Môc lôc
TRANG
Mục Lục i
Danh mục từ viết tắt . iv
Danh mục bảng biểu . v
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ .
3
1.1 . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN . 3
1.1.1. Khái niệm Công Ty Chứng Khoán . 3
1.1.2. Mô hình tổ chức Công Ty Chứng Khoán . 3
1.1.3. Vai trò, chức năng của Công Ty Chứng Khoán . 5
1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Công Ty Chứng Khoán 7
1.1.4.1. Hoạt động môi giới chứng khoán . 7
1.1.4.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán . 8
1.1.4.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán . 8
1.1.4.4. Hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư . 9
1.1.4.5. Tư vấn tài chính doanh nghiệp . 9
1.1.4.6. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán . 9
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 10
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về Quản Lý Danh Mục Đầu Tư . 10
1.2.1.1. Tổng quan về Đầu tư. 11
1.2.1.2. Tổng quan về Đầu tư tài chính . 12
1.2.2. Vai trò hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư . 17
1.2.3. Hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư . 18
(1) Rủi ro - Rủi ro của danh mục đầu tư . 19
(2) Thu nhập - Thu nhập của danh mục đầu tư . 27
(3) Hiệu quả hoạt động đầu tư . 27
(4) Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) . 30
(5) Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động QLDM ĐT . 34
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ .
35
1.3.1. Yếu tố khách quan . 35
(1) Môi trường kinh tế vĩ mô . 35
(2) Sự phát triển của TTCK . 36
(3) Khuôn khổ pháp lý . 37
(4) Những yếu tố thuộc về mặt kỹ thuật QLDM ĐT . 37
1.3.2. Yếu tố chủ quan . 38
(1) Định hướng phát triển của Công Ty Chứng Khoán . 38
(2) Khả năng về nguồn nhân lực của Công Ty Chứng Khoán . 38
(3) Khả năng về nguồn vốn của Công Ty Chứng Khoán . 39
CHƯƠNG 2 -THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
40
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NH CÔNG THƯƠNG . 40
2.3.1. Giới thiệu chung về Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương 40
2.3.1.1Quá trình hình thành và pháttriển . 40
2.3.1.2 Mô hình tổ chức Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương 40
2.3.1.3 Đội ngũ nhân sự . 41
2.3.1.4 Các mảng hoạt động chính . 41
2.3.2 Tình hình hoạt động của Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương . 42
(1) Hoạt động tự doanh và Bảo lãnh phát hành . 43
(2) Hoạt động môi giới chứng khoán . 47
(3) Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 49
2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QLDM ĐT TẠI CTCK NH CÔNG THƯƠNG 49
2.4.1 Những quy định pháp lý về hoạt động QLDM ĐT 49
2.4.2 Hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương 50
(1) Điều kiện hình thành . 50
(2) Đặc trưng hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương . 51
(3) Quy trình hoạt động QLDM ĐT 55
2.4.3 Kết quả đạt được . 57
2.4.4 Những hạn chế và nguyên nhân . 61
2.4.4.2 Hạn chế 61
2.4.4.3 Nguyên nhân . 64
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
68
3.4. Định hướng phát triển TTCK đến năm 2010 . 68
3.5. Định hướng phát triển của Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương 69
3.6. Giải pháp phát triển hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương Việt Nam .
70
3.6.1. Hướng phát triển dịch vụ của CTCK NH Công Thương Việt Nam .
3.6.2. Đề xuất hướng phát triển dịch vụ QLDM ĐT khi có sự thay đổi trong luật .
3.6.3. Đề xuất quy trình QLDM ĐT phù hợp với điều kiện của CTCK NH NH Công Thương Việt Nam
3.6.4. Đề xuất vần đề nhân lực
3.6.5. Đề xuất hoàn thiện công tác quản trị và tổ chức bộ máy hoạt động .
3.6.6. Giải pháp về mở rộng mạng lưới Khách hàng .
3.6.7. Một số kiến nghị . 70
71
72
76
77
79
79
Kiến nghị với các cơ quan quản lý . 79
Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam . 80
KẾT LUẬN 82
Tài liệu tham khảo . 83
90 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyên đề Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công cụ tài chính để đầu tư.
