Luận văn Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ 1

1. Khát quát về luật thương mại Mỹ 1

1.1. Mối quan hệ giữa luật liên bang và luật các bang của Mỹ trong hoạt động ngoại thương 1

1.2. Luật điều tiết hoạt động xuất khẩu 2

1.2.1. Các luật hỗ trợ xuất khẩu và triển khai hiệp định thương mại 2

1.2.2. Kiểm soát xuất khẩu 3

1.3. Luật điều tiết hoạt động nhập khẩu 3

1.3.1. Hạn chế nhập khẩu 3

1.3.2. Quyền hạn chế hàng dệt và nông sản 4

1.3.3. Các tiêu chuẩn sản phẩm 5

2. Một số quy định trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 5

2.1. Quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Mỹ 5

2.2. Hàng rào thuế quan của Mỹ 5

2.2.1. Danh bạ thuế quan thống nhất (HTS) 5

2.2.2. Định giá hải quan 6

2.2.3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 10

2.2.4. Hoàn thuế nhập khẩu 13

2.2.5. Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá 14

2.3. Hàng rào phi thuế quan của Mỹ 17

2.3.1. Hạn ngạch nhập khẩu 17

2.3.2. Hạn chế nhập khẩu vì an ninh quốc gia và cán cân thanh toán quốc gia 19

2.4. Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 20

2.4.1. Quy định về nguồn gốc xuất xứ 20

2.4.2. Quy định về ký mã hiệu 21

2.4.3. Quy định về nhãn mác thương mại 22

2.4.4. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ 23

II. CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM . 24

1. Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam trong thời kỳ cấm vận 24

2. Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với Việt Nam 26

3. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ 31

 

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

I. NHU CẦU NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM CỦA MỸ 35

1. Một vài nét về thị trường Mỹ 35

2. Vai trò của Việt Nam trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 37

3. Nhu cầu một số mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Việt nam 38

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 42

1. Tình hình chung 42

2. Thực trạng xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể 44

III. ĐÁNH GIÁ 58

 

 

