MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 3
MỤC LỤC. 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 8
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU. 9
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ . 11
MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu – nhiệm vụ - phạm vi của đề tài.2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài .2
4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu .4
5. Cấu trúc đề tài .6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP . 7
1.1. Một số khái niệm.7
1.1.1. Cơ cấu kinh tế .7
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.8
1.1.3. Nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp .8
1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.10
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp11
1.2.1. Nhân tố tự nhiên .11
1.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội .12
1.3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.14
1.4. Một vài nét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước
trên thế giới và ở Việt Nam.15
1.4.1. Một số nước trên thế giới.15
1.4.2. Ở Việt Nam.22
Chương 2: HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH. 29
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình.29
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình .30
143 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình: Hiện trạng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và cây công nghiệp lâu năm.
Cơ cấu diện tích cũng có một số thay đổi lớn, năm 2000 các cây hằng năm vẫn
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu với 89% nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 83%,
giảm 6%. Trong khi đó cây lâu năm có tỉ trọng tăng lên 6%. Dù cây hàng năm vẫn
giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu về diện tích nhưng các cây lâu năm đang ngày càng
có vai trò quan trọng.
Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
Đơn vị: triệu đồng, %
Năm Tổng giá trị
Cây hàng năm Cây lâu năm
Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ
Năm 2000 569.017 463.755 82 105.262 18
Năm 2010 2.068.638 1.759.748 85 281.649 15
Tăng trưởng 1.499.621 1.295.993 +3 176.387 -3
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Diện tích trồng trọt của tỉnh tăng lên giai đoạn 2000 – 2010 là 17.304 ha, tăng
21% nhưng giá trị sản lượng ngành trồng trọt lại tăng rất nhanh. Bảng số liệu cho
thấy trong thời gian qua, giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Bình liên
tục gia tăng, từ 569.017 triệu đồng năm 2000 tăng lên 2.068.638 triệu đồng năm
2010. Trong 10 năm giá trị sản xuất tăng 364%, trung bình mỗi năm tăng lên
36,4%. Nhờ đổi mới cơ cấu mùa vụ, tăng cường khai hoang, xây dựng và phát triển
hệ thống thủy lợi, các nhà máy chế biến ... nên giá trị sản xuất ngày càng tăng, làm
cho nông nghiệp ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
51
Trồng trọt là thế mạnh của tỉnh Quảng Bình, ngành này bao gồm nhiều nhóm cây
trồng: nhóm cây hàng năm (cây lương thực, thực phẩm; cây củ có bột, rau đậu các
loại, cây công nghiệp hàng năm) và nhóm cây lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu ...).
Trong đó, ưu thế vẫn nghiêng về nhóm cây hàng năm, chiếm 83% diện tích và 85%
giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2010. Ngược lại, nhóm cây lâu năm chiếm
17% diện tích và 15% giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2010.
Cây hàng năm
Trong cơ cấu diện tích cây trồng của tỉnh Quảng Bình, cây hàng năm luôn chiếm
hơn 80% tỉ trọng. Hiện nay, với tỉnh Quảng Bình thì nhóm cây này vẫn đang giữ vị
trí đứng đầu cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối
Thông qua biểu đồ 2.2, có thể thấy trong các loại cây trồng hàng năm, nhóm cây
lương thực chiếm vai trò chủ đạo, chiếm hơn 65% tổng diện tích cây trồng. Diện
tích năm 2010 là 55,4 nghìn ha, tăng hơn 5,8 nghìn ha so với năm 2000, đạt tốc độc
tăng trưởng 1,1%/năm. Tỉ trọng cũng như giá trị thực tế của nhóm cây này khá ổn
định. Điều này chứng tỏ năng suất gieo trồng đã được nâng cao nhờ áp dụng cơ giới
hóa và các biện pháp khoa học kĩ thuật, thâm canh tăng vụ, đầu tư tốt về giống mới,
phân bón.
Biểu đồ 2.2. Chuyển dịch cơ cấu diện tích các nhóm cây trồng hàng năm
52
Đứng thứ hai về cơ cấu là nhóm cây củ có bột, chiếm 17% trong cơ cấu năm
2000 và 13% năm 2010. Trái với xu hướng chung của nhóm cây hàng năm, diện
tích của hầu hết các cây củ có bột giảm xuống, từ 12,3 nghìn ha năm 2000, giảm
xuống 11,9 nghìn ha năm 2005 và còn 10,8 nghìn ha năm 2010, giảm bình quân
1,2%/năm.
