MỤC LỤC
Trang
A. Đặt vấn đề 2
B. Phần nội dung 3
I. Vài nét về tình hình thế giới trong giai đoạn mới 3
1.1. Sự phức tạp của trật tự thế giới mới 3
1.2. Những xu thế trong quan hệ quốc tế hiện nay 6
II. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 8
1. "Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế" 8
2. Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại 9
3. Nắm vững hai mặt và đấu tranh trong quan hệ quốc tế 9
4. Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước 9
III. Thực tiễn hoạt động đối ngoại của nước ta trong những năm gần đây 10
1. Tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa. 10
2. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động đối ngoại là. 13
3. Ta đã tích cực chuẩn bị và từng bước chủ động tham gia tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới 13
4. Ta đã thúc đẩy các hoạt động ngoại giao. 14
5 -6. Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác. 15
IV. Phương hướng, nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời gian tới 15
C. Kết luận 17
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài của Đài Truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân tộc.
Có thể nói: lựa chọn, thông tin khách quan về sự kiện là cơ sở để VTV4 làm tốt nhiệm vụ tập hợp cộng đồng. Khán giả kiều bào đã có những chuyển biến tích cực khi tiếp nhận thông tin về các sự kiện trên. Ông Nguyễn Tuấn Hùng, Việt kiều Mỹ đã viết: “Khi ông Nguyễn Cao Kỳ xuất hiện tại Việt Nam qua ống kính của VTV4, tôi thật sự xúc động vì điều đó sẽ mở ra một hướng suy nghĩ mới cho nhiều người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều người sẽ mạnh dạn nói thẳng, nói thật lòng mình, không còn phải ngại ngùng vì bọn a dua chụp mũ nữa ”.
Qua VTV4, khán giả cũng được gặp lại quê hương, xứ sở của mình qua từng tên làng, dáng phố. Trong tâm hồn người xa xứ ai chẳng cất giữ cho mình riêng một bến quê để dẫu có đi xa vẫn mong ước có một ngày trở về neo đậu. Với mỗi một cuộc đời , nơi trở về đẹp nhất là nơi ra đi, nơi sinh dưỡng. Đó là nỗi niềm của thế hệ kiều bào cao tuổi. Sau bao lo toan bận mải mưu sinh ở xứ người, họ muốn yên hưởng tuổi già ở quê hương nơi “chôn nhau cắt rốn”. ở tuổi 80, ông Võ Đăng Huỳnh, kiều bào Mỹ đã bộc bạch tâm trạng ấy của mình khi ông gọi tên nỗi nhớ Tổ quốc là “Thèm quê hương”: “Lúc này , tôi có một nhu cầu khẩn thiết là “về quê”, cho nên tôi đã vào vào các mạng Internet của Việt Nam mình rất nhiều. Tôi gọi là “Việt Nam mình” vì chưa bao giờ tôi coi nơi đây là quê hương dù đã sống ở đây trên 24 năm. Tôi chắc ý nghĩ này không phải của riêng tôi hay người già mà là của chung mọi người Việt Nam phải rời bỏ xứ sở, xa quê hương mấy chục năm, đã bình tâm suy nghĩ lại”.
Nỗi “thèm quê” ấy phần nào được vơi dịu khi qua màn ảnh VTV4, họ gặp lại những miền quê thân thiết của mình đang từng ngày phát triển đi lên. Một khán giả ở Montreal Canađa sau khi xem được THVN đã viết thư thông báo, giới thiệu chương trình VTV4 với bạn bè kèm theo chương trình phát sóng 10 ngày và địa chỉ website của nó. Ông viết: “ Xem chương trình, tôi cảm nhận được con người Việt Nam có sức sống rất mạnh mẽ, có sức vươn lên gần như không kém một dân tộc nào với sự sáng tạo và sức học hỏi vượt bậc. Tôi thấy mình cần phải nhún nhường hơn khi nghĩ và nói về đất nước Việt Nam mà trước đây thường kèm theo những dè bửu và phê phán…”
Con số kiều bào về thăm quê hương không ngừng tăng lên là bằng chứng cho thấy cộng đồng ngày càng tin tưởng vào chính sách đổi mới và tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc của Nhà nước ta. Riêng dịp tết Âm lịch năm 2005 đã có 200.000 kiều bào về quê ăn tết. Nhân dịp này VTV4 cùng với UBVNVNONN đã tổ chức chương trình Xuân về trên quê hương đổi mới giao lưu, gặp gỡ đại diện kiều bào và phát sóng chương trình này vào mùng một Tết.
