Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 7

1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 7

1.2. Những đặc điểm chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn) 17

1.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 22

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH LONG 37

2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long 37

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 2001 đến năm 2007 44

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 79

3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2020 79

3.2. Những giải pháp cơ bản để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 88

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 123

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ 2001- 2007 Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long bước đầu chuyển sang SXHH. Bên cạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phục hồi và đi vào hoạt động có hiệu quả, đã tạo tiền đề cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển. * Dịch vụ nông nghiệp: - Về giống lúa: Năm 2001 tỉnh chỉ có trung tâm khuyến nông, chuyên cung cấp lượng giống lúa chất lượng cao cho nông dân, nhưng số lượng rất hạn chế, phần lớn nông dân tự tìm kiếm nguồn giống trôi nổi trên thị trường nên chất lượng thấp, gây thiệt hại cho bà con nông dân. Những năm qua tỉnh tập trung xây dựng hệ thống nhân giống cấp nguyên chủng và xác nhận, nên đến nay mạng lưới cơ sở nhân giống lúa có 4 HTX nông nghiệp, 59 tổ hợp tác và 5.858 hộ tham gia sản xuất lúa giống. Tổ chức cung ứng giống nguyên chủng cho sản xuất được 4.950 ha giống xác nhận, sản lượng 22.270 tấn, phục vụ sản xuất 131.000 ha, chiếm 69,7% diện tích sản xuất lúa, tăng trên 20 lần so với năm 2001. - Về giống cây ăn trái: Cũng như giống lúa, năm 2001 cũng chỉ có một trại giống cây và 12 cơ sở của tư nhân, nên số lượng rất hạn chế, phần lớn nông dân tự tìm kiếm nguồn giống trôi nổi trên thị trường nên chất lượng không đảm bảo, năm 2005 có 76 cơ sở. Những năm qua tỉnh tập trung cải tạo và nâng cấp trại giống cây của tỉnh, đồng thời chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các chủ cơ sở sản xuất cây giống trong tỉnh, đến nay toàn tỉnh có một trại giống và 128 cơ sở SXKD giống cây ăn trái, quy mô sản xuất 1.624.300 cây/năm, vượt nhu cầu từ 14-20%. Riêng trại giống tỉnh cung ứng 310.000 cây trong vòng 2 năm (2006-2007) chiếm 12,9% nhu cầu. Chủng loại chủ yếu là cam Sành, bưởi Năm Roi, xoài, sầu riêng Ri6, chất lượng ngày càng tăng dần, riêng cây có múi sạch bệnh chỉ đạt khoảng 25% nhu cầu. - Giống gia súc gia, thuỷ sản: + Giống heo: Nhằm nâng cao chất lượng đàn heo, tỉnh khuyến khích nuôi heo đực giống lấy tinh thay cho gieo tinh trực tiếp, chú trọng theo hướng thịt, tránh đồng huyết để đẩy nhanh nạc hoá đàn heo. Năm 2001 có 19.350 hộ, năm 2007 tăng lên 23.124 hộ tham gia chăn nuôi heo giống chuyên nghiệp, tăng 19,50% so với năm 2001. Đến cuối năm 2007, trại giống tỉnh đã cung ứng 9.100 con heo giống (trong đó hậu bị có 3.452 con) đạt 94,8% mục tiêu của chương trình giống (chiếm 23,7% nhu cầu nuôi), tinh heo giống: 100 ngàn liều đạt 70,7% mục tiêu chương trình. + Giống bò: Năm 2007 có 2.387 hộ tham