Diện tích nhóm rau đậu chiếm thấp nhất trong cơ cấu diện tích cây hàng năm
năm 2000, chiếm 7%, đến năm 2010 đã tăng lên tương đương với nhóm cây củ có
bột, chiếm 13%. Mức tăng trưởng của nhóm này cao nhất trong các cây thuộc nhóm
cây hàng năm, đạt 9,7%/năm. Sở dĩ nhóm cây này tăng nhanh do nhu cầu của thị
trường ngày một cao.
Nhóm cây công nghiệp hàng năm lại giảm, đặc biệt giai đoạn 2000 – 2005, diện
tích giảm mạnh từ 6,5 nghìn ha xuống còn 5,7 nghìn ha, nhưng sau đó lại tăng lên
6,5 nghìn ha năm 2010. Giai đoạn 2000 – 2010, tốc độ giảm bình quân 0,1%/năm.
Sở dĩ có sự tăng giảm thất thường là do nhu cầu của thị trường cũng có nhiều biến
động.
Biểu đồ 2.3. Sản lượng các nhóm cây trồng hàng năm
Loại cây
53
Sản lượng của nhóm cây hàng năm cũng có những thay đổi. Nhóm cây lương
thực vẫn dẫn đầu về sản lượng và tăng theo thời gian, tăng từ 201,5 nghìn tấn năm
2000 lên 264,7 nghìn tấn năm 2010, tốc độ tăng 3,1%/năm. Đứng thứ hai về sản
lượng trong nhóm này là cây củ có bột, nhóm này có sự tăng trưởng khá cao, đạt
8,7%/năm. Nhóm rau đậu các loại có tốc độ tăng nhanh nhất với 12,4%/năm. Nhóm
cây CN hàng năm lại giảm về sản lượng, từ 56 nghìn tấn năm 2000 xuống còn 12,9
nghìn tấn năm 2010, tốc độ giảm 7,6%/năm.
Nhóm cây lương thực, thực phẩm
Trong những năm gần đây diện tích cây lương thực, thực phẩm đang tăng lên.
Bảng 2.11. Chuyển dịch cơ cấu diện tích các cây lương thực thực phẩm
Đơn vị: ha,%
Năm 2000 Năm 2010 Tăng trưởng
BQ/năm Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
1. Cây lương thực 49.582 100 55.417 100 1,1
Lúa 46.276 93 50.725 92 0,9
Ngô 3.306 7 4.692 8 4
2. Cây củ có bột 12.398 100 10.847 100 -1,2
Khoai lang 7.111 57 6.005 55 -1,5
Sắn 5.287 43 4.842 45 -0,8
3. Rau đậu các
loại
5.378 100 10.638 100 9,7
Rau các loại 3.730 69 7.415 70 9,8
Đậu các loại 1.648 31 3.223 30 9,5
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Cây lương thực: diện tích và sản lượng tăng lên. Lúa giữ vai trò chủ đạo, chiếm
93% cơ cấu diện tích cây lương thực. Diện tích có xu hướng tăng lên trong giai
đoạn 2000 – 2010. Năm 2000, diện tích trồng lúa là 46,2 nghìn ha, đến năm 2010
tăng lên 50,7 nghìn ha, đạt tốc độ tăng trưởng 0,9%/năm. Mức tăng trưởng này thấp
hơn mức tăng trưởng bình quân của nhóm cây lương thực. Trong khi đó, cây ngô
54
chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu diện tích cây lương thực, chiếm 7% năm 2000 và
8% năm 2010, nhưng tốc độ tăng trưởng của cây này khá cao, đạt 4%/năm.
