lượng sẽ tăng thông qua lao động cưỡng bức tập thể và ý chí cách mạng. Khi các nhà lãnh đạo khu vực đã không thể đáp ứng được những mục tiêu không thực tế, họ đã thanh trừng những người chúng cho rằng lười biếng lao động. Không phải sau ngày 17 tháng 4 năm 1975 những người lãnh đạo ĐCSCPC mới tiến hành bắt tay tiến hành xây dựng mô hình này, mà chúng đã tiến hành bí mật từ trước. Ngay trong thời gian nội chiến chống chế độ Lon Nol những người lãnh đạo Kh’mer Đỏ đã thực hiện cuộc thí nghiệm “công xã nông thôn” ở những vùng giải phóng. Quy mô của kế hoạch này tăng dần cùng với sự viện trợ của Trung Quốc cho chế độ CPCDC. 58 Những thí nghiệm đầu tiên được tiến hành từ năm 1973, qua hình thức “hợp tác xã” chúng chủ trương tiến hành cuộc cách mạng quan hệ sản xuất ở nông thôn theo phương châm “đại nhảy vọt”. Tháng 5 năm 1973, các hợp tác xã đã ra đời ở các huyện thuộc tỉnh Svay Rieng một cách thô sơ. Không màng tới ý kiến và nhu cầu của nhân dân trong vùng giải phóng, chúng buộc mọi người phải vào “hợp tác xã”, mọi thứ tư liệu, công cụ sản xuất đều “công hữu hóa”. Chủ trương “làm chung, ăn chung” này đã vấp phải sự phản đối của nhân dân, buộc Pol Pot và đồng bọn chưa thể thực hiện triệt để mà chỉ áp dụng ở mức tương đối. Lo sợ mất sự ủng hộ của đông đảo từ phía nông dân vùng giải phóng, họ phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất, trâu bò cho nông dân. Nhưng từ sau ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi mọi quyền hành đã rơi vào tay Kh’mer Đỏ, thì chúng đã đưa những cuộc thử nghiệm trên vào thực tế ở một mức độ triệt để hơn. Mô hình này sẽ giúp chúng khống chế, kìm kẹp nhân dân để dễ bề cai trị thực hiện những chính sách phản động trong phạm vi cả nước. Chúng huênh hoang tuyên bố, đến năm 1977 Campuchia dân chủ sẽ hoàn thành trong công việc “hợp tác hóa” sản xuất nông nghiệp, 50% số “hợp tác xã” có qui mô từ 700 đến 1.000 hộ, 30% có qui mô từ 400 đến 600 hộ và 20% có qui mô từ 100 đến 300 hộ. Khi đó toàn bộ nhân dân Campuchia sẽ sống trong “chế độ tập thể, trong hệ thống cung cấp công hữu” của chúng. Thật vậy đến cuối năm 1978, việc “công xã hóa” ở Campuchia đã được hoàn thành. Chúng đã thu được những kết quả đi ngược những gì chúng đã tuyên bố, có chăng là: xóa bỏ các quan hệ gia đình, bạn bè, mọi người dân sống trong sự nghi kị, ngờ vực lẫn nhau, Các cán bộ quản lý công xã được tuyển chọn không theo tiêu chí trình độ, năng lực lãnh đạo mà theo khả năng hung bạo, tàn ác máu lạnh để đàn áp nhân dân, nên đại đa số chúng là: côn đồ, lưu manh, Được lựa chọn và huấn luyện nhồi nhét thêm về kỹ năng tra tấn, giám sát nhân dân. Sống dưới sự quản lý của bọn này, nhân dân Campuchia không khác gì sống trong địa ngục trần gian và luôn luôn có những tên cai ngục theo dõi. Để có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, CPCDC đã tập trung xây dựng theo mô hình công xã nhân dân của CHND Trung Hoa. 59 2.2.1.2. Chính sách công thương nghiệp Sau thử nghiệm không thành công để xây dựng một ngành công nghiệp thép mới dựa theo kinh nghiệm của đại nhảy vọt, CPCDC đã tìm cách để di chuyển ngành công nghiệp về nông thôn. Từ đó hoạt động công nghiệp gắn chặt vào nông nghiệp và do vậy quy mô nông nghiệp vừa bị thu hẹp, vừa bị xé lẻ. Khi vào Phnom Penh những người Khmer Đỏ cho nổ tung ngân hàng lớn nhất của Campuchia ở đại lộ Norodom, chôn vùi cả kho giấy bạc còn nguyên khối, đồng thời chôn vùi cả hoạt động tiền tệ ở Campuchia. Từ đó nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ của CPC hoàn toàn bị tiêu diệt. Hoạt động thương nghiệp nếu có được duy trì thì chỉ có hoạt động ngoại thương và chủ yếu với Trung Quốc. Năm 1976, trong khi nhân dân Campuchia phải ăn cháo