MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các bản đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 2
5. Giới hạn đề tài. 4
6. Các quan điểm và các phương pháp nghiên cứu . 5
6.1. Các quan điểm nghiên cứu. 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu . 6
7. Đóng góp của luận văn. 7
8. Cấu trúc đề tài . 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU CÔNG NGHIỆP. 8
1.1. Khái niệm. 8
1.2. Phân loại cơ cấu công nghiệp . 11
1.3. Một số tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 14
1.5. Vai trò của việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp . 19
1.6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta và vùng ĐôngNam Bộ . 19
1.6.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta . 194
1.6.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở Đông Nam Bộ. 23
Tiểu kết chương 1 . 26
Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI. 28
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh ĐồngNai. 28
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai . 37
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai. 37
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. 42
2.3. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. 75
2.3.1. Thành tựu . 75
2.3.2. Hạn chế. 77
Tiểu kết chương 2 . 79
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN
NĂM 2020. 81
3.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai . 81
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng. 81
3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đếnnăm 2020. 82
3.2. Giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh ĐồngNai. 93
Tiểu kết chương 3 . 100
KẾT LUẬN . 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
116 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lao động
Lao động trong ngành CN ngày càng tăng, năm 1996 số lao động của
tỉnh làm trong ngành CN là hơn 121,4 nghìn người, đến năm 2012 số lượng
lao động tăng lên hơn 535 nghìn người [6], chiếm 34% trong tổng số lao động
làm việc theo ngành kinh tế của tỉnh. Lao động chủ yếu tập trung vào các
ngành CN như chế biến nông – lâm sản, lương thực, thực phẩm và dệt may –
da giày.
2.2.1.3. Vốn đầu tư
Trong những năm qua, Đồng Nai liên tục thu hút nhiều dự án đầu tư phát
triển kinh tế, đặc biệt là tập trung vào ngành CN. Tính đến năm 2012, cả tỉnh
thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản được 34,450 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn
đầu tư vào ngành CN là 24,26 nghìn tỉ đồng [6] chiếm 68% tổng số vốn.
Bảng 2.2. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CN tỉnh Đồng Nai
năm 1996 đến 2012(theo giá hiện hành)
Ngành
1996 2012
Vốn đầu tư (Tỉ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Vốn đầu tư (Tỉ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
CN khai thác 27,859 8,3 426,228 1,8
CN chế biến 2.489,413 74,1 22.043,097 90,8
CN SX và
phân phối
điện, khí,
nước
44,691 1,6 1.796,262 7,4
Tổng 2.572,263 100 24.265,587 100
Nguồn: xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2010, 2013
41
Vốn đầu tư vào ngành CN năm 1996 đạt gần 2,6 nghìn tỉ đồng, đến năm
2012 lên hơn 24,3 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào
các ngành CN chế biến (tỉ trọng từ 74,1% năm 1996 lên 90,8% năm 2012).
Đây là ngành có điều kiện phát triển ở tỉnh Đồng Nai dựa vào nguồn lao động
dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú và nhu cầu của thị
trường trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng như trên thế giới. Trong khi ngành CN
khai thác thu hút ít vốn đầu tư trong thời gian gần đây là do ngành mang lại
giá trị kinh tế không cao (chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng), trữ lượng
suy giảm, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm môi trường, thay đổi bề mặt địa hình,
tỉ trọng giảm từ 8,3% năm 1996 xuống còn 1,8% năm 2012.
Ngành CN SX và phân phối điện, khí, nước có mức đầu tư thấp chỉ
chiếm 7,4% năm 2012, chủ yếu là đầu tư của Nhà nước, tỉ trong có xu hướng
tăng do nhu cầu điện, nước cho SX.
2.2.1.4. Cơ sở sản xuất công nghiệp
Số lượng các cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh từ hơn 7 nghìn cơ
sở năm 1996 lên gần 12,6 nghìn cơ sở năm 2012. Tuy nhiên, các cơ sở SXCN
lại tập trung chủ yếu ở ngành CN chế biến và thuộc TPKT ngoài Nhà nước.