Cây củ có bột: hầu hết các loại cây trong nhóm này như khoai lang, sắn đang
giảm về diện tích do hiệu quả kinh tế kém. Diện tích nhóm cây củ có bột giảm từ
12,3 nghìn ha năm 2000 xuống còn 10,8 nghìn ha năm 2010. Trong đó, tốc độ giảm
của khoai lang nhanh nhất, giảm bình quân 1,2%/năm, từ 7,1 nghìn ha năm 2000
xuống còn 6 nghìn ha năm 2010. Cây sắn có tốc độ giảm nhẹ hơn, 0,8%/năm, giảm
từ 5,2 nghìn ha năm 2000 xuống còn 4,8 nghìn ha năm 2010.
Rau đậu các loại: do nhu cầu của thị trường ngày một tăng cao nên nhóm rau
đậu các loại đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân tăng 9,7%/năm. Trong đó,
các loại rau giữ vị trí chủ lực, chiếm 69% trong cơ cấu năm 2000 và 70% trong cơ
cấu năm 2010, tốc độ tăng bình quân đạt 9,8%/năm. Các cây họ đậu cũng có sự tăng
trưởng tương đương với 9,5%/năm, tăng từ 1,6 nghìn ha năm 2000 lên 3,2 nghìn ha
năm 2010. Dự báo trong tương lai, nhóm này sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa.
Nhóm cây công nghiệp hàng năm
Biểu đồ 2.4 . Diện tích các cây công nghiệp hàng năm
Loại cây
55
Tỉnh Quảng Bình đã xác định một số cây công nghiệp hàng năm chủ yếu, phù
hợp với từng vùng, hình thành những vùng chuyên canh cung cấp hàng hóa cho
xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Những cây trồng chủ lực
của nhóm là mía, lạc, vừng và thuốc lá
Qua biểu đồ 2.4, ta có thể thấy, diện tích và sản lượng các cây công nghiệp hàng
năm của tỉnh đang giảm xuống, diện tích giảm từ 6.590ha năm 2000 xuống còn
6.525ha năm 2010. Sản lượng giảm nhanh hơn, từ 56 nghìn tấn năm 2000 giảm
xuống 12,9 nghìn tấn năm 2010, tốc độ giảm 7,7%/năm. Trong đó, diện tích và sản
lượng cây mía và cây thuốc lá giảm mạnh nhất.
Mía: là cây công nghiệp hàng năm đứng thứ hai về cơ cấu diện tích và có xu
thế giảm mạnh, từ 1.666 ha năm 2000 giảm xuống cón 76 ha năm 2010, tốc độ giảm
bình quân là 9,5%/năm. Sản lượng cây mía cũng giảm nhanh, từ 51,1 nghìn tấn năm
2000 giảm xuống 1,4 nghìn ha năm 2010, tốc độ giảm 9,7%/năm. Sỡ dĩ có sự biến
đổi như vậy là do trước năm 2004, nhà máy đường ở xã Đại Trạch (huyện Bố
Trạch) còn hoạt động. Từ chủ trương trong lãnh đạo, tỉnh dấy lên một phong trào
nhà nhà trồng mía, ngành ngành trồng mía. Các cơ sở sản xuất trong tỉnh đã vận
động các hộ trang trại loại bỏ các loại cây khác để tập trung trồng mía cung cấp
nguyên liệu cho nhà máy đường. Thế nhưng, toàn tỉnh mỗi năm cũng chỉ trồng
được gần 4000 ha mía nguyên liệu, năm cao lên đến 6.000 ha mía. Nhưng năng suất
thấp, chất lượng kém, nên không đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường.
Toàn bộ nguyên liệu mía của tỉnh cung cấp cho nhà máy đường chỉ đủ sản xuất
trong thời gian ba tháng/năm, dẫn đến nhà máy làm ăn thua lỗ. Cuối cùng, Tổng
công ty mía đường (đơn vị trực tiếp quản lý nhà máy đường) buộc phải giải thể nhà
máy, tỉnh lại phải vận động dân chuyển mía sang trồng cây khác. Hậu quả dân trồng
mía phải gánh chịu, đến nay vẫn chưa khắc phục xong. Cây mía không còn được
chú trọng nên diện tích giảm xuống đáng kể.