Môi trường kinh tế tạo ra cơ sở hạ tầng của TTCK mà đặc biệt là những tổ chức trung gian, những tổ chức này mang tính chất trung gian là những yếu tố cần thiết tạo nên sự phát triển của hoạt động QLDM ĐT.
Môi trường kinh tế cũng là điều kiện khách quan quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư trong xã hội, ảnh hưởng đến khả năng về nguồn vốn đầu tư. Trong hoạt động QLDM ĐT vai trò của nguồn vốn rất quan trọng vì nó có thể trở thành một trong những công cụ hữu hiệu mà nhà quản trị đầu tư có thể sử dụng để điều tiết rủi ro cũng như thu nhập trong hoạt động đầu tư theo danh mục.
Sự phát triển của TTCK
Sự phát triển của TTCK có vai trò quan trong đối với sự phát triển hoạt động QLDM ĐT, ở những TTCK phát triển phần lớn các nhà đầu tư thực hiện đầu tư hay uỷ thác vốn qua các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các CTCK, Công ty đầu tư, các tổ chức quỹ. Ngoài ra, sự phát triển của TTCK cũng sẽ tạo ra tính hiệu quả của thị trường ngày càng cao, do vậy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động QLDM ĐT. Ngược lại, đối với những TTCK mới nổi thì hoạt động QLDM ĐT hầu như ít phát triển, ít có những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường mà chủ yếu là hoạt động đầu tư của cá nhân nhỏ lẻ. Sự phát triển của TTCK tạo ra cơ chế thị trường hiệu quả, các tổ chức trung gian đầy đủ góp phần kiểm soát rủi ro đối với các nhà đâu tư, công chúng đầu tư có đầy đủ năng lực về vốn, kiến thức để thực hiện đầu tư trên TTCK.
Khuôn khổ pháp lý
Mục đích của quy định pháp lý về QLDM ĐT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư. Một khuôn khổ pháp lý được coi là đầy đủ khi bao gồm các vấn đề sau:
Khuôn khổ pháp lý tạo cơ chế kìm hãm sự phát triển của hoạt động QLDM ĐT. Với những văn bản luật hiện tại thì thấy rằng hoạt động QLDM ĐT đang có sự xung đột quyền lợi với những hoạt động khác của CTCK như hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán. Những quy định của nhà nước về hoạt động của các quỹ đầu tư phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động QLDM ĐT chuyên nghiệp. Việc quy định hoạt động của những tổ chức nước ngoài vào TTCK cũng đã tạo ra rào cản lớn.
Khuôn khổ pháp lý tạo ra cơ chế thúc đẩy sự phát triển của hoạt động QLDM ĐT. Khuôn khổ pháp lý một khi đã hoàn thiện, đầy đủ sẽ giúp kiểm soát rủi ro đối với hoạt động QLDM ĐT tại các CTCK. Tạo cơ chế minh bạch hơn đối với hoạt động của các CTCK, đồng thời những Khách hàng sử dụng dịch vụ này cảm thấy tin tưởng hơn.
Những yếu tố thuộc về mặt kỹ thuật QLDM ĐT
Mục tiêu của hoạt động QLDM ĐT là phải tập hợp nhiều loại chứng khoán khác nhau và các tài sản khác nhau vào danh mục đầu tư đáp ứng các nhu cầu đầu tư và sau đó quản lý các danh mục đầu tư này nhằm đạt tới mục đích đầu tư. Có ba nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển hoạt động QLDM ĐT theo hướng tiếp cận một cách có hệ thống: thứ nhất, sự phát triển của các thuyết đầu tư tài chính, thứ hai sự phát triển của cơ sở dữ liệu và các công cụ phân tích, thứ ba sự phát triển của kỹ thuật quản trị. Những thuyết phân tích tài chính có vai trò quan trọng giúp định hình từng bước trong quá trình phân tích đầu tư theo danh mục, đồng thời thấy được sự kế thừa giữa các học thuyết. Trong hoạt động QLDM ĐT, cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng vì nếu không có cơ sở dữ liệu thì những nghiên cứu đầu tư theo danh mục hoàn toàn không có cơ sở. Việc nghiên cứu, theo dõi quản trị danh mục đầu tư rất phức tạp do vậy những công cụ phân tích đóng vai trò tối quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động QLDM ĐT. Những kỹ thuật quản trị, quản lý, giám sát điều hành hoạt động QLDM ĐT, tạo tính chuyên môn hoá trong từng khâu, từng bộ phận nếu hoạt động quản trị không đạt hiệu quả thì dù có dữ liệu tốt, công cụ phân tích tiên tiến cũng khó có thể tạo ra tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá trong hoạt động phân tích đầu tư cũng như quản trị đầu tư theo danh mục, khó có thể theo dõi diễn biến danh mục đầu tư một cách kịp thời để có những điều chỉnh phù hợp.