- Theo ngành: Trên 95% số lượng cơ sở SXCN trung vào các ngành CN
chế biến, chủ yếu là các ngành CN chế biến nông – lâm sản, lương thực –
thực phẩm, CN dệt may – da giày và các cơ sở SX khá hiệu quả, mang lại giá
trị SXCN cao cho ngành CN tỉnh Đồng Nai, giải quyết được nhiều công ăn
việc làm cho người dân.
Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu cơ sở SXCN theo ngành và theo TP KT của
tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012
42
TP KT
1996 2012
Số lượng
(Cơ sở)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Cơ sở)
Cơ cấu
(%)
Tổng 7.129 100 12.651 100
Ngành CN
CN khai thác 310 4,35 316 2,25
CN chế biến 6.817 95,62 12.260 96,85
CN SX và phân phối
điện, khí, nước 2 0,03 74 0,58
TP KT
TP KT Nhà nước 64 0,9 40 0,3
TP KT ngoài Nhà
nước 6.947 97,4 11.898 94
TP KT có vốn đầu tư
nước ngoài 118 1,7 749 5,7
Tổng 7.129 100 12.651 100
Nguồn:Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2013
- Theo TP KT: Cơ sở CN của tỉnh chủ yếu thuộc thành phần trong nước,
trong đó chủ yếu tập trung ở TP KT có vốn đầu tư ngoài Nhà nước (chiếm từ
94% đến hơn 97% số cơ sở SX CN) và có xu hướng giảm xuống (từ 98,3%
năm 1996 xuống còn 94,3% năm 2012). Cơ sở SX CN thuộc TP KT có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng lên (từ 1,7 % năm
1996 lên 5,7% năm 2012).
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Trong giai đoạn 1996 – 2012, cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai đã có sự chuyển
dịch rõ rệt theo ngành, theo TP KT, theo lãnh thổ (dựa vào tiêu chí giá trị sản
xuất và năng suất lao động) và theo trình độ công nghệ sản phẩm CN.
2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành
Chuyển dịch cơ cấu CN theo nhóm ngành CN chế biến, CN khai
thác và CN SX và phân phối điện, khí nước
Chuyển dịch cơ cấu theo giá trị SX
43
Trong cơ cấu giá trị SX ngành CN tỉnh trong thời kì 1996 – 2012, có sự
chuyển dịch:
- Ngành CN khai thác:Sản phẩm chủ yếu của ngành, gồm: đá, cát, cuội
sỏi,Ngành chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm từ 1,8% năm 1996
xuống còn 0,4% năm 2012, với tỉ lệ chuyển dịch trong cả giai đoạn 1996 –
2012 là -1,4 %.
- Ngành CN chế biến:Ngành CN chế biến trên địa bàn đạt được tốc độ
tăng trưởng giá trị SXcao. Trong giai đoạn 1996 – 2012, tốc độ tăng trưởng
trung bình là 16,1% năm và tỉ trọng có xu hướng tăng từ 92,8% năm 1996 lên
98,3% năm 2012 với tỉ lệ trong chuyển dịch trong cả giai đoạn là 5,9%.
Bảng 2.4. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của nhóm ngành CN
tỉnh Đồng Nai từ năm 1996 đến 2012 (theo giá hiện hành)
Ngành
CN
1996 2000 2007 2012
Giá trị SX
(Tỉ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
SX (Tỉ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
SX (Tỉ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
SX (Tỉ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
CN khai
thác 247,681 1,8 718 1,7 1.445 0,8 2.315 0,4
CN chế
biến 12.393,013 92,5 38.959 92,2 172.999 97,6 511.235 98,3
CN SX và
phân phối
điện, khí
đốt, nước
753,606 5,6 2.578 6,1 2.796 1,6 6.432 1,3
Tổng 13.394,3 100 42.225 100 177.24 100 519.980 100
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2004, 2010 và 2013
44
Năm 1996 Năm 2012
Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị SXCN theo ngành của tỉnh Đồng Nai
năm 1996 và 2012
- Ngành CN điện, khí đốt, nước:Do giá trị SX ngành CN chế biến rất lớn
nên tỉ trọng ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt nước giảm từ 5,6% năm
1996 xuống còn 1,3% năm 2012 với tỉ lệ chuyển dịch giai đoạn 1996 – 2012
là -4,3%.