56
Bảng 2.12. Tăng trưởng sản lượng các cây công nghiệp hàng năm
Đơn vị: tấn, %
Năm 2000 Năm 2010 Tăng trưởng
BQ/năm (%) Sản lượng Cơ cấu Sản lượng Cơ cấu
Tổng số 56.088 100 12.945,3 100 -7,7
Mía 51.146 91,2 1.456 11,2 -9,7
Lạc 4.737 8,4 11.160 86,2 13,6
Vừng 171 0,3 320 2,5 8,7
Thuốc lá 34 0,1 9,3 0,1 -7,2
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Lạc: là cây công nghiệp hàng năm đứng đầu về cơ cấu diện tích và đang tăng
lên, từ 4,3 nghìn ha năm 2000 tăng lên 5,8 nghìn ha năm 2010, đạt tốc độ tăng
3,5%/năm. Sản lượng cây lạc tăng nhanh hơn mức tăng diện tích vì đã áp dụng
nhiều biện pháp kĩ thuật và nhiều giống lạc cho năng suất cao hơn, tốc độ tăng
13,6%/năm, từ 4,7 nghìn tấn năm 2000 tăng lên 11,1 nghìn tấn năm 2010. Diện tích
và sản lượng cây lạc tăng nhanh vì hiệu quả trồng lạc cao hơn hẳn cây lúa, cây ngô
nên nhiều địa phương xem cây lạc là cứu cánh để thoát khỏi đói nghèo, người dân
tập trung vào trồng lạc, lấy diện tích trồng mía và thuốc lá trước kia để tập trung
vào loại cây này.
Vừng: diện tích cây vừng có xu thế tăng lên, từ 472 ha năm 2000 tăng lên 537
ha năm 2010, tốc độ tăng trưởng 1,3%/năm. Sản lượng cây này cũng tăng rất nhanh,
đạt tốc độ tăng trưởng 8,7%/năm.
Thuốc lá: là cây công nghiệp hàng năm có mức giảm mạnh nhất, diện tích
năm 2000 là 103 ha, giảm xuống còn 20 ha năm 2010, tốc độ giảm là 8%/năm. Sản
lượng của loại cây này cũng giảm nhanh như mức giảm diện tích, tốc độ giảm bình
quân 7,2%/năm, từ 34 tấn năm 2000 giảm xuống 9,3 tấn năm 2010. Sở dĩ diện tích
cây thuốc lá vàng giảm mạnh là do nhiều nông dân chuyển đổi sang trồng cây khác
mang lại lợi nhuận cao hơn như lạc và vừng, hơn nữa cây thuốc lá không tốt cho
sức khỏe nên được khuyến cáo không phát triển loại cây này.
57
Cây lâu năm
Bảng 2.13. Chuyển dịch cơ cấu diện tích cây lâu năm
Đơn vị: ha, %
Năm 2000 Năm 2010 Tăng trưởng
BQ/năm Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
Tổng số 9.500 100 17.316 100 8,2
Cây CN lâu năm 6.918 73 13.348 77 9,3
Cây ăn quả 2.407 25 3.170 18 3,1
Cây lâu năm khác 175 2 798 5 35,6
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Trong nhóm cây lâu năm, có thể thấy rõ sự tăng lên rõ rệt về diện tích, từ 9,5
nghìn ha năm 2000 tăng lên 17,3 nghìn ha năm 2010.
Trong đó, nhóm cây CN lâu năm chiếm diện tích lớn nhất và tăng lên đáng kể, từ
73% năm 2000 tăng lên 77% năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng 9,3%/năm.
Nhóm cây ăn quả cũng tăng lên nhưng mức độ không nhanh bằng, từ 2,4 nghìn
ha năm 2000 tăng lên 3,1 ha năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng 3,1%/năm.
Bảng 2.14. Tăng trưởng sản lượng các cây lâu năm
Đơn vị: tấn, %
Năm 2000 Năm 2010 Tăng trưởng BQ/năm
Tổng số 9.959 22.866,6 12,9
Cây CN lâu năm 2.624,6 5.862,3 12,3
Cây ăn quả 7.334,4 17.004,3 13,1
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Các loại cây lâu năm không phải là thế mạnh của tỉnh, nhưng gần đây cũng được
chú trọng đầu tư nên sản lượng liên tục tăng. Năm 2000, sản lượng các cây lâu năm
là 9,9 nghìn tấn, đến năm 2010, con số này là 22,8 nghìn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 12,9%/năm. Trong đó, nhóm cây CN lâu năm tăng 12,3%/năm còn nhóm
cây ăn quả tăng 13,1%/năm.