loãng để chống lại cơn đói, thì nhà nước này lại xuất sang Trung Quốc từ 10 đến 15 vạn tấn gạo và 2,5 vạn tấn cao su. Bởi số lượng lúa gạo đó được xuất khẩu sang Trung Quốc với lý do để đổi nhu yếu phẩm cần thiết, nhưng nhu yếu phẩm được nhắc đến ở đây chính là vũ khí, thứ không làm no lòng hàng triệu người Campuchia lúc bấy giờ. Ngoài ra những sản phẩm như: gỗ, da cá sấu, cá khô, cá xông khói, hồng ngọc, đá quý và cao su cũng được xuất sang Trung Quốc để đổi mặt hàng nhu yếu phẩm trên. Chế độ lao động cưỡng bức dưới sự giám sát của binh lính có vũ trang. Sức lao động của con người được sử dụng triệt để, con người bị sử dụng như súc vật, chẳng màng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như nguồn chất xám của con người. Mọi người bắt buộc phải tham gia vào hợp tác xã, nó được xem như một đơn vị xã hội, hành chính, kinh tế và chính trị là kho hàng của tập thể, là nơi tập trung mọi quyền hành, của cải và phân phối lương thực thực phẩm cho xã hội. Mỗi người phải lao động quần quật suốt ngày từ 12 giờ đến 14 giờ, làm việc suốt 7 ngày trong tuần, họ không được trả lương mà thay vào đó là một suất ăn nghèo nàn dinh dưỡng. Khẩu phần gạo người lao động được nhận không đủ để tái tạo lao động, chứ đừng nói đến việc tăng năng suất lao động. Các cuộc phỏng vấn với những người tị nạn giữa những năm 1975 - 1979, cho thấy chỉ có vài người nhận được một suất ăn khoảng 400 đến 450 gram mỗi ngày, trong khi hầu hết người 60 dân Campuchia đã nhận được 250 gram hoặc ít hơn. Trước năm 1970, Campuchia trung bình tiêu thụ khoảng 600 gram gạo mỗi ngày, lượng gạo của một nông dân nghèo là khoảng 440 gram mỗi ngày. Một khẩu phần ăn hàng ngày là 250 gram hoặc ít hơn, do đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng và nạn đói trong nhân dân tràn lan. Hàng trăm ngàn người đã chết vì đói và bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng. Cuối cùng, hơn một triệu và một nửa đã chết trong một dân số chỉ hơn 7.000.000, tỷ lệ đầu người cao nhất trên mỗi giết người hàng loạt trong lịch sử thế giới hiện đại. Những người nông dân dùng sức lao động của mình thay cho sức kéo của trâu bò nhưng chỉ được trả công bằng một bát cháo lỏng, 100 người mới được khẩu phần 1kg gạo. Để chống lại cái đói, họ buộc phải ăn thịt chuột, châu chấu, thằn lằn, cóc nhái, bất cứ thứ gì có thể thỏa được cơn đói. Có khi vì quá đuối sức sau những chuỗi ngày lao động khổ sai, nhiều người đã gục ngã ngay trên những cánh đồng nhưng không vì thế mà họ được nghĩ ngơi, mà những làn roi vọt sẽ giáng xuống người họ bởi vì chúng cho rằng họ lười biếng. Trong giai đoạn hiện đại, trong khi các nước trên thế giới đang vận dụng thành tựu khoa học để đưa đất nước mình đi lên, thì ở Campuchia chế độ diệt chủng lại đưa Campuchia đi ngược lại xu hướng đó. Với chính sách của nền kinh tế phản động, bọn Pol Pot, Ieng Sary đã đưa nền kinh tế quay lại thời kì chiếm hữu nô lệ, lấy sức lao động của con người làm sức lao động chính trong xã hội. Trong 4 năm thống trị, chế độ Campuchia dân chủ đã phá hủy toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân Campuchia với chủ trương “có lúa là có tất cả”. Chúng hoàn toàn thủ tiêu thủ công nghiệp. Hơn 50% số xí nghiệp bị đóng cửa, máy móc bị phá hủy, để hư hỏng. Những nhà máy lớn như: xi măng, thủy tinh, gỗ, đều bị đóng cửa. Gần như toàn bộ công nhân lành nghề đều bị chính quyền này giết hại để thay vào đó là một lớp công nhân trẻ con không biết gì về máy móc. Trước năm 1975, thủy sản là một trong những nghành thế mạnh của Campuchia, với sản lượng từ 14 đến 15 vạn tấn/năm, thì sau năm này chỉ còn lại 2 đến 3 vạn tấn/năm. 61 Giao thông vận tải: bị xóa bỏ, chỉ còn lại những con đường giao thông phục