Chuyển dịch cơ cấu theo lao động
Cơ cấu lao động theo ngành CNcủa tỉnh Đồng Nai không đồng đều và có
xu hướng chuyển dịch khác nhau:
- Lao động trong ngành CN khai thác: Tỉ trọng lao động của ngành có xu
hướng giảm, từ 2,8% năm 1996 xuống xuống còn 0,6% năm 2012. Do những
mặt hạn chế của ngành nên năng suất lao động thấp nhất trong nhóm ngành
CN(582,1 triệu đồng năm 2012 (theo giá cố định năm 1994), chỉ bằng 0,6 lần
so với năng suất lao động của ngành CN chế biến và bằng 0,017 lần so với
năng suất của ngành CN SX và phân phối điện, khí đốt, nước), tốc độ tăng
năng suất lao động 4,7%/năm trong giai đoạn trên.
- Lao động trong ngành CN chế biến: Ngành CN chế biến tập trung lao
động SXCN nhiều nhất. Nhờ cải tiến máy móc và trình độ lao động ngày càng
nâng cao, trong giai đoạn 1996 – 2012 năng suất lao động của ngành tăng từ
105,1 triệu đồng/người lên 964,8 triệu đồng/người, tốc độ tăng năng suất cả
45
giai đoạn là 6,5%, cao hơn tốc độ tăng năng suất của ngành CN khai thác. Tỉ
trọng lao động trong ngành ngày càng tăng, từ 96,7% lên 99%,
- Lao động trong ngành CN phân phối điện, khí đốt, nước:Tỉ trọng lao
động của ngành giảm nhẹ từ 0,5% năm 1996 xuống còn 0,4% năm 2012, đây
là ngành có tỉ trọng lao động thấp nhất của ngành CN tỉnh Đồng Nai do đặc
tính công việc của ngành không cần nhiều lao động.Đây là ngành có năng
suất lao động cao nhất (hơn 32,4 tỉ đồng/người) và có tốc độ tăng trưởng cao
trong nhóm ngành CN(12,4%/năm).
Bảng 2.5. Số lượng lao động và cơ cấu lao động ngành CN
tỉnh Đồng Nai, năm 1996 và 2012
Năm 1996 2012
Ngành CN Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
CN khai thác 2.979 2,8 3.977 0,6
CN chế biến 117.883 96,7 529.891 99
CN SX và phân phối điện,
khí, nước 564 0,5 1.980 0,4
Tổng 121.426 100 535.848 100
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
Bảng 2.6. Năng suất lao động của ngành CN tỉnh Đồng Nai
năm 1996 và năm 2012
Nhóm ngành CN
Năng suất lao động
CN theo giá hiện hành
(triệu đồng/người)
Tốc độ tăng trưởng
theo giá cố định
năm 1994 (%/năm)
1996 2012 1996– 2012
46
CN khai thác 83,1 582,1 4,7
CN chế biến 105,1 964,8 6,5
CN SX và phân phối
điện, khí, nước 1336,2 32.484,8 12,4
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2013
Vậy, cơ cấu nhóm ngành CNkhai thác, CN chế biến và CN SX và phân
phối điện, khí, nước của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua có sự chuyển dịch:
+ Cơ cấu giá trị SX: Tỉ trọng ngành CN chế biến có xu hướng tăng và tỉ
trọng ngành CN khai thác, CNSX và phân phối điện, khí, nước có xu hướng
giảm.
+ Cơ cấu lao động:có xu hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành CN
khai thác và CN điện, ga, nước, tăng dần tỉ trọng lao động trong ngành CN
chế biến.