58
Qua đó có thể thấy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, nhóm
cây ăn quả được chú trọng phát triển. Điều này khá hợp lý do tỉnh có tiềm năng về
điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước, khí hậu ...) người dân có kinh nghiệm, cùng
với sức hút mới từ thị trường cây ăn trái ngày càng mở rộng và sự phát triển của
công nghiệp chế biến.
Quá trình chuyển dịch đang diễn ra theo chiều hướng chung khá thuận lợi do
khai thác hợp lí tiềm năng của tỉnh. Người dân đã lựa chọn phát triển những loại cây
trồng có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng trong
tỉnh.
Nhóm cây ăn quả
So với các tỉnh thành trong cả nước thì Quảng Bình không phải là tỉnh có nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả, nhưng gần đây vẫn được
chú trọng đầu tư do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước đây việc trồng cây ăn quả
chưa được đầu tư do thị trường tiêu thị chưa rộng mở. Hiện nay nhu cầu thưởng
thức các loại ây ăn quả của người dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung
đang tăng nhanh, công nghiệp chế biến ngày càng phát triển, thị trưởng xuất khẩu
ngày càng mở rộng. Chính vì thế nhóm cây ăn quả có nhiều động lực thúc đẩy cho
sự phát triển.
Biểu đồ 2.5. Chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây ăn quả
59
Trong cơ cấu diện tích nhóm cây ăn quả năm 2000, cây chuối chiếm tỉ trọng cao
nhất (40%) sau đó tỉ trọng giảm xuống còn 37% năm 2010, nhưng với tỉ trọng này
thì cây chuối vẫn dẫn đầu về diện tích. Đứng thứ hai về cơ cấu diện tích năm 2000
là cây mít (18%) nhưng đến năm 2010, vị trí này nhường chỗ cho cam, quýt.
Trong các loại cây ăn quả thì cam, quýt có tỉ lệ tăng trưởng về diện tích cao nhất,
đạt 168,7%, thứ hai là chuối đạt 124,7% và thấp nhất là mít với 69%.
Bảng 2.15. Tăng trưởng sản lượng các loại cây ăn quả
Đơn vị: tấn, %
Năm 2000 Năm 2010
Tỉ lệ tăng trưởng giai
đoạn 2000 - 2010
Tổng số 7.334,4 17.004,3 231,8
Cam, quýt 1.323,9 1.233,9 93,2
Thơm 814,6 891,9 109,4
Chuối 5.853 8.113,7 138,6
Mít 4.383,1 3.371,7 76,9
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Sau 10 năm, nhìn chung sản lượng cây ăn quả có sự gia tăng, từ 7,3 nghìn tấn
năm 2000 tăng lên 17 nghìn tấn năm 2010, đạt tỉ lệ tăng trưởng 231%. Sản lượng
chuối tăng nhanh nhất, năm 2000 đạt 5,8 nghìn tấn đến năm 2010, sản lượng chuối
tăng lên 891 nghìn tấn. Sau đó là thơm, tỉ lệ tăng trưởng là 109,4%. Tuy nhiên, sản
lượng của cam, quýt và mít lại đang giảm dần. Năm 2010, sản lượng cam quýt là
1,2 nghìn tấn, giảm hơn 100 tấn so với năm 2000, sản lượng mít là 3,3 nghìn tấn,
giảm hơn 1 nghìn tấn so với năm 2000.
Như vậy, trong nhóm cây ăn quả cũng đang có sự chuyển dịch về cơ cấu cây
trồng. Các loại cây ăn quả có giá trị cao như cam, quýt, chuối được chú trọng phát
triển. Các địa phương trong tỉnh đang dần hình thành các vùng chuyên trồng cây ăn
quả với mức độ đầu tư khoa học kĩ thuật, giống, thuốc trừ sâu, phân bón ... khá cao,
góp phần nâng cao giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
60
Nhóm cây công nghiệp lâu năm
Giai đoạn 2000 – 2010, tỉ trọng của cây công nghiệp lâu năm đang có xu hướng
tăng trong diện tích nhóm cây lâu năm, từ 73% (năm 2000) tăng lên 77% (năm
2010). Diện tích tăng từ 6,4 nghìn ha lên 13,3 nghìn ha. Sản lượng tăng từ 2,6 nghìn
tấn lên 5,8 nghìn tấn
Bảng 2.16. Tăng trưởng diện tích các cây công nghiệp lâu năm
Đơn vị: ha, %
Năm 2000 Năm 2010 Tăng trưởng BQ/năm
Tổng số 6.496,7 13.348 10,5
Cao su 5.884,2 12.393 11,1
Hồ tiêu 283,2 896,3 21,6
Dừa quả 64,7 58,7 -0,9
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Trong nhóm cây công nghiệp lâu năm, diện tích cây cao su luôn chiếm cao nhất.
