MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 3
MỤC LỤC . 4
DANH MỤC VIẾT TẮT. 7
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU. 8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ. 10
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 2
5. Lịch sử nghiên cứu. 4
6. Những đóng góp của đề tài . 6
7. Cấu trúc của đề tài. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CHUYẾN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. 7
1.1. Một số khái niệm và quan niệm. 7
1.1.1. Cơ cấu kinh tế .7
1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp .11
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.12
1.1.4. Chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.13
1.1.5. Quan niệm về thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa .14
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 17
1.2.1. Các nhân tố tự nhiên .17
1.2.2. Các nhân tố KT – XH .19
1.3. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam . 21
1.3.1. Trên thế giới.22
1.3.2. Ở Việt Nam.24
130 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà vinh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều khó khăn trong đầu tư cho sản xuất cũng như tiếp
nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự không đồng đều về trình độ sản xuất giữa
các cộng đồng dân cư và mặt bằng dân trí thấp nên hiệu quả sản xuất chưa cao,
gây khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhà nước cần có
45
chính sách phù hợp để nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất cho người lao
động nhất là trong cộng đồng người Khơme.
Bảng 2.4: Dân số, lao động tỉnh Trà Vinh năm 2009
STT Hạng mục Nghìn người
1 Dân số trung bình 1.004,2
1.1 Dân số đô thị 153,8
1.2 Dân số nông thôn 850,4
2 Tổng lao động xã hội 651,4
3 Lao động cần bố trí việc làm 615,5
3.1
Lao động có việc làm: Trong đó 582,0
- Nông – lâm – ngư nghiệp 384,0
- Công nghiệp – xây dựng 69,8
- Dịch vụ 128,2
3.2 Lao động chưa có việc làm 33,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh
2.2.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông
nghiệp.
* Giao thông vận tải:
Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển KT – XH
nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, nhất là khi sản xuất nông nghiệp
46
không còn mang tính tự cung tư cấp mà trở thành hàng hóa buôn bán, trao đổi
trên thị trường.
Mạng lưới giao thông của tỉnh Trà Vinh còn hạn chế, nhưng trong những
năm gần đây đã có những cải thiện đáng kể.
- Đường bộ:
Mạng lưới đường bộ phát triển khá mạnh, tổng chiều dài đường quốc lộ,
đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có đến 3.000km, trong đó có
600km đường trải nhựa. Các tuyến đường như sau:
Quốc lộ có 3 tuyến: QL 53, QL 54 và QL 60. Trong đó tuyến QL 53 là
tuyến đường huyết mạch hiện nay của tỉnh.
Đường tỉnh có 5 tuyến, bao gồm: đường tỉnh 911 nối QL 53 và đường tỉnh
912; đường tỉnh 913; đường tỉnh 914 nối QL 54 và QL 53; đường tỉnh 915.
Đường huyện: có 39 tuyến với tổng chiều dài 322,35km.
Đường nông thôn: có khoảng 400 tuyến, chủ yếu là đường đất.
Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh về cơ bản đã hình
thành, tuy nhiên chất lượng đường thấp.
- Đường thủy:
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, giao thông đường thủy là thế mạnh của
Trà Vinh. Các tuyến đường thủy bao gồm:
Tuyến sông Cổ Chiên và sông Hậu: đây là 2 tuyến đường thủy do Trung
ương quản l ý, hàng hóa của tỉnh lưu thông chủ yếu trên tuyến sông này. Tuyến
sông Hậu là tuyến tiếp nhận tàu quốc tế qua cửa Định An, hiện tại tàu 3.000
DWT ra vào thuận lợi, khi triều cao có thể lưu thông tàu 5.000 DWT.
47
Tuyến kênh Trà Ngoa - kênh 3 tháng 2: đây là 2 tuyến kênh dọc chạy
xuyên tâm tỉnh.
Năm 2008 - 2009 trên địa bàn tỉnh đã triển khai thi công kênh đào Quan
Chánh Bố nối từ sông Hậu ra biển Đông, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng
đến 20.000 tấn, thông thương đến cảng Cái Cui (thành phố Cần Thơ).