vụ cho quân sự hoặc chuyển hàng hóa sang Bắc Kinh. Mạng lưới bưu điện, điện tín, điện thoại, không còn. Tiền tệ chợ búa, đều bị phá hủy hoàn toàn. Chúng đã phá sập ngân hàng Trung ương và hệ thống ngân hàng các cấp, Những cánh đồng lúa tươi tốt và những làng quê từng có nhiều phiên nhóm họp chợ nay tiêu điều như bãi tha ma, những vùng đất hoang lạnh, không làng xóm, không chợ búa và không có bất cứ những hình thức trồng trọt nào. Những vùng đất hoang đó kéo dài tới tận vùng ngoại vi thị xã Svay Rieng. Còn hệ thống thủy lợi ở Campuchia trước kia hoạt động khá tốt, sẵn sàng phục vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp, nhưng dưới thời kỳ Campuchia dân chủ, hệ thống kênh rạch thì khô cạn do không có hồ chứa nước, đê kè thì bị sụt lở do không được quan tâm tôn tạo. Chính sách kinh tế “mới” này đã làm cho lực lượng sản xuất bị phá hủy nghiêm trọng, nền kinh tế quốc dân bị đình đốn, đời sống nhân dân hết sức cơ cực, đói khát, thiếu thốn mọi tư liệu sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, một nền kinh tế muốn phát triển thì việc đào tào nguồn nhân lực có tay nghề và sử dụng nó có hiệu quả vào nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng nhưng do chính sách tiêu diệt “kẻ thù giai cấp”, sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có tay nghề đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế Campuchia trong một thời gian dài. Nền kinh tế đã đạt được mục tiêu số không của chế độ CPCDC. Chế độ lao động của nhà nước Campuchia hoàn toàn đi ngược lại hoàn toàn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin là phải đảm bảo sự phục hồi và nâng cao không ngừng chất lượng lao động. Do vậy sức lao động của người dân Campuchia dần dần kiệt quệ, chất lượng lao động xuống thấp không ngừng. 2.2.2. Chính sách chính trị và thanh trừng Thời kì này hoạt động của chế độ CPCDC chủ yếu dưới danh nghĩa của Angkar, về ngữ nghĩa thì “Angkar” chỉ đơn thuần là tổ chức. Song bọn Pol Pot đã nâng nó lên thành một thuật ngữ đầy vẻ huyền bí, ẩn chứa cả một quyền sinh sát như vua chúa trong thời kì chế độ phong kiến, bí hiểm thiêng liêng như một đấng 62 thần linh tối cao. Mọi người dân sinh sống trong xã hội này khi nghe Yotheas (là đặc phái viên của Angkar) ban bố theo kiểu “ý muốn của Angkar” hay “chỉ thị của Angkar”, “mệnh lệnh của Angkar”, thì cho dù đó là yêu cầu gì đi chăng nữa thì bạn chỉ có một lựa chọn đó là phải tuân theo, nếu trái ý Angkar chỉ có con đường chết. Nhưng mục đích lớn nhất của chúng khi nâng cao vị trí của “Angkar” là để che đậy tội ác diệt chủng của chúng gây ra. Để dễ phủi sạch những chứng cứ tội lỗi những chính sách đều được truyền xuống bên dưới bằng văn bản miệng thông qua trí nhớ của những đặc phái viên vốn đa số không biết chữ. Vì thế nội dung của những chỉ thị từ trung ương xuống đến địa phương thông qua các xã trưởng, huyện trưởng, tỉnh trưởng đã bị méo mó và đưa vào áp dụng một cách hỗn tạp. Đa số các chỉ thị được đưa ra với hình thức chung chung: “tất cả cho nông nghiệp”; “lúa gạo là tất cả”, “tự túc là chìa khóa của mọi chiến thắng”; “làm thủy nông ở mọi tỉnh”, nhưng ám ảnh nhân dân hơn cả là chỉ thị “quét sạch kẻ thù giai cấp”. Với công tác giáo dục chính trị, chúng đưa ra lập luận lừa bịp “người nghèo nhất trong số những người ngèo sẽ thừa hưởng cả trái đất ngay tức khắc” [39, Tr.150]. Nhưng trước hết phải quét sạch kẻ thù giai cấp, luận điệu này nhằm gây ra tình trạng tố giác lẫn nhau, người ngèo tố giác người giàu, người giàu cảnh giác người nghèo. Để thực hiện những ý đồ của chúng, bọn Pol Pot đã xây dựng một đội quân tàn bạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_8015939270_2753_1871156.pdf
Tài liệu liên quan