CHƯƠNG III: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

I. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 64

1. Triển vọng xuất khẩu do Hiệp định thương mại Việt- Mỹ mang lại 64

2. Triển vọng xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể 65

2.1. Cà phê 65

2.2. Thuỷ hải sản 67

2.3. Dệt may và giày dép 68

2.4. Dầu khí 69

II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 70

1. Giải pháp ở tầm vĩ mô 70

2. Giải pháp ở tầm vi mô 78

3. Giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể 81

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3924 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Mỹ. Mặc dù kim ngạch này rất nhỏ so với nhập hàng năm mặt hàng giày dép của Mỹ, thế nhưng đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn trong số các mặt hàng mà Mỹ nhập khẩu của Việt Nam và chỉ đứng sau nhóm hàng thuỷ hải sản và cà phê, chè, gia vị. Cũng giống như mặt hàng dệt may, các mặt hàng giày dép mà Mỹ nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là do các công ty của Mỹ đặt gia công các công ty giày dép của Việt Nam để tận dụng giá nhân công rẻ. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường Mỹ đang đầy rẫy các mặt hàng giày dép của Trung Quốc, Thái Lan, Malaxia,… vì thế mặc dù Việt Nam tương đối có thế mạnh đối với mặt hàng này thế nhưng một thực tế là nhu cầu của Mỹ về mặt hàng giày dép của Việt Nam không thực sự cao. Nếu Việt Nam không tăng cường các biện pháp tiếp thị, đẩy mạnh công tác thiết kế, tạo lập nhãn hiệu của riêng mình thì ngành giày gia Việt Nam khó có thể tăng trưởng mạnh trên thị trường Mỹ, cho dù Việt Nam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc. Thuỷ hải sản: Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ hải sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản với giá trị nhập khẩu hàng năm trên 8 tỷ USD. Các loại hải sản nhập khẩu nhiều nhất là tôm, tôm hùm, sò và cua trong đó tôm có giá trị lớn nhất (hàng năm Mỹ nhập khẩu trên 2 tỷ USD đối với các mặt hàng này). Năm 1999, Mỹ nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam với kim ngạch 108 triệu USD, chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ, và năm 2000, con số này lên tới gần 300 triệu USD, đứng thứ 17 trong số các nước mà Mỹ nhập khẩu mặt hàng này, và năm 2001 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ đã lên tới 482,4 triệu USD. Có thể nói tiềm năng ngành thuỷ sản của Việt Nam là rất to lớn và nhu cầu đối với mặt hàng này của Mỹ cũng không phải là nhỏ. Việt Nam là một đối tác thương mại của Mỹ và mặc dù mới chỉ ở mức tiềm năng và thăm dò nhưng việc Mỹ đang ngày càng quan tâm nhiều tới các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam tập trung vào các sản phẩm chế biến cao cấp có giá trị cao. Cà phê, chè, hạt tiêu, gia vị: hàng năm nhu cầu của Mỹ nhập khẩu không nhiều ỏ nhóm ngành hàng này so với các loại hàng hoá khác. Trị giá nhập khẩu hàng năm khoảng trên 4 tỷ USD (trong đó cà phê nhân khoảng trên 3,5 tỷ USD, hột tiêu 0,1 tỷ USD, còn lại là chè và các loại gia vị khác). Năm 1999, Mỹ nhập khẩu ngành hàng này từ Việt Nam với tổng kim ngạch 117,7 triệu USD, chiếm 3% thị phần và đứng thứ 5 trong số các nước mà Mỹ nhập khẩu, và mặc dù năm 2001, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng này giảm tương đối, thế những điều này không có nghĩa là nhu cầu của Mỹ đối với nhóm hàng này giảm sút. Con số thị phần 3% năm 1999 đánh giá phần nào nhu cầu của Mỹ đối với ngành hàng này của Việt Nam, và mặc dù chưa thực sự lớn nhưng cũng rất đáng khích lệ trong điều kiện giá cả trên thị trường quốc tế không ổn định, và cũng là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Hàng gốm sứ: Có thể nhận thấy một điều là dung lượng thị trường đối với mặt hàng này là vô cùng to lớn và Mỹ gần như không sản xuất mặt hàng này. Theo như dự báo thì nhu cầu nhập khẩu của mặt hàng này của Mỹ sẽ tăng từ 7% lên đến 15% mỗi năm. Hiện tại Mỹ nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất là từ Trung Quốc, Italia, Mexico và Nhật Bản. Thị trường Mỹ cũng đã bắt đầu chấp nhận các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam (chủ yếu là các loại tượng, chậu và đồ gốm sứ nghệ thuật) từ năm 1994. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gốm sứ Việt Nam của Mỹ 3,6 triệu USD và năm 2000 là khoảng 5 triệu USD. Mặc dù kim ngạch còn rất thấp nhưng chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu tiềm tàng vô cùng to lớn của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này, và đây quả là dấu hiệu đáng mừng cho mặt hàng gốm sứ của Việt Nam. Trên thực tế, chất lượng, mẫu mã mặt hàng gốm sứ của Việt Nam không thua kém gì các hàng hoá của Trung Quốc nhưng do chưa được hưởng Quy chế Tối huệ quốc nên giá cả mặt hàng này trên thị trường Mỹ còn cao do đó chưa đánh thức được nhu cầu còn tiềm ẩn của Mỹ đối với mặt hàng này. Cao su và sản phẩm cao su: Nhóm hàng này bao gồm cao su thiên nhiên, săm lốp ô tô, các sản phẩm cao su dùng trong công nghiệp và y tế, quần áo bảo hộ lao động,v.v... Đây là nhóm hàng có nhu cầu rất lớn ở Mỹ, và hàng năm Mỹ nhập khẩu trên dưới 1 tỷ USD cao su thiên nhiên và trên 9 tỷ sản phẩm cao su. Năm 1998, Mỹ nhập khẩu hơn 9 tỷ USD cao su và sản phẩm cao su. Các nước mà Mỹ nhập khẩu chủ yếu là Canađa, Nhật Bản, Malaysia, Indonexia, Thái Lan. Nhập khẩu của Mỹ đối với các mặt hàng của Việt Nam chỉ đạt giá trị hơn 3 triệu USD năm 1998, 3,5 triệu USD năm 1999, khoảng 8,6 triệu USD năm 2000 và năm 2001 nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng này của Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn hơn 2 triệu USD. Có thể thấy rằng nhu cầu cao su và sản phẩm cao su của Mỹ là rất cao và mặc dù không thể biết được rõ ràng nhu cầu đối với mặt hàng này của Việt Nam nhưng lợi thế của Việt Nam đối với mặt hàng này là rất lớn, đặc biệt là cao su thiên nhiên. Với những phân tích về vị thế của Việt Nam trong chính sách nhập khẩu của Mỹ cũng như nhu cầu của Mỹ đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế, chúng ta phần nào có thể thấy rằng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu thâm nhập vào thị trường Mỹ. Những hàng hoá Việt Nam có lợi thế và có khả năng chiếm lĩnh thị phần thị trường Mỹ đa phần đều nằm trong nhu cầu của Mỹ. Mặc dù chúng ta không thể biết chính xác nhu cầu của Mỹ đối với từng mặt hàng cụ thể của Việt Nam nhưng thực trạng thương mại, chính sách ngoại giao và ngoại thương cởi mở hơn của Mỹ đối với Việt Nam cũng cho chúng ta thấy rằng Mỹ đang xem Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng. II. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 1. Tình hình chung Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào thị trường Mỹ năm 2000 đã được đa dạng về chủng loại và tăng về giá trị xuất khẩu so với năm 1999. Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm hàng hải sản chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ. Nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai là cà phê, chè, gia vị chiếm khoảng 16%, tiếp đến là giày dép chiếm 15% (giảm so với năm 1999), sản phẩm may mặc chiếm xấp xỉ 10%. (Bảng 1). Bảng 1: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Mỹ Đơn vị: triệu USD Nhóm hàng 1999 2000 2000/1999 Tổng XK 601,9 827,4 225,5 Cá, hải sản 108,1 242,9 134,8 Cà phê, chè, gia vị 117,7 132,9 15,2 Giày dép 145,8 124,5 -21,3 Nhiên liệu 83,8 90,7 6,9 Thịt&chế phẩm 31,5 57,7 26,2 Hoa quả 23,7 51,1 26,4 Sản phẩm may mặc 36,4 81,0 44,6 Tác phẩm nghệ thuật,sưu tầm đồ cổ 0,6 12,9 12,3 Nguồn: Chương trình tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Một số nhóm hàng có chiều hướng giảm trong năm 2000 như giày dép, cà phê, chè, nhiên liệu, v.v... (Bảng 1). Điểm đáng lưu ý là năm 2000 một số mặt hàng lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Mỹ như mỡ, dầu động thực vật, đá quý, các sản phẩm xay xát, v.v... mở ra hướng phát triển thị trường mới cho một loạt các ngành sản xuất của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu. Tuy nhiên cũng đáng lo ngại khi một loạt các mặt hàng xuất khẩu năm 2000 gần như biến mất khỏi thị trường Mỹ như sợi dệt gốc thực vật, tơ nhân tạo, hoá chất hữu cơ, vô cơ, các sản phẩm dược, v.v... Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ năm 2001 Đơn vị: Triệu USD Tên hàng Kim ngạch xuất khẩu Cà phê 60,016 Cao su 2,130 Chè 790 Dầu ăn 7 Dầu thô 225,164 Dây điện và dây cáp điện 12 Đồ chơi trẻ em 249 Gạo 7,156 Giày dép các loại 114,230 Hải sản 482,424 Hàng dệt may 47,461 Hàng hóa khác -63,706 Hàng rau quả 1,971 Hàng thủ công mỹ nghệ 19,222 Hạt điều 44,067 Hạt tiêu 5,411 Lạc nhân 0 Máy vi tính và linh kiện điện tử 11 Mỳ ăn liền 912 Quế 818 Sản phẩm gỗ 16,111 Sản phẩm nhựa 1,485 Sản phẩm sữa 45 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 17 Tổng kim ngạch 966,003 Nguồn: Bộ Thương mại ( Có thể thấy so với năm 2000 thì năm 2001, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Mỹ có xu hướng giảm sút. Đặc biệt phải kể đến các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, mặc dù có tăng về lượng xuất khẩu nhưng kim ngạch thì giảm sút rõ rệt. (Bảng 2). Còn đối với mặt hàng như lạc nhân thì dường như biến mất khỏi thị trường Mỹ, hay máy tính và linh kiện xuất khẩu không đáng kể. Mặt hàng giày dép và may mặc vẫn tiếp tục giảm so với năm 1999 và 2000 (Bảng 1 và Bảng 2).Tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu chủ lực hải sản tăng mạnh, tăng 374 triệu USD so với năm 1999 và 239,5 triệu USD năm 2000. Bên cạnh đó một số mặt hàng vốn không phải là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưng cũng đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ, mặc dù kim ngạch chưa đáng kể nhưng đây là dấu hiệu tốt cho xuất khẩu Việt Nam đang dần đa dạng hoá về chúng loại mặt hàng (Bảng 2). Nhình chung năm 2001, tốc độ tăng trưởng nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng đều không đạt kế hoạch. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới có chiều hướng đi xuống làm cho giá một số hàng hoá xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, hạt tiêu, gạo, cà phê giảm mạnh ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam đối với một số mặt hàng cụ thể 2.1. Nhóm hàng thuỷ sản Trong lịch sử, Mỹ không và chưa phải là thị trường truyền thống của Việt Nam đối với mặt hàng này. Nhật Bản và E.U từ trước đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu đối với mặt hàng này. Ngoài yếu tố thuận lợi là các yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch của Mỹ không quá chặt chẽ và khó khăn như của thị trường EU, tuy nhiên cũng còn có khá nhiều khó khăn như khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu quá đa dạng và đặc biệt, khả năng nuôi trồng và đánh bắt của Việt Nam còn rất hạn chế. Chính vì những lý do trên nên đến cuối năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ không đáng kể. Tuy nhiên, năm 2000 và 2001 mức tăng trưởng đã vượt xa dự kiến, khiến ngay cả phía Mỹ cũng bày tỏ sự lo ngại đối với thị trường của họ. Mức tăng trưởng của năm 2000 đặc biệt cao, đạt mức 124,7%, đưa nhóm hàng này lên vị trí đầu bảng. Đến hết năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 70,931 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 482 triệu USD. So với tổng kim ngạch gần 1,8 tỷ USD và số lượng 538,838 tấn thuỷ sản xuất khẩu trong năm qua thì lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ là rất đáng kể. Hiện tại Mỹ đang là thị trường dẫn đầu của ngành thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam với thị phần tăng nhanh từ 6% năm 1998 đến 27,81% năm 2001. Điều này cho thấy khi các doanh nghiệp của Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh thì thị trường Mỹ thực sự là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn. Nhận xét: Đối với nhóm hàng thuỷ hải sản, xuất khẩu trong năm 2000 và năm 2001 là tương đối tốt. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã năng động tìm đối tác, tìm kẽ hở (chênh lệch thuế ít) đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải chú trọng hơn nữa tới công tác nuôi trồng, quy hoạch, đặc biệt là khâu kiểm tra giám sát chất lượng hàng xuất khẩu. Thị trường Mỹ là một thị trường có hệ thống phân phối rất bài bản nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ tiếp cận được với các nhà nhập khẩu chứ chưa với tới được các nhà bán lẻ và siêu thị. Hiện tại Việt Nam có khoảng hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Mỹ nhưng những nhãn hiệu nổi tiếng chỉ tiếp cận với các nhà nhập khẩu. Hàng bán lẻ chưa đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, các công ty xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt với hàng thuỷ sản của các nước Thái Lan, ấn Độ, Bangladesh, v.v… chẳng những cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn về phương thức thanh toán. Vì vậy các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường, xúc tiến thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu,sở thích và kiểu dáng sản phẩm. Đặc biệt, cần nắm vững luật pháp, hiểu biết về kinh tế, lực lượng chính trị tác động đến thị trường này để từ đó tổ chức lại các lực lượng sản xuất trong nước tạo ra lợi thế cạnh tranh và giải quyết hiệu quả tranh chấp thương mại. Mặt khác, trên phương diện vĩ mô cũng cần chuẩn bị đối phó với các biện pháp kỹ thuật của Mỹ khi họ thấy hàng xuất khẩu của ta tăng mạnh. Có thể thấy trong những năm qua mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam là rất tốt, thế nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thực tế vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn và cần phải tháo gỡ nhanh chóng nếu muốn tiếp tục đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu vào thị trường Mỹ, một thị trường có chế độ kiểm tra vệ sinh, chất lượng sản phẩm rất khắt khe: Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản chưa đa dạng về chủng loại mà chủ yếu là xuất khẩu tôm lạnh vì chưa được hưởng MFN. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ chủ yếu dưới dạng thô, trị giá thấp. Nhiều xí nghiệp chế biến thuỷ sản có mức độ trang bị kỹ thuật thô sơ, chất lượng sản phẩm chưa cao. Các doanh nghiêp am hiểu về thị trường Mỹ không nhiều, chưa nắm chắc được yêu cầu về thuỷ sản; các rào cản về kỹ thuật đối với thuỷ sản; các cách thức phân phối sản phẩm. Nguồn nguyên liệu thuỷ sản chưa ổn định, nhiều xí nghiệp thuỷ sản chỉ hoạt động 40-50% công suất khiến giá thành chế biến thuỷ sản cao. Vốn thiếu, hạn chế khả năng đầu tư vào sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt chế biến thuỷ sản. 2.2. Nhóm hàng thứ hai là cà phê, chè, gia vị, v.v Nhóm mặt hàng này tiếp tục duy trì vị trí đứng thứ hai của mình bằng việc phục hồi mạnh mẽ trong năm 2000. Tuy nhiên, trong năm 2001, nhóm hàng này giảm sút rõ rệt về giá trị xuất khẩu mặc dù lượng xuất khẩu vẫn tăng. Nguyên nhân vẫn là do giá cả của nhóm hàng trên thế giới giảm sút, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chưa đủ sức gây ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường quốc tế. Cũng giống như thuỷ sản, nhóm hàng này không có sự chênh lệch đáng kể giữa thuế MFN và thuế non-MFN (đều bằng không), hoặc không đáng kể. Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở nhóm ngành hàng này không nhanh và thiếu ổn định, tăng giảm thất thường mà nguyên nhân là do giá cả trên thị trường thế giới biến động đã có những ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang thị trường Mỹ, tuy nhiên đây vẫn là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây, và định hướng trong những năm tới thì nhóm hàng này vẫn là những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, cụ thể là cà phê (Bảng 3). Có thể thấy rằng mặc dù có lợi thế là mức thuế chênh lệch giữa thuế MFN và non-MFN là không đáng kể nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do phụ thuộc hoàn toàn vào mức giá trên thế giới nên không tận được lợi thế của mình cả về giá cả lẫn chất lượng hàng hoá. Mặc dù Việt Nam hàng năm xuất khẩu với một khối lượng lớn cà phê vào thị trường thế giới nói chung (đứng thứ 2 thế giới) và thị trường Mỹ nói riêng tuy nhiên cà phê Việt Nam vẫn không tác động được vào giá cả cà phê trên thế giới. Bảng 3: Xuất khẩu nhóm hàng cà phê, chè sang thị trường Mỹ Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch Tốc độ tăng trưởng (%) 1995 146,455 - 1996 110,910 -24,27 1997 108,2 -2,44 1998 147,90 36,69 1999 117,70 -20,42 2000 132,90 12,91 2001 81,32 -38,81 Nguồn: Báo cáo của Bộ phậnThương mại Mỹ tại Việt Nam và Bộ Thương mại Việt Nam Ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ vào năm 1994, nhóm hàng cà phê, chè đã xâm nhập thị trường Mỹ và đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 1998. Tuy nhiên, do kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ còn phụ thuộc nhiều vào giá cà phê, cho nên năm 1999, xuất khẩu của nhóm này giảm gần 50%. Năm 2000 mặt hàng cà phê đã phục hồi và đã đạt mức tăng trưởng là 12,8%, chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng 85% tổng giá trị xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu đạt 112,9 triệu USD tăng 12,8% so với mức 100,1 triệu USD năm 1999, vươn lên vị trí hàng đầu trong tổng số hơn 50 nước nhập khẩu cà phê từ Việt Nam. Do giá cà phê thế giới giảm mạnh nên sự phục hồi trên là rất đáng khích lệ, phản ánh lượng hàng xuất đã tăng và phục hồi trở lại. Cầu và thị phần cà phê Việt Nam tại thị trường Mỹ vẫn được duy trì. Trở ngại về thuế gần như không có (hầu hết bằng 0). Tuy nhiên, đến năm 2001, mặt hàng cà phê, chè lại giảm mạnh (từ 132,9 triệu năm 2000 xuống còn 81,32 triệu năm 2001, giảm 38,8%). Điều này cho thấy việc giá cả cà phê tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Phân nhóm chiếm tỷ trọng thứ hai là hạt