Luận văn Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 9

1.1. Lịch sử ra đời, hình thành phát triển của WTO 9

1.1.1. WTO có nguồn gốc từ sự ra đời của GATT 9

1.1.2. Sự khác nhau giữa GATT và WTO 14

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các nguyên tắc cơ bản của WTO 16

1.2. Lịch sử ra đời Hiệp định nông nghiệp trong WTO 19

1.2.1. Vòng đàm phán Urugoay (1986 - 1994) 19

1.2.2. Các yêu cầu của WTO liên quan đến nông nghiệp 24

1.2.3. Vai trò của Hiệp định nông nghiệp 26

1.3. Một số khái niệm cơ bản trong Hiệp định nông nghiệp 27

Chương 2: HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP VÀ VIỆC THỰC THI TẠI MỘT SỐ NƯỚC 29

2.1. Các nội dung chính của Hiệp định nông nghiệp 29

1.2.1. Mục tiêu của Hiệp định nông nghiệp 29

1.2.2. Các nội dung chính của Hiệp định 30

2.1.2.1. Cơ hội tiếp cận thị trường 32

2.1.2.2. Hỗ trợ trong nước 34

2.1.2.3. Trợ cấp xuất khẩu 37

2.2. Chính sách pháp luật nông nghiệp của một số nước theo Hiệp định nông nghiệp 39

2.2.1. Xu hướng chung về bảo hộ nông nghiệp 39

2.2.2. Tình hình áp dụng các rào cản thương mại nông sản của các thành viên WTO 41

2.2.2.1. Về tiếp cận thị trường 42

2.2.2.2. Hỗ trợ trong nước 43

2.2.2.3. Trợ cấp xuất khẩu 46

2.2.2.4. Chính sách bảo hộ nông nghiệp của một số nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản) và các nước đang phát triển (Trung Quốc và Thái Lan) 49

2.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong nông nghiệp của WTO 68

2.3.1. Quá trình giải quyết các tranh chấp trong nông nghiệp 70

2.3.2. Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên là nước đang phát triển trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO 71

2.3.3. Những ưu điểm của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO 72

2.3.3.1. Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên 72

2.3.3.2. Giải quyết tranh chấp nhanh chóng 73

2.3.3.3. Làm rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia thành viên WTO 73

2.3.3.4. Đảm bảo sự an toàn và dự báo trước cho hệ thống thương mại đa phương 73

2.3.3.5. Những khó khăn đối với thành viên là nước đang phát triển như Việt Nam khi tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp WTO 74

Chương 3: THỰC TRANG BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT NÔNG NGHIỆP TRONG KHUÔN KHỔ WTO 75

3.1. Cơ hội và thách thức của pháp luật nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO 76

3.1.1. Cơ hội 76

3.1.1.1. Xây dựng, rà soát hệ thống pháp luật nông nghiệp theo hướng tập trung, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế 76

3.1.1.2. Hình thành môi trường pháp luật cho thương mại theo chế độ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, tăng cường tính cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng trong nông nghiệp 77

3.1.1.3. Xây dựng tính đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật nông nghiệp 77

3.1.1.4. Bảo đảm sự tương thích của pháp luật quốc gia đối với các quy phạm của Hiệp động nông nghiệp và pháp luật liên quan 78

3.1.2. Thách thức 78

3.1.2.1. Đưa ra những yêu cầu cao đối với cải cách hệ thống pháp luật nông nghiệp 78