Yếu tố chủ quan
Định hướng phát triển của Công Ty Chứng Khoán
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động QLDM ĐT của các CTCK. Các CTCK khác nhau có những định hướng kinh doanh khác nhau, có những Công ty đẩy mạnh dịch vụ môi giới, có những Công ty đẩy mạnh dịch vụ tư vấnĐối với những CTCK có định hướng phát triển mảng dịch vụ này ngay từ đầu thì họ sẽ có chiến lược cụ thể về con người, công nghệ nhằm thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả nhất.
Khả năng về nguồn nhân lực của Công Ty Chứng Khoán
Nguồn nhân lực của CTCK là điều kiện cần thiết để triển khai hoạt động QLDM ĐT, những CTCK có điều kiện về nguồn lực con người tốt sẽ có điều kiện phát triển hoạt động này hơn các CTCK có sự hạn chế về lao động. Bởi hoạt động QLDM ĐT cần có một số lượng cán bộ làm việc tối thiểu mới có thể triển khai dịch vụ này và đảm bảo hiệu quả chất lượng dịch vụ. Chất lượng của đội ngũ cán bộ có vai trò sống còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tạo được sự tin tưởng của nhà đầu tư bởi chỉ có sự tin tưởng của nhà đầu tư mới đảm bảo cho sự phát triển về quy mô của hoạt động QLDM ĐT. Tại thị trường Mỹ Công ty PGS (Parker Global Strategies LLC) trong quy trình hoạt động QLDM ĐT của mình cần đến 48 chuyên gia làm việc lâu năm (kinh nghiệm làm việc 14 năm) mới đảm đương được những công việc của hoat động QLDM ĐT. Còn tại Việt Nam các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng phải cần đến một đối ngũ nhân viên khá lớn như Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Fund Management khi bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động cũng cần đến một đội ngũ chuyên viên lên tới 25 người với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đầy tư và thị trường chứng khoán. Do vậy nguồn nhân lực có vai trò tối quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động QLDM ĐT.
Khả năng về nguồn vốn
Hoạt động QLDM ĐT là hoạt động đầu tư chuyên nghiệp do những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp thực hiện. Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư theo danh mục đó là vai trò tích tụ tập trung những đồng vốn nhỏ lẻ trong dân chúng mà nếu như đầu tư bằng đồng vốn nhỏ lẻ như vậy sẽ không hiệu quả, sự tích tụ tập chung nguồn vốn sẽ tạo nên một lợi thế quy mô vốn lớn. Lợi thế quy mô vốn lớn sẽ tạo ra cơ hội cho ban quản lý điều hành thực hiện đa dạng hoá đầu tư tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro xẩy ra với ban quản lý. Nếu rủi ro xẩy ra các tổ chức quản lý như CTCK, Công ty Quản Lý Quỹ thực hiện hoạt động QLDM ĐT cần thiết phải có một nguồn vốn đủ lớn để đầu tư cơ sở vật chất đáp ững nhu cầu quản lý điều hành hoạt động đầu tư, đồng thời tạo lòng tin đối với công chúng đầu tư khi thực hiện uỷ thác vốn cho các tổ chức này. Ở Việt nam Công ty quản lý quỹ liên doanh đầu tiên (VFM) khi bắt đầu đi vào hoạt động đã có tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 16 tỷ đồng. Vốn của các tổ chức thực hiện hoạt động QLDM ĐT lớn sẽ tạo ra sự tin tưởng đối với nhà đầu tư tạo thuận lợi cho các tổ chức này kêu gọi vốn khi thành lập các quỹ đầu tư hay thu hút khách hàng tham gia vào hoạt động QLDM ĐT.