gia chăn nuôi bò giống (tăng 1.731 hộ so với năm 2001, chủ yếu nuôi bán chuyên nghiệp). Nhu cầu giống bò tăng thêm 15.580 con, trong đó các dự án mô hình hỗ trợ 129 con bò giống sind (nâng tổng số bò sind hoá lên 8.854 con, chiếm 19% tổng đàn), số còn lại các hộ nuôi tự để giống hoặc mua từ ngoài tỉnh. + Giống thuỷ sản: Toàn tỉnh có 266 cơ sở tham gia nuôi, ươm cá giống (tăng 19 hộ so với 2001). Quy mô sản xuất bình quân/năm: 700 tấn (330 triệu con cá các loại và 2,8 triệu con cá Tra). Chủng loại cá chép, mè, rô phi… thừa gần 180 triệu con; riêng cá tra chỉ đạt 32%, cá rô phi dòng gift, đỏ đạt: 55% nhu cầu sản xuất trong năm. - Dịch vụ thuỷ nông: Năm 2001, với loại hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nên không kích thích, vì vậy các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Năm 2002 chuyển sang công ty cổ phần với hệ thống tổ chức: Công ty cấp tỉnh và hệ thống các trạm thuỷ nông cấp huyện, nên đã quản lý khai thác khá tốt các công trình thuỷ lợi đã xây dựng. Ngoài ra, công ty còn duy tu bảo dưỡng và tái đầu tư các công trình thuỷ nông bằng nguồn thuỷ lợi phí thu được hàng năm lên đến gần 10 tỷ đồng. Những thành quả phát triển nông nghiệp của Vĩnh Long trong những năm qua có sự đóng góp rất hiệu quả của thuỷ nông, góp phần quan trọng trong CDCCKTNT tỉnh nhà. - Dịch vụ cơ giới hoá nông nghiệp: Theo thống kê năm 2001 máy kéo lớn 4 bánh có 584, năm 2005 là 926 và đến năm 2007 toàn tỉnh có 1.058 máy, tốc độ tăng bình quân là 11,59%. Máy kéo nhỏ năm 2001 là 2461, năm 2005 là 3579 và năm 2007 là 4.673 máy, tốc độ tăng bình quân là 12,84%/năm. Động cơ dầu, động cơ xăng với công suất 12 mã lực/máy, năm 2001 có 11346, năm 2005 là 16532 và năm 2007 là 23.310 máy, tốc độ tăng bình quân là 15,06%/năm. Máy tuốt lúa năm 2001 là 2374, 2005 là 3461 và năm 2007 là 4.340 máy, với tổng công suất 3.344 tấn/giờ, đảm bảo 100% cơ giới hoá khâu suốt lúa, tốc độ tăng bình quân là 11,83%/năm. Máy gặt xếp dãy năm 2001 là 27, năm 2005 là 38 và năm 2007 là 51 máy, tốc độ tăng bình quân là 12,69%/năm. Máy sấy lúa năm 2001 là 236, 2005 là 368 và 2007 là 495 máy, với công suất 870 tấn/mẽ, đảm nhiệm 40% sản lượng lúa Hè Thu và Thu Đông, tốc độ tăng bình quân là 15,67%/năm. Riêng máy gặt đập liên hợp, được sự hổ trợ lãi suất của ngân hàng chính sách xã hôi nên đã tăng đột biến từ 1 máy năm 2006, sang cuối năm 2007 tăng lên 121 máy, đã giúp rút ngắn thời gian thu hoạch lúa, góp phần giải quyết khó khăn về thiếu lao động hiện nay ở nông thôn. Cơ giới hoá đã đảm bảo gần 100% khâu làm đất, vận chuyển, tuốt lúa góp phần tích cực vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp [4]. * Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật: - Dịch vụ vốn ở nông thôn: Tham gia vào hoạt động nầy chủ yếu do các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, các quỹ tạo việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo… của Nhà nước và các đoàn thể. Cuối năm 2001 tổng dư nợ khu vực nông thôn của các Ngân hàng thương mại là: 863,926 triệu đồng và đến năm 2007 là 1.956.167 triệu đồng, tăng 126,42% so 2001, tăng bình quân 18,06%/năm. Tuy nhiên nguồn vốn nầy còn rất ít so với yêu cầu của sản xuất, nếu lấy tổng dư nợ 2007 là: 1.956.167 triệu đồng chia đều cho 202.750 hộ ở nông thôn hiện nay ở Vĩnh Long thì mỗi hộ chỉ có hơn 9 triệu đồng, cho nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác phần lớn nguồn vốn là nợ ngắn hạn, nên gây trở ngại cho việc đầu tư, nhất là đầu tư chiến lược. (dư nợ tín dụng ở khu vực nông thôn: 2001 là 863,962 triệu đồng; 2005 -1.349,688 triệu đồng; 2006 - 1.469070; 2007 - 1.956,167 triệu đồng) [38]. Riêng Ngân hàng chính sách xã hội trong 5 năm (2003 - 2007) đã thực hiện cho vay 118.430 lượt hộ, với tổng số tiền cho vay ưu đãi là 467.913 triệu đồng phục vụ cho phát triền nông nghiệp và KTNT. Trong năm 2007, đã giải quyết trên 48.700 lượt hộ người nghèo vay, với tổng số vốn vay là 241.634 triệu đồng, bình quân cho vay 5 triệu đồng/hộ, (Tăng 106,78% so với bốn năm trước đó cộng lại) [37]. - Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất: Dịch vụ nầy chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm, các DNNN chưa vươn tới các xã. Ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hình thành các đại lý, các cửa hàng tư nhân nhằm đáp ứng yêu câu về nguyên liệu, phân bón thuốc trừ sâu… cung ứng vật tư kỹ thuật, phụ tùng máy móc, xăng dầu cho tàu thuyền, máy cày, máy kéo cho nông dân…Năm 2001 có 312 cơ sở, năm 2005 là 403 cơ sở và năm 2007 là 621 cơ sở, đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật tư nông nghiệp và phần lớn phụ tùng máy mốc phục vụ sản xuất nông nghiệp [44]. - Dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn: Hiện Vĩnh Long đã có các chi cục: Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, Chi cục thuỷ sản và Trung tâm khuyến nông, đồng thời ở các huyện đều có phòng nông nghiệp. Chính vì vậy, việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi…phòng chống sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cho nông dân. Mặt khác, năm 2001 tỉnh đã đã đào tạo và phân công về cho mỗi xã, phường một kỹ sư Nông học. Tuy nhiên lực lượng nầy còn quá mỏng, nên phần lớn vẫn do các hộ nông dân, các HTX, các trang trại và tư nhân đảm nhiệm. * Dịch vụ du lịch: Với đặc điểm thế mạnh của tỉnh là vườn cây ăn trái, sông nước các di tích lịch sử… do đó du lịch sinh thái miệt vườn với các chương trình du lịch xanh, du lịch làng nghề… của tỉnh phát triển mạnh đã thu hút được một lượng đáng kể du khách trong và ngoài nước đến với Vĩnh Long. Các khu du lịch sinh thái của tỉnh đang được đầu tư xây dựng nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các xã cù lao trên sông Tiền, sông Hậu. Mặc dù vậy việc đầu tư vẫn còn ít nên chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương. * Dịch vụ viễn thông: Trong 7 năm qua viễn thông phát triển rất đa dạng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH ở nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Bình quân dân số sử dựng điện thoại ở nông thôn năm 2001 là 2,1 máy/100 dân, 2005 là 12,3 máy/100 dân và năm 2007 là 25 máy/100 dân (di động và cố định), tốc độ phát triển đạt 155,78%/năm. Đến nay đường cáp quang đã dẫn đến toàn bộ các huyện, thị; mạng điện thoại di động phủ sóng đến tất cả các xã, kể cả vùng sâu, vùng xa. Viễn thông đã thiết lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển: ngân hàng, tài chính, cơ sở