3.1.2.2. Thực hiện những quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ 79

3.1.2.3. Khả năng thực thi các cam kết yếu 79

3.2. Thực trạng chính sách bảo hộ nông sản 80

3.2.1. Chính sách pháp luật thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản 81

3.2.2. Hỗ trợ trong nước 83

3.2.2.1. Hỗ trợ trong nhóm "hộp hổ phách" (Amber box) 84

3.2.2.2. Hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây (Green box) 86

3.2.2.3. Hỗ trợ dạng hộp xanh lơ (Blue box) 97

3.2.3. Trợ cấp xuất khẩu 98

3.2.3.1. Nhóm chính sách tín dụng ưu đãi khuyến khích xuất khẩu 99

3.2.3.2. Nhóm trợ cấp trong các trường hợp cụ thể 100

3.2.3.3. Nhóm chính sách xúc tiến thương mại 105

3.3. Giải pháp xây dựng chính sách pháp luật nông nghiệp 106

3.3.1. Quan điểm về bảo hộ sản xuất trong nước và hỗ trợ nông nghiệp 106

3.3.2. Định hướng, đề xuất chính sách 110

3.3.2.1. Chính sách thuế nhập khẩu 110

3.3.2.2. Các biện pháp phi thuế 111

3.3.2.3. Hỗ trợ trong nước 114

3.3.2.4. Trợ cấp xuất khẩu 115

KẾT LUẬN 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp phi thuế khác. Vì thế hiện nay, đối với nông sản nhập khẩu vào Mỹ, chỉ có rất ít mặt hàng chịu sự kiểm soát của hạn ngạch. Về hạn ngạch thuế quan, Mỹ đang áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng. Biện pháp này được áp dụng với khoảng 198 dòng thuế. Nếu như thuế suất trong hạn ngạch đối với nông sản phần lớn là thuế theo giá (chỉ có 28% là thuế suất không theo giá) thì thuế suất ngoài hạn ngạch chủ yếu là thuế theo lượng và thuế kết hợp. Điều này phản ảnh mức độ cao của thuế suất ngoài hạn ngạch. Nếu cùng quy đổi về thuế theo giá thì thuế suất trung bình trong hạn ngạch chỉ có 9%, còn thuế suất ngoài hạn ngạch là 53% [16]. Trên thực tế mức độ thực hiện hạn ngạch khác nhau giữa các sản phẩm và giữa các năm. Mặc dù nhờ kết quả của vòng đàm phán Urugoay, Mỹ phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường tối thiểu (minimum access tariff quota) và mở cửa thị trường hiện tại (current access taiff quota). Tuy nhiên, hạn ngạch thuế quan vẫn là công cụ bảo hộ chính của Mỹ. Ngoài ra, phần lớn các lượng hạn ngạch thuế quan đều đã được phân bổ cho các nước nhập khẩu theo Hiệp định nông nghiệp, có những mặt hàng lượng hạn ngạch nhập khẩu đã được phân bổ trước cho một số nước nhất định tới trên 90% lượng hạn ngạch quy định. Nói một cách khác, Mỹ đã quy định rõ xuất xứ của những mặt hàng nông sản được nhập khẩu vào nước mình. Đây sẽ là rào cản rất lớn đối với những nước xuất khẩu nông sản đang tìm cách xâm nhập thị trường Mỹ, trong trường hợp nước đó chưa có hạn ngạch theo kết quả vòng đàm phán Urugoay. * Các biện pháp bảo hộ khẩn cấp (thuế đối kháng, thuế chống phá giá): Mặc dù thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá là những công cụ quản lý nhập khẩu được Mỹ rất ưa thích, nhưng trong lĩnh vực nông sản thì phạm vi áp dụng của những công cụ này rất hạn chế. Tại thời điểm 31/12/2000, các sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm 6,6% tổng số trường hợp áp dụng thuế chống phá giá, đối với thuế đối kháng, con số này là 14,6%. Ngoài ra, theo kết quả Hiệp định nông nghiệp, Mỹ cũng sử dụng biện pháp bảo hộ nông nghiệp đặc biệt. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng không nhiều nếu so sánh với các nước khác. Hai nhóm hàng được Mỹ quan tâm là sữa và các sản phẩm sữa, cà phê. * Hàng rào kỹ thuật: Hiện nay có thể nói rằng, đây là công cụ bảo hộ nông sản chủ yếu của chính phủ Mỹ. Một số quy định kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm nông sản như sau: Pho mát và các sản phẩm pho mát phải tuân theo các quy định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm và Bộ Nông nghiệp Mỹ. Phần lớn việc nhập khẩu Pho mát phải có giấy phép nhập khẩu và xin hạn ngạch của Bộ Nông nghiệp, Cục nông sản nước ngoài. Việc nhập khẩu sữa và kem phải tuân thủ các quy định của