Nhận định:Cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai theo ngành tương đối hợp lí, tăng
tỉ trọng ngành CN chế biến, đặc biệt là phát triển ngành CN chế biến lấy
nguồn nguyên liệu từ sản phẩm nông – lâm – thủy sản, CN hàng tiêu dùng,
đây là ngành đòi hỏi nhiều lao động, trình độ lao động vừa, nhưng quay vòng
vốn nhanh, năng suất lao động cao, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và
ngoài nước (chiếm 90% vốn đầu tư vào ngành CN); giảm tỉ trọng ngành CN
khai thác có năng suất lao động thấp do giá trị kinh tế thấp, trữ lượng khai
thác hạn chế, đảm bảo tài nguyên, môi trường; tỉ trọng ngành CN SX và phân
phối điện,khí, nước giảm do tỉ trọng ngành CN chế biến tăng mạnh.
Xu hướng chuyển dịch ngành này phù hợp với xu hướng chuyển dịch
ngành của cả nước và khai thác được nguồn lực phát triển kinh tế của Đồng
Nai. Tuy nhiên, cần chú ý phát triển ngành CN SX và phân phối điện, khí,
nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của cả
nước nói chung.
47
Chuyển dịch cơ cấu của nhóm ngành CN chế biến
Chuyển dịch cơ cấu giá trị SX
Ngành CN chế biến của tỉnh Đồng Nai gồm có 7 nhóm ngành: ngành CN
nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm; ngành CN dệt may – da giày; ngành
CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic; ngành CN luyện kim và gia công kim;
ngành CN cơ khí; ngành CN SX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông; các
ngành CN khác.
Cơ cấu giá trị SX nội bộ ngành CN chế biến không đồng đều và có xu
hướng chuyển dịch khác nhau:
- CN chế biến nông – lâm sản, lương thực, thực phẩm:Trong giai đoạn
1996 – 2012, tỉ trọng ngành có xu hưởng giảm từ 37,1% còn 33,3%, tỉ lệ
chuyển dịch là -4,2%. Đây là ngành có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị
SX của ngành CN chế biến tỉnh Đồng Nai. Ngành có ưu thế phát triển do
nguồn nguyên liệu cung cấp từ nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp, cùng với
thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Ngành CN dệt may – da giày:Đây là ngành có điều kiện phát triển ở tỉnh
Đồng Nai, nguồn tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, ngành chiếm tỉ
trọng cao thứ 2 trong cơ cấu giá trị SXCN chế biến của tỉnh. Trong giai đoạn
1996 – 2012, tỉ trọng giảm từ 30,9% năm 1996 xuống còn 24,2% năm 2012
và có xu hướng giảm tỉ trọng trong thời gian tới.
Bảng2.7. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của ngành CN chế biến
tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012 (theo giá hiện hành)
Ngành CN chế biến
1996 2012
Giá trị SX (Tỉ
đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị SX (Tỉ
đồng)
Cơ cấu
(%)
48
CN chế biến nông - lâm
sản, lương thực, thực
phẩm
4.595,935 37,1 170.385 33,3
CN dệt may – da – giày 3.828,510 30,9 123.787 24,2
CN hóa chất, nhựa, cao
su, plastic 866,020 6,9 63.014 12,3
CN luyện kim và gia
công kim 1.341,195 10,8 57.233 11,2
CN cơ khí 176,729 1,4 41.395 8,1
CN SX thiết bị điện tử,
tin học, viễn thông 1.514,604 12,2 40.723 8,0
CN chế biến khác 75,5 0,6 14.698 2,9
Tổng 12.393,093 100 511.235 100
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
- Ngành CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic:Ngành có nguồn nguyên liệu
trong tỉnh (nhựa cây cao su), nhu cầu phát triển nông nghiệp, hỗ trợ cho CN,
phân bón và thị trường tiêu thụ vật dụng như đồ nhựa, plastic,... ngày càng
tăng đã tạo đã điều kiện cho ngành phát triển. Trong những năm qua, tỉ trọng
của ngành tăng từ 6,9% năm 1996 lên 12,3% năm 2012, với tỉ lệ chuyển dịch
cả giai đoạn là 5,4%.
- Ngành CN luyện kim và gia công kim:Tỉ trọng tăng chậm với tỉ lệ cả giai
đoạn 1996 – 2012 là 0,4% (năm 1996 là10,8% đến năm 2012 tăng lên 11,2%).