Trong toàn bộ chương 1, luận văn đề cập tới những vấn đề cơ bản về đầu tư, đầu tư vào tài sản tài chính và những vấn đề cơ bản về hoạt động của CTCK mà tiêu biểu ở đây đó là hoạt động Quản Lý Danh Mục đầu Tư Chứng Khoán. Đề tài đã đưa ra vai trò của hoạt động QLDM ĐT đối với TTCK nói chung và đối với CTCK nói riêng. Đồng thời đưa ra những lý thuyết cơ bản về đầu tư chứng khoán theo danh mục, những thuyết tài chính cơ bản ứng dụng vào hoạt động đầu tư theo danh mục và quản trị danh mục đầu tư. Để phát triển nghiệp vụ QLDM ĐT cần thiết phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động QLDM ĐT thông qua xem xét những yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động đó.
CH¦¥NG 2
Thùc tr¹ng ho¹t ®éng qu¶n lý danh môc ®Çu t t¹i c«ng ty chøng kho¸n ng©n hµng c«ng th¬ng ViÖt Nam
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Giới thiệu về Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 20/7/2000 TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đứng trước một cơ hội lớn để trở thành một trong những tổ chức đầu tiên tham gia vào TTCK, sau hơn một tháng, ngày 01/09/2000 Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành lập CTCK theo quyết định số 126/QĐ-HĐQT-NHCT1 theo hình thức Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên. Công ty chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 16/11/2000. Với tên đầy đủ là Công ty TNHH Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam VN, tên giao dịch quốc tế: Incombank Securities Co.,Ltd (viết tắt là IBS) với số vốn lúc đi vào hoạt động khoảng 50 tỷ đến nay vốn điều lệ của Công ty đã là 105 tỷ đồng.
Mô hình tổ chức Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương Việt Nam
Biểu 3: Cơ cấu tổ chức Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương Việt Nam
Đội ngũ nhân sự
Do thừa hướng những thành quả hoạt động lâu năm của ngân hàng Công Thương nên đa phần đội ngũ nhân sự của CTCK được ngân hàng tuyển dụng, do vậy có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ. Tiêu chí hoạt động của Công ty là luôn coi yếu tố con người là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công và sự phát triển của Công ty. CTCK NH Công Thương Việt Nam luôn coi trọng hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng mọi đối tượng Khách hàng. Các cán bộ quản lý và kinh doanh của Công ty đều được trải qua các khoá đào tạo về chứng khoán cả trong và ngoài nước và được UBCKNN cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán. Các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán.
Các mảng hoạt động chính
Các dịch vụ về chứng khoán
Môi giới chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
QLDM ĐT chứng khoán
Đại lý bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán
Lưu ký chứng khoán
Các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Tư vấn niêm yết chứng khoán
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Trung gian bán đầu giá cổ phần lần đầu cho doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
Tư vấn cổ phần hoá
Tư vấn chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp
Dàn xếp các giao dịch tài chính
Tái cấu trúc nợ, cấu trúc tài chính, sát nhập doanh nghiệp
Tình hình hoạt động của Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương Việt Nam
Trong 5 năm qua, cùng với sự thăng trầm lên xuống của TTCK, từ lúc thị trường mới hình thành và phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, chỉ số VN-index đạt mức 570 điểm, đến thời điểm thị trường trầm lắng chỉ số VN-Index chỉ còn khoảng 130 điểm trong giai đạn 2003-2005 thị trường bắt đầu phục hồi nhưng nhìn chung trong bối cảnh đó hoạt động kinh doanh của Công ty luôn trên đà phát triển thuận lợi, điều này được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty tăng đều trong các năm từ năm 2001 cho đến hết năm 2005(thể hiện trong bảng 1).