Luật Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và Luật Nhập khẩu sữa. Ngoài ra, việc nhập khẩu sữa và kem cũng phải chịu sự quản lý của hạn ngạch thuế quan. Một số loại rau quả và hạt nhất định phải đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của Mỹ về phẩm cấp, kích thước, chất lượng và độ chín. Những sản phẩm này sẽ được kiểm định và phải có giấy chứng nhận của Cục an toàn thực phẩm và kiểm định - Bộ Nông Nghiệp. Gia súc và động vật phải thoả mãn các quy định của Cục Kiểm định động thực vật. Ngoài ra, tất cả động vật được nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận sức khỏe, đặc biệt là những nước có các bệnh lở mồm long móng hoặc các bệnh dịch động thực vật khác không có ở Mỹ. Tuy nhiên, điểm khó vượt qua nhất trong hàng rào kỹ thuật nông sản của Mỹ chính là thủ tục trong các thủ tục lấy mẫu và kiểm tra Hải quan của Mỹ. Một số sản phẩm như táo và lê phải thực hiện việc kiểm tra trước khi thông quan để bảo đảm rằng lô hàng đó không mang những mầm bệnh không tồn tại hoặc không phổ biến trên đất Mỹ. Nhận xét: Mặc dầu là cường quốc kinh tế có nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao nhưng nông nghiệp Mỹ vẫn luôn là ngành được bảo hộ cao so với các ngành kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ. Mục tiêu bảo hộ là để bảo hộ lợi ích cho các chủ trang trại, tranh thủ sự ủng hộ của giới chủ trang trại đối với chính quyền. Bảo hộ nông nghiệp chủ yếu bằng thuế quan, nhưng lại gia tăng sử dụng các công cụ phi thuế quan, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, thủ tục hải quan rất phức tạp. Nhật Bản: Nông nghiệp Nhật bản là một trong những khu vực được bảo hộ cao trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế. Chính sách, pháp luật bảo hộ nông nghiệp được hiểu là những chính sách, quy định nhằm tăng sản lượng và thu nhập cho khu vực nông nghiệp thông qua sự can thiệp của nhà nước vào thị trường nông sản. * Thời kỳ 1945-1994: Trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh, mặc dù Chính phủ Nhật bản đã thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ nông nghiệp, nhưng tựu chung lại được chia là ba nhóm sau: - Biện pháp trợ giá, trợ cấp: Nhiều nông sản được lợi nhờ trợ gía trực tiếp của Chính phủ, các biện pháp bảo hộ qua giá rất đa dạng, từ việc trực tiếp quản lý giá mua, bán và quản lý khâu phân phối đến việc định giá tối thiểu. Tỷ trọng các nguồn tài chính dành riêng cho việc trợ giá nông sản chiếm khoảng 23% tổng ngân sách dành cho nông nghiệp trong năm 1960và lên đến 80% tổng ngân sách cho nông nghiệp năm 1984. Đồng thời với việc trợ giá, Chính phủ Nhật bản đã đầu tư cho nông nghiệp để cải tạo đất, xây dựng hệ thống tưới tiêu, đường xá và nghiên cứu phục vụ nông nghiệp. Lãi xuất cho khu vực nông nghiệp vay chỉ bằng một nửa hoặc 2/3 so với lãi suất thị trường [16]. - Các hạn chế nhập khau nông sản: Nhật bản đã sử dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản, trong đó biện pháp chặt chẽ nhất là hạn ngạch nhập khẩu, mặc cho điều đó trái với các nguyên tắc của GATT. Năm 1962, số mặt hàng nông sản quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu là 102. Sau đó việc nhập khẩu được tự do hoá dần, năm 1970 còn 58 mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch và cho đến năm 1993 vẫn còn là 22 mặt hàng. Do áp lực từ các nhà xuất khẩu Mỹ, Úc, Nhật bản đã thực hiện tự do hoá thương mại nhưng lại được thay bằng chế độ thuế quan cao để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Việc quy định hạn ngạch và chế độ thuế quan cao nhằm tránh sự cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài nhằm bảo hộ nông dân của Nhật bản. Ngoài ra, Nhật bản còn sử dụng hàng rào phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu. Chẳng hạn, các mặt hàng nông lâm sản muốn nhập khẩu vào Nhật phải tuân theo luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật bản. - Bảo hộ thông qua hệ thống thương mại