%
%
%
%
%
%
% %
%
%
%
%
% %
49
Năm 1996 Năm 2012
Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2013
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giá trị SX CN của CN chế biến tỉnh Đồng Nai
năm 1996 và 2012 (theo giá hiện hành)
- Ngành CNcơ khí:CN cơ khí tỉnh Đồng Nai hiện tập trung phát triển các
ngành cơ khí chính là CN cơ khí SX, lắp ráp ôtô – xe máy, CN cơ khí SX
máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng, CN cơ khí SX sản phẩm tiêu
dùng.Nhìn chung ngành CN cơ khí Đồng Nai tăng trưởng tương đối cao và ổn
định, những năm gần đây, tình hình đầu tư vào ngành cơ khí có chiều hướng
tăng rõ rệt, nhất là lĩnh vực SX phụ tùng ô tô, xe máy tăng nhanh (CNhỗ trợ),
do đó cơ cấu của ngành cũng có xu hướng tăng từ 1,4% năm 1996 lên 8,1%
năm 2012.
- Ngành CN SX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông:ngành SX chủ yếu các
thiết bị điện, vật liệu điện, SX linh kiện điện – điện tử,...Tỉ trọng ngành CN
SX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông còn thấp và giảm từ 12,2% năm 1996
còn 8% năm 2012, tỉ lệ chuyển dịch là -4,2%.
- Các ngành CN chế biến khác:Gồm một số ngành như ngành CN SX
dụng cụ y tế,... tăng từ 0,6% năm 1996 lên 2,9% năm 2012.
Chuyển dịch cơ cấu lao động
- Ngành CN chế biến nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm:Ngành có
tỉ trọng lao động lớn thứ hai, tỉ trọng giảm nhẹ từ 24,1% năm 1996 xuống còn
23,6% năm 2012, tỉ lệ chuyển dịch là -0,5%. Do đổi mới công nghệ trong quá
50
trình SX nên năng suất lao động của ngành tăng nhanh, trung bình 5,9%/năm,
đạt 1,3 tỉ đồng/người năm 2012, tăng gấp 8,2 lần so với năm 1996.
- Ngành CN dệt may – da giày:Đây là ngànhchiếm tỉ trọng lao động cao
nhất trong cơ cấu lao động của ngành CN chế biến và có xu hướng tăng lên,
năm 1996 tỉ trọng là 46,6% đến năm 2012 lên 49,3%. Mặc dù có cơ cấu lao
động chiếm cao nhưng năng suất lao động của ngành dệt may – da – giày thấp
nhất trong nhóm ngành CN chế biến, chỉ đạt 474 triệu đồng/lao động, tốc độ
tăng chỉ 4,5%/năm. Đây là một hạn chế lớn đối với sự phát triển CN trên địa
bàn tỉnh, chủ yếu khai thác lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh nhưng chưa
tập trung vào yếu tố tăng trưởng giá trị gia tăng CN.
Bảng 2.8. Số lượng lao động và cơ cấu lao động của ngành CN chế biến
tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012
Ngành CN chế biến
1996 2012
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
CN chế biến nông - lâm
sản, lương thực, thực
phẩm
28.391 24,1 124.891 23,6
CN dệt may – da giày 54.922 46,6 261.072 49,3
CN hóa chất, nhựa, cao
su, plastic 8.074 6,8 37.167 7,0
CN luyện kim và gia
công kim 15.879 13,5 503.64 9,5
CN cơ khí 1.753 1,4 21.797 4,1
CN SX thiết bị điện tử,
tin học, viễn thông 765 6,2 23.536 4,4
CN chế biến khác 1.609 1,4 11.064 2,1
Tổng 117.883 100 529.891 100
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
51
- CN hóa chất,nhựa, cao su, plastic: Số lượng lao động của ngành đứng
thứ 4 trong số các ngành CNchế biến, chế tạo của tỉnh, chiếm 7% lao động
trong nhóm ngành, tăng nhẹ so với năm 1996 (6,8%), năng suất lao động tăng
từ hơn 107 triệu đồng/người lên hơn 1,3 tỉ đồng/người, đứng thứ 3 sau ngành
CN cơ khí và CNSX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông.