tiêu. Năm 2000, phân nhóm này đạt mức 17,4 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 1999. Đặc biệt loại tiêu chưa xay hoặc tán, với mức thuế bằng 0 đã xâm nhập từ rất sớm vào thị trường Mỹ và tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên năm 2001, mặt hàng này lại giảm sút mạnh mẽ xuống chỉ còn 5,411 triệu USD. Các phân nhóm còn lại như chè xanh, chè đen không có dấu hiệu tăng mạnh. Năm 2000 chỉ tăng từ 300.000 USD lên 1,4 triệu USD chiếm tỷ trọng khoảng 1%, và năm 2001 thì kim ngạch có giảm sút nhưng không đáng kể. Trong đó, chè đen các loại không có chênh lệch thuế, còn chè xanh có mức thuế chênh lệch là 13,6%. Quế, hạt hồi, gừng đều tăng mạnh nhưng giá trị tuyệt đối còn chưa cao. Giá trị xuất khẩu quế và hoa quế đạt khoảng 1,1 triệu USD. Hạt hồi, rau mùi tăng 72% nhưng cũng chỉ đạt 98,5 nghìn USD. Mặt hàng gừng năm 2000 và 2001 giảm mạnh tương ứng 64,5 % và 58,4%. Với những số liệu trên có thể thấy rằng trong năm qua nhóm hàng này tăng trưởng không đáng kể mặc dù có một vài mặt hàng không có chênh lệch thuế giữa thuế non-MFN và MFN hay chênh lệch không đáng kể. 2.3. Nhóm hàng giày dép và phụ kiện giày dép Trong những năm gần đây, hàng giầy dép của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Bắt đầu từ năm 1993, khi được xếp vào 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng giày dép ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Năm 1996, giày dép đã là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, cùng với Trung Quốc và Indonesia, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn trong số các nước xuất khẩu có dùng nguyên liệu của Mỹ sang thị trường này. Do mức thuế suất non-MFN và MFN khá lớn (thường là 0 so với 20%) nên các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu ngoài Mỹ sản xuất tại Việt Nam rất khó thâm nhập. Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động rẻ của công nhân Việt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác. Đây sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong những năm tới khi mà Hiệp định Thương mại song phương giưa hai nước có hiệu lực và được áp dụng. Bảng 4: Tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép và phụ liệu sang Mỹ Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 1995 3,301 - 1996 39,054 108,3 1997 97,506 149,7 1998 114,91 17,85 1999 145,8 26,88 2000 124,5 -21,3 2001 114,23 -9,27 Nguồn: Bộ Thương mại ( Xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ cũng có những thành tích cao không kém so với tình hình xuất khẩu chung của mặt hàng này. Là mặt hàng có nhiều triển vọng ở những thị trường có đời sống cao, tỷ lệ dân sống ở thành phố lớn, giày dép Việt Nam đã nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường Mỹ. Từ kim ngạch xuất khẩu rất thấp trong những năm đầu Việt Nam có quan hệ buôn bán bình thường với Mỹ: 0,069 triệu USD năm 1994; 3,3 triệu USD năm 1995; giá trị xuất khẩu giày dép đã tăng vọt trong những năm tiếp theo, lên tới 39,1 triệu USD năm 1996, gấp 11 lần so với năm 1995 và gấp 47 lần con số năm 1994. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 1997 là 97,6 triệu USD, chiếm 26,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Xuất khẩu giày dép vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Năm 1998 kim ngạch giày dép tăng 17,3 triệu USD so với năm 1997, tương đương với 17,7% và đạt được đỉnh cao năm 1999 khi giá trị xuất khẩu giày dép sang Mỹ lên tới 145,7 triệu USD, xếp thứ nhất về kim ngạch trong tất cả các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 2000, mặt hàng giày dép giữ vị trí thứ ba, sau mặt hàng thuỷ sản và nhóm hàng cà phê, chè và gia vị trong các mặt hàng xuất sang Mỹ với kim ngạch xuất khẩu là 124,5 triệu USD. Năm 2001 do tính hình kinh tế thế giới nói chung và Mỹ nói riêng có nhiều biến động nên xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn, do đó đã có sự giảm sút đối với mặt hàng này, kim ngạch chỉ đạt 114,23 triệu USD, giảm 9,27% so với năm 2000. Nhóm giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hợp vượt lên, chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,3% (từ 47,7 triệu USD lên 54,1 triệu USD), đóng góp 32,7 % vào mức tăng trưởng chung của toàn nhóm. Trong khi đó, nhóm giày dép có đế ngoài và mũ bằng nhựa hoặc cao su giảm mạnh từ 57,7 triệu USD năm 1999 xuống còn 37,8 triệu USD năm 2000 và 34,8 triệu USD năm 2001, giảm tương ứng 34% và 39,8%. Sự sụt giảm