Cây cao su thực sự là “vàng trắng ở vùng đồi”, mang lại nguồn thu lớn cho người
nông dân. Quảng Bình đã thực hiện chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên nghèo
kiệt, rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cao su nên diện tích loại cây này ngày
càng tăng. Giai đoạn 2000 – 2010, diện tích cao su tăng từ 5,8 nghìn ha lên 12,3
nghìn ha, đạt tốc độ tăng bình quân 11,1%/năm. Cao su hiện là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của tỉnh Quảng Bình, với giá trị hơn 50 triệu USD, chiếm gần 70% tổng giá
trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Cây tiêu cũng là một trong những loại cây trồng truyền thống và là cây chủ lực
xoá đói, giảm nghèo, đem lại cuộc sống khá giả cho nhiều hộ gia đình nên diện tích
cây tiêu cũng đang tăng lên, từ 283 ha năm 2000, tăng lên 896 ha năm 2010, đạt
mức độ tăng bình quân cao nhất là 21,6%/năm.
Cây cà phê và chè búp ở tỉnh Quảng Bình có sự chuyển dịch rõ rệt. Năm 2000,
những loại cây này vẫn được trồng. Đến năm 2010, những loại cây này không được
trồng và phát triển nữa. Sỡ dĩ có sự chuyển biến như vậy là do người trồng cà phê
và chè gặp không ít khó khăn do giá cả không ổn định, sâu bệnh thường xuyên phát
61
sinh và gây hại, giá phân bón, vật tư và nhân công tăng cao nên họ không mạnh
dạn đầu tư, dẫn đến năng suất và chất lượng vườn cà phê ngày càng giảm mạnh.
Dừa không phải là loại cây thế mạnh của tỉnh, nhưng vẫn được người dân trồng
và phát triển, mặc dù diện tích không nhiều, chỉ có 64 ha (năm 2000) và 58 ha (năm
2010), và diện tích nhóm cây này đang có xu hướng giảm xuống, tốc độ giảm
0,9%/năm.
Bảng 2.17. Tăng trưởng sản lượng các cây công nghiệp lâu năm
Đơn vị: tấn, %
Năm 2000 Năm 2010 Tăng trưởng BQ/năm giai
đoạn 2000 - 2010
Tổng số 2.624,6 5.862,3 12,3
Cao su 1.981 5.221,7 16,4
Hồ tiêu 95 409,4 33,1
Dừa quả 264,3 231,2 -1,3
Nguồn: Niên giám thống kê – Cục thống kê Quảng Bình
Cũng giống như sự chuyển dịch về diện tích, sản lượng nhóm cây công nghiệp
lâu năm cũng có sự chuyển dịch tương tự. Trong nhóm cây này, cây cao su đứng
đầu về sản lượng và tăng lên theo thời gian. Năm 2000, sản lượng cao su là 1,9
nghìn tấn, đến năm 2010, sản lượng đạt 5,2 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân
16,4 %/năm.
