Luận văn Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở

MỤC LỤC

 

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THU HÚT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VỀ LÀM VIỆC Ở CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 8

1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạch định chính sách công 8

1.2. Lựa chọn chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở tỉnh Nghệ An - cơ sở thực tiễn 27

Chương 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ BAN HÀNH, TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH THU HÚT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VỀ LÀM VIỆC Ở CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 53

2.1. Nội dung chính sách 53

2.2. Ban hành chính sách 57

2.3. Triển khai chính sách 58

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở chính quyền cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ cán bộ cơ sở còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở ở vùng cao trình độ còn rất thấp. Bên cạnh truyền thống văn hoá với những bản sắc tốt đẹp rất đáng trân trọng, thì con người xứ Nghệ thường nóng nảy, bảo thủ, còn ảnh hưởng không ít tư tưởng phong kiến, tính cục bộ địa phương. Đây là một hạn chế của con người Nghệ An. Phần đông những người đỗ đạt thường đi "thoát li", ít ở lại quê hương sinh sống, lập nghiệp, cống hiến tài năng góp phần xây dựng quê hương. Mặt khác, do tư tưởng hẹp hòi, cục bộ nên cũng khó khăn trong việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài về tham gia xây dựng làng xã, quê hương. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và điều hành đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng. Đó cũng chính là rào cản hạn chế sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An. Một điểm đặc thù khác cũng phải lưu ý ở Nghệ An là ngay ở cơ sở xã, phường đã có một đội ngũ đông đảo các đồng chí cán bộ đảng viên có quá trình công tác, có trình độ, còn nhiệt huyết về nghỉ hưu tham gia công tác. Bên cạnh thuận lợi thì đó cũng là một thách thức đòi hỏi hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ cơ sở phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức và khả năng lãnh đạo. Cho đến nay, so với tình hình chung cả nước, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo. Mức tăng trưởng kinh tế vẫn ở dạng tiềm năng. Nền kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, đến năm 2008 trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (30,48%), so với công nghiệp, xây dựng (32,53%); chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, hiệu quả sản xuất chưa cao; sức cạnh tranh của sản phẩm nội tỉnh yếu. Tốc độ đô thị hoá chậm. Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ bằng 64% mức bình quân chung cả nước, nội lực trong dân còn rất mỏng, nguồn thu ngân sách chỉ mới đáp ứng được 62% nhu cầu thường xuyên, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (7,84% theo chuẩn mới). Lao động thiếu việc làm còn lớn. Nhiều vấn đề xã hội như: Tệ nạn ma tuý, tham nhũng, lãng phí, tội phạm còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông còn nhiều, an ninh biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Đời sống của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất nhiều khó khăn. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ đảng ở một số đảng bộ cơ sở còn hạn chế. Hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là ở vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều bất cập, cải cách hành chính chưa có bước tiến bộ đáng kể. Với những đặc điểm và hạn chế nêu trên, gây những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. Do vậy, đòi hỏi cán bộ, Đảng viên và mọi người dân Nghệ An nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức ở chính quyền cơ sở nói riêng phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, vừa tháo vát, mưu trí, vừa phải có sức khoẻ, đồng thời phải có kiến thức trình độ nhất định về các mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của Tỉnh trong giai đoạn mới. Thông qua việc xem xét, phân tích kỹ những điều kiện, môi trường sống và làm việc của người cán bộ công chức cấp xã để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động