nhà nước: Do hoạt động thương mại nhà nước không vi phạm các nguyên tắc của GATT nên nó được sử dụng rộng rãi ở Nhật bản để bảo hộ các sản phẩm lương thực chủ yếu như gạo, lúa mỳ, lúa mạch. Tuy nhiên, những hạn chế buôn bán đối với gạo đã bị chỉ trích gay gắt trong các cuộc đàm phán đa phương bởi chính sách về gạo là một trong những trường hợp bảo hộ nghiêm ngặt ở Nhật Bản. * Thời kỳ sau 1995: Sau khi gia nhập Hiệp định nông nghiệp, chính sách bảo hộ nông nghiệp Nhật có những nội dung sau: - Thuế quan: Nhật Bản cam kết đến năm 2000, tỷ suất thuế bình quân sẽ giảm xuống còn 12%. Tuy nhiên, đối với từng mặt hàng thì biên độ giảm thuế lại khác nhau. Mặc dù hầu hết các nông sản Nhật Bản đều cam kết thuế hoá, nhưng mặt hàng gạo lại là trường hợp ngoại lệ. Năm 2000, thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng gạo là 490%. Với mức thuế nhập khẩu như vậy, lượng nhập khẩu gạo so với lượng tiêu thụ thụ trong nước chỉ tăng từ 3% năm 1995 lên 5% vào năm 2000 [16]. - Áp dụng chính sách bảo hộ theo hộp mầu xanh lá cây: Bắt đầu từ năm 1995, Nhật bản đã chuyển việc áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp từ hình thức trợ cấp sản xuất và lưu thông sang hình thức cung cấp các dịch vụ công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và điều chỉnh cơ cấu hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp trong khuôn khổ chính sách theo hộp mầu xanh lá cây mà WTO quy định. Ví dụ, năm 1997, ngân sách chi cho nông nghiệp của Chính phủ Nhật Bản nằm trong hộp mầu xanh lá cây là 22 tỷ đô la. Trong khoản chi nói trên, trọng tâm dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nghiên cứu phát triển, tuyên truyền phổ biến kỹ thuật, phòng và kiểm dịch động thực vật, xây dựng thị trường bán buôn nông sản, dự trữ lương thực, thực phẩm quan trọng, viện trợ lương thực trong nước… Khoản hỗ trợ tài chính nằm trong hộp mầu xanh lá cây này chiếm 90% ngân sách dành cho nông nghiệp của Chính phủ Nhật bản. - Thực hiện hỗ trợ trong nước theo chính sách hộp mầu hổ phách: Chính sách hỗ trợ trong nước thuộc hộp mầu hổ phách của Nhật bản chủ yếu là áp dụng đối với các loại sản phẩm nông sản cơ bản được trợ giá thị trường. Sự hỗ trợ này làm cho giá tiêu thụ ở ở thị trường nội địa luôn cao hơn rất nhiều giá nhập khẩu. Qua đó, chính phủ thực hiện việc bảo hộ gián tiếp lợi ích của nông dân và sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1995 trở lại đây, thực hiện chính sách này đã gây ra sự chênh lệch rất lớn. Số tiền chi cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ này cao hơn số chi cho ngân sách thuộc "hộp mầu xanh lá cây". - Điều chỉnh chính sách nông nghiệp và nông thôn: Bắt đầu từ năm 1995, Chính phủ Nhật Bản sửa đổi, điều chỉnh mạnh chính sách nông nghiệp trong nước nhằm thích ứng hơn nữa với những quy tắc về nông nghiệp của WTO và bảo hộ, hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp Nhật bản trong thế kỷ XXI. Tháng 1/1995, Nhật bản thi hành Luật cân đối cung cầu và ổn định giá cả lương thực chủ yếu" thay cho Luật kiểm soát lương thực được áp dụng từ năm 1948, đánh dấu cơ chế quản lý lương thực bước sang thời kỳ mới. Năm 1997, Nhật bản ban hành "Bộ Luật lưu thông gạo" theo đó thay đổi phương thức bảo hộ giá cả đối với lương thực được duy trì trong một thời gian dài, thu hẹp quy mô trợ cấp trực tiếp của Chính phủ đối với việc lưu thông gạo. Năm 1999, Nhật bản bắt đầu thi hành Luật cơ bản về thực phẩm, nông nghiệp, nông thôn. Bộ Luật này thể hiện sự coi trọng của Nhật bản đối với an ninh lương thực và cho thấy nông nghiệp có nhiều chức năng, ngoài chức năng thương mại trong một đất nước hẹp, người đông. Đồng thời với việc giảm thiểu trợ cấp trực tiếp cho sản xuất lương thực. Nhận xét: Nông nghiệp Nhật bản được bảo hộ mạnh mẽ và giá nông sản thực phẩm ở nước này cao hơn hẳn so với các nước khác như Mỹ và cộng đồng châu Âu. Chính phủ Nhật bản đã dùng nhiều chính sách biện pháp để hỗ trợ sản xuất bảo hộ thương mại hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo. Mức độ bảo hộ nông nghiệp Nhật bản đã gia tăng suốt ba bốn thập niên qua do nông nghiệp đang dần mất đi lợi thế so sánh trong quá trình tăng trưởng. Mặc dù được bảo hộ, nhưng Nhật bản đã trở thành một trong những nước nhập khẩu nông sản nhiều nhất thế giới. Có thể nói chính sách bảo hộ sản xuất và thương mại của Nhật bản cho ta nhiều bài học khác nhau: - Luật Nông nghiệp (1952) quy định những kiểm soát chặt chẽ đối với đất đai để bảo vệ những thành quả của cải cách ruộng đất. Theo luật này, ruộng đất được mua bán theo giá thị trường, nhưng không đựơc vượt quá giới hạn cho phép. Kinh nghiệm của Nhật bản cho thấy một chính sách đất đai không tính đến xu hướng phát triển lâu dài của ngành nông nghiệp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển của bản thân ngành đó và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Việc trợ cấp cho nông nghiệp, đặc biệt là trợ giá cho lúa gạo thực tế đã thất bại trong thực hiện công bằng xã hội. Việc bảo hộ nặng nề này là những cản trở những nỗ lực điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp. Do mức trợ giá cao và do Chính phủ bảo đảm sẽ mua bất kỳ khối lượng gạo nào sản xuất ra nên người nông dân không tích cực giảm chi phí sản xuất. - Về mặt kinh tế, bảo hộ nông nghiệp làm tăng chi phí xã hội, lãng phí nguồn tài nguyên. Do việc thực thi chính sách bảo hộ nông nghiệp, hàng năm chính phủ đã phải chi một khoản tiền lớn để trợ cấp cho nông nghiệ, số tiền này tất nhiên phải lấy từ ngân sách, thực chất là lấy từ thuế do người tiêu dùng đóng góp. - Từ việc xem xét các chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật bản trên đây, chúng ta thấy mục tiêu của chính sách bảo hộ nông nghiệp của nước này là thúc đẩy nông nghiệp phát triển và làm cho thu nhập của nông dân không bị cách biệt quá xa so với khu vực khác.Tuy nhiên, bảo hộ thái quá đã làm tổn hại lợi ích người tiêu dùng, gây nên những lãng phí trong đầu tư do ném vốn vào lĩnh vực kém hiệu quả. Đây cũng chính là bài học chúng ta cần xem xét trong việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. * Liên minh châu Âu - EU: An ninh lương thực luôn là mối quan tâm chung trên toàn thế giới, chính điều này đã khiến liên minh châu Âu thiết lập một thị trường nông nghiệp thống nhất vào đầu năm 1962 Mục tiêu cơ bản của Chính sách nông nghiệp chung (CAP) trong EU là: Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp; Ổn định thị trường nông sản; Nâng cao mức sống người dân. Những phương thức mà EU thường áp dụng để thực hiện CAP khi ký Hiệp định Nông nghiệp là: - Thuế quan: Để thực hiện các cam kết của mình EU chỉ áp dụng mức cắt giảm thuế suất đối với các sản phẩm ít quan trọng, có thuế suất cao. Các mức cắt giảm cao được áp dụng cho các sản phẩm hoặc là khối lượng nhập khẩu ít, hoặc là thuế hải quan vốn ở mức thấp. - Trợ cấp xuất khẩu: Trong quá trình diễn ra vòng đàm phán Urugoay, EU đã đấu tranh rất quyết liệt để duy trì các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp. Tuy vậy, EU bị ràng buộc bởi Hiệp định nông nghiệp về giảm trợ cấp xuất khẩu. Theo như cam kết với WTO, mỗi năm EU có thể thực hiện trợ cấp theo "hộp màu hổ phách" là 62 tỷ đô la. Hiện EU đang tiến hành cải cách cơ bản chính sách nông nghiệp chung thể hiện qua việc giảm chi phí trợ giá cho các sản phẩm ngũ cốc bằng hình thức thanh toán trực tiếp cho nông dân. - Hỗ trợ trong nước: Các điều khoản của Hiệp định nông nghiệp năm 1994 về hỗ trợ trong nước đã không tạo ra những rằng buộc quá lớn đối với các nhà sản xuất nông nghiệp EU. Bởi vì trong nội dung cải cách CAP, EU đã tiên liệu trước được những quy định trong Hiệp định Nông nghiệp. Đặc biệt là các chương trình hỗ trợ của nhà nước đều được xếp trong hộp xanh da trời. Các chương trình này thường đi kèm với các biện pháp hạn ngạch sản xuất. - Các hàng rào kỹ thuật: Các hàng rào kỹ thuật, bảo vệ môi trường được EU áp dụng một cách rộng rãi để bảo hộ nông nghiệp. Mức độ phức tạp của các rào cản này có xu hướng gia tăng. Nhận xét: Chính sách pháp luật chung của EU và những chính sách bảo hộ của họ đã tạo ra sự ổn định trong sản lượng nông nghiệp ở mức phù hợp hơn với lượng tiêu thụ của liên minh. Các biện pháp được thực hiện đã kiểm soát đựơc mức tăng sản lượng mà không gây ra những thiếu hụt nghiêm trọng. Triết lý cơ bản của EU đối với CAP thực chất có sự chuyển dịch từ chủ nghĩa bảo hộ sang phụ thuộc nhiều hơn vào giá cả thị trường thế giới. Tư tưởng chủ đạo là, trong tương lai, lý do duy nhất để tăng sản lượng là để đáp ứng những cơ hội mới của thị trường. Liên minh sẽ đáp ứng những nhu cầu mới này bằng cách xuất khẩu những mặt hàng cạnh tranh và những mặt hàng không đựơc trợ cấp. Việc cắt giảm trợ cấp cũng là đòi hỏi của các nước khác ngoài EU, phù hợp với đòi hỏi của xu hướng tự do hoá mậu dịch hàng nông sản. * Trung Quốc: Sau 16 năm đàm phán, ngày 11/12/2002, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Khi trở thành thành viên của WTO Trung Quốc cam kết thực hiện những nguyên tắc của Hiệp định nông nghiệp. * Cắt giảm thuế quan: Trước khi gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu nông sản của WTO là 25,3%. Trung Quốc đã cam kết trong năm gia nhập đầu tiên, mức thuế nông sản bình quân của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 18,5%. Đến năm 2004, giảm xuống còn 15,5% và năm 2008 giảm xuống còn 15,1% [16]. Việc giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản sẽ gây áp lực đối với sản xuất trong nước, cũng như việc làm, thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, mức cắt giảm là khác nhau đối với từng mặt hàng nông sản. Trên thực tế, mặt hàng lương thực ít chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm. Bởi vì, Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ đánh thuế từ 1-10% đối với lương thực nhập khẩu theo hạn ngạchvà 65% đối với lương thực nhập khẩu vượt quá hạn ngạch. * Hạn ngạch thuế quan: Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã sử dụng hạn ngạch để quản lý rất nhiều hàng nhập khẩu. Khi đã gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số loại nông sản chính là lương thực, lúa mỳ. Ngoài ra, Trung Quốc còn cam kết tỷ lệ phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp tư nhân. * Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu được coi là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, cũng như các nước thành viên WTO khác, Trung Quốc đã phải cam kết đình chỉ việc trợ cấp xuất khẩu, trong đó có trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản. Từ năm 1997, Trung Quốc luôn là nước xuất siêu lương thực. Vì vậy, trợ cấp xuất khẩu là động lực chính để thúc đẩy xuất khẩu. Từ năm 2002, việc cắt bỏ các khoản trợ cấp xuất khẩu gây rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu nông sản của Trung Quốc. * Hỗ trợ trong nước: Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết tuân thủ các quy tắc của tổ chức này về hỗ trợ và trợ cấp trong nước. Điều này có nghĩa là tuy trợ cấp xuất khẩu không còn được áp dụng, nhưng Trung Quốc vẫn có thể dành hỗ trợ và trợ cấp trong nước theo các quy định thuộc hộp mầu xanh lá cây, hộp mầu xanh da trời và hộp hổ phách. Theo số liệu của WTO, trợ cấp thuộc hộp mầu hổ phách của Trung Quốc có thể chiếm 8,5% giá trị sản lượng nông nghiệp và Trung Quốc còn phải từ bỏ ba biện pháp mà các nước có thể được miễn trừ khỏi cam kết cắt giảm trong điều khoản 6.2 của Hiệp định nông nghiệp, đó là trợ cấp đầu tư, trợ cấp thu nhập nông dân, trợ cấp nhằm khuyến khích việc từ bỏ trồng cây thuốc phiện. * Các cam kết khác: - Biện pháp vệ sinh động thực vật: Trung Quốc đã cam kết phải làm rõ tính minh bạch các quy định về vệ sinh động thực vật theo quy định của WTO. Đồng thời, theo quy tắc của WTO, Trung Quốc sẽ không được cấm nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen. Điều khoản tự vệ và cơ chế tự vệ đặc biệt trong thời kỳ quá độ: Trung Quốc cam kết trong vòng 12 năm sau khi gia nhập, nếu sản phẩm nhập từ Trung Quốc gây ra những thiệt hại về thị trường cho người sản xuất của các nước thành viên thì các nước này có thể áp dụng cơ chế tự vệ đặc biệt trong thời kỳ quá độ đối với sản phẩn của Trung Quốc. Hướng cải cách chính sách bảo hộ nông sản trong quá trình hội nhập trong bối cảnh WTO của Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO, sự phát triển của nông nghiệp Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới khiến cho môi trường và bối cảnh của chính sách nông nghiệp nhờ đó có những thay đổi đáng kể. Đồng thời chính sách bảo hộ sản xuất nông sản Trung Quốc cũng đang dần thay đổi gồm: + Hình thành thị trường vốn cho sản xuất và xuất khẩu nông sản: Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, Trung Quốc cho rằng cần phải mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu nông sản. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn, Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp sau: · Phát hành trái phiếu phát triển xuất khẩu: đây là một hướng để thu hút vốn xây dựng hạ tầng mở rộng quy mô xuất khẩu. · Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có ảnh hưởng lớn, có sức lôi kéo mạnh, hiệu quả kinh tế cao phát hành trái phiếu công ty với số lượng nhất định. Thông qua phương thức này, Trung Quốc có thể phát hành thêm được nhiều vốn cho phát triển xuất khẩu. + Điều chỉnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu: Trung Quốc có chủ trương tăng hoàn thuế xuất khẩu nông sản. Hiện mức hoàn thuế xuất khẩu nông sản của Trung Quốc chỉ có 5%. Đồng thời giảm thuế đánh vào mặt hàng đặc sản nông nghiệp, ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kiên quyết xoá bỏ công ty chuyên doanh độc quyền xuất nhập khẩu, mở rộng quyền tự do xuất khẩu nông sản.Chính phủ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp bằng cách: · Dự đoán biến động thị trường nông sản quốc tế, cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp. · Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về buôn bán hàng hoá nông sản với các thị trường tiềm năng. · Xoá bỏ các rào cản phi thương mại và kiểm dịch động thực vật, tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng nông sản Trung Quốc. + Lập hàng rào xanh hay còn gọi là hàng rào môi trường: Trong thương mại quốc tế, nhiều nước thông qua luật pháp hoặc những quy phạm kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người để xây dựng hàng rào thương mại hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Sau vòng đàm phán Urugoay, hàng rào thương mại chủ yếu là thuế quan đã từng bước được cắt giảm, còn hàng rào phi thuế quan cũng từng bước bị loại bỏ. Nhưng thương mại và môi trường đã gắn chặt với nhau, phát sinh ra "hàng rào xanh". Sự phát triển của hàng rào xanh là một biểu hiện mới của chủ nghĩa bảo hộ. Hình thức của hàng rào xanh là: các chế tài thương mại về môi trường, thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, áp dụng ISO 14000…Tuy hàng rào xanh chỉ được hình thành trong 10 năm trở lại đây nhưng đã có ở khắp toàn cầu. Trung Quốc một mặt vấp phải hàng rào xanh khi xuất khẩu hàng nông sản của mình ra nước ngoài như EU, Nhật Bản, mặt khác, Trung Quốc cũng từng bước thiết lập hàng rào xanh cho riêng mình để hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài mà không vi phạm các quy định của WTO. Nhận xét: Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Có thể thấy đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách thương mại hàng nông sản của Trung Quốc là: - Bảo hộ ở mức vừa phải đối với sản xuất hàng nông sản trước áp lực mở cửa hội nhập. - Chuyển từ bảo hộ các biện pháp giấy phép, hạn ngạch sang bảo hộ bằng thuế quan và các rào cản thương mại mới không trái với quy định của WTO. - Giảm dần trợ cấp xuất khẩu đến nay chỉ còn trợ cấp cho một vài mặt hàng. * Thái Lan: * Tiếp cận thị trường: Trong vòng đàm phán Urugoay, Thái Lan đưa 994 mặt hàng nông sản vào ràng buộc thuế quan, và cam kết giảm mức thuế xuất trung bình khoảng 24% trong vòng 10 năm(1995-2004). Mức giảm tối thiểu là 10% đối với tất cả các dòng thuế. Ngoài ra, Thái Lan cũng bảo lưu quyền phải sử dụng tới điều khoản tự vệ đặc biệt trong Hiệp định nông nghiệp (chiếm khoảng 11% trong số 994 mặt hàng nông sản đưa vào cam kết). Có một thực tế là đối với nhiều sản phẩm, mức thuế suất áp dụng từ năm 1995 trải từ 0%-15%, còn mức thuế ràng buộc thì từ 20-30%. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất này khá lớn đối với một vài sản phẩm như: ngô, bột sữa có độ béo tháp, khoai tây, bánh đậu xanh và hạt giống hành [16]. Các ràng buộc về thuế quan cao cùng với quyền bảo lưu áp dụng các biện pháp tự vệ đối với 111 sản phẩm nông sản đã đem lại một sự bảo hộ hợp lý cho hầu hết các sản phẩm nhạy cảm. Tuy vậy, cho đến nay, Thái Lan vẫn chưa cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ. * Trợ cấp trong nước: Trước vòng đàm phán Urugoay, một số hàng hoá thiết yếu như đậu tương và các sản phẩm sữa được sự bảo hộ cũng như trợ cấp từ Chính phủ Thái Lan rất mạnh. Hiện nay, Thái Lan vẫn tiếp tục trợ cấp cho nông sản theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định nông nghiệp. * Trợ cấp xuất khẩu: Thái Lan là một thành viên của nhóm các nước đi đầu trong việc kêu gọi cấm tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Thái Lan không nêu vấn đề trợ cấp xuất khẩu nông sản trong lịch trình đàm phán gia nhập WTO, do đó không thể thực hiện việc trợ cấp như vậy trong tương lai. Tuy nhiên, với tư cách là một nước đang phát triển, Thái Lan vẫn có quyền tiến hành các khoản trợ cấp để giảm bớt chi phí vận tải nội địa, chi phí Marketing cũng như chi phí vận tải quốc tế. * Hạn ngạch thuế quan: Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 23 mặt hàng nông sản, mức thuế trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch chênh lệch nhau khá lớn. Việc quy định hạn ngạch thuế quan đối với các nông sản trên không gây ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu các mặt hàng đó, bởi vì mức thuế trong hạn ngạch cao và lợi thế cạnh tranh hơn hẳn của các nhà xuất khẩu Thái Lan ở hầu hết các mặt hàng. Chính phủ Thái Lan cũng không những không cân nhắc khả năng việc gia tăng nhập khẩu liệu có làm thiệt hại đến các ngành cạnh tranh trong nước hay không mà còn cho rằng hàng nhập khẩu mang lại lợi ích cho nhiều ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sử dụng những hàng nhập khẩu đó làm đầu vào cho sản xuất. Mặc dù quy định hạn ngạch, nhưng có những trường hợp mức thực hiện hạn ngạch vượt quá mức cho phép với mức thuế nhập khẩu thấp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Chế độ hạn ngạch thuế quan hiện nay ở Thái Lan vẫn còn có sự phân biệt đối sử với các nhà nhập khẩu mới tham gia thị trường, ủng hộ những nhà nhập khẩu lâu năm và có quy mô lớn. Tình trạng này làm gia tăng các hành động tìm kiếm lợi ích thông qua các cuộc vận động hành lang của các chính trị gia. Sự độc quyền hay hành vi độc quyền sẽ dẫn đến các mức giá cao giả tạo và do đó sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu và phá hoại lợi ích phúc lợi tiềm tàng. Nhận xét: Chính sách luật pháp phát triển nông nghiệp, cũng như chủ trương bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu nông sản của Thái Lan đã đem lại cho nông nghiệp sự tăng trưởng ổn định. Thái Lan đã thoả mãn nhu cầu trong nước về các nông sản cơ bản, và là một trong những nước xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới. Nông sản nhập khẩu chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tự do hoá và bảo hộ sản xuất luôn được kết h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan