Luận văn Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt

Khi đóng vai trò là bổngữtrong câu, tham tốphương thức thường có các vịtrí khác

nhau: vịtrí trước vịtừhạt nhân, vịtrí sau vịtừhạt nhân và vịtrí sau các bổngữkhác. Tuy

nhiên, so với trường hợp bổngữphương thức đứng sau vịtừthì trường hợp bổngữphương

thức xuất hiện ởvịtrí trước vịtừcũng có tần sốkhá cao và khá phổbiến. Trong ngữliệu

khảo sát của chúng tôi, vịtrí bổngữphương thức xuất hiện trước vịtừcó 124 trường hợp,

chiếm 39% trong số318 ngữliệu vềchức năng bổngữcủa vai phương thức. Ví dụ:

(75) Thằng Dần ton ton chạyra núp vào sau mẹ. [84: 145]

(76) Nó tong tả chạyra khỏi cửa. [61: 197]

(77) Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìnra ngoài trời. [63: 37]

(78) Huyến ái ngại nhìn cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình. [70: 179]

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra khỏi cửa. [61: 197] (77) Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìn ra ngoài trời. [63: 37] (78) Huyến ái ngại nhìn cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình. [70: 179] Những bổ ngữ phương thức ton ton, tong tả, bình thản, ái ngại ở ví dụ (75), (76), (77), (78) đều xuất hiện ở vị trí trước vị từ. Trường hợp bổ ngữ phương thức đặt trước vị từ hạt nhân là người nói muốn đặt trọng tâm thông báo về cách thức, tính chất, trạng thái tiến hành hành động được nêu ở vị từ. Với những ví dụ (75), (76), (77), (78) chúng ta thấy người nói cũng có thể đặt những bổ ngữ phương thức ra sau các vị từ hoặc sau các bổ ngữ khác. Ví dụ: (79) Thằng Dần chạy ton ton ra núp vào sau mẹ. (80) Nó chạy tong tả ra khỏi cửa. (81) Cô gái vẫn ngồi bình thản nhìn ra ngoài trời. (82) Huyến nhìn ái ngại cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình. Hoặc: (83) Huyến nhìn cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình một cách ái ngại. Nếu muốn đặt bổ ngữ phương thức sau các bổ ngữ khác, người nói thường thêm từ “một cách” để diễn tả rõ cách thức, trạng thái của hành động như ở ví dụ (83). Tuy nhiên, khi thay đổi vị trí các bổ ngữ phương thức, trọng tâm thông báo cũng sẽ thay đổi. Điều này tùy thuộc vào mục đích mà người nói có thể đặt bổ ngữ phương thức trước hay sau vị từ hay sau các bổ ngữ khác. Ngoài vị trí đặt trước vị từ, bổ ngữ phương thức còn xuất hiện ngay sau vị từ và sau các bổ ngữ khác. Qua khảo sát, chúng tôi thấy vị trí của bổ ngữ phương thức xuất hiện sau vị từ được dùng với tần suất cao nhất. Trên ngữ liệu khảo sát, trường hợp bổ ngữ phương thức có vị trí sau vị từ có 194 trường hợp, chiếm tỉ lệ 61% trong số 318 tổng số vai nghĩa phương thức đảm nhận chức năng bổ ngữ. Ví dụ: (84) Hắn nhìn trừng trừng lên cái nóc nhà thấp hắn ở. [70: 243] (85) Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. [75: 154] (86) Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. [75: 154] (87) Chị nhắc cái niêu nhẹ nhõm. [61: 438] (88) Nói xong, chú sấn ngay vào nắm cổ tay người yêu một cách âu yếm. [67: 42] Cũng có nhiều trường hợp trong khung vị ngữ xuất hiện nhiều bổ ngữ phương thức. Ở những trường hợp này, có cả bổ ngữ phương thức đứng trước và sau vị từ. Ví dụ: (89) Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. [74: 