- CN luyện kim và gia công kim: Tỉ trọng lao động của ngành CN luyện
kim và gia công kim năm 2012 đạt hơn 503 nghìn người, chiếm 9,5% trong
tổng số lao động trong ngành CN chế biến, tỉ trọng giảm 4% so với năm 1996
(13,5%). Trong cùng thời gian trên, năng suất lao động của ngành đã tăng từ
84,5 triệu đồng/người lên hơn 1,1 tỉ đồng/người, trung bình 9,1%/năm.
- CN cơ khí:Lao động của ngành chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động
ngành CN chế biến, có xu hướng tăng từ 1,4% năm 1996 lên 4,1% năm 2012.
CN cơ khí là ngành có năng suất lao động cao nhất trong nhóm ngành, đạt 1,8
tỉ đồng/người, cao hơn 36 lần so với năm 1996 (52 triệu đồng/người), tốc độ
tăng 12,9%/năm.
- CN SX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông: Đây là ngành có năng lực
công nghệ cao nhất trong tất cả các ngành CN của tỉnh Đồng Nai. Năng suất
lao động của ngành tăng từ 208 triệu đồng/người năm 1996 lên hơn 1,7 tỉ
đồng/người năm 2012, tăng trưởng trung bình 8,4%/năm. Lao động tập trung
cho ngành chỉ chiếm 4,4% lao động trong nhóm ngành, tỉ lệ giảm 1,8% so với
năm 1996.
- Ngành CN chế biến khác:Tỉ trọng lao động trong các ngành CN còn lại
hơn 11 nghìn người, chiếm 2,1% trong tổng lao động nhóm ngành, tăng 0,7%
so với năm 1996.
Bảng 2.9. Năng suất lao động của nhóm ngành CN chế biến của tỉnh Đồng
Nai năm 1996 và 2012
52
Nhóm ngành CN
Năng suất lao động
CNtheo giá hiện hành
(triệu đồng/người)
Tốc độ tăng
trưởng so với
giá cố định 1994
(%/năm)
1996 2012 1996 - 2012
CN chế biến nông - lâm sản,
lương thực, thực phẩm 161,9 1.364,3 5,9
CN dệt may – da giày 69,7 474,1 4,5
CN hóa chất, nhựa, cao su,
plastic 107,3 1.695,4 10,2
CN luyện kim và gia công kim 84,5 1.136,4 9,1
CN cơ khí 52,7 1.899,1 12,9
CN SX thiết bị điện tử, tin
học, viễn thông 208,5 1.730,2 8,4
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
Vậy,nội bộ ngành CN chế biến trong thời gian qua có sự chuyển dịch:
+ Cơ cấu giá trị SX: Ngành CN chế biến sản phẩm từ nông – lâm sản,
lương thực, thực phẩm và ngành CN dệt may – da giày chiếm tỉ trọng cao
nhất trong cơ cấu giá trị SX của ngành (trên 57%), các ngành CN còn lại
chiếm tỉ trọng thấp, đặc biệt là ngành CNcơ khí và CNSX thiết bị điện tử, tin
học, viễn thông (mỗi ngành chiếm khoảng 8%).
Trong giai đoạn 1996 – 2012 cơ cấu giá trị SX của nội ngành CN chế biến
có sự chuyển dịch như sau: tăng tỉ trọng các ngành CN hóa chất, nhựa, cao su,
plastic,CN luyện kim và gia công kim, giảm tỉ trọng ngành CN còn lại, đặc
biệt là ngành CNSX hàng tiêu dùng, lương thực – thực phẩm, CN điện tử, tin
học, viễn thông.
+ Cơ cấu lao động:Tương tự như cơ cấu giá trị SX, hai ngành CN chế
biến từ nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm và dệt may – da giày là
ngành tập trung nhiều nguồn lao động của tỉnh Đồng Nai (trên 70%), các
ngành còn lại chiếm tỉ trọng lao động ít, nhất là ngành CNcơ khí, CN điện tử,
tin học, viễn thông.