Sản lượng tiêu trong tỉnh không lớn, năm 2000, đạt 95 tấn, đến năm 2010 tăng
lên 409 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng rất cao 33,1%/năm. Nhưng chất lượng tiêu được
coi là “điểm 10 cho chất lượng”. Tiêu Quảng Bình được đánh giá là "một mình một
chợ", được thị trường ưa chuộng bởi lý do tiêu hạt nhỏ, chắc, tròn hạt, cay và có vị
thơm đặc biệt. Thế nhưng vấn đề xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng riêng
biệt ở trên đất Quảng Bình “quá hiếm hoi”, chủ yếu ăn theo thị trường tỉnh bạn. Sản
phẩm không có thương hiệu, không có các đầu mối lớn nên hầu hết các mặt hàng
nông sản trong tỉnh phải đi vòng vèo qua nhiều tay thương lái, khi các mặt hàng rớt
giá thì bị tư thương ép giá, găm hàng, nợ vốn
62
Dừa quả cũng có sản lượng nhất định và sản lượng này đang giảm xuống. Năm
2000, sản lượng dừa quả của tỉnh là 264 tấn, đến năm 2010, giảm xuống còn 231
tấn, tốc độ giảm bình quân 1,3%/năm.
Lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành kinh tế xã hội – sinh thái, môi trường. Vì vậy, ngành này có
chức năng, nhiệm vụ đóng góp kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và
bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ sinh thái rừng nhiệt đới để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với ngành lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay là
hướng đi tất yếu. Do đặc thù của ngành lâm nghiệp là rừng phân bố trên phạm vi
rộng lớn, trong điều kiện khó khăn nên gắn liền với những vùng xa xôi hẻo lánh,
người dân có mức sống thấp. Chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp phải được xây dựng
trên quan điểm cân bằng tương đối giữa diện tích rừng sản xuất và diện tích rừng
phòng hộ cùng với rừng đặc dụng.
Quảng Bình là tỉnh làm tốt công tác quản lý rừng tự nhiên: chống cháy và chặt
phá rừng. Đến năm 2010 diện tích đất có rừng của tỉnh Quảng Bình là 633.522 ha.
Trong đó, rừng sản xuất có 305.231 ha, rừng phòng hộ 204.715 ha, rừng đặc dụng
123.576 ha. Độ che phủ rừng đạt 79% tổng diện tích tự nhiên. Rừng trồng tập trung
chủ yếu các huyện Lệ Thuỷ, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh.
Bảng 2.18. Diễn biến diện tích rừng
Đơn vị: ha,%, %/năm
Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tốc độ tăng
trưởng
Tổng số 495.981,2 517,362.7 633.522,09 2,8
Đất có rừng phòng hộ 207.092,2 202,089.9 204.715,25 -0,1
Đất có rừng đặc dụng 83.967,7 91,773.6 123.575,53 4,7
Đất có rừng sản xuất 205.921,3 223,499.2 305.231,31 4,8
Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng
63
Sở dĩ có sự giảm rừng phòng hộ là do chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ
nơi ít xung yếu thành rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Những năm qua công tác
trồng rừng được các địa phương quan tâm, riêng năm 2005 trồng được 4421,3 ha
rừng tập trung và 2000 ha cây phân tán, chăm sóc và tu bổ rừng 23,3 nghìn ha rừng.
Phát triển rừng từng bước gắn với lợi ích kinh tế, môi trường; giữ gìn và bảo vệ tốt
khu rừng phòng hộ; hàng năm khai thác 37 nghìn m3 gỗ để cung cấp đủ nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến gỗ và các xưởng sản xuất mộc dân dụng phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu.
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 đạt
172,97 tỷ chiếm tỷ trọng 8,3 % trong ngành NN, tốc độ tăng thấp 0,4%/năm. Một số
sản phẩm chính được khai thác năm 2005 như :37,3 nghìn m3 gỗ; 491,9 nghìn cây
tre nứa luồng; 2665 tấn nhựa thông; 448,5 nghìn tấn củi. Sản phẩm chính tham gia
xuất khẩu là gỗ, hàng năm Quảng Bình xuất khẩu từ 2,5 - 7,5 nghìn m3 gỗ tròn và
gỗ xẻ, riêng năm 2005 xuất khẩu 2,98 nghìn m3.
Công nghiệp gỗ và lâm sản đã có những chuyển đổi tích cực về cơ cấu và nâng
cao năng lượng sản xuất, góp phần tạo nên những thành tụ có tính đột biến về nâng
cao kim ngạch xuất khẩu lâm sản và tạo những cơ hội mới để phát triển rừng công
nghiệp.