Các kênh, rạch: kênh Mỹ Văn - kênh 19 tháng 5 - kênh Basi, Láng Thé,...,
rạch Cần Chông - Thống Nhất - Lương Hòa,...
* Lưới điện:
Đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 2.071.326 km đường dây trung thế,
2.477.256km đường dây hạ thế và 2.644 trạm biến thế (tổng dung lượng
119.638,5 KWA), số hộ sử dụng điện đạt 90,68% tổng số hộ toàn tỉnh, 100% xã
có điện. Toàn tỉnh hầu hết đã thực hiện thành công công tác điện khí hóa nông
thôn. Tuy nhiên nguồn điện không ổn định, thường hay cúp điện vào mùa khô
nên khả năng phục vụ cho sản xuất còn hạn chế.
* Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi phát triển khá mạnh, với các kênh mương dày đặc đảm
bảo phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống kênh trục chính và cấp I bao gồm: Kênh Trà Ngoa, Cái Cá -
Mây Tức, Mỹ Văn - 19/5, Thống Nhất, kênh Trà Vinh, Cần Chông, 3/2,... dẫn
nước ngọt từ vùng Bắc Măng Thít, sông Tiền và sông Hậu vào.
- Hệ thống kênh cấp II: về cơ bản đầy đủ, tuy nhiên một số kênh nạo vét
khá lâu nay lắng động nhiều.
48
- Hệ thống cống, bờ bao và các kênh nội đồng đã được xây dựng và phát
triển, giúp cho việc ngăn mặn, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng, tháo chua, rửa
mặn thuận lợi.
2.2.2.4. Vốn đầu tư
Trà Vinh huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách, khai thác các nguồn
vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính
sách ưu đãi của Chính phủ với vùng nghèo như: triển khai và thực hiện các cơ
chế, chính sách theo Quyết định 26/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ. Tranh thủ các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ tỉnh xây
dựng các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao
thông nông thôn, lưới điện, kết cấu hạ tầng xã hội khác,... quản lý tốt và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn trên.
Huy động vốn trong dân vào xây dựng ruộng đồng theo yêu cầu chuyển
đổi, vốn cho sản xuất, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng,... Ngân hàng thương
mại thực hiện cho người sản xuất hàng hoa vay vốn theo quy định, ban hành quỹ
bảo lãnh tín dụng để giúp người không có điều kiện tài sản thế chấp được vay
vốn ngân hàng.
Ngoài ra huy động nguồn vốn từ bên ngoài (nhất là vốn ODA, FDI), tranh
thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước cho các dự án trọng điểm, ưu
tiên xây dựng thủy lợi các cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế nguồn vốn của tỉnh phần lớn là do dân đầu tư và vốn
ngân sách Nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn quá ít. Để thu hút được
sự đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp, Tỉnh cần có nhiều chính sách ưu
đãi, khuyến khích và mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư. Có như thế
49
Tỉnh mới thu hút được mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển
dịch CCKTNN theo hướng CNH - HĐH.
Bảng 2.5: Vốn xây dựng cơ bản cho phát triển nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh, năm 2009
STT Phân theo nguồn Tổng vốn (triệu đồng)
1 Vốn ngân sách 1.668.481
2 Vốn tín dụng 502.562
3 Dân đầu tư 401.751
4 Vốn bên ngoài 672.005
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh
2.2.2.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
Khoa học công nghệ có vai trò cực kì quan trọng, là động lực thúc đẩy
chuyển dịch CCKTNN. Tỉnh Trà Vinh đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể là:
- Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất,
nhưng trước hết là tạo giống cây trồng - vật nuôi ngắn ngày có chất lượng cao
phục vụ xuất khẩu và các giống lai để không phải nhập khẩu; sử dụng phương
pháp dâm hom và nuôi cấy mô để tạo và nhân giống cây trồng; các tiến bộ trong
bảo quản và
chế biến nông sản, sản xuất nông dược phục vụ sản xuất.