Từ lúc mới thành lập được sự thuận lợi về nguồn vốn từ ngân hàng mẹ, CTCK NH Công Thương Việt Nam là một trong những Công ty có số vốn điều lệ lớn nhất, năm 2003 Công ty đã thực hiện tăng vốn lên 105 tỷ đồng và trở thành một trong 3 CTCK có số vốn lớn nhất trên TTCK Việt Nam. Tổng tài sản của Công ty tăng dần giữa các năm, năm 2001 tổng tài sản chỉ đạt trên 60 tỷ thì đến năm 2005 tổng tài sản đạt trên 500 tỷ (số liệu cụ thể bảng 1). Đồng nghĩa với đó là doanh thu của Công ty tăng theo từ lúc doanh thu từ hoạt động chỉ đạt 3,4 tỷ đồng năm 2001, đến năm 2005 doanh thu của Công ty tăng gấp hơn 12 lần với doanh số đạt sấp xỉ 43 tỷ đồng. Bình quân tốc độ tăng trưởng doanh thu năm trước so với năm sau tăng gấp 2 lần. Điều này nói lên rằng CTCK NH Công Thương Việt Nam cố tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Bên cạnh đó yếu tố chi phí là điều kiện quan trọng, qua bảng 1 ta thấy chi phí của Công ty trong năm 2001 đạt trên 2 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 chi phí đã là 29 tỷ đồng, nếu có sự so sánh như trên thì so sánh chi phí của Công ty trong năm 2001 với năm 2005 thì chi phí của Công ty tăng 13 lần. Qua đấy cũng có thể thấy được rằng tốc độ tăng chi phí của Công ty cao hơn tốc độ tăng doanh thu, Công ty thực hiện chưa tốt công tác kiểm soát chi phí. Nếu như chỉ nhìn vào con số % thì chúng ta không thể có cái nhìn tổng thể về kết quả thu được của Công ty, năm 2001 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 1,466 tỷ đồng thì đến năm 2005 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt khoảng 14,2 tỷ đồng, và trở thành một trong 4 Công ty có lợi nhuận lớn nhất trên TTCK Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu năm 2005 đạt 13,136% tăng 2,398% so với năm 2004.Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản năm 2005 đạt 2,7098% tăng 0,41% so với năm 2004.
Bảng 1 Chỉ Tiêu Tài Chính Giai Đoạn 2001 – 2005 (3)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Vốn CSH
55.000.000.000
55.000.000.000
55.000.000.000
105.000.000.000
105.000.000.000
Tổng tài sản
60.126.225.293
89.909.287.107
553.470.458.099
417.939.327.038
509.054.213.585
Doanh thu
3,440,980,326
6,557,629,380
11,359,551,959
37,071,044,617
52,889,486,334
Chi phí
2,185,130,593
4,175,004,785
10,027,039,981
26,788,259,344
38,643,184,635
Lợi nhuận
1,466,564,667
1,655,944,397
4,836,578,430
11,275,458,287
14,246,301,699
(3) Nguồn Báo cáo tổng kết Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương
Kết quả kinh doanh trên các mảng hoạt động chủ yếu như sau:
Hoạt động Tự doanh và Bảo lãnh phát hành
(*) Hoạt động tự doanh
Hoạt động tự doanh của CTCK NH Công Thương Việt Nam được coi là thế mạnh của Công ty so với các CTCK khác, do đặc thù nguồn vốn được sự hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ (Ngân hàng Công Thương Việt Nam), ngay từ khi mới thành lập CTCK NH Công Thương Việt Nam đã là một trong những CTCK có số vốn lớn nhất. CTCK NH Công Thương có điều kiện đa dạng hóa trong hoạt động tự doanh, hoạt động tự doanh của CTCK NH Công Thương Việt Nam được thực hiện ở tại trụ sở chính và các chi nhánh, ngoài ra các đại lý thực hiện chức năng tìm kiếm các Công ty tốt để thực hiện đầu tư. Cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh của Công ty được chủ động hoạt động trong hạn mức nguồn vốn được giao hoặc có thể thực hiện trên hạn mức, các phương án đầu tư lớn sẽ được thông qua hội đồng đầu tư. Từ đó có thể tập trung được các nguồn lực trong toàn Công ty tạo sự liên kết giữa các phòng ban trong toàn Công ty và giữa trụ sở chính với các chi nhánh và đại lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tự doanh. Trong năm 2005 doanh thu từ hoạt động tự doanh của Công ty chiếm tới 80% doanh, trong cơ cấu lợi nhuận thì hoạt động tư doanh chiếm tới 70% lợi nhuận toàn Công ty.