SXKD dịch vụ… thúc đẩy KTNT phát triển. Tuy vậy, dịch vụ Internet băng rộng còn rất hạn chế về thiết bị nên chưa cung cấp rộng rãi được, tốc độ truyền dữ liệu không ổn định. * Dịch vụ thương mại: Sự xuất hiện của dịch vụ thương mại là một tất yếu trong quá trình chuyển nền kinh tế từ TT,TC sang nền KTHH ở nông thôn, theo đó một bộ phận lao động ở nông thôn sẽ chuyển sang làm dịch vụ thương mại, nhầm thực hiện các khâu có liên quan đến việc giải quyết vấn đề “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất nông nghiệp và KTNT. Giai đoạn 2001-2007 tỉnh đã xây mới và nâng cấp được 40 chợ. Trong đó chủ yếu là chợ ở khu vực nông thôn nhằm góp phần giải quyết tiêu thụ hàng hoá nông sản, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư, CDCCKT vùng nông thôn sâu. Tổng số chợ trong tỉnh năm 2001 là 78 chợ, năm 2007 được nâng lên 99 chợ [44]. Hoạt động thương mại và dịch vụ ở nông thôn trong thời gian qua diễn ra sôi động, mạng lưới cung ứng vật tư, nguyên liệu, trao đổi mua bán hàng hoá được mở rộng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu SXKD và đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2001 đạt 3.037 tỷ đồng, năm 2005 đạt 5.710 tỷ đồng, năm 2007 đạt 8.681 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001 - 2007 là 26,54%/năm [44]. Sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn trong những năm qua đã làm cho cơ cấu ngành nghề ở nông thôn cũng có sự thay đổi theo. Từ chổ các hộ ở nông thôn chỉ làm nông nghiệp, nay có một bộ phận đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Cơ cấu KTNT đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, trong khi hàng năm vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng dương. Bảng 2.12: Cơ cấu ngành KTNT (theo giá hiện hành) Đơn vị tính: % 2001 2005 2007 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 - Nông - lâm - Thủy sản 77,5 72,6 70,5 - Công nghiệp - xây dựng 7,6 9,5 11,3 - Dịch vụ 14,9 17,9 18,2 Nguồn: [7]. Cơ cấu KTNT năm 2001: Nông - lâm - thủy sản chiếm 77,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 7,6% và dịch vụ chiếm 14,9%, thì đến năm 2005 cơ cầu này là: 72,6% - 9,5% - 17,9% và năm 2007 là: 70,5% - 11,3% - 18,2%. Trong khi giá trị tuyệt đối hàng năm của nông - lâm - thủy sản vẫn tăng là 5,4%, công nghiệp - xây dựng tăng là 18,75%, dịch vụ tăng 26,54% [7]. Sự chuyển dịch trên là phù hợp với xu thế chung của tỉnh và cả nước. Phù hợp với sự biến đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lao động trong ở nông thôn cũng có sự biến đổi theo. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 80,2% năm 2001, xuống 76,1% năm 2005 và còn 74,2% vào năm 2007; tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng, từ 19,8% năm 2001, tăng lên 23,9% năm 2005 và 25,8% vào năm 2007. Bảng 2.13: Cơ cấu lao động nông thôn 2001 2005 2007 100,0 100,0 100,0 - Nông - lâm - Thủy sản 80,2 76,1 74,2 - Công nghiệp - xây dựng 6,4 8,4 9,2 - Dịch vụ 13,4 15,5 16,6 Nguồn: [7]. Theo tổng điều tra Nông thôn - Nông nghiệp và thủy sản 2001 - 2006 của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long thì: Cơ cấu hộ nông thôn chuyển dịch theo xu hướng tích cực, tăng tỷ trọng các nhóm hộ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm hộ nông - lâm - thủy sản. Tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 5,52% năm 2001 tăng lên 9,6% năm 2006; nhóm hộ dịch vụ từ 13,33% tăng lên 18,3%; nhóm hộ nông - lâm - thủy sản giảm từ 79,87% xuống 70,1%; nhóm hộ khác là 2%, riêng hộ nông nghiệp giảm từ 79,34% xuống 69,5% [7]. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua Do điều kiện tự nhiên và đặc điểm KT - XH, nên nông nghiệp Vĩnh Long trong những năm qua đã từng bước thành 4 vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh như sau: - Vùng I: Bắc Quốc lộ 1A gồm: Huyện Bình Minh, một phần Thị xã Vĩnh Long và một phần huyện Long Hồ: Trong những năm qua đã tùng bước hình thành mô hình sản xuất: luân canh lúa - cây trồng cạn; cây công nghiệp ngắn ngày. Bảng 2.14: Diện tích khoai lang phân theo huyện, thị Đơn vị tính: ha 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG CỘNG 2,843 4,144 3,812 4,872 5,210 5,952 6,107 Phân theo huyện, thị 1. Thị xã Vĩnh Long 53 95 44 124 38 35 44 2. Huyện Long Hồ 5 4 3 1 2 4 1 3. Huyện Mang Thít 8 10 8 7 2 7 7 4. Huyện Bình Minh 2,677 3,997 3,735 4,715 5,140 5,817 5,976 5. Huyện Tam Bình 36 19 2 9 8 52 54 6. Huyện Trà Ôn 18 15 13 9 8 16 10 7. Huyện Vũng Liêm 46 4 7 7 12 22 14 Nguồn: [7, tr.88]. Qua số liệu trên ta thấy: Vùng nầy, trong đó Bình Minh có diện tích trồng khoai lang nổi trội nhất, từ 2.677ha năm 2001, tăng lên 5.976ha vào năm 2007, tốc độ tăng trung bình là 17,60%/năm. Cùng với diện tích, sản lượng cũng tăng vượt bật, từ 72.957 tấn năm 2001, tăng lên 178.722 tấn năm 2007, tốc độ tăng trung bình 20,70%/năm. Về đậu nành vẫn là: Binh Minh, Thị xã Vĩnh Long, Long Hồ vượt trội cả về diện tích và sản lượng. Bảng 2.15: Diện tích đậu nành phân theo huyện, thị Đơn vị tính: ha 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 ĐẬU NÀNH 517 677 377 1,175 1,604 1,090 1,199 1. Thị xã Vĩnh Long 21 72 34 43 103 56 64 2. Huyện Long Hồ - 8 50 120 225 89 113 3. Huyện Mang Thít - - 10 150 127 3 - 4. Huyện Bình Minh 465 588 278 806 1,090 894 963 5. Huyện Tam Bình 3 7 1 44 32 10 21 6. Huyện Trà Ôn 26 1 1 10 21 37 37 7. Huyện Vũng Liêm 2 1 3 2 6 1 1 Nguồn: [7, tr.94]. Điển hình là Bình Minh năm 2001 có 465 ha, năm 2005 là 1.090 ha, năm 2007 là 963ha. Nguyên nhân diện tích đậu nành ở Bình Minh 2007 giảm so với 2005 là do dịch chuyển sang trồng những cây trồng cạn khác như: Khoai lang, rau đậu các loại… Tuy nhiên diện tích vẫn giữ thế áp đảo các huyện khác trong tỉnh. Về sản lượng vẫn tăng liên tục theo tốc độ tăng của diện tích hàng năm, năm 2001 Bình Minh có 1.361 tấn, năm 2005 là 3.131 tấn, năm 2007 là 2.393 tấn [7, tr.95]. Bảng 2.15: Diện tích rau đậu phân theo huyện, thị Đơn vị tính: ha 2001 2002 2003 2005 2006 2007 TỔNG CỘNG 6,737 8,132 9,204 10,863 13,030 15,322 Phân theo huyện, thị 1. Thị xã Vĩnh Long 281 356 493 366 431 622 2. Huyện Long Hồ 751 724 728 1,161 1,268 1,659 3. Huyện Mang Thít 392 399 404 855 985 1,076 4. Huyện Bình Minh 3,157 4,072 4,658 4,713 6,030 6,519 5. Huyện Tam Bình 528 581 645 1,037 1,295 2,057 6. Huyện Trà Ôn 993 1,056 1,128 1,374 1,398 1,507 7. Huyện Vũng Liêm 635 944 1,149 1,357 1,623 1,881 Nguồn: [7, tr.91]. Năm 2001 Bình Minh có 3.157ha, năm 2007 lên 6.519ha, tăng bình quân 15,21%/năm; sản lượng từ 53.487 tấn 2001, lên 129.755 tấn vào năm 2007, tăng bình quân 20,37%/năm. Sự gia tăng nhanh chống và diện tích và sản lượng, chứng tỏ những loại cây trồng nầy phù hợp với kiều kiện thổ nhưỡng của vùng. Bảng 2.16: Sản lượng rau đậu phân theo huyện, thị Đơn vị tính: tấn 2001 2002 2003 2005 2006 2007 TỔNG CỘNG 106,011 127,483 155,264 202,266 255,404 306,514 Phân theo huyện, thị 1. Thị xã Vĩnh Long 4,306 5,467 7,982 6,902 8,519 12,913 2. Huyện Long Hồ 11,081 10,776 11,275 22,112 25,398 34,185 3. Huyện Mang Thít 5,279 5,376 5,757 15,686 18,885 21,616 4. Huyện Bình Minh 53,487 68,506 84,083 90,005 119,471 129,755 5. Huyện Tam Bình 7,306 7,935 9,556 18,551 25,431 42,050 6. Huyện Trà Ôn 15,453 16,165 18,867 23,592 25,583 27,900 7. Huyện Vũng Liêm 9,099 13,258 17,744 25,418 32,117 38,095 Nguồn: [7, tr.91]. Qua số liệu ta thấy: Bình Minh luôn chiếm tỷ trong cao về diện tích và sản lượng từ 2001 đến 2007, năm 2007 chiếm 42,54% diện tích và 42,33% sản lượng rau đậu toàn tỉnh. Vùng nầy còn có lợi thế cho một số cây trồng cạn như: Bắp, khoai mì; lúa và cây công nghiệp hàng năm như: đậu phộng, cối… Đây là những cây trồng có lợi thế vượt trội của vùng, nên diện tích, năng suất và sản lượng có tốc độ tăng khá cao, luôn chiếm tỷ trọng áp đảo so với các vùng khác trong tỉnh. Bảng 2.17: Diện tích nuôi cá tra thâm canh ở các huyện Đơn vị tính: ha TT Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tx. Vĩnh Long 3,2 4,5 8 8 5,5 4,7 7,5 2 Long Hồ 2,6 18,9 24,7 30 30 71 97,41 3 Mang Thít 1,5 6,3 11 24,3 24 27 50,19 4 Vũng Liêm 1,2 4,9 5 12 12 20 46,96 5 Trà Ôn 1,3 4,9 1,8 2,8 2,8 6 Tam Bình 1 1,6 7 Bình Minh 5,6 8 12 57,7 78,5 95,79 Tổng 8,5 40,2 58 92,2 131 204 302,25 Nguồn: [5]. Nuôi thuỷ sản thâm canh và nuôi bè cũng là lợi thế của vùng. Năm 2007 toàn tỉnh có 302,25 ha nuôi thâm canh và 313 bè, thì tập trung chủ yếu ở vùng nầy. Diện tích nuôi cá tra thâm canh (nuôi công nghiệp) có xu hướng tăng nhanh, năm 2001 chỉ có 8,5ha, năm 2005 là 131ha, năm 2007 là 302,25ha, tốc độ tăng bình quân 2001 - 2007 là 493,69%/năm. Đến năm 2007 diện tích nuôi lớn nhất là ở huyện Long Hồ với 97,41ha, chiếm 32,22%, kế đến là Bình Minh với 95,79ha, chiếm 31,69% tổng diện tích nuôi cá tra của toàn tỉnh. Sự tăng lên về diện tích là do nuôi cá tra thâm canh thu được hiệu quả cao nên được quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Bảng 2.18: Diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh và nuôi bè 2001-2007 TT Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Nuôi cá tra thâm canh (Ha) 8,5 40,2 58 92,2 131 204 302,25 2 Nuôi cá bè (bè) - 108 156 236 264 321 313 Nguồn [5]. Nuôi cá bè cũng tăng khá nhanh, từ 108 bè năm 2002 lên 313 bè năm 2007. Nuôi cá bè tập trung chủ yếu bên sông Tiền (nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: tốc độ dòng chảy, chất lượng nước…). Năm 2007, nuôi cá bè nhiều nhất ở huyện Long Hồ với 190 bè, chiếm 60,70%, kế đến là Thị xã Vĩnh Long 118 bè, chiếm 37,69% tổng số bè nuôi của tỉnh và Huyện Bình Minh 5 bè (nuôi trên sông Hậu) [5]. Qua nghiên cứu vùng I cho thấy: Luân canh lúa - cây trồng cạn; trồng cây công nghiệp ngắn ngày và NTTS là phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng, là