- Sử dụng các tiến bộ về chế phẩm sinh học trong sản xuất phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và thủy sản; Các tiến bộ về cơ giới hóa, nhất là
50
khâu gieo sạ, thu hoạch và bảo quản, sử dụng nhà kính, nhà lưới trong phát triển
rau, hoa phục vụ trong nước và xuất khẩu; Các tiến bộ về hợp l ý hóa kỹ thuật
canh tác để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản.
- Trong tương lai sẽ hình thành khu công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh để
chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất.
Hiện nay, khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng 30% và gia tăng sản
lượng nông nghiệp của Tỉnh.
2.2.2.6. Tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt ra nhiều
cơ hội và thách thức mới. Mặt thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản nước
ta có lợi thế xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường
tiêu thụ nông sản. Các nông sản chủ lực của Trà Vinh bao gồm: lúa gạo, thủy
sản,.... Mặc dù khả năng mở rộng diện tích không nhiều nhưng sản lượng tăng
lên do tăng năng suất, thu nhập tăng thêm chủ yếu nhờ vào nâng cao chất lượng,
hạ giá thành, phát triển chế biến, nâng cao năng lực tiếp thị để xuất khẩu đạt hiệu
quả cao. Hội nhập kinh tế quốc tế còn mở ra cơ hội mới về thu hút vốn đầu tư,
tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, kinh doanh trong nông nghiệp. Bên cạnh
những thuận lợi còn có những thách thức: kinh tế của Trà Vinh sẽ gắn kết với
kinh tế cả nước và thế giới sẽ khiến các biến động giá cả, các tác động chính
sách, các rào cản kỹ thuật, các khiếu kiện thương mại,... tác động trực tiếp đến
những người sản xuất kinh doanh, các sản phẩm nông sản bị cạnh tranh gây gắt
2.2.2.7. Thị trường tiêu thụ nông sản
51
Việt Nam là thành viên của WTO nên hàng hóa nông sản của Tỉnh sẽ
tham
gia xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Để cạnh tranh với các nước đòi hỏi
hàng nông sản phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc, sạch và an toàn
thực phẩm, có nhãn hiệu, uy tín. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp của Tỉnh
phải nỗ lực hơn nữa trong sản xuất, chế biến.
Ngoài ra thị trường trong nước rất quan trọng. Tại các vùng sản xuất, vùng
nguyên liệu có lượng hàng hóa lớn, xây dựng các chợ nông sản góp phần ổn định
thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy sản xuất, đồng thời quy
hoạch mạng lưới chợ nông thôn để mở rộng thị trường, tăng khả năng giao lưu
hàng hóa nông sản ngoài ra còn cung ứng vật tư, phân bón, tín dụng cho dân, để
người dân mua bán trực tiếp không qua trung gian.
2.2.2.8. Các nhân tố khác
Tác động của xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất
yếu mà Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng phải hết sức chủ động hội
nhập để mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn và công nghệ mới.
Công tác khuyến nông cũng cần được chú trọng, tập trung xây dựng và
thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm, chuyên sâu xây dựng các
mô hình chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi, các
mô hình sản xuất có hiệu quả trên vùng sinh thái.
52
2.2.3. Đánh giá chung về tác động của các nhân tố chủ yếu đến sự chuyển dịch
CCKTNN tỉnh Trà Vinh
2.2.3.1. Những lợi thế
- Vị trí địa l ý thuận lợi cho mở rộng giao lưu giữa Trà Vinh với các tỉnh ở
đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, khi cảng biển được xây dựng tại cửa
Định An, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo lợi thế cho tiêu thụ các loại nông sản
của Tỉnh, phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Khí hậu rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đất tốt, mặt
nước khá dồi dào quanh năm, nhiều khu vực được tưới tiêu tự chảy, không bị
ngập lũ, là những lợi thế nổi trội của Trà Vinh so với nhiều tỉnh khác ở đồng
bằng sông Cửu Long về đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển nuôi trồng
thủy sản.