công tác, cũng như trong việc phấn đấu rèn luyện, học tập và trưởng thành đối với người cán bộ, công chức ở chính quyền cơ sở. Đồng thời cũng nhìn nhận những điều kiện sinh sống, học tập, quê hương của nhưng sinh viên tốt nghiệp đại học, đối tượng thu hút về công tác ở chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây cũng là những căn cứ thực tiễn để tác giả đề xuất những nội dung thu hút và kiến nghị giải pháp đúng và phù hợp: đảm bảo giữa tính đổi mới và tính kế thừa, vừa đảm bảo những tiêu chí tuyển dụng, chế độ đãi ngộ theo tiêu chuẩn chung, vừa đáp ứng yêu cầu cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Nhằm thu hút được những sinh viên có trình độ khá giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên về công tác tại chính quyền cơ sở để từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận tốt, năng động, nhiệt huyết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới - giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. 1.2.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở Nghệ An * Khái quát chung về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tỉnh Nghệ An Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ thì các chức danh cán bộ chuyên trách như: Bí thư, Phó bí thư và Thường trực Đảng uỷ; Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ở khu vực đồng bằng, đô thị phải có trình độ chính trị và chuyên môn từ trung cấp trở lên. Riêng đối với các chức danh cán bộ chuyên trách còn lại như: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thì tiêu chuẩn phải có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên, được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác. Hiện tại, toàn tỉnh có 4987 cán bộ chuyên trách, trong đó có 2203 người chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 44 %), 237 người có trình độ sơ cấp (5%), 1482 người trình độ trung cấp và cao đẳng (30%), 1065 trình độ đại học và sau đại học (21%). Theo đó, tổng số cán bộ chuyên trách cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn so với quy định là 2547 trường hợp (chiếm 51%), tổng số cán bộ chuyên trách cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là 2440 trường hợp (chiếm 49 %) (phụ lục 1). Thực tế cho thấy, số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã, lực lượng lãnh đạo nòng cốt ở cơ sở chưa đạt chuẩn về chuyên môn còn rất lớn, việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ này là nhiệm vụ cấp bách đối với cấp chính quyền cơ sở nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Đối với công chức cấp xã Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ thì 7 chức danh công chức cấp xã như: Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, văn hoá - xã hội phải có chuyên môn từ trung cấp trở lên và có chuyên ngành phù hợp chức danh công chức đảm nhận. Hiện tại, toàn tỉnh có 4138 công chức cấp xã, trong đó có 624 người chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 15.1%), 102 người có trình độ sơ cấp (2.5%), 2 824 người có trình độ trung cấp và cao đẳng (68.2%), và 587 người có trình độ đại học (14.2 %). Theo đó, tổng số công chức cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là 3411 trường hợp (chiếm tỷ lệ 82%), tổng số công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là 724 trường hợp (chiếm tỷ lệ 18 %) (phụ lục 2). Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBVXH ngày 14/5/2004 của liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và xã hội thì đến ngày 31/12/2006, 05 chức danh công chức cấp xã (Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, văn hoá - xã hội) phải đào tạo chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV, nếu không đạt chuẩn phải xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Trong khi đó, đến thời điểm cuối năm 2008, theo số liệu thống kê cho thấy chất lượng công chức của tỉnh còn khá thấp so với trình độ chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV cũng như thực tế yêu cầu quản lý đặt ra đối với tỉnh Nghệ An * Những ưu điểm và tồn tại hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở Nghệ An Về ưu điểm: Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Nghệ An đã từng bước trưởng thành và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước qua các thời kỳ cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại của nhân dân ta. Phần đông vẫn giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước có sự chuyển biến và nâng lên một bước. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã năng động và sáng tạo hơn trong việc thực thi nhiệm vụ và đóng vai trò tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa góp phần trực tiếp ổn định tình hình cơ sở tạo nền tảng cho sự đổi mới về mọi mặt trong khu nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh nhà. Tuy nhiên, đứng trước những nhiệm vụ to lớn của thời kỳ đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ cán bộ cơ sở Nghệ An còn bộc lộ nhiều điểm bất cập cần phải được quan tâm giải quyết. Những mặt tồn tại hạn chế: Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn hiện nay khá đông về số lượng, song còn một số lượng lớn chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống về các mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và khả năng kỹ thuật sử dụng tin học..trong tác nghiệp, nhất là ở các xã miền núi, vùng cao dẫn đến hạn chế nhiều mặt trong quản lý điều hành cơ sở. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên trách xã còn có 44% chưa qua đào tạo về chuyên môn, 62% chưa được đào tạo, bồi dưỡng và 32% mới bồi dưỡng ngắn ngày về quản lý nhà nước; đặc biệt là ở các xã vùng cao thì tỷ lệ cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn, chưa được bồi dưỡng, đào tạo về quản lý nhà nước còn cao hơn trung bình toàn tỉnh rất nhiều. Đội ngũ công chức cấp xã trên toàn tỉnh hiện đang còn 15.1% công chức chưa qua đào tạo ở một trường lớp chuyên môn nào;50% công chức chưa qua đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị; 76% chưa được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước…, thấp nhất vẫn là ở vùng cao. Đây là điểm yếu cơ bản nhất của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và ở miền núi vùng cao Nghệ An nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, khi cả nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn nói riêng, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường phân cấp và trao quyền tự chủ cho cơ sở, đầu tư nhiều vật lực, tài lực và dành nhiều dự án, chương trình mục tiêu nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế- xã hội nông thôn phát triển, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng cao nơi mà kinh tế xã hội còn có nhiều khó khăn thì với đội ngũ cán bộ cơ sở hầu hết chưa được qua đào tạo cơ bản là một trở ngại không nhỏ. Do thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cộng thêm sự non yếu về trình độ lý luận và quản lý nhà nước đã dẫn tới sự hạn chế về năng lực quản lý, điều hành công việc. Không ít cán bộ chưa nắm chắc chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nên giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện, xử lý các công việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nhiều vụ việc mới phát sinh không nắm bắt được, dẫn đến bỏ sót một số công việc thuộc thẩm quyền của mình, xử lý không kịp thời hoặc còn lúng túng, trong khi đó lại ôm đồm, lấn sang công việc khác ngoài phạm vi phụ trách của mình. Thứ hai: Cơ cấu của đội ngũ cán bộ cơ sở chưa hợp lý, tuổi đời tương đối già: Tuổi từ 35 - 45 là 1705 người chiếm 33,2%, từ 46 - 55 là 2237 người chiếm 44,9%, trên 55 tuổi là 463 người chiếm 9,3% ; độ tuổi dưới 35 chỉ có 573 người (chiếm 11,5%). Cán bộ trẻ, cán bộ nữ có rất ít, hoặc nhiều nơi không có. Thứ ba: Độ tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ xã hiện nay không cao, lòng tin của nhân dân, đối với cán bộ xã bị suy giảm* Kết quả điều tra xã hội học của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy: khi hỏi về phẩm chất đạo đức và uy tín của đội ngũ cán bộ xã hiện nay như thế nào thì các ý kiến trả lời như sau: tốt 50%, trung bình 36%, yếu kém 3,33% và khó trả lời là 10% . Thứ tư: về hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn điều hành, quản lý kinh tế - xã hội ở cơ sở của đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là đối với cán bộ chủ chốt chưa cao. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay** Kết quả điều tra xã hội học của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy:76,89% số ý kiến được hỏi cho rằng nằng lực quản lý kinh tế - xã hội của cán bộ cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhịêm vụ trong giai đoạn hiện nay; đối với các chức danh chủ chốt xã năng lực chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đặc biệt một số cán bộ được đánh giá là có năng lực yếu là Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội nông dân, Phó chủ tich HĐND, Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội phụ nữ. . Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên: Thứ nhất: Các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của Hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; quan liêu, không sát cơ sở, không sát nhân dân, không kịp ban định các chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở. Công tác chỉ đạo kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở, hướng về cơ sở của các cơ quan chức năng cấp huyện và một số cơ quan, ban ngành cấp tỉnh chưa thường xuyên và trách nhiệm chưa cao. Một số vụ, việc vi phạm pháp luật, tham ô, lãng phí của cán bộ cơ sở chưa được phát hiện và xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa nghiêm nên chưa có tác dụng ngăn chặn, răn đe sự sai phạm của cán bộ cơ sở. Việc chấp hành pháp chế xã hội chủ nghĩa chưa nghiêm. Không ít chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong đó có cả công tác tổ chức và cán bộ chưa được thực thi một cách nghiêm túc nên hiệu lực và hiệu quả không cao. Thứ hai: Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức cơ sở làm chưa tốt. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến đội ngũ cán bộ cấp xã vừa ít được đào tạo vừa có chất lượng thấp. Công tác quy hoạch cán bộ cấp xã chưa được các cấp, các ngành quan tâm chú ý thực hiện thường xuyên, chưa thành quy chế bắt buộc đối với cán bộ cơ sở. Hầu hết các địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ cơ sở. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa theo kế hoạch, còn mang tính tự phát của từng địa phương hoặc từng cá nhân là chủ yếu; việc đào tạo cán bộ ở vùng cao, vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số chưa được chú ý đúng mức. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa công tác quy hoạch, tạo nguồn với công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ, đào tạo ngành nghề chưa phù hợp với vùng, miền trong tỉnh. Quy định tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ ở cơ sở thiếu cụ thể, dẫn đến hiện tượng bố trí cán bộ một cách tuỳ tiện; nhiều nơi nhiều lúc còn thiên về tình cảm cá nhân. Cán bộ được đào tạo về không được bố trí, sử dụng, trong lúc đó lại bố trí sử dụng người chưa được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ không phải là hiếm ở các địa phương. Do vậy, số cán bộ được đào tạo cơ bản bổ sung cho đội ngũ cán bộ cấp xã đã ít, số cán bộ được sử dụng hợp lý sau đào tạo lại còn ít hơn. Thứ ba: Về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã. Cán bộ chuyên trách cơ sở chưa được xếp vào loại cán bộ công chức nhà nước và hưởng hệ số lương chưa tương xứng với công việc được giao; cán bộ không chuyên trách hưởng sinh hoạt phí (chưa phải là lương), trong khi đó, trên thực tế họ làm việc trong một môi trường, thời gian như nhau. Hoạt động của chính quyền cơ sở chưa thực sự được coi như một hoạt động chuyên môn chuyên nghiệp. Công việc của người cán bộ chính sách (trừ công chức xã) chưa được coi là một nghề. Còn có tư tưởng phân biệt đối xử khác nhau giữa cán bộ công chức cấp xã với cán bộ công chức cấp trên. Do vậy, chưa tạo được sự thu hút những người có trình độ, được đào tạo cơ bản về tham gia công tác cơ sở, nhất là lớp trẻ được đào tạo cơ bản từ các trường đại học. Chế độ chính sách đối với cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng như tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, hưu trí …, tuy đã được điều chỉnh nhiều lần, song nhìn chung vẫn còn mang tính tình thế chưa có hệ thống chính sách đồng bộ, lâu dài, mang tính chiến lược (từ việc đào tạo, thu hút, bồi dưỡng đến việc bố trí, sử dụng, chế độ đãi ngộ,…); ngoài các chính