Hai mảng hoạt động tự doanh chủ yếu của Công ty gồm:
Tự doanh cổ phiếu
Công ty thực hiện hoạt động tự doanh cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết, đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh tại Hội sở chính của Công ty gồm 4 người. Các cán bộ thực hiện đầu tư vào cổ phiếu nêm yết thông qua việc đầu tư trên sàn giao dịch của Công ty, đối với thị trường cổ phiếu chưa niêm yết thông qua thu thập thông tin thực hiện những nghiên cứu. Phương pháp phân tích đầu tư được áp dụng tại Công ty bao gồm phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên đối với TTCK Việt Nam trong giai đoạn này, các cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh của Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích cơ bản là chủ yếu. Trên TTCK tập trung, các doanh nghiệp niêm yết thông tin khá đầy đủ, còn trên TTCK phi tập chung thì thông tin về các doanh nghiệp này chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác phân tích đầu tư của Công ty, hạn chế sự phát triển của hoạt động tự doanh.
Trong năm 2004 và cả trong năm 2005, cơ cấu đầu tư của Công ty chủ yếu vào các ngành lĩnh vực sau: thứ nhất, khối ngành dịch vụ phục vụ nền kinh tế, thứ hai, khối ngành khai thác như khai thác khoáng sản, điện, thanthứ ba, khối ngành có tăng trưởng ổn định nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao như: điện lực, vận tảiNgoài ra hoạt đồng đầu tư của Công ty còn quan tâm đến những loại cổ phiếu mà giới đầu tư nước ngoài quan tâm như cổ phiếu Vinamilk, Kinh Đô... So với năm 2004 thì năm 2005 lợi nhuận thu được từ hoạt động tự doanh cổ phiếu tăng 73,28%, tỷ suất sinh lời đạt 13,31%.
Bảng 2 Hoạt Động Tự Doanh Cổ Phiếu (4)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
% tăng/giảm
1. Nguồn vốn đầu tư bình quân
8.500
10.000
17,64%
2. Lợi nhuận
756
1310
73,28%
3. Tỷ suất sinh lợi
8,89%
13,31%
(4) Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 của CTCK NH Công Thương
Trong năm 2005, đến quý IV Công ty mới có cơ hội đẩy mạnh giao dịch trên thị trường chưa niêm yết thông qua đấu giá, Công ty tập trung vào một số tổ chức phát hành có tiềm năng tăng trưởng và an toàn như: Công ty cao su Đà nẵng, Nhiệt điện Phả Lại, Công ty vận tải xăng dầu VITACO, Công ty Vinamilkhiệu quả đầu tư của Công ty được nâng lên là do trong năm 2005 thị trường đã bớt trầm lắng hơn so với năm 2004 và khá sôi động trong quý III/2005, ngoài ra Công ty đã tận dụng được một số cơ hội kinh doanh cổ phiếu niêm yết.
Tự doanh trái phiếu:
Giao dịch kỳ hạn (REPO) và mua bán trái phiếu
Trong năm 2005, TTCK đánh dấu những bước phát triển quan trọng của thị trường trái phiếu, với những thành công trong việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị và đặc biệt hơn nữa là lần đầu tiên Việt Nam đã thành công trong việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng, Công ty tài chính, CTCK ngày càng tỏ rõ vai trò tạo lập thị trường đối với loại hàng hóa đặc việt này. Với việc Vietcombank tuyên bố trở thành nhà tạo lập thị trường trên thị trường trái phiếu đã khởi đầu cho một cuộc đua mới giữa các tổ chức tài chính trung gian, CTCK NH Công Thương Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua đó. Với thành quả đạt được trong hoạt động giao dịch kỳ hạn (REPO) và mua bán trái phiếu, CTCK NH Công Thương Việt Nam khẳng định đã sẵn sàng tham gia cuộc đua này, với doanh số mua vào năm 2005 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2004, thu nhập của Công ty trong năm 2005 tăng 52,55% so với năm 2004.