Đã hình thành được các vùng sản xuất với quy mô lớn, chất lượng tương
đối tốt, sức cạnh tranh khá cao và khá nổi tiếng như: lúa gạo, thủy sản, mía, rau -
màu, cây ăn quả; trong đó, các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường
xuất khẩu như: lúa gạo, thủy sản, trên thị trường nội địa như: mía đường, rau -
đậu, một số loại cây ăn trái, cá đồng,...
- Hệ thống thủy lợi đã và đang phát huy tác dụng trong thâm canh tăng vụ,
tăng năng suất - chất lượng sản phẩm và ngày càng được củng cố, tiềm năng tăng
vụ và đa dạng hóa các hình thức sử dụng đất còn rất lớn nhất là ở vùng đang
được ngọt hóa, là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng,
chuyển đổi CCKTNN và tăng sức cạnh tranh cho các loại nông sản trong Tỉnh.
Trên đây là những động lực chủ yếu giúp cho quá trình chuyển dịch
CCKTNN Trà Vinh theo hướng sản xuất hàng hóa một cách hiệu quả hơn.
2.2.3.2. Những hạn chế
53
Tình trạng xâm nhập mặn và trầm thủy ở một số khu vực trong vùng nông
nghiệp hạn chế rất lớn đến tăng vụ, việc xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt về
cho khu vực giồng cát và hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản cần
lượng vốn đầu tư lớn, vượt quá xa khả năng của địa phương, do đó cần được tiếp
tục hỗ trợ mạnh mẽ từ nguồn ngân sách Trung ương mới có thể giúp Trà Vinh
tăng tốc chuyển dịch CCKTNN trên địa bàn tỉnh.
Cơ sở hạ tầng giao thông, điện, trường học và nhất là các cơ sở chế biến
nông - thủy sản còn rất thiếu và yếu so với yêu cầu phát triển kinh tế nói chung
và nông nghiệp - nông thôn nói riêng.
Thu nhập của đa phần nông dân còn thấp, khả năng tự đầu tư cho chuyển
đổi sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, nhất là khu vực đồng bào
Khơmer, cần có sự trợ giúp kịp thời của mạng lưới tín dụng và tăng cường công
tác khuyến nông thì việc thực hiện chuyển dịch CCKTNN mới có biến chuyển
được.
Thị trường tiêu thụ nông sản luôn có nhiều biến động; mạng lưới cán bộ
chỉ đạo sản xuất và khuyến nông còn mỏng, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ
giữa sản xuất – chế biến với tiêu thụ nông sản, mọi hạn chế của nông dân chậm
được khắc phục đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp cũng như
chuyển đổi CCKTNN.
54
2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai
đoạn 1995 - 2009
2.3.1. Khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
2.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Trong thời kỳ 1995-2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh có những
chuyển biến tích cực. Tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp tuy vẫn còn
cao nhưng đang có xu hướng giảm liên tục, năm 1995 khu vực này chiếm tới
73,1% GDP của tỉnh, sau đó giảm dần, đến năm 2009 chỉ còn 54%. Cũmg trong
thời gian trên, tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,9% lên
25,1% và tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 18,4% lên 20,9%.
Bảng 2.6: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của Trà Vinh
Tính theo giá trị thực tế
Chỉ tiêu
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009
Tỷ
đồng
Tỷ
lệ
(%)
Tỷ
đồng
Tỷ
lệ
(%)
Tỷ
đồng
Tỷ
lệ
(%)
Tỷ
đồng
Tỷ
lệ
(%)
Nông – lâm - ngư nghiệp 2.286,0 72,7 2.821,1 67,4 8.416 58,6 15.811 54,0
Công nghiệp - xây dựng 280,0 8,9 360,0 8,6 2.933 20,4 7.354 25,1
Dịch vụ 578,7 18,4 1.002,9 24,0 3.017 21,0 6.117 20,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh
55
Hình 2.3. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH NĂM 2008
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Trà Vinh
56
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trà Vinh đã diễn ra theo hướng
giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp -
xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch này của Trà Vinh trong thời kì CNH -
HĐH là đúng hướng, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm. Kết quả đó đã giúp cho
địa phương dần khắc phục được những bất hợp lý của cơ cấu kinh tế cũ với tỉ
trọng lớn trong GDP thuộc về nông nghiệp.