25] (90) Ông già lúc nãy ôm mặt khóc không ra tiếng. [79: 119] (91) Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên. [74: 25] Trong khung vị ngữ có nhiều bổ ngữ cũng xuất hiện, bổ ngữ phương thức có thể được đặt sau các bổ ngữ khác (bổ ngữ tạo thể, bổ ngữ đối thể, bổ ngữ đích..). * Bổ ngữ phương thức đặt sau bổ ngữ tạo thể. Ví dụ: (92) Họ nói câu cuối với một vẻ gì mỉa mai. [61: 192] * Bổ ngữ phương thức đặt sau bổ ngữ đối thể. Ví dụ: (93) Ngạn hôn con Thúy chùn chụt. [64: 32] * Bổ ngữ phương thức đặt sau bổ ngữ đích. Ví dụ: (94) Một thằng Tây đập cái roi da vào ủng một cách an nhàn, bên chân nó là hai con chó săn vểnh tai nhọn hoắt. [83: 53] (95) Núp nhìn nó chăm chăm. [79: 29] (96) Trung cau mặt nhìn Hộ một cách kinh ngạc và khinh bỉ. [61: 336] 2.3.1.2. Cấu tạo của bổ ngữ phương thức Bổ ngữ phương thức được cấu tạo rất đa dạng và phong phú, có thể là tính từ hay tính ngữ, có thể là một động từ và có thể là một danh ngữ. * Trường hợp bổ ngữ phương thức được cấu tạo là một tính từ, ví dụ: (97) Mình phải nói thẳng với bầm. [69: 325] (98) Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. [74: 25] (99) Hắn ngồi tính rành mạch từng khoản một. [61: 227] (100) Im một lúc, có người bỗng lại cười rung rúc. [74: 25] (101) Thị Nở giục hắn ăn nóng. [61: 150] (102) Ngạn nhẹ nhàng đáp lời mẹ. [64: 39] (103) Dệt xong thị vội vàng đi đòi món tiền. [61: 262] (104) Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi. [61: 152] Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy, trường hợp bổ ngữ phương thức khi được cấu tạo là tính từ thường là những tính từ chỉ cách thức, trạng thái, tính chất của hành động. Số lượng tính từ được cấu tạo hai âm tiết xuất hiện với tần suất cao, đặc biệt là ở vị trí trước vị từ. Những từ láy hai âm tiết có dạng như: xăm xăm trong ví dụ (98), rành mạch trong ví dụ (99), rung rúc ở ví dụ (100), nhẹ nhàng ở ví dụ (102), vội vàng trong “vội vàng đi đòi món tiền” ở ví dụ (103), ton ton ở ví dụ (104)…. Cũng có trường hợp khi bổ ngữ phương thức được cấu tạo là từ ghép song tiết bị tách đôi ra, những trường hợp này thường xuất hiện trong phong cách khẩu ngữ. Ví dụ: (105) Cái Tỉu nằm trong lòng mẹ khóc ngặt khóc nghẽo. [84: 19] (106) Thằng Dần khóc nhếch khóc nhác, rầu rĩ kêu đói. [84: 31] * Bổ ngữ phương thức được cấu tạo là một tính ngữ. Ví dụ: (107) Lạ lùng hơn, là năm hôm sau khi được anh Tám cho biết việc ấy, Ngạn trở về rất đột ngột. [64: 19] * Ở trường hợp bổ ngữ phương thức được cấu tạo là một động từ thường có dạng như: ăn bốc, nuốt tọng, …[Dẫn theo 44: 56] * Bổ ngữ phương thức được cấu tạo là một động ngữ. Ví dụ: (108) Song nói thế chứ hắn cũng khoát tay xua bọn lính áo rằn của hắn đổ vào chỗ đất trống giáp phố. [64: 52] (109) Nói rồi mẹ bưng mặt khóc. [64: 13] (110) Mọi người lại đưa mắt nhìn Ba Rèn lần nữa. [64: 151] (111) Ông cụ thì ngồi bó gối ở tấm phản gỗ thấp dùng để ăn cơm. [70: 251] * Bổ ngữ phương thức được cấu tạo là một danh từ. Khi được cấu tạo là danh từ bổ ngữ phương thức thường có dạng như: để bụng, chạy sô, chạy chợ, khám bảo hiểm, lên thác xuống ghềnh…[Dẫn theo 44: 58]. * Bổ ngữ phương thức có cấu tạo là một danh ngữ. Ví dụ: (112) Anh đi một mình, giả làm nhân viên thu mua thuốc của