Bảng 3 Hoạt Động Tự Doanh Trái Phiếu (5)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
% tăng/giảm
1. Doanh số mua vào
1.256.356
2.352.553
+87,25
2. Doanh số bán ra
1.081.306
2.395.113
+121,50
3. Quy mô kinh doanh
529.000
372.000
-29,67%
4. Thu nhập
8.724
13.309
+52,55
(5) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 CTCK NH Công Thương
Trong năm 2005 hoạt động Repo trái phiếu của Công ty phát triển khá mạnh do Công ty đã đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn vốn với lãi suất hợp lý, đảm bảo cân đối về nguồn vốn cho các giao dịch Repo trái phiếu ở mức tối ưu. Qua đó đã góp phần tăng lợi nhuận hoàn trả trước hạn nhiều món vay từ Ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngoài kinh doanh trái phiếu niêm yết, Công ty đã mở rộng sang kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết, trong năm Công ty đã thực hiện điều chỉnh danh mục đầu tư bằng việc bán bớt 32 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thu lợi nhuận 1,4 tỷ đồng. Việc điều chỉnh trên nguyên nhân là do trong năm lãi suất của các NHTM tăng mạnh trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ, kho bạc nhà nước tăng chậm việc điều chỉnh như vậy nhăm đảm bảo an toàn cho Công ty.
Hoạt động nhận vốn ủy thác kinh doanh trái phiếu, doanh số nhận vốn ủy thác: 10.010 tỷ đồng, lợi nhuận: 331 triệu đồng
Do tìm kiếm và khai thác tốt được một số cơ hội giao dịch kỳ hạn trái phiếu trên thị trường. Công ty đã chủ động đề xuất NHCT VN ủy thác đầu tư cho Công ty nên đã mạng lại hiệu quả cho nguồn vốn của NHCT VN và Công ty cũng thu được phí ủy thác. Tuy nhiên, đa số nguồn vốn là ngắn hạn hoặc rất ngắn hạn nên mặc dù doanh số giao dịch lớn mang lợi nhuận thu được mới đạt 331 triệu đồng.
(*) Hoạt động bảo lãnh và đại lý bảo lãnh
So với năm 2004 trong năm 2005 hoạt động bảo lãnh phát hành và đại lý bảo lãnh của Công ty tăng mạnh do thực hiện tốt công tác quảng cáo, tiếp thị và đã trở thành một trong những Công ty có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực này nên đã bán được 200 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi của NHCT VN, giá trị CCTG bán được của CTCK khá cao, tiếp tục mở rộng Khách hàng (trong năm Công ty là đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu duy nhất cho bảo hiểm tiền gửi VN). Tuy hoạt động bảo lãnh và phát hành tăng so với 2004 nhưng việc bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ vẫn gắp khó khăn do lãi suất kém không hấp dẫn nên đã không thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức bảo hiểm (là Khách hàng truyền thống của Công ty), ngoài ra phí bảo lãnh phát hành giảm mạnh do áp lực canh tranh giữa các CTCK
Bảng 4 Hoạt Động Bảo Lãnh và Phát Hành Chứng Khoán (6)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
% tăng/giảm
1. Số đợt
2
6
+200%
2. Doanh số (tr.đ)
170.000
350.000
+105%
3. Thu nhập (tr.đ)
230
810
+252%
(6) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 CTCK NH Công Thương
Trong số các Công ty được CTCK NH Công Thương Việt Nam tư vấn phát hành đáng kể nhất là những Công ty thuộc ngành điện, trong năm 2005 Công ty tư vấn phát hành cho Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam với số vốn lên đến 1500 tỷ đồng, ngoài ra còn có một số Công yy thuộc ngành xuất nhập khẩu như Công ty hạt điều
Hoạt động Môi Giới chứng khoán
Năm 2005, Công ty thu hút được 880 tài khoản, trong đó có 05 Khách hàng tổ chức và 01 Khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Công ty đã thực hiện môi giới thành công cho nhiều giao dịch thoả thuận, do đó giá trị giao dịch của Công ty tăng mạnh so với năm 2004 và thị phần được nâng cao.