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong nước chiếm ưu thế
tuyệt đối, trong đó thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất -
83,2% trong GDP. Cụ thể, trong giai đoạn 1995 - 2009, thành phần kinh tế ngoài
nhà nước có giảm chút ít về tỉ trọng (từ 89,8% năm 1995 xuống còn 83,2% năm
2009), trong đó kinh tế cá thể đóng góp cao nhất - 93%; thành phần kinh tế nhà
nước tăng từ 10,2% năm 1995 lên 15,9% năm 2009; tỉ trọng của khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, đến năm 2009 mới chỉ chiếm 0,9%.
Để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hơn nữa, đòi hỏi Trà
Vinh phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng
cường sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2.3.1.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế Trà Vinh có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng CNH - HĐH, mang lại hiệu quả cao trong từng ngành, từng khu vực kinh
tế, phát huy lợi thế từng khu vực kinh tế, từng ngành. Sự chuyển dịch đó bao
gồm cả về phương thức sản xuất và phương thức quản lý kinh tế, từ đó thúc đầy
sản xuất phát triển, tạo ra giá trị GDP ngày càng cao. Tuy nhiên nền kinh tế Trà
Vinh hiện vẫn còn nặng nề về khai thác những sản phẩm từ thiên nhiên, khu vực
57
I còn chiếm tỉ trọng lớn trong GDP (54% năm 2009) và sử dụng lao động nhiều
nhất hơn 80% dân số của Tỉnh; khu vực II và III có tốc độ tăng trưởng khá
nhưng do tỉ trọng của 2 khu vực này trong GDP còn thấp, nên mặc dù giá trị
ngành nông nghiệp có tăng, lương thực và nhiều loại nông sản khác tăng khá
nhanh, xong đời sống nông dân vẫn chậm được cải thiện, khoảng cách thu nhập
giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn.
2.3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trà Vinh có nhiều thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, Trà Vinh đã tập trung đầu
tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các ngành kinh
tế của Trà Vinh, đóng góp tới 54% GDP của tỉnh (năm 2009), tốc độ phát triển
tương đối khá (bình quân 7,76%/năm). Trong sản xuất nông nghiệp, nhờ thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đã mang lại kết quả tích cực, đã
xuất hiện một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu sản xuất
nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng giá trị cây màu, cây công
nghiệp, cây ăn trái, tăng giá trị và chất lượng chăn nuôi. Nhờ ứng dụng khoa học
kỹ thuật, nhất là sử dụng giống mới và áp dụng các biện pháp 3 giảm, 3 tăng,
cùng với việc đầu tư về thủy lợi và tích cực phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa
tăng lên, các năm qua tuy diện tích sản xuất có giảm, nhưng sản lượng vẫn đạt
trên dưới 1 triệu tấn/năm; diện tích cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng
nhanh, đến nay đạt 50.065ha; cây ăn trái được quan tâm đầu tư cải tạo và trồng
58
mới, diện tích đạt 18.741ha; cây Dừa hiện có 13.029ha, sản lượng trên 137 triệu
trái/năm. Chăn nuôi phát triển khá theo quy mô gia đình và trang trại, mặc dù giá
cả thị trường từng lúc thiếu ổn định, dịch bệnh gia súc, gia cầm tăng, nhưng các
loại vật nuôi chính vẫn được giữ vững và phát triển, đàn bò đạt 147.000 con (
60% lai Sind), đàn lợn trên 385.000 con (100 % lai hướng nạc) và đàn gia cầm
3,66 triệu con.
Năm 2009 Tỉnh đã thực hiện trồng mới và khôi phục hơn 1.470ha rừng,
nâng diện tích rừng toàn tỉnh đạt 6.587ha; giao khoán chăm sóc, bảo vệ 4.400ha
và trồng mới gần 14 triệu cây phân tán, nâng tỷ lệ che phủ rừng đến nay đạt
37%.