viện dược liệu. [72: 32] ( 113) Họ đi một mạch khỏi xóm Vạn Thanh, băng qua ruộng. [64: 70] (114) Một tay anh giơ chào Ngạn theo kiểu nhà binh rồi bước như nhảy lên bậc thang. [64: 42] Khi bổ ngữ phương thức được cấu tạo là một danh ngữ, cấu tạo của bổ ngữ thường xuất hiện một số đặc điểm: + Cấu tạo của bổ ngữ phương thức là một danh ngữ có dạng “một cách + tính từ/tính ngữ” hoặc “một cách + động từ”. Ví dụ: (115) Một thằng nhún vai một cách rất lính tẩy. [83: 55] (116) Trừ bà Phó Đoan, ai cũng vỗ tay một cách thành thực. [79: 173] + Cấu tạo của bổ ngữ phương thức là một danh ngữ đặt sau giới từ bằng hoặc với. Ví dụ: (117) Anh Tám mỉm cười nhìn cô với ánh mắt vui vẻ và thông cảm. [64: 17] (118) Tất cả mọi người tốt đều nhìn Quyên với cặp mắt thương hại. [64: 15] (119) Mụ Nghị ngắt lời bằng giọng nói nửa đùa nửa thật. [84: 74] (120) Anh Dậu nhìn vợ bằng những dòng nước mắt thánh thót. [84: 121] * Ngoài ra, bổ ngữ phương thức còn được cấu tạo dạng thành ngữ, Ví dụ: (121) Vừa đó hắn đã ba chân bốn cẳng chạy. (122) Bà ấy nấu nướng kiểu băm to kho mặn. * Bổ ngữ phương thức có cấu tạo dạng so sánh. Ví dụ: (123) Thị giẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng. [77: 152] (124) Quyên suy nghĩ một loáng rồi nói như ra lệnh. [64: 19] (125) Và anh nói như là nói với ai chứ không phải nói với Quyên. [64: 20] 2.3.2. Chức năng trạng ngữ Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy vai nghĩa phương thức có khả năng đảm nhận chức năng trạng ngữ trong câu tiếng Việt. Khi khảo sát trên ngữ liệu của chúng tôi, trạng ngữ phương thức có 58 trường hợp, chiếm tỉ lệ 15% trong số 376 tổng số ngữ liệu về vai phương thức trong câu tiếng Việt. (Xem bảng tổng hợp 2.3) 2.3.2.1. Vị trí Khi đảm nhiệm chức năng trạng ngữ của câu, trạng ngữ phương thức nằm ở vị trí của trạng ngữ trong câu. Vị trí phổ biến nhất là vị trí trước nòng cốt câu. Ví dụ: (126) Cầm cái áo màu ấp vào ngực, vợ Lưu bước xổ ra đường, chạy sang hè phố bên kia! [70: 264] (127) Bằng cái dáng bộ sợ hãi, chị Dậu đón lấy bộ quần áo và xách đôi guốc, và đi qua phía sau trại lệ. [84: 130] (128) Sượng sùng, chị nhích xa anh, đi gần người vú. [83: 352] (129) Ngần ngại, chị đặt mê nón lên đầu, cúi chào vợ chồng ông Nghị và ông giáo. [84: 44] Ngoài vị trí trên đứng ở đầu câu, trạng ngữ phương thức còn có vị trí đi sau nòng cốt câu như: (130) Bà đi trong đêm tối, tay cầm một cái xị không. [64: 59] 2.3.2.2. Cấu tạo của trạng ngữ phương thức Cũng như bổ ngữ phương thức, trạng ngữ phương thức có cấu tạo cũng khá đa dạng, nó có thể là một tính từ, tính ngữ, có thể là động ngữ hoặc nó một danh ngữ. * Trạng ngữ phương thức được cấu tạo là tính từ. Ví dụ: (131) Uể oải, chị bế cái Tỉu lên sườn và lừ thừ đi ra ngoài cổng, để ngóng xem chồng đã về chưa. [84: 19] Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy trường hợp trạng ngữ phương thức là tính từ có cấu tạo hai âm tiết hoặc láy hai âm tiết hoặc láy lại bốn âm tiết xuất hiện khá nhiều. Ví dụ: (132) Khép nép, chị Dậu ngồi phệt xuống mặt thềm gạch. [84: 34] (133) Hào hứng, Thu Phong ngồi ôm cây ắc-coóc-đê-ông kể một đoạn ba đào trong cái đời làm nghệ sĩ trẻ tuổi của anh. [83: 386] (134) Luống cuống, chị Dậu vội đứng dậy. [84: 51] (135) Mừng mừng tủi tủi, Trần Văn bắt tay Nhật Tân, nắm chặt lấy, như đứa trẻ vớ được vật gì đấy không rời ra. [83: 340] * Trạng ngữ phương thức được cấu tạo là một tính ngữ. Ví dụ: (136) Rất nhanh chóng, diện tẩu đặt hơi nghiêng trên chụp đèn, đồng thời tay trái nhà sư nữ dùng mũi tiêm vào cóng thuốc rồi nướng trên ngọn lửa thon thon. [70: 176] (137) Nhanh như cắt, chị Dậu giật ngay được gậy của hắn. [84: 105] Rất nhanh chóng ở ví dụ (16) là trạng ngữ được cấu tạo là một tính ngữ. Trường hợp ở ví dụ (137) trạng ngữ phương thức nhanh như cắt là một tính ngữ được cấu tạo dạng so sánh. * Trạng ngữ phương thức còn được cấu tạo là một động ngữ. Ví dụ: (138) Phản ứng một cách tự nhiên, Thắng nằm rạp xuống, bụng ép lên đám bùn lõng bõng. [80: 101] (139) Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. [84: 64] (140) Chào chồng bằng hai hàng nước mắt, chị Dậu lủi thủi trở ra với cái mẹt, cái rổ và cái mê nón. [84: 83] *Trạng ngữ phương thức được cấu tạo là một ngữ đoạn giới từ có mở đầu bằng giới từ bằng hoặc với. Ví dụ: (141) Bằng cái dáng bộ vui vẻ, nhẹ nhàng, nó đặt một bát lên chõng. [84: 61] (142) Bằng cái sắc mặt ôn hòa dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mặt chị Dậu. [84: 72] (143) Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ. [84: 62] * Trạng ngữ phương thức còn được cấu tạo là một tiểu cú. Ví dụ: (144) Chân nọ đá chân kia, chị lại trở về ngồi ở đầu phản. [84: 96] (145) Mắt nhắm mắt mở, Thu Phong chạy ra. [83: 442] (Dẫn lại ví dụ 130) Bà đi trong đêm tối, tay cầm một cái xị không. [64: 59] (146) Lòng bình tĩnh và sung sướng, chị kéo khăn se sẽ đắp lại cho con thật kỹ lượt nữa, rồi đứng dậy bước xuống phiến đá. [64: 157] * Trạng ngữ phương thức có cấu tạo là một ngữ cố định. Ví dụ: (147) Ba chân bốn cẳng, anh ấy chạy vội lại phía người gọi, hạ hai càng xuống. [67: 53] Như vậy, vai nghĩa phương thức khi được ngữ pháp hóa trong câu có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: bổ ngữ, trạng ngữ. Trong những chức năng đó, chức năng chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất là chức năng bổ ngữ. Có thể hình dung những chức năng cú pháp mà vai nghĩa phương thức đảm nhận qua bảng tổng hợp sau đây: Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số lượng các chức năng cú pháp của vai nghĩa phương thức Chức năng cú pháp Số lượng Tỉ lệ % Chức năng bổ ngữ 318 85 Chức năng trạng ngữ 58 15 Tổng số 376 100 2.4. Vai nghĩa vị trí Vai nghĩa vị trí (Location hay Locative) còn có tên gọi là vai địa điểm, nơi chốn. Vai vị trí chỉ nơi chốn của sự tình, vị trí tồn tại của sự vật. [28: 43] Về mặt nghĩa: Vị trí là vai nghĩa có thể làm tham tố cho bất cứ sự tình nào, hành động cũng như không hành động (quá trình, tư thế, trạng thái, tồn tại v.v…). Mặt khác, trừ một số trường hợp của câu tồn tại và trừ khi khung vị ngữ có hạt nhân là một vị từ có ý nghĩa “cư trú” (ở, ngụ, ở lại, thường trú, đóng (quân), trú (quân) v.v..), nó không bao giờ là một diễn tố của sự thể, mà bao giờ cũng là một chu tố. [42: 188] Về mặt ngữ pháp, khi được hiện thực hóa trong câu, vai nghĩa vị trí có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: bổ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ. 2.4.1. Chức năng bổ ngữ Trong tiếng Việt, vai nghĩa vị trí (hay nơi chốn) có thể được biểu hiện bằng những bổ ngữ gián tiếp hay bổ ngữ trực tiếp tùy theo mối quan hệ ngữ nghĩa giữa vị từ và danh ngữ chỉ nơi chốn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy bổ ngữ vị trí xuất hiện với tần số cao nhất. Trong tổng số 276 ngữ liệu được khảo sát về vai vị trí, bổ ngữ vị trí xuất hiện trong 169 trường hợp, chiếm tỉ lệ 61%. 2.4.1.1. Vị trí Khi khảo sát trên ngữ liệu, chúng tôi thấy bổ ngữ vị trí có những vị trí sau đây: * Bổ ngữ vị trí đặt sau vị từ. Ví dụ: (148) Bính co ro ngồi ở góc tường chờ viên cẩm đòi hỏi. [77: 38] (149) Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. [61: 338] (150) Lần đầu tiên Núp nằm bên một người Kinh. [79: 44] (151) Một lằn gân tím nổi lên gần bên thái dương. [79: 77] (152) Con gái gửi nhà trẻ rồi gửi mẫu giáo.[72: 26] Trong khung vị ngữ, hầu hết các bổ ngữ vị trí được đặt sau vị từ. Tuy nhiên, các bổ ngữ vị trí trong các ví dụ (148), (149), (150), (151) đều là những bổ ngữ gián tiếp vì theo tác giả Nguyễn Thị Quy [42: 189] thì bổ ngữ gián tiếp của vị từ biểu hiện vai “nơi chốn” được đánh dấu bằng các tác tử trong, ngoài, trước, sau, trên, dưới, nơi, tại, ở và chỗ, cạnh, bên, bên cạnh, gần, xa, cách, sát (các tác tử có thể là danh từ, giới từ, tính từ). Ở trường hợp ví dụ (152) tác tử ở có thể được ngầm ẩn, có nghĩa là tác tử ở có thể xuất hiện hoặc không cần xuất hiện trong câu. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, bổ ngữ vị trí đặt sau vị từ không cần giới từ và các tác tử trên. Ở những trường hợp này, vai nghĩa vị trí được gọi là bổ ngữ vị trí trực tiếp. Theo Nguyễn Thị Quy [42: 194], bổ ngữ vị trí trực tiếp có hai trường hợp nhỏ: + Thứ nhất là khi danh ngữ làm bổ ngữ có trung tâm là một trong những danh từ chính danh có ý nghĩa nơi chốn: nơi, chỗ, bên, cạnh, và (ít dùng hơn nhiều) chốn. Cả năm từ này đều là những danh từ đơn vị thuộc loại “hình thức thuần túy” (Cao Xuân Hạo, 1993) không bao giờ tự nó làm thành một danh ngữ vì bao giờ cũng cần có định ngữ. Định ngữ đó có thể là một từ trực chỉ này, ấy, đó, nào hay một kết cấu Đề- Thuyết (hay Chủ- Vị). [Dẫn theo 42: 195] + Thứ hai, khi hạt nhân của vị ngữ là một từ chỉ tư thế [+ Chủ ý] [- Động], còn trung tâm của danh ngữ làm bổ ngữ chỉ nơi chốn là một danh từ chỉ một vật thường dùng hay có nhiều khả năng được dùng làm chu cảnh cho cái tư thế đó, những kết cấu này ít nhiều đều có dáng dấp những thành ngữ. Ví dụ: ngồi ghế, ngồi chiếu trên, nằm đất, nằm giường đệm, nằm võng, đứng đường, đứng đầu bảng… Trong các vị từ tư thế, vị từ có khả năng có các bổ ngữ trực tiếp hơn cả là ở (có trọng âm) và nhất là ở lại. ví dụ: ở nhà, ở khách sạn, ở chung cư, ở lều, ở chòi, ở rừng, ở thành phố, ở lại trường/cơ quan… * Ngoài ra, khi trong khung vị ngữ có nhiều bổ ngữ, bổ ngữ vị trí có thể đặt sau các bổ ngữ khác. + Bổ ngữ vị trí đặt sau bổ ngữ đối thể: Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy trường hợp bổ ngữ vị trí đặt sau bổ ngữ đối thể chiếm số lượng khá cao. Ví dụ: (153) Ông Nhiêu đang ngồi quay cửi thừa ở trước cổng tán. [69: 295] (154) Hôm nay tôi gặp chị Ngây ngoài cổng xóm. [69: 297] (155) Tâm đặt gánh ở trên thềm. [77: 86] + Bổ ngữ vị trí xuất hiện sau bổ ngữ tạo thể. Ví dụ: (156) Nỗi mừng nở thành nụ cười trên miệng ông chủ bút. [67: 76] + Bổ ngữ vị trí xuất hiện sau bổ ngữ phương thức. Ví dụ: (157) Mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. [75: 96] (158) Vợ Lưu đi nép dưới hàng hiên, bước rất nhanh chẳng cần biết rõ làm gì. [70: 261] 2.4.1.2. Cấu tạo của bổ ngữ vị trí Hầu hết những trường hợp mà chúng tôi khảo sát, bổ ngữ vị trí đều chủ yếu có cấu tạo là tổ hợp từ vị trí. Tổ hợp từ vị trí thường là những danh ngữ có những tác tử đánh dấu vị trí như: trong, ngoài, trước, sau, trên, dưới, nơi, tại, ở, chỗ, cạnh, bên, bên cạnh, gần, xa, cách, sát…. Những tác tử này có thể là danh từ, giới từ, hay tính từ. * Bổ ngữ vị trí có cấu tạo là giới từ (tại/ở) + danh từ/danh ngữ. Ví dụ: (159) Tôi tính một người mình ngồi tại miệng hang thủ một cây búa, tụi nó cũng khó vô. [64: 81] (160) Ông bị đem về xử bắn tại Hòn Đất cùng năm người khác. [64: 39] (161) Mọi người đã mang gùi đứng cả ở sân làng. [79: 84] (162) Mảnh trăng đã khuất hẳn xuống khu rừng ở sau lưng. [78: 240] (163) Hai người ngồi ở vệ ruộng tay tẩn mẩn bứt cỏ mà nói bâng quơ. [69: 308] (164) Còn một số người chưa chịu về, trốn ở hai bên bờ suối Đất-hoa, nghe máy bay kêu thì xuống nước trốn lửa. [79: 21] (165) Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trưng như mảnh bạc. [78: 239] ▪ Ghi chú: - Giới từ “tại” như ở ví dụ (159) và (160) cũng có nghĩa như “ở”: “đều biểu thị điều sắp nêu ra là nơi, chỗ xác định mà sự việc nói đến diễn ra hoặc sự vật nói đến tồn tại” [39: 886]. Tuy nhiên, khi dùng “tại” thường có hàm ý trang trọng hoặc nhấn mạnh hơn so với “ở”. - Trường hợp cấu tạo giới từ ở + danh từ/danh ngữ trong bổ ngữ vị trí còn xuất hiện nhiều trong những cách dùng ở trên, ở trong, ở ngoài, ở dưới, ở trước...+ danh từ/danh ngữ. Ví dụ: (166) Núp Nằm nghĩ tới anh Thế bây giờ ở ngoài rừng. [79: 97] (167) Hôm qua tôi đi mua ở trên chợ Bưởi về một con chó, lông vàng sẫm như lông bò. [69: 75] (168) Ông Nhiêu đang ngồi quay cửi thừa ở trước cổng tán. [69: 295] (169) Ngạn sống yên ổn ở dưới đó ngót hai tháng rồi mới chuyển vào cư trú. [64: 15] Ngoài trong bổ ngữ vị trí ở ngoài rừng ở ví dụ (166) có chức năng định vị, xác định rõ không gian rừng so với vị trí của người nói. Do cách định vị không gian của người Việt thường có những từ trên, dưới, trong, ngoài xuất hiện trước những danh từ/danh ngữ như ở ví dụ (166), (167), (168), hoặc dưới xuất hiện trước đại từ đó trong ví dụ (169) ở trên. * Bổ ngữ vị trí là những từ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau,…(được dùng như giới từ) + danh từ/danh ngữ. Ví dụ: (170) Ông già ngồi trong góc nhà với ba đứa con. [79: 83] (171) Hôm nay tôi gặp chị Ngây ngoài cổng xóm. [69: 297] (172) Thằng bé Ngứt ngồi trên ngưỡng của nhà sàn, nắng rọi vào trong mắt nó. [79: 106] (173) Nhưng mặt trời thì vẫn còn đỏ sẫm dưới ven đồng xa. [64: 53] (174) Mỗi ngày Mị càng không nói lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. [78: 91] * Trường hợp bổ ngữ vị trí được cấu tạo là những danh ngữ mà thành tố chính là những danh từ chỉ vị trí hoặc khoảng cách không gian: đằng, giữa, bên, cạnh, phía, nơi, chỗ, chốn, chiều, phương, hướng,…Ví dụ: (175) Cái vườn cỏ dại đằng sau nhà không còn oanh yến dập dìu như xưa nữa. [69: 70] (176) Còn vết thương nơi bắp chân Thẩm coi vậy chớ không sao….[64: 99] (177) Má và dì Ba ngồi học bài chỗ bàn ăn cơm. [88: 9] (178) Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. [74: 25] (179) Lần đầu tiên Núp nằm bên một người Kinh. [79: 44] (180) Toán lính tuần đêm đầu tiên bắt gặp đám người đó giữa một khu vườn vú sữa. [64: 253] (181) Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. [78: 239] 2.4.2. Chức năng trạng ngữ Khi được ngữ pháp hóa trong câu, vai nghĩa vị trí hoàn toàn có khả năng đảm nhận chức năng trạng ngữ. Khảo sát trên ngữ liệu, chúng tôi thấy chức năng trạng ngữ xuất hiện với tần suất khá cao. Trong tổng số 276 ngữ liệu được khảo sát của chúng tôi về vai nghĩa vị trí, chức năng trạng ngữ của vai nghĩa vị trí chiếm số lượng 96 trường hợp, chiếm tỉ lệ 35 %. (Xem bảng tổng hợp 2.4) 2.4.2.1. Vị trí Chúng tôi xác định, trạng ngữ là thành phần phụ của câu có khả năng đứng trước, đứng sau nòng cốt hoặc chen vào giữa thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Khi đảm nhận chức vụ trạng ngữ trong câu thì vai nghĩa vị trí có thể nằm ở ba vị trí nêu trên. Tuy nhiên, qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy trạng ngữ chỉ vị trí thường đứng ở vị trí trước nòng cốt câu, ít gặp hơn là vị trí đứng sau nòng cốt câu, còn vị trí đứng chen vào giữa chủ ngữ - vị ngữ không thấy xuất hiện. * Trạng ngữ vị trí có vị trí đứng trước nòng cốt câu và đầu câu tồn tại. Ví dụ: (182) Trên bục rạp hát, trẻ con cứ sấn sổ cướp lấy cái dùi. [70: 242] (183) Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục. [64: 22] (184) Và trên bộ ngực nở nang của hắn lủng lẳng một sợi dây chuyền buộc cái mặt chằn bằng ngà có nanh vàng chìa ra coi rất dễ sợ. [64: 52] Trạng ngữ vị trí trên bục rạp hát ở ví dụ (182),và sau rặng tre ấy ở ví dụ (183) xuất hiện ở trước nòng cốt câu. Ở ví dụ (184), trạng ngữ vị trí trên bộ ngực nở nang của hắn được xuất hiện ở đầu câu tồn tại. Trong khung vị ngữ có nhiều trạng ngữ cùng xuất hiện trước nòng cốt câu như trạng ngữ thời gian, trạng ngữ vị trí thì trạng ngữ vị trí có thể xuất hiện trước hoặc sau trạng ngữ thời gian tùy vào mục đích thông báo của người nói (viết). Ví dụ: (185) Xưa kia, ở các khu tập thể, cấp úy và các ông tá nhỏ được phân nhà sát vòng tường bao ngoài vì là dãy nhà làm thêm. [72: 293] (186) Tại cái gốc me cổ thụ, cách đây không lâu, bọn đồn Hòn Đất đã trói quặt tay một chị cán bộ vào thân cây rồi dùng đinh đóng suốt qua hai bàn tay chị. [64: 28] Khi xuất hiện ở vị trí đầu câu, một số trạng ngữ đảm nhiệm chức năng trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu trong văn bản. Ví dụ: (187) (1)Cái hòm trong đó có Sứ, đặt giữa sàn nhà gỗ, nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi chị đùa giỡn thuở còn tấm bé. (2)Tại đây, chị đã khóc, đã cười, đã chơi đánh búng và chơi đũa. (3) Bây giờ, tại đây chị yên nghỉ rồi. [64: 253] Ở ví dụ (187) trạng ngữ vị trí tại đây ở câu (2) và (3) chính là cái vị trí mà bổ ngữ vị trí giữa sàn nhà gỗ ở câu (1) đã nói tới. Trạng ngữ tại đây nhằm nhấn mạnh cho cái vị trí được nói tới ở câu trên, và nó có tác dụng liên kết câu (1) với câu (2) và (3). * Trạng ngữ vị trí xuất hiện ở cuối câu (đứng sau nòng cốt câu). Ví dụ: (188) Hồi bấy giờ, xe đạp còn hiếm lắm, ở vùng này. [69: 309] Trường hợp trạng ngữ ở vị trí cuối câu (đứng sau nòng cốt câu) như ở ví dụ (188) rất ít gặp. Nó chỉ xuất hiện ở vị trí này khi chủ thể phát ngôn chủ định biểu thị nó làm tiêu điểm thông báo. ▪ Ghi chú: Loại câu tồn tại thường xuất hiện trạng ngữ vị trí đứng đầu câu. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả cho rằng loại trạng ngữ vị trí đứng đầu câu tồn tại (cách gọi của chúng tôi) là chủ ngữ vị trí [45: 150]. Ví dụ: (189) Ngoài đình bỗng dồn lên một hồi trống dồn dập, vội vã. [76: 31] (190) Đồng quê vang lên âm điệu ngày mới. Bên sông dào dạt những chuyến phà. Chợ búa rộn ràng những tiếng người. Trường học ngân nga tiếng trẻ học bài. (Võ Văn Trực) [Dẫn theo 45: 150] Như vậy, với chức năng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu và nhiệm vụ liên kết câu chứa nó với câu trước nên vị trí thường gặp của trạng ngữ vị trí là vị trí đầu câu, trước nòng cốt câu còn vị trí sau nòng cốt câu rất ít xuất hiện. 2.4.2.1. Cấu tạo của trạng ngữ vị trí Cũng giống như bổ ngữ vị trí, trạng ngữ vị trí cũng được cấu tạo bằng những tổ hợp từ vị trí. Hầu hết những tổ hợp từ vị trí đảm nhiệm chức năng trạng ngữ đều được cấu tạo bằng những danh ngữ có tác tử chỉ vị trí như trong , ngoài, trước, sau, trên, dưới, nơi, tại, ở và chỗ, cạnh, bên, bên cạnh, gần, xa, cách, sát….đánh dấu. Các tác tử có thể là danh từ, giới từ hay tính từ. * Trạng ngữ vị trí có cấu tạo là giới từ (tại/ở) + danh từ/danh ngữ. Ví dụ: (191) Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. [74: 38] (192) Ở hai bên con ngươi, nổi lên một cái màng trắng. [69: 299] (193) Tại đây, chị đã khóc, đã cười, đã chơi đánh búng và chơi đũa. [64: 253] (194) Chính tại rẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa. [64: 197] (195) Ở đấy, con trai và con gái gặp nhau dạn dĩ hơn, phóng khoáng hơn. [87: 341] (196) Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. [75: 149] ▪ Ghi chú: Do cách định vị không gian của người Việt nên sau giới từ ở còn xuất hiện trên, dưới, trong, ngoài,..trước danh từ/danh ngữ để xác định rõ cho danh từ/danh ngữ trong cấu tạo của trạng ngữ vị trí. Ví dụ: (197) Rồi ở trong cái tủ chè chạm dây nho, một rổ trứng gà đầy lùm, ngất nghểu chồng trên bộ khay chè trắng bong. [84: 35] (198) Rồi ở trước cái sập gụ lên nước, bốn chiếc ghế gụ mặt đá cùng chầu vào chiếc bàn mây sơn xanh. [84: 35] (199) Ở ngoài ngõ, mẹ con chị Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. [61: 86] * Trạng ngữ vị trí là những từ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau,…(được dùng như giới từ) + danh từ/danh ngữ. Ví dụ: (200) Ngoài rừng sâu, đôi chim gọi nhau đã im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau. [63: 48] (201) Trong một góc nhà, bỗng trông thấy một đôi mắt mở thao láo. [83: 404] (202) Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. [75: 95] (203) Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn song, mang mang một màu xanh lục. [64: 22] (204) Trước cửa, treo một bức mành mành, như kiểu những n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH025.pdf
Tài liệu liên quan