lợi thế đặc thù của vùng, nên đây được coi là hướng phát triển hiện nay và cả trong tương lai của vùng. - Vùng II: Nam Quốc lộ 1A đến Bắc sông Măng Thít gồm: Một phần Thị xã Vĩnh Long, một phần huyện Long hồ, một phần huyện Tam Bình, một phần huyện Măng thít. Trong những năm qua đã từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung lúa 2 - 3 vụ lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, vùng phù sa luân canh lúa - cây trồng cạn, riêng Bắc Măng Thít thuộc huyện Tam Bình trồng cam sành, quýt đường hai đặc sản truyền thống của tỉnh. Do vị trí vùng II tiếp giáp với vùng I, nên các xã còn lại của huyện Long Hồ và Thị xã Vĩnh Long cũng có lợi thế cho cây trồng cạn, tập trung chủ yếu là đậu nành và rau đậu các loại. Năm 2001 diện tích rau đậu của vùng là 1032 ha và sản lượng là 15.387 tấn, đến 2007 tăng lên 2.281 ha và sản lượng là 47.098 tấn, tốc độ tăng diện tích bình quân là 17,28%/năm và tốc độ tăng sản lượng bình quân 29,44%/năm [7, tr.91]. Về lúa chất lượng cao, tuy chiếm tỷ trọng không cao về diện tích và sản lượng so với toàn tỉnh, nhưng giá bán của nó cao hơn lúa thường từ 1,2 đến 1,3 lần, đặc biệt là sản xuất lúa giống giá bán cao gấp 1,5 lần so với lúa thường, chính vì vậy mà từ 5.328 ha năm 2001, tăng lên 15.427 vào 2007 [45]. Bảng 2.19: Diện tích cây trồng lâu năm phân theo huyện, thị Đơn vị tính: ha 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG CỘNG 32,422 35,517 40,836 42,143 42,763 44,541 45,014 1. Thị xã Vĩnh Long 1,009 1,137 1,619 1,657 1,665 1,705 1,705 2. Huyện Long Hồ 5,714 5,933 6,382 6,432 6,467 6,669 6,514 3. Huyện Mang Thít 3,589 3,828 4,534 4,707 4,848 5,167 5,288 4. Huyện Bình Minh 3,921 4,358 5,217 5,445 5,543 5,894 5,941 5. Huyện Tam Bình 5,177 5,826 6,631 6,945 7,154 7,247 7,274 6. Huyện Trà Ôn 6,356 6,917 8,131 8,394 8,448 8,813 8,944 7. Huyện Vũng Liêm 6,656 7,518 8,322 8,563 8,638 9,046 9,348 Nguồn: [7, tr.97]. Tuy diện tích cây lâu năm của huyện Tam Bình đứng thứ ba, sau Vũng Liêm và Trà Ôn, nhưng cây lâu năm ở đây chủ yếu là cam sành và kế đến là quýt đường. Trong những năm qua nông dân Tam Bình đã từng bước chuyển đổi các cây trồng lâu năm khác sang trồng cam sành, đến nay có đến hơn 80% diện tích cây ăn trái lâu năm ở đây là cam sành. Do điều kiện thổ nhưỡng rất thích hợp với loại cây trồng đặc sản nầy, nên năng suất và chất lương luôn vượt trội so với các vùng khác trong tỉnh. Từ 5.177 ha năm 2001 tăng lên 7.274 ha vào năm 2007. Năm 2005, cam sành Tam Bình được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Cam sành Tam Bình”, có được điều nầy bởi cam sành Tam Binh đã tự khẳng được định mình bằng chất lượng và kể từ đây “Cam sành Tam Bình” đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là cơ sở để Tam Bình phát triển loại cây đặc sản có một không hai ở Vĩnh Long trong thời gian tới. - Vùng III: Nam sông Măng Thít đến giáp các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, thuộc 2 huyện Vũng Liêm và Trà Ôn: Đây là vùng đất gò cao, ít bị ngập lũ, rất thích hợp cho trồng lúa và cây trồng cạn khác, nên trong những năm qua đã tập trung: Luân canh lúa - cây trồng cạn, sản xuất lúa giống, vùng Trà Ôn giáp ranh Tam Bình trồng cam sành, quýt đường, sầu riêng, luân