Nuôi thủy sản phát triển mạnh ở 3 vùng nước mặn, lợ và ngọt; sản lượng
thủy hải sản hàng năm đều tăng, năm 2009 đạt trên 151.000 tấn; nhiều trang trại
nuôi thủy sản được hình thành, nhờ ứng dụng tốt mô hình nuôi tôm sú công
nghiệp và bán công nghiệp, nuôi cá tra, nuôi tôm càng xanh,... phục vụ nhu cầu
chế biến và xuất khẩu. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 25.000ha mặt nước thả nuôi
tôm sú, sản lượng thu hoạch đạt trên 22.742 tấn, nghề nuôi cua biển, nghêu, sò
tiếp tục phát triển. Năng lực sản xuất giống thủy sản được tăng cường, đến nay
có 135 cơ sở sản xuất trên 1,4 tỷ con giống/năm; 4 doanh nghiệp chế biến thủy
sản xuất khẩu đều được nâng cấp, mở rộng. Về năng lực đánh bắt thủy, hải sản,
toàn tỉnh có 119 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, sản lượng khai thác tăng bình
quân 6.000 tấn/năm.
2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành
Trà Vinh là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp
(theo nghĩa rộng là nông - lâm - thủy sản). Nông nghiệp đóng vai trò rất quan
trọng trong ngành kinh tế quốc dân, chiếm 54% GDP của Tỉnh.
59
Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Trà vinh thì nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm xuống từ 77,11% (năm 1995) còn 65,77%
(năm 2009), do biến động về giá nông sản và diện tích sản xuất bị thu hẹp do
chuyển sang nuôi trồng thủy sản; Ngư nghiệp đứng thứ 2 sau nông nghiệp, trong
những năm qua do chính sách chủ động chuyển dịch từ nông nghiệp sang nuôi
trồng thủy sản nên tỉ trọng của ngư nghiệp trong nông nghiệp đã tăng từ 20,68%
(năm 1995) lên 31,10% (năm 2009); Lâm nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, chỉ với
3,13% (năm 2009).
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản
tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 – 2009
77,11% 69,55% 64,56% 65,77%
2,21%
3,14% 2,41% 3,13%
20,68% 27,31% 33,03% 33,10%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm
1995
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2009
Thủy sản
Lâm nghiệp
Nông nghiệp
60
Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Trà Vinh
theo giá cố định năm 1994
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2009
Giá trị thực tế
(tỉ đồng)
Tổng số:
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
1.654
1.276
37
342
2.821
1962
89
770
3.907
2.523
94
1.291
4.728
3.110
148
1.470
Cơ cấu ngành
(theo giá trị
thực tế) %
Tổng số:
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
100
77,11
2,21
20,68
100
69,55
3,14
2731
100
64,56
2,41
33,03
100
65,77
3,13
31,10
Nguồn: Tính toán của tác giả
* Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
Trà Vinh là một trong những tỉnh đã có nhiều thành công trong quá trình
chuyển đổi CCKTNN.
Bảng 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
thời kỳ 1995 – 2009
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2009
Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3.028 3.186 5.553 12.203
Cơ cấu tổng giá trị sản xuất (%): 100 100 100 100
- Trồng trọt 76,22 73,09 67,36 63,9
- Chăn nuôi 16,69 19,35 22,01 25,4
- Dịch vụ 7,09 5,57 10,63 10,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh
61
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 76,22%
(năm 1995) xuống 63,9% (năm 2009) nhưng vẫn còn cao; Tỷ trọng chăn nuôi và
dịch vụ tăng đáng kể, trong đó chăn nuôi tăng từ 16,69% (năm 1995) lên 25,4%
(năm 2009), dịch vụ tăng từ 7,09% (năm 1995) lên 10,7% (năm 2009).
Xu hướng chuyển dịch trên cho thấy CCKTNN của tỉnh có nhiều chuyển
dịch tích cực, ngành chăn nuôi và dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng cao đáng kể
so với trồng trọt, ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị
sản xuất toàn ngành. Tuy vậy tiềm năng phát triển của ngành trồng trọt còn khá
lớn, việc mở rộng thị trường tiêu thụ mà nhất là thị trường xuất khẩu các sản
phẩm chăn nuôi còn chưa thuận lợi nên xu thế chuyển đổi chưa thật sự bền vững.
* Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
-Trồng trọt là ngành có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của
Tỉnh. Điều kiện tự nhiên của Trà Vinh thích hợp để phát triển ngành trồng trọt,
đặc biệt là
cây lúa, mía, đậu phộng, dừa, các loại khoai, cây ăn trái.
62
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Trà vinh
giai đoạn 1995 - 2009
Mặc dù ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông
nghiệp nhưng giá trị sản lượng liên tục tăng, từ 2.445 tỷ đồng (năm 1995) lên
7.798 tỷ đồng (năm 2009). Phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả, tạo được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, từng
bước hình thành vùng tập trung chuyên canh.
- Cây lương thực:
Diện tích cây lương thực nhìn chung có xu hướng giảm nhưng sản lượng
và năng suất tăng lên do áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng các giống mới có
năng suất, chất lượng cao theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
+ Cây lúa:
76,22% 73,09% 67,36% 63,90%
16,69% 19,35%
22,01% 25,40%
7,09% 5,57% 10,63% 10,70%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm
1995
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2009
Dịch vụ
Chăn nuôi
Trồng trọt
63
- Lúa là cây lương thực chiến tỷ trọng lớn nhất trong nhóm cây lương thực
cả về diện tích và sản lượng. Diện tích lúa từ năm 1995 đến năm 2000 liên tục
tăng, từ 169,3 nghìn ha lên 237,0 nghìn ha. Từ sau năm 2000 diện tích gieo trồng
lúa có xu hướng giảm, từ 232,4 nghìn ha ( năm2005) xuống 231,8 nghìn ha (năm
2009) do chuyển dịch diện tích đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu
và cây công nghiệp ngắn ngày khác, ngoài ra một số diện tích đất lúa kém hiệu
quả chuyển sang trồng cỏ dùng cho chăn nuôi,...
Sản lượng lúa liên tục tăng từ 647,4 nghìn tấn (năm 1995) lên 1.076,8
nghìn tấn (năm 2009). Mặc dù diện tích gieo trồng có xu hướng giảm nhưng sản
lượng lúa tăng lên, do tỉnh đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, sử
dụng các giống mới nên năng suất lúa hàng năm tăng lên từ 38,62tạ/ha (năm
1995) lên 46,4 tạ/ha (năm 2009) năng suất lúa có sự khác nhau giữa các vụ.
Bảng 2.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lương thực tỉnh Trà Vinh
Thời kỳ 1995-2009
Các loại cây
1995 2000 2005 2009
D.tích
(ngàn
ha)
S.lượng
(ngàn
tấn)
D.tích
(ngàn
ha)
S.lượng
(ngàn
tấn)
D.tích
(ngàn
ha)
S.lượng
(ngàn
tấn)
D.tích
(ngàn
ha)
S.lượng
(ngàn
tấn)
Lúa 169,3 647,4 237,0 944,7 232,4 1.028,8 231,8 1.076,8
Ngô 1,7 1,4 2,6 7,7 5,2 23,3 5,5 25,9
Khoai lang 1,8 21,7 1,8 22,8 1,8 23,8 2,09 29,6
Khoai mì 1,9 23,1 1,5 18,9 1,1 14,1 1,2 17,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh
64
Cơ cấu vụ mùa: hàng năm Trà Vinh gieo trồng 3 vụ lúa (vụ Đông Xuân,
vụ Hè Thu, vụ mùa hay Thu Đông). Về cơ cấu gieo trồng lúa, vụ mùa luôn dẫn
đầu về diện tích gieo trồng 93,4 nghìn ha (năm 2009), tiếp đến là vụ Hè Thu
82,4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_6152935109_7683_1869288.pdf