Các hoạt động kinh doanh rừng và sản xuất lâm nghiệp đã bước đầu thu hút sự
tham gia của toàn dân trong tỉnh bằng các chính sách giao đất, giao rừng, khoán và
giai quyền tự chủ cho người dân, hiện đang chuyển sang hướng phát triển lâm
nghiệp xã hội, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều tầng lớp nhân
dân khác nhau.
Tỉnh Quảng Bình đã từng bước thực hiện chuyển đổi đất lâm nghiệp và rừng
nghèo suy kiệt, hiệu quả thấp sang trồng rừng kinh tế, do vậy mấy năm qua Quảng
Bình đã triển khai có hiệu quả các chương trình 327, đã chuyển đổi được hơn
50.000 ha đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp (cao
su, sắn, lạc, hồ tiêu...) và trồng rừng kinh tế (bạch đàn, keo lai, thông nhựa...). Gần
đây, Quảng Bình thực hiện Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ và các
64
chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa. Nhờ vậy đã có gần 60.000 ha đất lâm nghiệp được chuyển đổi
mục đích sử dụng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng miền núi, vùng dân
tộc trong tỉnh. Đến nay tỉnh đã tạo được vùng cây công nghiệp tập trung, bao gồm
9.000 ha cây cao su, 18.000 ha thông nhựa, 6.000 ha sắn, 5000 ha lạc và hơn 50.000
ha rừng tập trung và có 18 triệu cây phân tán...
Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, đơn vị đi đầu của tỉnh trong việc chuyển
đổi đất lâm nghiệp và rừng lau lách sang trồng rừng kinh tế. Trên cơ sở phân loại
đất rừng, Công ty đã đưa hơn 10.000 ha đất vào dự án trồng rừng mới. Trong đó,
các lâm trường Kiến Giang, Trường Sơn, Ba Rền, Khe Giữa năm nay và các năm
sau, mỗi lâm trường có kế hoạch chuyển đổi từ 1.700 ha đến 3.500 ha để trồng rừng
tập trung. Riêng Lâm trường Đồng Hới, từ năm nay đến năm 2010 sẽ đưa 450 ha
rừng nghèo sang trồng cây keo lai và chuyển 1500 ha rừng thông nhựa thường
xuyên bị sâu róm phá hoại sang trồng cây cao su. Bước đầu, cán bộ, công nhân ở
các lâm trường đã mạnh dạn tự bỏ vốn đầu tư trồng mới hơn 1.000 ha rừng kinh tế.
Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình trong 3 năm qua đã trồng mới gần
1.000 ha rừng kinh tế. Công ty có kế hoạch trong những tháng cuối năm nay sẽ
chuyển đổi 300 ha thông nhựa bị sâu róm phá hoại sang trồng cây cao su. Làng
Thanh niên Lập nghiệp An Mã (huyện Lệ Thủy) nằm cạnh đường Hồ Chí Minh,
trên địa bàn hai xã Thái Thủy và Kim Thủy, vốn nơi đây là vùng gò đồi hoang sơ và
rừng lau lách, nhưng sau 6 năm thành lập, làng này đã thu hút 128 hộ gia đình là
thanh niên từ các xã vùng đồng bằng lên lập nghiệp, nhờ vậy đã tạo việc làm thường
xuyên cho 240 thanh niên và 1150 lao động theo mùa vụ, đã thực hiện trồng mới
được 1.700 ha rừng kinh tế.
Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu trồng trọt như trên cho phép khai thác tốt tiềm
năng thế mạnh của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo cơ sở đảm bảo
an ninh lương thực cho đất nước. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng
trọt ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn chậm, tỷ trọng sản xuất lương thực còn lớn trong
khi đó tỷ trọng sản xuất cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả v.vcòn thấp. Vì
65
vậy thời gian tới phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch sản xuất ngành trồng
trọt ở Quảng Bình theo hướng phát triển ngành trồng trọt đa canh trên cơ sở
chuyên môn hóa và thâm canh cao. Nâng cao nhanh năng suất cây lương thực để
từng bước giảm dần diện tích cây lương thực một cách hợp lý. Đồng thời mở rộng
tăng nhanh sản lượng và diện tích các loại cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn
quả, cây dược liệu v.v Đó là những cây cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao và
nhu cầu thị trường ngày càng nhiều.
2.4.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_20_4266250605_4918_1869382.pdf