Các chỉ tiêu cụ thể:
Bảng 5 Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán (7)
Chỉ tiêu
Trụ sở chính
Chi nhánh
Công Ty
2004
2005
2004
2005
2004
2005
GTGD (tỷ đồng)
115,6
306,5
98,07
157,3
213,67
463,8
Thị phần (%)
3,8
5,2
1,6
2,6
5,4
7,8
Phí MG (Triệu đồng)
490,59
844,8
205,36
356,5
695,95
1201,3
(7) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 CTCK NH Công Thương
Giá trị giao dịch năm 2005 đạt 463,8 tỷ đồng, tăng 129,83% so với năm 2004. So với tốc độ tăng chung của toàn thị trường là 51,96% thì tốc độ tăng giá trị giao dịch năm 2005 của Công ty tăng nhanh hơn 2,5lần, thị phần của Công ty tăng 2,4%, tương ứng 44,44%. Phí môi giới năm 2005 toàn Công ty đạt gần 1,2 tỷ, tăng 26,18% so với kế hoạch và tăng 72% so với năm 2004. Riêng phí môi giới tại trụ sở chính vượt 46,67% so với kế hoạch, tương đương 268,8 triệu đồng.
Bảng 6 Các Chỉ Tiêu Cụ Thể (8)
Chỉ tiêu
Trụ sở chính
Chi nhánh
Công Ty
TH
2005
So sánh
TH
2005
So sánh
TH
2005
So sánh
2004
KH
2004
KH
2004
KH
GTGD
(Tỷ đồng)
306,5
+165,1
-
157,3
+60,4
-
463,8
+262,0
-
Thị phần(%)
5,2
+1,4
-0,8
2,6
+1,0
-1,4
7,8
+2,4
-2,2
Phí MG
(Triệu đồng)
844,8
+72,2
+46,7
356,5
+73,6
-5,2
1202,3
+72,6
+26,2
(8) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 CTCK Công Thương
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trong đó trọng tâm là cung cấp các dịch vụ phục vụ công tác cổ phần hóa, Công ty đã đẩy mạnh triển khai và từng bước chuẩn hóa về quy trình nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và năng suất công việc tại trụ sở chính và chi nhánh Công ty. Đã xây dựng và triển khai 7 loại hình dịch vụ bao gồm: xác định giá trị doanh nghiệp; Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa; Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch; Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tư vấn thành lập, giải thể, sát nhập, mua bán Công ty. Công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường, sức mạnh cạnh tranh và có bước tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2004. Số hợp đồng đã ký trong năm 2005 là 97 hợp đồng với tổng giá trị 3,525 triệu đồng, doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là 2,631 triệu đồng, tăng 286% so với năm 2004.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp còn tạo tiền đề cho việc xây dựng mạng lưới Khách hàng chiến lược và truyền thống cho Công ty, đồng thời góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ khác của Công ty. Thông qua hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đã góp phần xây dựng thương hiệu và hình ảnh của Công ty trên thị trường.
Trên đây là những kết quả chính trên các mặt hoạt động của CTCK NH Công Thương Việt Nam trong năm 2005, những nhìn chung trong năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty có bước phát triển vượt bậc so với các năm trước đó, tạo cơ sở tiền đề cho giai đoạn tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QLDM ĐT TẠI CTCK NH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Những quy định pháp lý về hoạt động QLDM ĐT
Theo nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định vốn tối thiểu để CTCK thực hiện hoạt động QLDM ĐT là 3 tỷ đồng, tuy nhiên số vốn này được coi là số vốn tối thiểu để một CTCK có thể triển khai được dịch vụ này. Trong điều 23 quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2006 quy định về hoạt động QLDM ĐT của CTCK đây là hai văn bản chính quy định hoạt động QLDM ĐT của CTCK. Tuy nhiên, hiện nay có sự xung đột giữa những hoạt động mà CTCK đang được triển khai, đó là sự xung đột giữa hoạt động Môi Giới với hoạt động QLDM ĐT trong việc thực hiện lệnh khi giao dịch trên TTCK niêm yết. Giữa hoạt động Tự doanh với hoạt động QLDM ĐT bởi hoạt động Tự doanh là hoạt động CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình trong khi hoạt động QLDM ĐT là hoạt động CTCK thực hiện kinh doanh hộ Khách hàng do vậy rất dễ diễn ra tình trạng CTCK l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2385.doc