Các chương trình của VTV4 trong dịp đầu xuân 2005 kịp thời phản ánh các cuộc gặp gỡ tiếp xúc thể hiện sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đối với cộng đồng. Lời phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đức Lương: “Đảng và Nhà nước luôn giang tay chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho bà con ở nước ngoài, những người luôn một lòng hướng về Tổ quốc” là thông điệp đoàn kết của đất nước gửi tới những người Việt Nam xa xứ.
Công chúng của VTV4 ở nhiều nước trên thế giới đã lập diễn đàn “Những người yêu Việt Nam” và diễn đàn “Dành cho người yêu thích VTV4” trên mạng Internet. Qua diễn đàn này, tin tức về Tổ quốc mà VTV4 phát đi được nhân lên rộng rãi hơn. Với họ, thông tin của VTV4 “là động lực khích lệ các phong trào thi đua hướng về Tổ quốc của cộng đồng người Việt ở nước ngoài”.
Khép lại quá khứ hướng tới tương lai, đây là quan điểm mang giá trị nhân văn mà Đảng ta đã phát triển trên cơ sở tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Sinh thời, Người đã từng căn dặn:
Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tinh thần nhân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang [28, tr.246-247].
Với chức năng nhiệm vụ của mình, VTV4 đã đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết, tập hợp cộng đồng NVNONN. Thông qua tuyên truyền, vận động, kiều bào nhận thức đầy đủ hơn vị trí và trách nhiệm của mình trong khối đại đoàn kết dân tộc, hướng về Tổ quốc cùng đồng bào cả nước xây dựng một Việt Nam hoà bình, ổn định và phát triển trong thời kỳ mới. Do được thông tin đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoà giải, hoà hợp dân tộc, ngày càng có nhiều kiều bào về thăm quê hương. Trong số này có những người một thời từng có những quan điểm đi ngược lại lợi ích dân tộc. Tin tưởng vào công cuộc đổi mới, nhiều kiều bào đã về nước đầu tư, kinh doanh; lượng kiều hối gửi về cho thân nhân trong năm 2004 đã tăng lên trên 3 tỷ USD. Lực lượng trí thức kiều bào đã tích cực trở về đóng góp trí tuệ, tham gia xây dựng đất nước. Các hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, cũng đã có sự chung tay, góp sức của kiều bào. Đặc biệt, cộng đồng còn tham gia vào các sinh hoạt chính trị cùng nhân dân cả nước như tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn kiện, nghị quyết quan trọng của Đảng, dự thảo pháp luật v.v… Đây cũng chính là một ưu điểm trong công tác thông tin tuyên truyền của VTV4 trong thời gian qua.
2.1.2.3. Đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Đảng, Nhà nước ta đã xác định: “ cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình “ kết hợp với bạo loạn của các thế lực thù địch hòng lật đổ chế độ XHCN ở nước ta là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp cần được tiến hành thường xuyên bền bỉ, với nhiều hình thức khác nhau ”[49]. ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể, các thế lực phản động đều có bài bản, tập trung vào những bức xúc của dư luận, thu hút sự chú ý của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
Trước thực tế ấy đòi hỏi các cơ quan báo chí phải chủ động tham gia vào công tác đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. Một mặt, báo chí phải đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm phản động của các thế lực thù địch. Mặt khác, báo chí phải phân tích, làm rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong gần 20 năm qua đã chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta. Từ nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta đã vươn lên trở thành một nước có nền kinh tế tăng trưởng khá; đời sống văn hoá, xã hội của nhân dân được cải thiện; tình hình chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại tăng cường đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Nhưng cũng nhiều năm qua, chúng ta đã phải bền bỉ đấu tranh chống sự phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch quốc tế. Chúng cấu kết với một bộ phận người Việt phản động lưu vong thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, chống phá sự nghiệp cách mạng, khối đại đoàn kết toàn dân của ta. Chúng nắm giữ hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền khống chế dư luận, xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi xấu chế độ ta, tạo sự hồ nghi về tình hình đất nước trong cộng đồng NVNONN.