trong giá trị hàng xuất khẩu của phân nhóm này là nguyên nhân kéo tổng giá trị xuất khẩu giày dép giảm. Cùng với nhóm này là nhóm giày dép có mũ bằng vải hoặc da tổng hợp (giả da) giảm từ 40,4 triệu USD năm 2001 xuống còn 32,7 triệu USD, tức là giảm 19% so với mức năm 2000. Cùng với kim ngạch chung của nhóm hàng giày dép giảm kéo theo sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu của nhóm giày dép có đế ngoài và mũ bằng nhựa hoặc cao su năm 2001. Hai nhóm hàng mới tăng mạnh bao gồm các bộ phận của giày dép như miếng lót, gót giày, v.v... và giày không thấm nước năm 1999 hầu như chưa có mặt tại thị trường Mỹ thì năm 2000 và 2001 đã có kim ngạch xuất khẩu. Mức kim ngạch xuất khẩu này tuy còn khiêm tốn, mới ở mức vài chục nghìn USD nhưng đã cho thấy khả năng xuất khẩu xét về mặt chất lượng và tiêu chuẩn hoá của lực lượng lao động trong ngành giày Việt Nam. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành giày gia Việt Nam trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Những năm trước đây, nhóm hàng giày dép thường đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ bởi các kênh phân phối khép kín sẵn có của các hãng nổi tiếng thế giới như Nike và Reebok và một số công ty khác có trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2001 mặt hàng này tiếp tục giảm mạnh đang đặt ra cho các doanh nghiệp da giầy Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Sở dĩ xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh một mặt vì ta chưa được hưởng quy chế Tối huệ quốc, nhưng ngoài ra còn có các nguyên nhân khác, mà cụ thể: Hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang gia công cho các hãng giày lớn của Mỹ như Reebok, Nike. Hàng giày dép do các công ty Việt nam tự thiết kế mẫu mã, tự lo nguyên liệu sản xuất đưa vào Mỹ dưới dạng xuất khẩu thăm dò thị trường, trị giá nhỏ. Doanh nghiệp Việt nam hiện nay xuất khẩu giày dép ra nước ngoài chủ yếu thông qua thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu, nên hiệu quả thấp, sự am hiểu về thị trường trong đó có thị trường mới như Mỹ còn rất hạn chế. Vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam với vốn đầu tư trong nước, phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất, phương pháp tiếp thị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Mỹ đang áp dụng. Ngoài ra cũng phải chú trọng đến thủ tục hải quan, các quy định kỹ thuật liên quan. Ngoài ra Việt nam cũng nên nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thâm nhập nhanh và mạnh vào thị trường Mỹ về mặt hàng giày dép là: phát triển công nghiệp sản xuất da và nguyên liệu sản xuất giày dép trong nước để chủ động chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu tự doanh nâng cao hiệu quả xuất khẩu; nâng cao tính cạnh tranh về giá phục vụ thị trường tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp của Mỹ. Đa dạng hoá sản phẩm giày dép để phục vụ cho nhu cầu của các dân tộc đa văn hoá của nước Mỹ. Nguyên liệu ngành giày dép hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, làm cho giá thành giày dép của Việt Nam cao và nếu Mỹ dành cho Việt Nam hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP thì giày dép Việt Nam khó được hưởng vì không đạt tiêu chuẩn về xuất xứ. Đây là một trong những vấn đề của ngành giày da Việt Nam và là hạn chế rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ. Mặt hàng giày dép của Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới phải cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, là quốc gia chiếm khoảng 50% thị phần giày dép của Mỹ và là nước đầu tư rất tốt vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu giày dép. Đồng thời Trung Quốc là nước đã đưa mặt hàng này thâm nhập thị trường Mỹ từ rất lâu. 2.4. Dầu thô Mặc dù mãi đến năm 1996, Việt Nam mới xuất khẩu những tấn dầu thô đầu tiên sang Mỹ, nhưng ngay trong năm đầu tiên này kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Mỹ đã được 80,6 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng dầu thô trong những năm tiếp theo lại không ổn định. Trong năm 1997, dầu thô chỉ chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, tương đương với con số 36,6 triệu USD, giảm 54,4% so với năm 1996. Xuất khẩu dầu thô đạt đỉnh cao trong năm tiếp theo khi giá trị xuất khẩu lên tới con số kỷ lục 107,4 triệu USD, đứng vị trị thứ 3 trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11243.DOC
Tài liệu liên quan