sách chung, chưa có chính sách cụ thể mang tính đặc thù cho từng vùng, từng khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. * Mục tiêu đào tạo, bổ sung cán bộ, công chức cấp xã. Từ thực trạng chất lượng chuyên môn của cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, đặt ra nhu cầu phải nâng cao cũng như bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ đạt và trên chuẩn cho cấp xã là rất lớn. Đối với cán bộ chuyên trách: Đến năm 2010 thì 100% cán bộ có trình độ trung cấp trở lên, trong đó có từ 50% đến 60% có trình độ cao đẳng, đại học. Nh vậy, nhu cầu bổ sung, thay thế đối với cán bộ chuyên trách giai đoạn năm 2010 là 2440 cán bộ* do chỉ tiêu Kế hoạch Chương trình 4 đề ra đến năm 2010: Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã phải có trình độ trung cấp chuyên môn; trong khi đó tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV thì chỉ cần trình độ văn hoá trung học cơ sở và được bồi dỡng về nghiệp vụ đối với các chức danh: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh . Đối với công chức cấp xã: Đến năm 2010 thì 100% công chức có trình độ chuyên môn trung cấp phù hợp với chức danh đảm nhận, trong đó có 30% đến 40% có trình độ cao đẳng, đại học. Như vậy, nhu cầu bổ sung thay thế đối với 05 chức danh công chức cấp xã (trừ 02 chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự) là 726 người. 1.2.2.4. Tình hình sinh viên tốt nghiệp đại học ở Nghệ An Đối tượng thu hút của "Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại chính quyền cơ sở (qua thực tế tỉnh Nghệ An)" là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, tuổi đời chưa quá 35, họ có những đặc điểm riêng: tuổi đời còn trẻ, có tri thức, đã được đào tạo chuyên môn vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là đối tượng xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội. Ngày nay, vai trò của sinh viên trong bức tranh xã hội ngày càng được ghi nhận đậm nét. Trong Hiến chương nhân bản 2000 được 86 học giả và các nhà hoạt động xã hội tên tuổi trên thế giới cùng ký tên đã nhận xét:"Hiến chương nhân bản II được công bố năm 1973 để ứng xử các vấn đề phát sinh trên hiện trường thế giới, kể từ đó: sự trỗi dậy của chủ nghĩa Phatxit, chiến tranh lạnh …và sự xuất hiện của sức mạnh sinh viên trong các trường đại học" [74]. ở Việt Nam, những sinh viên tốt nghiệp đại học là những trí thức mới của đất nước, chính họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần có những người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biến đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946" đã viết: "Một năm bắt đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Và người căn dặn: "Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên"[55, tr.259]. Giáo sư, Tiến sĩ người Mỹ Joseph Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 vì những cống hiến xuất sắc trong nghiên cứu khoa học về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển, trong chuyến thăm và làm việc ở nước ta cuối tháng 6 - 2001 cũng nhận xét về thế hệ trẻ ở các nước đang phát triển: "môi trường mới đòi hỏi tư duy phải đổi mới nhanh nhạy để phù hợp và giới trẻ thích nghi dễ dàng hơn so với những người già. (…) chính họ đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hình thành một tư duy kinh tế mới" [74]. Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Với sinh viên mới tốt nghiệp đại học, họ vừa trải qua những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong quá trình lâu dài tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Từ điểm xuất phát này con người trưởng thành và bước vào đời. Nếu điểm xuất phát tốt, họ sẽ đạt được những bước đi dài, ổn định và vững chắc trong tương lai; ngược lại con đường đi lên sẽ gặp trắc trở khó khăn. Một đất nước Việt Nam có phồn vinh và vững mạnh trong tương lai hay không là phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ sau này, trong đó có sinh viên. Nghệ An là một địa phương có truyền thống hiếu học và học giỏi, hằng năm tỉnh Nghệ An có hàng ngàn em là tân sinh viên của các trường đại học khắp cả nước. Riêng năm 2009, chỉ một huyện Thanh Chương đã có 700 em đậu đại học nguyện vọng 1 và 1.500 em đậu nguyện vọng 2, 3; Chỉ một trường làng ở huyện Yên Thành (Trường Phổ thông trung học Yên Thành II) đã có 144 em đậu đại học nguyện vọng 1. Đặc biệt có 229 em đạt 27 điểm trở lên trên tổng 3.175 của cả nước, trong đó có 15 em là thủ khoa của các trường đại học, là một trong 10 tỉnh có học sinh đậu đại học nguyện vọng 1 cao nhất của cả nước. Đây là nguồn "tài nguyên vô giá" để tỉnh Nghệ An thu hút những sinh viên ưu tú về xây dựng quê hương sau khi các em tốt nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 trường đại học, trong đó có một trường đại học đa ngành, một trường đại học công nghệ và một trường đại học sư phạm kỹ thuật. Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh là trường đại học công lập có chức năng đào tạo giáo viên dạy nghề và kỹ sư kỹ thuật, công nghệ có trình độ đại học, hiện nay trường có 2952 sinh viên đang theo học tại 6 ngành nghề khác nhau tại các khoa đào tạo. Bảng 1.1: Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp của đại học sư phạm kỹ thuật Vinh Môn / khoá 2007 2008 2009 Tin học ứng dụng 92 131 309 Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông 85 159 251 Công nghệ kỹ thuật điện 89 248 455 Công nghệ chế tạo máy 71 240 360 Công nghệ kỹ thuật ôtô 78 236 Sư phạm kỹ thuật công nghiệp 58 Tổng 337 856 1759 Nguồn: Phòng Đào tạo, đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh. Đại học Công nghệ Vạn Xuân là một trường đại học tư thục mới được thành lập, trường có chức năng đào tạo nhân lực có trình độ đại học của nhiều ngành nghề như: Công nghệ sinh học cây trồng; Công nghệ sinh học vật nuôi; Công nghệ sinh y học; Công nghệ môi trường; Kế toán và kiểm toán; Ngân hàng và kinh doanh chứng khoán Tài chính doanh nghiệp; Quản trị nhân sự; Quản trị kinh doanh bất động sản; Tiếng anh phiên dịch. Trường đại học Công nghệ Vạn Xuân khai giảng khoá đầu tiên vào tháng 11 năm 2009 với 88 sinh viên theo học tại 4 khoa: Quản trị kinh doanh, Công nghệ sinh học, Ngoại ngữ và nghiên cứu quốc tế; Khoa Tài chính - Ngân hàng - Kế toán. Trường đại học Vinh là một trường đại học đa ngành, được biết đến như một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của đất nước, với quy mô gần 36000 sinh viên, từ 54 tỉnh thành trong cả nước theo học tại 47 chuyên ngành ở 19 khoa khác nhau để nhận bằng cử nhân hoặc kỹ sư hệ chính quy. Hằng năm, hàng nghìn sinh viên đã tốt nghiệp, họ là lực lượng lao động có trình độ bổ sung vào nguồn nhân lực của cả nước. Cụ thể như, năm 2006 có 1252 sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp, năm 2007 là 1739 sinh viên, năm 2008 là 1836 sinh viên và đến tháng 7 năm 2009 là 1542 sinh viên được công nhận là tốt nghiệp ra trường (xem bảng 1.2). Bảng 1.2: Số lượng sinh viên các khoa đào tạo của Đại học Vinh TT Ngành Mã ngành Năm học 2006 - 2007 2007- 2008 2008 - 2009 Nhóm ngành kinh tế - tài chính, Ngân hàng, pháp lý, Đa ngành và cộng đồng 1 Cử nhân Toán 103 242 229 219 2 Toán - tin ứng dụng 109 60 116 173 3 Cử nhân Lý 105 155 189 184 4 Cử nhân Hoá 202 205 216 234 5 CN thực phẩm 204 105 171 227 6 Cử nhân Sinh 302 191 172 189 7 KH môi trường 306 38 104 265 8 Ctrị - Luật 502 86 198 315 9 Luật 503 0 200 445 10 Cửnhân Văn 604 942 739 724 11 Cử nhân sử 605 760 576 550 12 Công tác Xã hội 607 0 102 256 13 HD Du lịch 606 0 87 230 14 Cử nhân Anh 751 283 244 196 15 Quản trị KD 400 319 489 538 16 Kế toán - NH 401 6 552 936 17 Tài chính -NH 402 0 273 730 18 QTKD - HT 802 0 85 40 19 Kế toán - HT 801 0 207 128 Nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ 1 Cử nhân Tin 104 293 403 396 2 Kỹ sư CNTT 107 508 545 568 3 Kỹ sư Xây dựng 106 754 835 903 4 Điện tử VT 108 292 383 415 5 Xây dựng - HT 800 0 47 47 Nhóm ngành sư phạm 1 Sư phạm Toán 100 273 275 307 2 Sư phạm Tin 101 315 309 189 3 Sư phạm Lý 102 228 199 188 4 Sư phạm Hoá 201 215 215 229 5 Sư phạm Sinh 301 192 202 267 6 Sư phạm TD 903 243 215 227 7 Sư phạm GDCT 501 271 261 263 8 Sư phạm Văn 601 340 379 444 9 Sư phạm Sử 602 274 334 357 10 Sư phạm Địa lý 603 205 210 243 11 GD Tiểu học 901 257 222 219 12 GD Mầm non 902 182 175 193 13 Tiếng Anh 701 195 196 233 14 Tiếng Pháp 703 142 131 112 15 SP TD-Quân sự 904 143 197 212 Nhóm ngành nông - lâm - ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan