MỤC LỤC
Phần mở đầu .
Chương 1. Hình thức chính thể Nhà nước - nội dung cơ bản của Hiến pháp.
1.1. Khái quát về hình thức chính thể Nhà nước.
1.2 .Hình thức chính thể chế dodok chính trị - nội dung cơ bản cả Hiến pháp
1.3. Phân loại hình thức chính thể .
1.4. Sự ảnh hưởng hoạt động của đảng phái đến các mô hình chính thể Nhà nước .
Chương 2 . Chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 nhìn từ góc độ so sánh với chính thể một số nước cùng thời .
2.1. Khái quát về chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946
2.1.1. Tư Tưởng về các mô hình chính thể Nhà nước ở Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám 1945
2.1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn và đặc điểm của chính thể Cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946
2.2.Sự giống nhau và khác nhau của chính thể Hiến pháp 1946 vơí chính thể Cộng hoà (quân chủ ) đại nghị và chính thể Cộng hoà tổng thống .
2.2.1 Nguyên Thủ Quốc gia
2.2.2 Về Quốc hội
2.2.3 Về Chính phủ
2.2.4 Về tư pháp
Chương 3. Sự tiến hoá từ chính thể Việt Nam dân chủ Cộng hòa Hiến pháp 1946 lên chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi .
3.1 Sự kế thừa, phát triển Hiến pháp 1946 trong các Hiến pháp Việt Nam .
3.1.1 Về tính chất của Nhà nước .
3.1.2 Về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
3.1.3 Về các quyền tự do, dân chủ cua công dân.
3.1.4 Về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước .
3.2 Một số Hiến nghị về hoàn thiện cơ sở hiến định của mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3.2.1 Hình thành một hệ thống lý luận độc lập về mô hình tổ chức Nhà nước .
3.2.2 Xác định chính thể Việt Nam hiện nay.
3.2.3 Nhận thức đúng đắn nguyên tắc cả quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất.
3.2.4 Hoàn thiện tổ chức và cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp ,tư pháp
Kết luận .
Danh mục tài liệu tham khảo
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính thể Việt Nam trong Hiến pháp 1946 và sự so sánh với chính thể một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Chính phủ được doạ đặt vấn đề tín nhiệm tước Quốc hội...
Không giống với Nhà nước Anh, Nhà nước Mỹ áp dụng học thuyết tam quyền phân lập một cách cứng rắn trong tổ chức mô hình Nhà nước. Trên lý thuyết các cách quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) được phân chia một cách tuyệt đối, không ngành quyền lực nào phụ thuộc vào ngành quyền lực nào, lập pháp là lập pháp, hành pháp là hành pháp, tư pháp là tư pháp. Không có sự hợp tác phối hợp giữa các ngành quyền lực mà chúng hoạt động dựa trên cơ sở của cơ chế kiềm chế và đối trọng. Do đó, vị trí của Quốc hội được quy định ngang bằng với các thiết chế quyền lực Nhà nước khác. Nếu như ở Nhà nước Anh theo Chính thể đại nghị, người ta quan niệm rằng Quốc hội chỉ được giải quyết một cách dân chủ mọi vấn đề, các hoạt động của Nhà nước chỉ được giải quyết một cách dân chủ thông qua Nghị viện, thì Nhà nước theo Chính thể cộng hoà tổng thống ở Mỹ lại có quan niệm ngược lại "Quốc hội cũng không là cái gì cả, cũng có khi làm sai, và cũng có khi trở thành độc tài, mà hậu quả của sự tồn tại này cũng y như của sự độc tài cá nhân". [14; 317]. Do tính độc lập lẫn nhau giữa các ngành quyền lực nên chính phủ không được thành lập dựa trên cơ sở Quốc hội, Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không bị Quốc hội lật đổ và kèm theo đó là Quốc hội không thể bị giải tán.
Vể thẩm quyền của Quốc hội.
Hiến pháp của hầu hết các nước đều quy định thẩm quyền của Quốc hội dựa trên các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của chúng. Đó là các chức năng; lập pháp; giám sát; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nhìn chung Hiến pháp của các nước đều ghi nhận ba chức năng cơ bản trên của Quốc hội. Nhưng phụt thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng quốc gia, đặc biệt là phụ thuộc vào mô hình tổ chức Nhà nước ( chính thể) áp dụng trong việc thực hiện quyền lực mà thẩm quyền của các thiết chế quyền lực Nhà nước nói chung, thẩm quyền của Quốc hội nói riêng có sự khác biệt nhau. Sau đây sẽ lần lượt đề cập đến các quyền hạn cơ bản nhất của Quốc hội theo Hiến pháp 1946, của Quốc hội Nhà nước Anh và của Quốc hội Nhà nước Mỹ.
Trong lĩnh vực lập pháp chức năng cơ bản không thể thiếu của Quốc hội là chức năng lập pháp. Các chức năng khác của Quốc hội đều dựa trên và phục vụ cho chức năng lập pháp. Đây là lĩnh vực hoạt động bao quát nhất của Quốc hội. Quá trình xây dựng và ban hành pháp luật bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có ba giai đoạn cơ bản: sáng quyền lập pháp, thông qua luật, công bố luật. Thực tiễn hoạt động lập pháp cho thấy đa số các dự án đều do chính phủ - hành pháp đệ trình. Quyền công bố luật thuộc về người đứng đầu Nhà nước. Thông qua dự án luật thuộc về quyền của Quốc hội. Bởi thế, Hiến pháp của đa số các nước trên thế giới đều quy định Quốc hội có quyền thông qua luật, chứ không quy định là Quốc hội có quyền làm luật. Mà nếu có quy định là Quốc hội có quyền làm luật thì trong quá trình lập pháp, Quốc hội thường cũng chỉ thực hiện quyền thông qua dự án luật.
Về sáng quyền lậpp pháp, Điều thứ 23 Hiến pháp 1946 quy định: "Nghị viện nhân dân đặt ra các pháp luật..." [10; 12], mà không quy định cụ thể ai có quyền trình dự án luật và các kiến nghị về luật. Chỉ có một cơ quan mà Hiến pháp quy định một cách cụ thể trao cho sáng quyền lập pháp, đó là chính phủ. Điều thứ 52, Hiến pháp 1946 khi đề cập đến quyền hạn của Chính phủ, quy định: "Đề nghị những dự án luật ra trước nghị viện; Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban Thường vụ, trong lúc Nghị viện và theo tinh thần của Hiến pháp ta thấy rằng Hiến pháp đã nghi nhận quyền tham gia lập pháp của cơ quan hành pháp - Chính phủ mà quyền này thực tế là rất lớn, chi phối hoạt động lập pháp. Nhưng quy định với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp.
Không giống với Việt Nam nơi mà các chủ thể có quyền sang kiến pháp luật tương đối rộng rãi bao gồm cả lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp 1946, luật pháp Hoa Kỳ, quy định rõ chủ thể có quyền sáng kiến pháp luật, đó là các nghị sĩ Quốc hội (Hạ nghị viện và Thượng Nghị viện) và chỉ có các nghị sĩ đại diện cho ý chí vua cử tri cả nước mới có quyền trình dự án luật, kiến nghị và luật ra tước Quốc hội. Sáng quyền lập pháp được coi là đặc quyền của nghị sĩ, của Quốc hội, nó được giới luật hóc cho rằng nhằm bảo vệ quyền hạn lập pháp đích thực của quốc hội.
Theo cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước Mĩ, lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nên trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp không có quyền tham gia tới quá trình lập pháp của quốc hội để bảo vệ sự độc lập của quốc hội khi thông qua luật không bị sức ép của hành pháp - cơ quan thực thi pháp luật. " nhưng trên thực tế đa số các đạo luật cũng như các quyêt định quan trọng của quốc hội được thông qua là do hành pháp đề xát. Cụ thể là tổng thống- người đứng đầu bộ máy hành pháp không có quyền trình dự án luật ra trước quốc hội. Nhưng tổ quốc hội thông qua một đạo luật nào đó thì tổng thống có quyền lưu ý quốc hội về vấn đề cần được điều chỉnh bằng luật ngay trong buổi đọc diễn văn khai mạc kỳ họp quốc hội. Ngoài ra, tổng thống còn dùng nhiều biện pháp tác động đến quy trình lập pháp của quốc hội như gửi thông điệp, cho quốc hội hoặc thông qua các cuộc trao đổi thường xuyên với đảng viện nghệ sĩ thuộc đảng của tổng thống mà tổng thống có quyền yêu cầu họ phải trình dự án trước quốc hội [ 24; 169]
Khác với chỉnh thể cộng hoà tổng thống ở Mĩ, chủ thể có quyền sáng kiên pháp luật theo chính thể đại nghị ở Anh rộng rãi hơn, đó không chỉ là đặc quyền của nghệ sĩ, mà còn mở rộng đến thành viên hành pháp. Vì hành pháp với sự mệnh là người thực hiện chính sách được quốc hội xác định, và có kiến thức sâu sắc về hành chính, có nhiều kỹ thuật hơn quốc hội trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp và để chuẩn bị các dự án với một bảo đảm pháp lý. Chủ thể sáng quyền lập pháp bao gồm: Nghị sĩ quốc hội, nguyên thủ quốc gia, thành viên chính phủ. Do đặc điểm này của chính thể đại nghị mà trên thực tế phần lớn công việc của quốc hội đều do hành pháp chuẩn bị, đã biến hoạt động của quốc hội thành " nghị gật"
Giai đoạn thảo luận và thông qua dự án luật. ở các nhà nước, Anh, Mỹ trong quá trình thảo luận và thông qua dự án luật được thực hiện một cách kỹ càng và cẩn trọng. ở hai nhà nước này, mô hình quốc hội của hình thức được cơ cấu làm hai viện hoạt động thường xuyên, cho nên một dự án pháp luật sẽ được hai viện thông qua nên sẽ cẩn trọng nên. Đồng thời, trong tổ chức của Quốc hội, với sự tham gia một cách tích cực của các uỷ ban, mà hầu hết các dự án pháp luật trước khi được trình ra Quốc Hội đều phải thông qua các uỷ ban chuyên môn xem xét một cach kỹ càng.
Giai đoạn công bố luật. Hiến pháp Hoa Kỳ và Anh quốc là thuộc về người đứng đầu nhà nước ( nguyên thủ quốc gia). ( phần này đã được phân tích ở mục về nguyên thủ quốc gia ở trên )
Một đặc điểm khác biệt giữa Quốc Hội Việt Nam theo hiến pháp 1946 so với Quốc hội của các nhà nước Anh, Mỹ là vấn đề lập pháp uỷ quyền. Mặc dù, Quốc hội được Hiến pháp quy định và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, nhưng vì lý do Quốc hội hoạt động không thường xuyên, cho nên quốc hội uỷ quyền lập pháp cho cơ quan nhà nước khác. Nhưng khác với nước tư bản Quốc hội được uỷ quyền lập pháp cho chính phủ, thì ở các nước xã hội chủ nghĩa Quốc hội thường uỷ quyền lập pháp cho cơ quan thường trực của mình. Điềm a, Điều thứ 36 hiến pháp 1946 khi đề cập đến quyền hạn của Ban Thường vụ, đã quy định:'"Biểu quyết những dự án pháp luật của chính phủ. Những dự án sắc luật đó trình nghị viện vào phiên họp gần nhất để nghị viện uy chuẩn hoặc phế bỏ " [10 ; 15 ]
Quyền tham gia lập các cơ quan nhà nước.
Quốc hội theo quy định của hiến pháp 1946 có quyền hạn rộng rãi tham gia vào việc thành lập chính phủ. Điều thư 45 hiến pháp 1946 quy định: " chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viện bỏ phiếu thuận..." tiếp đó điều thứ 47 quy định: " Chủ tịch nước Việt Nam chọn thủ tướng trong nghị viện và đưa ra nghị viện biểu quyết. Nếu đươc nghị viện tiến nhiệm thủ tướng chọn các bộ trưởng trong nghị viện và đưa ra nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách" [ 10; 16-17 ]. Như vậy, hiến pháp chỉ quy định nghị viện có quyền tham gia thành lập chính phủ mà không quy định tham gia thành lập các cơ quan tư pháp. Giống với quy định hiến pháp 1946, nghị viện Anh ( hạ nghị viện ) chỉ có quyền tham gia thành lập chính phủ. Theo quy định của pháp luật và tập tục ở nước Anh, chính phủ do người đứng đầu nhà nước thiết lập. Nhà vua chọn thủ tướng trong nghị viện do sự tham gia hoạt động của các đảng phái vào nghị trường cho nên chức danh thủ tướng được nhà vua chọn không ai khàc hơn ngoài thủ lĩnh ( người có uy tín nhất ) của đảng giành được đa số ghế trong cuộc bâu cử lập pháp. Theo đề nghị của thủ tướng , hoàng đế bổ nhiệm các bộ trưởng, và bộ trưởng nhất thiết phải là thành viên của nghị viện. Chính phủ do người đứng đầu nhà nước thành lập nhưng cần phải có sự tiến nhiệm của nghị viện. Nghị viện của nhà nước cộng hoà Tng thống ơ Mỹ tham gia thành lập cac cơ quan nhà nước theo quy định của hiến pháp Mĩ: Các thành viên của chính phủ, thẩm phán toà án tối cao liên bang do thượng nghị viện phê chuẩn theo đề nghị của tổng thốn.
Trong lĩnh vực ngân sách.
Đây là một quyền hạn quan trọng của quôc hội. Nhưng theo quy định của pháp luật, chính phủ là cơ quan đứng ra xây dựng kế ngân sách, còn quốc hội là cơ quan thông qua ngân sách. Điều quan trọng cần chú ý ở đây là, trong nhà nước Anh, Mỹ do áp dụng học thuyết tam truyền phân lập vào việc tổ chức nhà nước nên việc thông qua ngân sáh của quốc hội là một quyền hạn rộng lớn của lập pháp, Chính phủ là cơ quan đứng ra xây dựng kế hoạch ngân sách còn Quốc hội là cơ quan thông qua ngana sách. Điểm quan trọng cần chú ý ở đây là, trong các Nhà nước Anh, Mỹ do áp dụng học thuyết tam quyền phân lập vào việc tổ chức Nhà nước nên việc thông qua ngân sách của Quốc hội là một quyền hạn rộng lớn của lập pháp để đối trọng với các quyền hạn của hành pháp. ở Mỹ, nơi áp dụng học thuyết phân quyền một cách cứng rắn, các bất đồng xảy ra rong mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp. Chủ yếu xuất phát từ việc thông qua ngân sách. Việc phê chuẩn hay không phê chuẩn ngân sách do hành pháp chuẩn bị thể hiện mối quan hệ thực tế giữa Quốc hội và hành pháp. Chính mối liên hệ này ràng buộc Quốc hội và Tổng thống buộc hai cơ quan phải xích lại gần nhau, hợp tác với nhau. Trong chính thể đại nghị ở Nhà nước Anh, việc thông qua ngana sách của Quốc hội trở nên dễ dàng hơn, không gay gắt như ở Quốc hội Mỹ. Bởi vì trên thực tế Đảng chiếm đa số nghế trong Quốc hội đứng ra thành lập Chính phủ nên sẽ không gặp trở lại khi Quốc hội thông qua ngân sách do Chính phủ độ trình.
Trong lĩnh vực giám sát
Theo Hiến pháp 1946 , Nghị viện được xác định là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nghị viện có quyền giám giám sát trực tiếp đối với Ban thường vụ (cơ quan thường trực của Nghị viện), Chính phủ bằng các hình thức biểu quyết tiên nhiệm đối với Ban thường vụ, nội các, các Bộ trưởng. Nếu ban thường vụ, nội các, các Bộ trưởng mất tín nhiệm thì phải từ chức. "Rõ ràng xét theo cách tổ chức phân công quyền lực củ Hiến pháp thì tư tưởng về xây dựng một Nhà nước kiểu mới theo nguyên tắc tập quyền đã trở thành phương châm chỉ đạo, hoạt động trong tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước" [35; 277]. Hiến pháp 1946 còn quy định cho Nghị viện, Ban thường vụ được quyền giám sát trực tiếp bằng cách chất vấn Bộ Trưởng. Các Bộ Trưởng phải trả lời bằng thư hay lời nói về những vấn đề được chất vấn. Điều khác biệt về chức năng giám sát của Quốc hội theo Hiến pháp 1946 với Quốc hội của Nhà nước Anh và Nhà nước Mỹ là ở chỗ, do Quốc hội không hoạt động thường xuyên, nên Quốc hội đã lập ra cơ quan thường trực của mình để giải quyết những vấn đề quan trọng khi Quốc hội không họp, và cơ quan này có quyền giám sát, hoạt động của Chính phủ khi Nghị viện không họp. Từ sự phân tích trê ta thấy, Hiến pháp 1946 đã trao cho Quốc hội quyền giám sát các cơ quan Nhà nước một cách rộng rãi với nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng, quy định của Hiến pháp không đề cập đến việc Quốc hội giám sát cơ quan tư pháp. Quỳen giám sát các cơ quan tư pháp thuộc về Chính phủ, bởi vì Chính phủ có quyền bổ nhiệm thẩm phán. Quốc hội cũng không giám sát Nguyên thủ Quốc gia - Chủ tịch nước, vì Chủ tịch nước là người vô trách nhiệm, trừ tội phản bội tổ quốc.
Giống với Quốc hội Việt Nam theo Hiến pháp 1946, Quốc hội nước Anh, có nhiều quyền hạn trong việc thực hiện chức năng giám sát với nhiều biện pháp và hình thức đa dạng, bởi lẽ hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Việc tham gia vào công việc của Quốc hội được hành pháp sử dụng một cách triệt để và được bảo hộ về mặt lập pháp, do vậy, đối với Quốc hội chức năng giám sát được coi là quyền hạn đích thực của Quốc hội, qua đó thể hiện tính tối cao chịu trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước khác trước Quốc hội. Có thể nói, nếu trong lĩnh vực lập pháp, Chính phủ có nhiều biện pháp tác động lên Quốc hội, lấn át Quốc hội, thì bằng biện pháp giám sát Quốc hội tác động trở lại đối với hành pháp.
Các biện pháp Quốc hội sử dụng để giám sát hoạt động của Chính phủ bao gồm: Nghe báo cáo; điều tra thành viên Chính phủ; chất vấn Chính phủ; thông qua hoạt động giám sát của các Uỷ ban... Hậu quả của hoạt động giám sát có thể dẫn đến việc Quốc hội thông qua Nghị quyết khiển trách Chính phủ, bỏ phiếu tín nhiệm buộc Chính phủ phải từ chức.
Về mặt lý thuyết, ở Anh quốc nổi bật lên nguyên tắc chịu trách nhiệm chính trị của Chính phủ trước Quốc hội. Chính phủ có thể tồn tại khi đạt được sự tín nhiệm cần thiết của Quốc hội (hạ nghị viện) và có được sự thống nhất giữa các Bộ trưởng liên đới chịu trách nhiệm chung về chính sách của Chính phủ. Nhưng với sự tham gia vào chính quyền của một hệ thống lưỡng đảng hoàn hảo, trên thực tế quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ nhiều khi chỉ là hình thức. Mà thực chất, quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ chính là quyền giám sát của "nội các trong bóng tối" của đảng đối lấp đối với Chính phủ của đảng cầm quyền.
Trong tổ chức quyền lực nhà nước Mỹ, do áp dụng học thuyết quyền một cách cứng rắn, về nguyên tắc, hành pháp không chịu trách nhiệm trước lập pháp. Nhưng thông qua cơ chế "kiểu chế và đối trọng", Quốc hội vẫn thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của hành pháp.
Nếu như theo chính thể đại nghị ở Anh quốc, và Hiến pháp Việt Nam 1946, về mặt lập pháp thừa nhận Quốc hội có ưu thế hơn hẳn các cơ quan Nhà nước khác. Các cơ quan Nhà nước đều dịch vụ thành lập dựa trên cơ sở Quốc hội mọi hoạt động phải được sự tín hiệm của Quốc hội. Do đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát hoạt động đối với các cơ quan Nhà nước một cách rõ ràng hơn với nhiều hình thức đa dạng. Đối với Nhà nước Mỹ, Quốc hội thực hiện quyền giám sát hạn hẹp hơn, nhưng lại thu được kết quả cao hơn bởi do cơ chế không phụ thuộc lẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước, cũng như tính độc lập của các cơ quan Quốc hội. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các Uỷ ban của Quốc hội.
Các Uỷ ban được quyền giám sát mọt hoạt động của bộ máy hành pháp, kể cả Tổng thống. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể thành lập Uỷ ban điều tra với thành phần bao gồm các nghị sĩ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần điều tra, sau khi kết thúc điều tra thì Uỷ ban sẽ tự giải tán. Uỷ ban điều tra có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết, các cơ quan này phải có trách nhiệm cung cấp khi có yêu cầu.
Phương thức giám sát và kiểm soát của Quốc hội là mời các viên chức của hành pháp ra điều trần trước các Uỷ ban thường trực của Quốc hội, tổ chức các cuộc điều tra quan trọng liên quan đến các viên chức cao cấp, kể cả Tổng thống. Cơ sở để dẫn đén việc điều trà các thành viên hành pháp là dựa vào khiếu nại của cử tri hay thông qua tiếp xúc cử tri.
Hậu quả của quá trình điều trá có thể dẫn tới việc truy tố quan chức hành pháp trước toà án Hiến pháp theo thủ tục "đàn hành". Mà theo đó, Hạ nghị viện buộc tội Thượng Nghị viện nhóm họp để xét xử. Trong trường hợp xử án, chánh án Toà án Tối cao pháp viện sẽ chủ tạo phiên họp. Trong lịch sử nước Mỹ, thủ tục "đàn hạch" được áp dụng 13 lần nhưng chỉ 2 lần Tổng thống phải từ chức. Theo quy định của Hiến pháp 1946, Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực hoạt động không thường xuyên như Quốc hội ở các Nhà nước Anh, Mỹ. Do đó, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình giữa hai kỳ họp, Quốc hội thành lập ra cơ quan thường trực - Ban Thường vụ Quốc hội. Điều thứ 36, Hiến pháp 1946 quy định "khi Nghị viện không họp, Ban Thường vụ có quyền: a) Biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ. Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để nghị viện ứng chuẩn hoặc phế bỏ. b) Triệu tập Nghị viện Nhân dân. c) Kiểm soát và phê bình Chính phủ.[ 10; 14 - 15]. Rõ ràng, những quyền hạn mà Ban Thường vụ có được chính là sự uỷ quyền của Nghị viện cho Ban Thường vụ. Đây chính là điều khác biệt quan trọng của Nghị viện. theo Hiến pháp 1946 khi mà hoạt động của Quốc hội không mang tính chuyên nghiệp với Nghị viện hoạt động thường xuyên của các Nhà nước Anh, Mỹ.
Khác với Quốc hội Việt Nam theo Hiến pháp 1946, Quốc hội của Anh quốc và Hoa Kỳ có một số quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp. Những quyền hạn này xuất phát từ việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Như đã được đề cập ở phần giám sát của Quốc hội, Quốc hội trong trường hợp cần thiết sẽ thành lập uỷ ban điều tra để tiến hành điều tra một vấn đề nào đó. Khi phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm, uỷ ban điều tra có quyền khởi tố vụ án. Theo thủ tục chung, Hạ viện sẽ tiến hành buộc tội và Thượng viện sẽ xét xử. Trong trường hợp Thượng viện đồng ý với lời buộc tội của Hạ viện thì quan chức bị buộc phải từ chức. Đặc biệt ở Anh, Thượng viện đóng vai trò là cấp xét xử cao nhất. Những bản án, quyết định của toà án các cấp chưa có hiệu lực pháp luật mà theo quy định của pháp luật có quyền kháng án lên Thượng nghị viện thì cơ quan này sẽ có quyền xét xử.
Về vị trí pháp lý của đại biểu
Như phần trên đã đề cập, có hai nguyên tắc về tư cách đại biểu: Nguyên tắc ứng quyền mệnh lệnh và nguyên tắc về tư cách. Theo nguyên tắc uỷ quyền mệnh lệnh, nhân dân uỷ quyền cho các đại biểu thay mặt mình thực hiện phù hợp với ý chí của nhân dân. Nhân dân thông qua bầu cử uỷ nhiệm quyền lập pháp cho đại biểu, đồng thời có quyền bãi nhiệm đại biểu nếu đại biểu không thực hiện hoặc thực hiện không tốt vai trò của mình. Tư cách đại biểu theo quy định của Hiến pháp 1946 áp dụng nguyên tắc này. "Nghị viện không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân" Điều 25, Hiến pháp 1946 [10; 12]. Tiếp đến Điều thứ 41 quy định: "Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một Nghị viện khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử chi tỉnh hay thành phố đã bầu ra Nghị viện đó"...[10; 16].
Theo nguyên tắc uỷ quyền tự do, đại biểu của nghị viện đại diện cho toàn thể nhân dân chứ không phải đại diện cho cử tri nơi bầu ra mình. Đó là, các cử tri khi bầu đại biểu không thể uỷ quyền lập pháp của mình cho đại biểu đó. Đại biểu cũng không chịu trách nhiệm trước cử tri và cũng không bị cử tri bãi nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, và người đại biểu biết mình phải làm gì để thông qua những quyết định phù hợp với ý chí của nhân dân. Tư cách đại biểu Quốc hội của Anh quốc và Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc này. Tuy nhiên trong điều kiện tham gia hoạt động của các Đảng phái Chính trị vào Chính quyền Nhà nước thì nguyên tắc này không được tuân thủ triệt để mà có sự biến dạng. Khi đã là thành viên của một đảng phái, đại biểu đảng viên đó phải tuân thủ kỷ luật đảng, ủng hộ đường lối, chính sách của đảng trong việc thảo luận và thông qua các quyết định ở Quốc hội. Mặt khác, do ở các nước này, cuộc bầu cử lập pháp được tiến hành theo thể thái đơn danh, nên đại biểu không thể không lưu tâm tối nguyện vọng của cử tri nơi bầu ra họ, bởi một lẽ đơn giản rằng nếu họ không chú ý tới yêu cầu của cử tri thì cơ may trúng cử vào cơ quan lập pháp trong cuộc bầu cử sau sẽ ít hơn.
2.2.3. Về Chính phủ
Với sự thắng lợi của cách mạng tài sản, quyền hành pháp được thực hiện bởi một thiết chế gọi là Chính phủ. Đấu tranh chống lại thế lực phong kiến, giai cấp tài sản trước tiên hoàn bị quyền lực nghị viện để hạn chế quyền lực phong kiến C.Mác chỉ ra rằng, khi mục đích đó đã đạt được, c, tài sản chuyển sang hoàn bị quyền hành pháp. Sự thành lập Chính phủ trong Nhà nước tài sản thể hiện thắng lợi của giai cấp tài sản trong việc lật đổ vương quyền phong kiến. C.Mác: "Quyền lực đó (quyền hành pháp) ra đời trong thời gian quân chủ chuyên chế, vào thời kỳ suy tân của chế độ phong kiến, sự suy tàn mà các cơ thế ấy (tổ chức của quyền hành pháp) đã góp phần đẩy nhanh hơn" [3; 513].
Vẫn thường được coi là quy hương của các chế định dân chủ. Chính phủ cũng như Nghị viện ra đời ở Anh. Vào thế kỷ 15 - 16, Nhà vua Anh thường triệu tập các quan lại là những bậc quân thần thượng thư phụ tá để lấy ý kiến họ về những vấn đề quan trọng. Đến thế kỷ 17, các quần thần này hợp thành một cơ quan gọi là việc cơ mất có chức năng giúp Vua thảo luận quyết định những vấn đề trọng đại và bí mật. Đầu thế kỷ 18, năm 1714, Feorge lên ngôi, vị vua Anh mang dòng máu Đức, không ràng tiếng Anh, rất chểnh mảng dự các phiên họp của tỏng số các quân thần làm thượng thư thứ nhất chủ trì các cuộc họp. Sau này, vị thượng thư thứ nhất trở thành thủ tướng, các thượng thư khác chuyển thành các bộ trưởng, viện cơ mật thành nội các. Nội các ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cai trị quốc gia, trở thành một tập thể thống nhất hành động dưới quyền điều khiển của Thủ tướng, liên đới chịu trách nhiệm trước Quốc hội [23; 227].
Đối với Nhà nước vô sản, về nguyên tắc, quyền lập pháp và quyền hành pháp đều thóng nhất vào cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân là Quốc hội. Nghiên cứu công xã Paris; Mác nhận thấy đó không phải là một cơ quan đại nghị mà là một cơ quan hành động, vừa lập pháp, vừa hành pháp. Lý giải quan điểm của Mác, Lênin viết: "các nghị sĩ phải tự mình công tác, tự mình thực hiện những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra lấy tác dụng của những luật pháp ấy, tự mình phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước cử tri của mình [25; 59]. Nhận định của C.Mác và V.I. Lênin về tổ chức quyền lực của Nhà nước vô sản trên đây là muốn nói cái đích mà kiểu Nhà nước đó sẽ đạt tới trong tổ chức thực hiện quyền lực C.Mác nói tiếp "Giai cấp công nhân không hề hề trông mong công xã có những phép lạ... Nó biết rằng muốn thực hiện được việc giải phóng cho bản thân mình và đồng thời đạt được mắc sinh hoạt cao hơn..., thì nó phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, và trải qua một loạt những quá trình lịch sử làm hoàn toàn biến đổi cả hoàn cảnh và con người". [1; 10]. Như vậy, các nhà kinh điển Mác - Lênin không những vạch ra mô hình của Nhà nước kiểu mới, mà òcn chỉ ra thời điểm thực hiện kết hợp các chức năng của Nhà nước mà tiêu biểu là kết hợp chức năng lập pháp và chức năng hành pháp. Để thấy được những điều chung và những điều khác biệt trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước ta nhất, ta sẽ lần lượt nghiên cứu phân tích những vấn đề sau:
2.2.3.1. Vị trí, vai trò của chính phủ
Để xác định vị trí pháp lý và vai trò của Chính phủ trong tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước và trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, chúng ta phải nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước, cũng như mối quan hệ giữa Chính phủ với các thiết chế chính tự khác, và một yếu tố nữa không thể bỏ qua khi xem xét vị trí, vai trò của Chính phủ là sự ảnh hưởng hoạt động của các đảng phái chính trị vào tổ chức quyền lực Nhà nước.
Trước hết, về phương diện lý thuyết, ta tiến hành xem xét các nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước ảnh hưởng, tác động như thế nào đến vị trí, vai trò của Chính phủ.
Trong học thuyết chính trị và Hiến pháp học tài sản, người ta thường phân biệt hai hình thái cơ bản về chính thể theo nguyên tắc phân lập các quyền. Một là chế độ tổng thống ở Mỹ, theo chính thể này, quyền lực Nhà nước được tổ chức theo học thuyết tam quyền phân lập một cách cứng rắn. Theo đó, các cánh quyền lực độc lập "Tuyệnt đối" và không phụ thuộc vào nhau lập pháp là lập pháp, hành pháp là hành pháp, tư pháp là tư pháp. Chúng không chịu trách nhiệm lẫn nhau, và cũng không thể lật đổ nhau. Hoạt động quyền lực dựa trên cơ chế kiềm chế đối trọng. Do vậy, hành pháp sẽ không là gì cả trong mối tương quan giữa các cánh quyền lực, cánh quyền lực hành pháp cũng chỉ là một trong ba nhánh quyền lực nó cùng vị trí, vai trò bình đẳng với các nhánh quyền lực kia. Hai là chế độ đại nghị được tổ chức ở Nhà nước Anh, ở đó, Quốc hội được tuyên bó là cơ quan có quyền tối cao dựa trên học thuyết về quyền lực vào nghị viện. Các cơ quan Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải chịu trách nhiệm trước Nhị viện. Do đó, khác với Nhà nước Mỹ, Chính phủ trong tổ chức quyền lực ở Anh quốc, theo nguyên tắc chỉ là cơ quan có vị trí thứ yếu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28657.doc