Trước thực tế đó, với vai trò là kênh truyền hình quốc gia, VTV4 đã thường xuyên phản ứng tích cực, kịp thời phê phán các quan điểm sai trái, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động đối địch. Âm mưu diễn biến hoà bình mà chúng sử dụng chống phá ta tập trung trên các lĩnh vực:
Thứ nhất là phá hoại về chính trị, tư tưởng. Chúng ra sức tuyên truyền chống chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong đó có chính sách đối với cộng đồng NVNONN. Thứ hai là thực hiện “ diễn biến hoà bình ” trên lĩnh vực kinh tế. Chúng sử dụng bao vây, cấm vận làm suy yếu rồi dùng thủ đoạn liên kết, hợp tác, viện trợ kinh tế để tạo sức ép về chính trị đối với ta. Thứ ba là lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm kích động, gây mất ổn định xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc tế và người Việt đối địch lưu vong, thời gian qua VTV4 đã liên tục có những tin, bài vạch trần các chiêu bài của chúng. Đấu tranh chống “ diễn biến hoà bình ” là một mảng nội dung quan trọng của VTV4. Nó được thể hiện ở khắp các chuyên mục trên những khía cạnh khác nhau: Khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở nước ta; Tăng cường thông tin về thành tựu mọi mặt của công cuộc đổi mới của đất nước; Vạch trần âm mưu phá hoại của địch trong việc sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; Phê phán tư tưởng, lối sống tư sản; Tuyên truyền về nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các chương trình thời sự bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp đã có nhiều tin, bài kịp thời phê phán những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá ta. Các chuyên mục cũng tăng cường phản ánh sự đổi mới, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để cộng đồng hiểu rõ hơn về tình hình của đất nước. Điều này có tác dụng như liều thuốc vắc-xin giúp kiều bào ta ở nước ngoài tự đề kháng trước những luồng thông tin độc hại, sai lệch nhằm kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc.
Tuy không có nhiều những bài phân tích, bình luận, đấu tranh trực tiếp nhưng trên sóng VTV4, các chương trình đã đề cập tới lĩnh vực chính trị tư tưởng một cách mềm dẻo; khẳng định được lập trường quan điểm của Đảng và nhân dân ta kiên định con đường đi lên CNXH với nền tảng, ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những dịp lễ, tết: kỷ niệm sinh nhật Bác, ngày thành lập Đảng, Quốc khánh 2/9, ngày giải phóng miền Nam 30/4, VTV4 kịp thời chuyển tới kiều bào nhiều hoạt động kỷ niệm sôi nổi cả bề rộng lẫn chiều sâu của nhân dân cả nước. Qua đó biểu hiện ý chí toàn dân tộc đoàn kết xung quanh Đảng kiên định con đường, mục tiêu XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Ví dụ: Chiến tranh Việt Nam - cái nhìn sau 30 năm là chương trình toạ đàm có thời lượng lớn (72’32’’) phát sóng nhân kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước (11/4/2005). Chương trình đã mời đại diện thế hệ những người trực tiếp tham gia chiến tranh, những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá để cùng lý giải về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau khoảng lùi 30 năm. Những suy nghĩ, tình cảm, phân tích sâu sắc và sự khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của “người trong cuộc” đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới những kẻ cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử khi chúng gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta là “cuộc nội chiến“ hay “cuộc chiến tranh uỷ nhiệm”, hòng phủ nhận thành quả cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã phải đổi bằng xương máu. Chương trình Người là niềm tin tất thắng phát sóng 18/5/2005 nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày của Bác Hồ lại là một thông điệp thể hiện sự biết ơn, niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng vĩ đại của Người.
Vấn đề dân tộc, tôn giáo được VTV4 phản ánh ở nhiều bình diện và góc độ: Phát triển lưới điện quốc gia ở vùng cao Tây Bắc- P/s 12/1/2005; Bảo tồn văn hoá Chu Ru - 20/1/2005; Sức xuân làng Chăm - 24/2/2005; Tháng ba ở Tây nguyên - 13/4/2005; Văn hoá nhà Gươl của người Katu -12/1/2005; Người Mường ở Hoà bình - 18/4/2005; Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh - 20/6/2005…Điều này giúp cộng đồng giải toả được những thông tin sai sự thật về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta mà một số phương tiện báo chí của các thế lực thù địch nước ngoài và bọn phản động người Việt lưu vong vẫn thường công kích xuyên tạc.
Với chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều năm gần đây vấn đề này đã được cải thiện đáng kể. Trên địa bàn cả nước, nhiều phong tục tập quán, lễ hội được khôi phục nhằm duy trì, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng, cải tạo, đảm bảo cho cho các hoạt động tín ngưỡng của đồng bào có đạo. Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “ kính chúa, yêu nước - sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, đồng bào các tôn giáo luôn đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng, phát triển đất nước. Bởi vậy, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo đã không ngừng được cải thiện, nâng cao. Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã khẳng định: “Chúng ta đã và đang quan tâm tới việc xây dựng những nơi thờ tự của bà con các tôn giáo và bảo đảm tự do tôn giáo, đề ra những cơ chế chính sách có liên quan đến dân tộc, tôn giáo; những việc như vậy tự chúng sẽ hữu xạ tự nhiên hương” [25].
Thực tế là vậy, nhưng các thế lực thường xuyên kích động, xúi giục, dựng chuyện xuyên tạc sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của ta. Đấu tranh với những âm mưu thâm độc này, VTV4 đã có nhiều tin, bài phản ánh đời sống, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào có đạo. Nhiều chương trình đã phân tích sâu sắc về mối liên hệ, sự đoàn kết gắn bó giữa tôn giáo với dân tộc như: Vận động đoàn kết luơng giáo ở Nam Định - P/s 24/9/2004; Truyền thống phụng đạo yêu nước của tăng ni, phật tử Việt Nam - 28/1/2005; Giáo hội phật giáo Việt Nam với sự nghiệp đào tạo nhân tài - 13/3/2005; Phật giáo trên đất Huế - 18/6/2005…
Tuy nhiên, như Đảng ta đã xác định, đấu tranh với những âm mưu gây chia rẽ, diễn biến hoà bình là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Nhờ linh hoạt, mềm dẻo trong cáh thức tuyên truyền, thời gian qua, công tác đấu tranh dư luận của VTV4 đã đạt hiệu quả tích cực. Thông tin đã có tác động mạnh mẽ tạo ra chuyển biến trong nhận thức và thái độ đối với Tổ quốc của cộng đồng; ngay cả với những người một thời có những quan điểm ngược lại lợi ích của đất nước. Ông Đỗ Mậu, cựu Trung tướng; Giám đốc nha an ninh quân đội Ngụy quyền Sài Gòn khi được trở về Tổ quốc đã nói: “Cộng đồng Việt Nam vốn xuất phát từ sự phức tạp nên đời sống phức tạp, nhưng dần dần họ đang trở về với lẽ phải. Có một nhóm người họ thù oán chế độ miền Bắc vì họ không hiểu lịch sử hay là vì lý do tôn giáo, đầu óc đảng phái hẹp hòi mù quáng. Nhưng tôi thấy lạc quan mấy năm gần đây họ đã dần dần trở về. Tôi hy vọng sự trở về Tổ quốc của tôi sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ ”. Và ông Nguyễn Cao Kỳ, trong cuộc trả lời phỏng vấn VTV4 cũng đã khẳng định: “Đa số quần chúng ở hải ngoại muốn hoà hợp dân tộc như vậy mà một số lợi dụng làm chính trị, lợi dụng cái chuyện thúc đẩy, bôi nhọ đất nước, nó sẽ không còn có người theo nữa. Tôi về Việt Nam lần thứ nhất cách nay 8 tháng nhưng không thấy còn nhiều ý kiến chống đối nữa. Cần phải nhìn về tương lai”.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, thời gian qua các chương trình của VTV4 đã có tác dụng to lớn trong việc hướng dẫn dư luận xã hội lành mạnh, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cộng đồng kiều bào. Trên cơ sở đó, chương trình đã giúp cho kiều bào ta hiểu rõ hơn về thực tế đời sống và sự phát triển của đất nước trong công cuộc đổi mới. Từ đó giúp kiều bào nhận thức đúng đắn hơn về công cuộc phát triển đất nước theo con đường CNXH mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Đồng thời kêu gọi cộng đồng NVNONN, đồng bào trong nước không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quá khứ, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội đoàn kết một lòng, cùng chung sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.3. Giới thiệu tinh hoa văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu giải trí của NVNONN.
Về phương diện lý luận, vấn đề khai sáng và nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá, giải trí là một chức năng cơ bản của báo chí. Thực hiện chức năng này, báo chí góp phần “nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội” [41, tr. 41,42].
Nền văn hoá Việt Nam được hình thành, bồi tụ, gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước quật cường của dân tộc trải hàng ngàn năm. Đồng thời, nó còn là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Có thể nói, văn hoá Việt Nam chính là bản lĩnh, trí tuệ, cốt cách và là linh hồn của cả dân tộc.
Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, cộng đồng có quyền được hưởng thụ và có trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của văn hoá Việt Nam.
Trong hoàn cảnh sống xa Tổ quốc NVNONN luôn phải chịu sức ép hoà nhập vào văn hoá và đời sống xã hội của nước sở tại, do đó nhu cầu về văn hoá dân tộc trong cộng đồng là rất lớn. Mặc dầu sống ở các nước phát triển, trong điều kiện toàn cầu hoá thông tin, hằng giờ, kiều bào có thể cập nhật tin tức thời sự quê nhà qua các trang báo điện tử, nhưng họ vẫn luôn khao khát được nhìn thấy, được nghe thấy những hình ảnh âm thanh thân thuộc của quê hương. Với ưu thế của loại hình báo chí hiện đại, VTV4 có khả năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và giải trí lành mạnh của kiều bào. Mỗi câu hò, điệu lý, mỗi vở kịch, tích tuồng mà VTV4 phát sóng, ngoài giá trị nghệ thuật còn có ý nghĩa như một nhịp cầu gắn kết những người Việt xa xứ với Tổ quốc mình. Tác giả G.V Cu-dơ-nhet-xốp trong cuốn Báo chí truyền hình cũng đã khẳng định: “ở mức độ khác nhau, mọi chương trình truyền hình đều đưa người xem tiếp cận với văn hoá” [8, tr.75].
Qua khảo sát cho thấy, các chương trình thông tin về văn hoá, xã hội và giải trí chiếm tỷ lệ và thời lượng lớn trên sóng VTV4. Lấy ví dụ trong tháng 2 năm 2004, trong số 40 mũ chuyên mục xuất hiện trên VTV4 đã có 33 mũ chuyên mục về văn hoá (chiếm 82%). Đó là các chuyên mục: Tìm hiểu nghệ thuật cổ truyền Việt Nam; Khơi nguồn văn nghệ dân gian; Vầng trăng cổ nhạc; Giai điệu quê hương; Gìn giữ cho muôn đời sau; Sân khấu; Giao lưu ca nhạc...
Khảo sát một số chuyên mục tiêu biểu ở thời điểm tháng 2 năm 2004 đã cho kết quả: Việt Nam - Đất nước - Con người: Trong tổng số 31 chương trình , có 29 chương trình khai thác đề tài văn hoá, xã hội, chiếm tỷ lệ 93%. Việt Nam hôm nay có 15 trong tổng số 25 chương trình phản ánh các vấn đề văn hoá xã hội, chiếm tỷ lệ 60%.
Các đề tài phản ánh cũng tập trung thể hiện sự phong phú đa dạng của nền văn hoá Việt Nam: Giữ gìn truyền thống văn hoá gia đình dòng họ trong đời sống hiện đại; Tính cộng đồng trong đời sống người Việt; Chợ Bến Thành - xưa và nay; Những làng nghề ở Nam Bộ; Lễ hội ẩn chứa tâm hồn người Việt; Bảo tồn văn hoá Chu Ru; Phật giáo trên đất Huế; Các nhạc cụ đặc trưng của vùng Tây Nguyên; Vẻ đẹp trong trang phục cưới của dân tộc Tây Bắc.
Trong 1,5 năm qua, VTV4 đã giới thiệu với công chúng 540 chương trình phim truyện truyền hình của Việt Nam sản xuất. Đề tài của phim đa dạng, phản ánh khá sinh động mọi mặt đời sống xã hội và tâm lý con người Việt Nam hiện đại. Nhiều bộ phim đã tạo dấu ấn và có giá trị giáo dục sâu sắc ngay cả với công chúng trong nước như: Blouse trắng; Gió thổi qua rừng; Đồng tiền xương máu; Ba lần và một lần; Cảnh sát hình sự; Bến quê.v…
Chương trình sân khấu đã giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật truyền thống 72 vở chèo, tuồng, cải lương. Đây là những loại hình sân khấu đặc trưng của 3 miền. Vào thứ bảy hàng tuần, chương trình Tìm hiểu nghệ thuật cổ truyền Việt Nam đã chọn giới thiệu và phân tích giúp khán giả hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm sân khấu hoặc các loại hình nghệ thuật truyền thống như: Tìm hiểu nhạc cụ trong trống tuồng; Giới thiệu bộ gõ trong hát văn; Tìm hiểu về bộ gõ trong chèo v.v…
Trong 1,5 năm qua đã có trên 200 chương trình văn học nghệ thuật được giới thiệu trên VTV4. Qua các chương trình, kiều bào có thể nắm bắt khá đầy đủ đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Sự đa dạng, phong phú được thể hiện thể hiện qua các đề tài, từ cảm nhận nghệ thuật: Nét đẹp của hoa trong hình tượng múa; Những vai hề chèo; Hình tượng Quang Trung trong sân khấu truyền thống; đến lĩnh vực hoạt động nghệ thuật: ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 22; Văn học nghệ thuật - đầu tư và hiệu quả. VTV4 đã phát sóng 540 chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi với nhiều thể loại như ca nhạc, hoạt cảnh, sân khấu; 54 chương trình nội trợ hướng dẫn cách làm các món ăn dân tộc. Trên cơ sở khai thác các chương trình ca nhạc, VTV4 đã xây dựng chuyên mục “Bài hát theo yêu cầu”. Đây là chương trình được khán giả yêu thích bởi nó đáp ứng được nguyện vọng riêng lẻ của từng cá nhân. Số 1 của chuyên mục này phát sóng vào đầu tháng 4/2003. Khảo sát 68 chương trình đã phát sóng cho thấy, với thời lượng 30 phút, trung bình mỗi chương trình giới thiệu được 6 bài hát, thời gian qua chuyên mục này đã phát trên 400 bài hát theo yêu cầu của kiều bào. Qua những lá thư và giai điệu âm nhạc, chuyên mục đã trở thành người bạn gần gũi, chia sẻ những vui buồn với cộng đồng. Chính việc quan tâm đến nhu cầu của từng cá nhân đã tạo nên sự thu hút khán giả của chương trình. Đây là điều kiện thuận lợi để VTV4 thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc.
Với bất cứ quốc gia nào, việc truyền bá, giáo dục những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là một nhiệm vụ đặt ra với VTV4 trong công tác tuyên truyền. Giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mà VTV4 giới thiệu tới cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài bao gồm toàn bộ cái hay cái đẹp trong nền văn hoá tinh thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo của nhân dân qua các thời đại, những phong tục tập quán, lễ hội có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình yêu đất nước, quê hương, sự cảm thông chia sẻ đoàn kết dân tộc, những truyền thống đáng được trân trọng, phát huy như hiếu học, cần cù lao động, tôn quý người già v.v…Thông qua những nội dung này,VTV4 không chỉ thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá, giải trí mà còn góp phần giáo dục, xây dựng lối sống tích cực cho cộng đồng NVNONN. Hiểu biết sâu sắc truyền thống văn hoá của dân tộc là cơ sở để cộng đồng tự tin hoà nhập vào xã hội ở đất nước sở tại. Mặt khác, nó khơi dậy trong cộng đồng niềm tự hào, ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, hướng về cội nguồn.
Ngôn ngữ ( gồm tiếng nói, chữ viết) chính là một trong những thành tựu của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó là công cụ tư duy và phương diện giao tiếp đồng thời là một thành tố cơ bản để hình thành và duy trì nền văn hoá. Với cộng đồng NVN ONN, họ chỉ có thể cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc tinh hoa, giá trị, bản sắc riêng biệt, độc đáo của nền văn hoá Việt Nam thông qua tiếng Việt. Chính tiếng Việt và nền văn hoá Việt Nam là sợi dây liên kết bền chặt giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng rãi”. Bởi vậy, trong công tác vận động tập hợp NVNONN, hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho kiều bào, đặc biệt là thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra.
Chương trình dạy tiếng Việt của VTV4 bước đầu đã đáp ứng được một phần nhu cầu học tiếng Việt của cộng đồng. Đối tượng mà chương trình hướng tới là người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba; những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Về cơ bản, thế hệ này đã thích nghi và hoà hợp với môi trường, xã hội của đất nước sở tại. Nhiều người trong số họ không biết hoặc không hiểu tiếng Việt. Mối liên hệ giữa họ với quê hương chỉ thông qua người thân là ông bà, cha mẹ. Thực tế đó đặt ra, dạy và học tiếng Việt là một nhu cầu bức xúc trong thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên, do điều kiện sinh sống của kiều bào ở mỗi nước khác nhau nên việc tổ chức mở lớp dạy tiếng Việt cho cộng đồng còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc hỗ trợ dạy tiếng Việt qua truyền hình là một cách làm hiệu quả, được cộng đồng đánh giá cao.
Từ Italia, khán giả Cao Thanh Tâm đã viết: “Việc dạy tiếng Việt cho các em đang sống ở hải ngoại thuộc thế hệ thứ 2 và thứ 3 là một việc làm rất chính đáng và cấp thiết, bởi lẽ tiếng Việt còn là người Việt còn”. Khán giả Nguyễn Kim Trọng, từ Ostrawa, cộng hoà Séc đã gửi thư bày tỏ: “Chương trình dạy tiếng Việt đã giúp cho các em nhỏ thế hệ thứ hai sinh ra và lớn lên ở Séc nói và hiểu được tiếng Việt. Tôi rất mừng, yên tâm không lo sợ thế hệ này mất gốc như trước nữa”.
Xác định được vai trò quan trọng của tiếng Việt trong việc giúp cộng đồng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngày 22/3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 281/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Đài Truyền hình Việt Nam là một thành viên của ban điều hành dự án có nhiệm vụ tham gia xây dựng các kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện đề án theo lĩnh vực được giao. Mục tiêu của đề án là “ Hỗ trợ tích cực việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài nhằm giúp cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không quên tiếng Việt, có thể nghe, nói, đọc, viết, gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- muc luc.doc