canh lúa - trồng rau thực phẩm. Bảng 2.20: Diện tích trồng lúa phân theo huyện, thị Đơn vị tính: ha 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG CỘNG 216,328 209,755 206,969 208,041 203,084 196,492 158,316 1. Thị xã Vĩnh Long 2,871 2,822 2,128 2,484 2,235 1,759 1,343 2. Huyện Long Hồ 20,906 19,633 20,393 20,787 20,069 19,241 14,394 3. Huyện Mang Thít 21,717 20,740 21,356 20,378 20,214 20,211 14,575 4. Huyện Bình Minh 36,566 35,149 33,198 35,331 34,669 32,766 27,624 5. Huyện Tam Bình 49,577 48,696 47,896 46,860 46,170 44,154 31,197 6. Huyện Trà Ôn 39,709 39,072 38,206 37,485 36,853 36,698 31,850 7. Huyện Vũng Liêm 44,982 43,643 43,792 44,716 42,874 41,663 37,333 Nguồn: [7, tr.76]. Qua số liệu ta thấy: Diện tích trồng lúa năm 2001 ở Trà Ôn là 39.709 ha, Vũng Liêm là 44.982 ha, sang năm 2007 giảm xuống, Trà Ôn còn 31.804 ha và Vũng Liêm là 37.333 ha, tuy vậy vẫn chiếm tỷ trong cao hơn các huyện, thị còn lại trong tỉnh. Nguyên nhân giảm là do giá lúa những năm qua không ổn định, gây bất lợi cho nông dân, nên họ đã từng bước chuyển sang trồng rau đậu và một số cây trồng khác mà vùng có lợi thế, nhưng tốc độ giảm chậm hơn các vùng khác. Tổng diện tích lúa trong vùng (Trà Ôn và Vũng Liêm) năm 2001 là: 84.691 ha, năm 2007 giảm còn 69.183 ha, giảm 18,31% so với 2001. Trong khi đó vùng I (Bình Minh) từ: 49.577 ha năm 2001, giảm xuống còn 31.197 ha, giảm 37,07% so với năm 2001. Mặt khác, việc sản xuất lúa giống giá bán cao hơn lúa thường tới 1,5 lần, nên một số nông dân có kinh nghiệm đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật và lúa giống, làm diện tích lúa giống của vùng từ 853 ha năm 2001, tăng lên 2.527 ha vào năm 2007, tăng bình quân 28,03%/năm. Đến nay vùng, đủ khả năng cung cấp giống lúa cho toàn tỉnh và một số ít bán ra ngoài tỉnh. Về rau đậu, do giá lúa thấp, sản xuất lúa lợi nhuận ít nên nông dân từng bước chuyển sang trồng rau đậu, năm 2001 diện tích rau đậu của vùng là 1.628 ha và sản lượng là 24.552 tấn, đến 2007 tăng lên 3.388 ha, tốc độ tăng bình quân 15,44%/năm và sản lượng là 47.098 tấn, tốc độ tăng bình quân 13,11%/năm [7, tr.91]. Ngoài ra, vùng Trà Ôn giáp ranh Tam Bình tập trung, trồng cam sành, quýt đường, sầu riêng. Năm 2001 có 1.325 ha đến năm 2007 tăng lên 3.431 ha [45]. Như vậy, luân canh lúa - cây trồng cạn, đặc biệt trồng lúa là lợi thế của vùng, nên nếu giá lúa có lợi cho người trồng như những cây trồng khác thì sẽ phát huy tốt lợi thế của vùng. Nhưng những năm qua giá lúa luôn biến động theo hướng bất lợi, vì thế chưa phát huy được lợi thế đặc thù của vùng. Cần có những giải pháp thích hợp, đảm bảo cho người trồng lúa có lợi như những cây trồng khác, có như vậy mới phát huy tốt lợi thế của vùng nói riêng và những vùng trồng lúa cả nước nói chung. Ngoài ra, vùng Trà Ôn giáp ranh Tam Bình, có điều kiện sinh thái gần giống Tam Bình nên rất thách hợp cho trồng cam sành, quýt đường, sầu riêng. Như vậy, trồng cây ăn trái là lợi thế thứ hai của vùng. - Vùng IV: Các xã cù lao trên sông Tiền, sông Cổ Chiên và Sông hậu, kể cả xã Mỹ Hòa thuộc huyện Bình Minh. Trồng cây ăn trái đặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN NHUNG.doc
  • docbia ngoai.doc
  • docviet tat.doc
Tài liệu liên quan