53
Cơ cấu lao động trong nhóm ngành có xu hướng tăng tỉ trọng lao động
của ngành CN dệt may – da giày, CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic, CN cơ
khí, giảm tỉ trọng lao động của ngành CN chế biến nông - lâm sản, lương
thực, thực phẩm, CN luyện kim và gia công kim, CN SX thiết bị điện tử, tin
học, viễn thông.
Nhận định: Cơ cấu nội bộ ngành CN chế biến cơ bản đã hợp lí. Đồng
Nai phát triển các ngành CN chế biến sản phẩm từ nông – lâm sản, lương thực
– thực phẩm, CN dệt may – da giày là những ngành đòi hỏi nguồn lao động
và nguyên liệu dồi dào, phù hợp với trình độ của nguồn lao động còn chưa
cao và đang được nâng cao, tận dụng sản phẩm của ngành nông nghiệp (đặc
biệt là cây CN lâu năm, rừng) và nhu cầu trong và ngoài tỉnh, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người dân.
Ngành dệt may – da giày có năng suất lao động thấp nhất. Lao động
ngành chiếm gần 50% tổng số lao động nhưng chỉ mang lại chỉ gần 1/4 giá trị
SXCN của nhóm ngành, năng suất lao động chỉ đạt 1/2 so với năng suất trung
bình. Trong khi nguồn nguyên liệu phải nhập chủ yếu từ nước ngoài, giá cao
nhưng chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
Ngành CN chế biến sản phẩm từ nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm
có năng suất cao. Nguồn nguyên liệutừ sản phẩm nông nghiệp ngày càng
nhiều. Ngành thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc làm cho người dân và
thời gian quay vòng vốn nhanh. Do đó, nhóm ngành CN chế biến chiếmtỉ
trọng cao trong giá trị SX là hợp lí. Xu hướng giảm trong thời gian vừa qua
do sự phát triển của các ngành CN khác như cơ khí, hóa chất.Tuy nhiên, tỉnh
cần tận dụng ưu thế để phát triển ngành CN này song song với các nhóm
ngành CNchứa hàm lượng công nghệ cao mang lại năng suất cao khác để phát
triển ngành CN.
54
Các ngành CN cơ khí, CN hóa chất, nhựa, plastic, CN luyện kim, CN SX
thiết bị điện tử, tin học, viễn thông có tỉ trọng còn thấp trong cơ cấu CN Đồng
Nai, do đây là những ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và trình độ lao động cao.
Trong những năm qua, nhờ có sự thay đổi trong chính sách đầu tư, các nhà
đầu tư vào lĩnh vực trên ngày càng tăng, làm cho giá trị SX của một số ngành
như CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic, CN cơ khí ngày càng tăng. Tỉ trọng
tăng nhẹ phù hợp với điều kiện xã hội của Đồng Nai. Tuy nhiên, tỉnh cần đào
tạo và thu hút lao động có trình độ cao hơn nữa để phát triển các ngành có
hàm lượng chất xám, mang giá trị SX cao như ngành CNSX thiết bị điện tử,
tin học, viễn thông.
Chuyển dịch cơ cấu của nhóm ngành CN phân phối điện, khí, nước
Chuyển dịch cơ cấu giá trị SX
Ngành SX điện, phân phối nước là ngành chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu
CN.Sản phẩm của ngành chủ yếu là SX điện và cung cấp nước, phục vụ SX
và sinh hoạt thị trường nội địa.
- Ngành CN SX điện, khí:Tỉ trọng giảm mạnh từ 97,2% năm 1996 xuống
còn 56,4% năm 2012, tỉ lệ chuyển dịch là -40,2%.
- Ngành CN khai thác, lọc và phân phối nước:Năm 1996 giá trị SX của
ngành rất thấp chỉ 21,5 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng không đáng kể 2,8%nhưng đến
năm 2012 giá trị SX của ngành tăng lên hơn 2,8 nghìn tỉ đồng chiếm tỉ trọng
43,6% gần bằng tỉ trọng ngành SX và phân phối điện, khí.
Bảng 2.10. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của ngành CN SX và phân phối
điện, khí, nước tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012(theo giá hiện hành)
Ngành CN chế biến
1996 2012
Giá trị SX
(Tỉ đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị SX
(Tỉ đồng)
Cơ cấu
(%)
55
CN SX và phân phối
điện, khí 732,106 97,2 3.627 56,4
CN phân phối nước 21,500 2,8 2.805 43,6
Tổng 753,606 100 6.432 100
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Năm 1996 Năm 2012
Nguồn: Xử lí và vẽ từ Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
Biểu đồ 2.5.Cơ cấu lao động của ngành CN SX và phân phối điện, khí,
nước tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012
- Ngành CN SX điện, khí: Số lượng lao động làm trong ngành CN SX và
phân phối điện, khí tương đối ổn định. Nhưng do số lượng lao động tham gia
vào ngành CN khai thác, lọc, phân phối nước tăng nhanh nên tỉ trọng lao động
của ngành CN SX và phân phối điện, khí giảm mạnh từ 48,2% xuống còn
15,6%. Năng suất đạt 2,7 tỉ đồng/người năm 1996 tăng lên 10,07 tỉ
đồng/người năm 2012.
56
- Ngành CN khai thác, lọc, phân phối nước: Do phát triển trong SX và
trong sinh hoạt, đặc biệt là tại hệ thống xử lí nước thải các khu CN, nhu cầu
lao động của ngành tăng, năm 1996 chỉ có 294 người chiếm 51,8% đến năm
2012 tăng lên 1.620 người chiếm tỉ trọng 82,8%. Năng suất đạt 73,1 triệu
đồng/người năm 1996 lên 1,73 tỉ đồng/người năm 2012.
Bảng 2.11. Năng suất lao động của nhóm ngành CN SX và phân phối điện,
khí, nước của tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012
Nhóm ngành CN
Năng suất lao động
CN theo giá hiện hành
(triệu đồng/người)
Tốc độ tăng
trưởngso với giá
cố định 1994
(%/năm)
1996 2012 1996 – 2012
CN SX và phân phối điện, khí 2.711,5 10.075,1 6,5
CN khai thác, lọc, phân phối
nước 73,1 1.731,4 19,6
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các năm 1998, 2013
Vậy,Cơ cấu CN SX và phân phối điện, khí, nước trong giai đoạn 1996 –
2012, có sự chuyển dịch khá rõ rệt:
+ Cơ cấu giá trị SX:Tỉ trọng ngành CN khai thác, lọc, phân phối nước
tăng và tỉ trọng ngành CN SX và phân phối điện, khí giảm.
+ Cơ cấu lao động: Tỉ trọng lao động ngành công nghiêp khai thác, lọc và
phân phối nước tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất, giảm tăng tỉ trọng
ngành CN SX phân phối điện, khí.
Nhận định:Tỉ trọng ngành CN khai thác, lọc và phân phối nước cao hơn
tỉ trọng ngành CN SX và phân phối điện, khí và có xu hướng tăng trong thời
gian tới. Do quá trình SX, sinh hoạt phát triển, nhu cầu sử dụng nước tăng và
lượng nước thải ra môi trường ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có hệ thống khai
thác, lọc và xử lí nước thải, cung cấp nước đến cho từng hộ dân, cơ sở SX.
57
Tuy nhiên, cần phải đẩy mạnh phát triển ngành CN SX và phân phối
điện, khí để đáp ứng nhu cầu điện năng cho SX CN và dân dụng của tỉnh và
của cả nước.
2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu giá trị SX
Vào những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự khủng hoảng về
CN, nhất là CNNhà nước. Sau thời gian thích nghi với cơ chế thị trường, CN
tỉnh Đồng Nai đã thật sự chuyển biến. Cơ cấu CN theo TP KT của CN tỉnh
Đồng Nai cũng có sự chuyển dịch như sau:
Bảng 2.12. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX phân theo TP KT của CN tỉnh
Đồng Nai năm 1996 và 2012 (theo giá hiện hành)
TP KT
1996 2012
Giá trị SX
(Tỉ đồng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_02_03_6885823552_8906_1872779.pdf