Luận văn Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá ở ngoại thành Hà Nội

Về nuôi trồng thuỷ sản, đã đạt được thành tích vượt bậc, tăng nhanh giá trị GDP của ngành vào năm 1998 lên 131,7 tỷ đồng.

 Diện tích nuôi cá hàng năm từ 2800 đến 3000 ha bằng 70% diện tích mặt nước có thể nuôi cá. Trong đó diện tích nuôi cá một vụ khoảng 400 ha (ruộng 1 lúa +1 cá ). Sản lượng cá thu hoạch vào năm 1998 là 6962 tấn đến năm 2000 tăng lên 73402 tấn. Năng suất nuôi cá nói chung là chưa cao (2,3 tấn / ha). Xu hướng phát triển nghề nuôi cá trong những năm gần đây là một số diện tích đã được đưa vào thâm canh 10- 12 tấn/ha, tỷ trọng cá chất lượng cao tăng từ 40% năm 1995 đến nay tăng lên từ 55- 60%. Các giống cá chất lượng cao như Trê lai, chắm, cá quả.đựơc chú ý phát triển. Việc cải tạo ruộng trũng hai lúa bấp bênh sang diện tích 1 lúa + 1 cá, số diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2482 ha do vậy để đảm bảo mục tiêu 3500 ha nuôi ttrồng thuỷ sản với tổng sản lượng 10.000 tấn vào năm 2005 thì cần phải cải tạo dịên tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp các giống cá có năng suất cao chất lượng tốt cho người nuôi trồng.

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá ở ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G.trị (Tr.đ) C.cấu (%) G.trị (Tr.đ) C.cấu (%) G.trị (Tr.đ) C.cấu (%) G.trị (Tr.đ) C.cấu (%) Tổng số 545025,9 100 556325,25 100 579898,7 100 581412,6 100 1.Cây lương thực 383429,4 70,35 388315,35 69,8 411245,56 70,92 41549,16 71,4 + lúa 315138,45 82,1 309784,5 79,78 342544,96 83,29 352545,16 84,8 + Ngô 16178 4,19 14494 3,73 14801,6 3,5 1124,6 2,6 +Khoai lang 26689,5 6,96 24853,9 7,32 21599,1 5,26 21794,2 5,31 2.Cây thực phẩm 104406,5 19,16 108089,9 19,43 117913,7 20,33 119864,6 21,1 +Rau các loại 103534,2 99,16 106853,6 98,85 117380,7 99,55 118796,7 99,21 +Đậu các loại 872,3 0,84 1236,3 11,43 533 0,45 496 0,41 3.Cây C N hàng năm 57190 10,49 59920 10,77 50739,5 8,75 50426,8 8,67 + Lạc 34200 59,8 36670 61,20 26039,5 51,32 25426,3 50,42 +Đậu tương 22990 40,20 23250 38,80 24700 48,68 27643 54,81 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 1996 - 2000. * Cây thực phẩm. Cây thực phẩm ở ngoại thành Hà Nội có sự chuyển biến tích cực cả về diện tích và giá trị: năm 1996 giá trị đạt là 104406,5 triệu (chiếm 19,16% tổng giá trị cây trồng hàng năm), đến năm 2000 đạt đươc 119864,6 triệu (chiếm 21,1%) theo giá thực tế. Mặc dù trong thời gian này diện tích gieo trồng tăng lên (khoảng 0,12%) nhưng giá trị tăng khoảng 2,94%, diện tích cây thực phẩm chỉ chiếm 10,12% trong tổng diện tích cây trồng hàng năm nhưng giá trị chiếm 10,33%. Về sản lượng cũng tăng theo hàng năm, năm 1996 sản lượng là 115.750 tấn , thì đến năm 2000 tăng lên 139.867 tấn. Năng suất rau tăng từ 147,7 tạ / ha lên 177,2 tạ /ha trong cùng thời kỳ. Vì vậy hàng năm ngoại thành Hà Nội cung cấp cho thủ đô khoảng 70% - 78% nhu cầu về rau tươi. Trong thời gian tới việc phát triển cây thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nghề trồng rau thông thường là giảm dần, mà tăng dần các loại rau có chất lượng cao như đậu ăn quả, súp lơ, rau gia vị, rau sống...bước đầu đã phát triển các loại rau cao cấp như bao tử, dưa chuột, măng tây... Đặc biệt hiện nay do áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ sinh học vào trong trồng trọt đã sản xuất được nhiều vụ trái mùa, để cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao của người dân thủ đô và đem lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất ra. Đồng thời để cạnh tranh với các loại rau từ các tỉnh lân cận, ngoại thành Hà Nội đang khuyến khích phong trào trồng rau sạch trong rất nhiều hộ gia đình ở tất cả các huyện ngoại thành. * Cây công nghiệp. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu là lạc, đậu tương), hiện nay chiếm khoảng 7,6% tổng diện tích gieo trồng. Đậu tương diện tích khoảng 2312 ha vào năm 2000 tương ứng với sản lượng 2486 tấn. Cơ cấu cây lạc diện tích khoảng 3484 tương ứng với sản lượng là 2751 tấn. Cùng với các loại cây trồng khác, các giống mới có năng suất là chất lượng cao như lạc xen đậu tương DT 84, AK 05, AK 04... được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Xu thế tăng diện tích trồng lạc, đậu tương hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng các loại cây ngắn ngay khác. Đối với các loại cây như dâu tằm, cây thuốc lá, cây bông ... hiện nay còn lại ít và ngày càng giảm mạnh vì không có thị trường tiêu thụ. Như ta đã biết cây công nghiệp chỉ đem lại hiệu quả cao khi nó trở thành nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Trong khi đó ở Hà Nội, công nghiệp chế biến (sử dụng nguyên liệu từ công nghiệp) phát triển kém. Mặt khác cây thuốc lá cho sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của nhà máy thuốc lá Thăng Long nên khó tiêu thụ được. Cây dâu tằm sau một thời gian phát triển khá hiệu quả do xí nghiệp chế biến dâu tằm tơ Trung ương I giúp đỡ và bao tiêu sản phẩm toàn bộ, nhưng đến năm 1994 đã giảm xuống do sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng không cao, mẫu mã kiểu dáng nghèo nàn, lại bị cạnh tranh nhiều trên thị trường nên tiêu thụ được là cả một vấn đề lớn, đến nay năm diện tích và sản lượng dâu tằm còn lại rất ít, không đáng kể. Trong thời gian tới Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố Hà Nội cần có biện pháp để vực dậy hai loại cây trồng này. Tình trạng phổ biến hiện nay là các cơ sở chế biến quốc doanh thường có xu hướng mua nguyên liệu với giá thấp, trong khi có các cơ sở cạnh tranh độc quyền làm cho hiệu quả kinh tế của những người nông dân trồng các loại cây này không đảm bảo, nên họ đã chuyển sang trồng các loại cây trồng khác an toàn hơn. Vì vậy, để phát triển cây công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến trong thời gian tới chúng ta cần tập trung đầu tư, củng cố lại ngành công nghiệp chế biến để thúc đẩy các vùng cần nguyên liệu phát triển. *Hoa, Cây cảnh. Đây là loại cây có sự phát triển hết sức nhanh chóng, nhiều vùng, làng ven đô thành đang mở rộng diện tích gieo trồng hoa, cây cảnh như các làng ,xã Phí Thượng (Từ Liêm), Vĩnh Tuy (Thanh Trì)... diện tích trồng hoa cây cảnh tăng từ 507 ha năm 1996 lên 1097 ha năm 2000 (tức gấp 2,15 lần so với năm 1996). Giá trị tổng sản lượng đạt 31.123 triệu đồng năm 1996 lên 81296 triệu đồng năm 2000 (tức gấp 2,8 lần so với năm 1996). Nhìn chung, nhu cầu làm đẹp, trang trí gia đình từ hoa, cây cảnh của Hà Nội ngày càng tăng lên. Trong tương lai hoa, cây cảnh sẽ tiếp tục phát triển và cần được khuyến khích đa dạng hoá các loại hoa, cây cảnh để ngày càng phong phú về chủng loại kiểu dáng. Hiện nay các làng hoa đã xuất hiện nhiều giống mới như hồng Đà Lạt, hoa cúc Nhật bản, hoa phăng, hoa lan mới, hoa tuy líp... đem lại gía trị kinh tế cao, thể hiện cơ cấu tiến bộ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đánh giá chung: hiện nay hoa và cây cảnh trồng rải rác trong vườn, không tập trung, quy mô chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới thành phố Hà Nội cần có chủ trương và giải pháp để giữ gìn các vườn hoa, cây cảnh truyền thống của Hà Nội như : Quảng Bá, Từ Liêm... cũng như khôi phục các kỹ thuật có đặc thù của các nghệ nhân trồng hoa. Cần tiến hành đầu tư để phát triển các vùng chuyên nghề trồng hoa với quy mô tập trung, trên cơ sở những nơi đang hình thành các vùng hoa mới, tiếp tục nhập nội thử nghiệm sản xuất các loại hoa mới có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng ưa thích. Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nghề trồng hoa để đặt cơ sở cho nghề sản xuất hoa ở Hà Nội theo hướng công nghiệp, đồng thời mở rộng các mối quan hệ để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu hoa ra nước ngoài... 2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội rất phát triển, hàng năm ngoại thành cung cấp trên 31240,8 tấn thịt lợn, trên 7000 tấn thịt gia cầm, trên 7500 tấn thuỷ sản các loại (bao gồm tôm, cá, thuỷ sản khác). Hơn 1500 tấn sữa khoảng 377,5 tấn thịt bò...Giá trị tổng sản lượng ngành chăn nuôi ngoại thành (tính theo giá thực tế từ 239640 triệu đồng năm 1996 tăng lên 356265,7 triệu đồng năm 2000. Cơ cấu vật nuôi cũng đang có sự chuyển biến theo chiều hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm. * Chăn nuôi gia cầm. Trong mấy năm gần đây, gia cầm được chú trọng phát triển và có thể nói là phát triển rất nhanh do nhu cầu của thủ đô ngày càng tăng. Số lượng đàn gia cầm năm 1995 đạt 2.410.000 con đến năm 2000 tăng lên 2.700.000 con. Nếu như tỷ trọng giá trị sản lượng gia cầm năm 1998 chiếm 21,82% trong tổng giá trị ngành chăn nuôi thì đến năm 2000 là 34,63%, giá trị sản lượng năm 1998 là 112148,35 triệu đồng thì đến năm 2000 là 18465 triệu đồng (tăng gần 54,3% so với năm 1998). Ngoài ra ngoại thành còn cung cấp khoảng 25% nhu cầu trứng cho nội thành, sản lượng trứng gà, vịt ngoại thành năm 2000 là khoảng 31864 ngàn quả. Hiện nay, chăn nuôi gà trong các hộ gia đình đang phát triển mạnh, đã có hơn 5000 hộ chủ yếu là các hộ ở Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì đã chuyển phương thức chăn nuôi gia đình sang phương thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn và phổ biến có khoảng 400 đến 600 con/ hộ. Có quy mô đàn vật nuôi từ 2500 đến 3000 con gà, vịt một lứa; 400-500 con gà đẻ trứng/ hộ sở dĩ chăn nuôi gà phát triển như vậy do các cơ sở quốc doanh đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giống và một phần nhu cầu về thức ăn nên tốc độ tăng trưởng của gà cũng như giá trị tăng rất nhanh. Tuy nhiên sự phát triển này là chưa ổn định vì chưa có cơ sở chế biến thịt gà đông lạnh phát triển, sản phẩm trên thị trường chủ yếu là sản phẩm tươi sống, việc tiêu thụ hầu như là do tư thương nắm bắt nên dễ bị ép giá gây thiệt hại cho người chăn nuôi. ở đây cũng cần phải chú ý đến sự cạnh tranh của các tỉnh lân cận cho nên thành phố cần chú ý đến đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến thịt gà để dảm bảo tiêu thụ củng thúc đẩy nuôi gà phát triển trên toàn vùng, để từ đó sản phẩm thịt gà không chỉ cung cấp cho nội thành mà còn cung cấp cho các tỉnh khác, và xa hơn nữa là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây có thể nói là một thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp nói chung và của chăn nuôi nói riêng của Hà Nội trong thời gian qua. Biểu 7: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi ( Giá thực tế ) Chỉ tiêu 1996 1998 1999 2000 G.trị ( tr đ ) C.Cấu ( % ) G.trị ( tr đ ) C.Cấu ( % ) G.trị ( tr đ ) C.Cấu ( % ) G.trị ( tr đ ) C.Cấu ( % ) Tổng số 239640 100 513850,45 100 759114,7 100 826112,5 100 I. Chăn nuôi. 239640 100 450480,35 87,60 527206,7 69,45 644205,6 78,1 1. Gia súc 213640 89,15 312371,6 69,34 355156,7 67,36 466254,8 72,38 -Lợn 134600 56,46 307210 68,19 345207,4 65,47 41525,7 72,0 - Trâu, bò 79040 32,98 5161,6 1,145 9949,3 1,88 11648,9 1,81 2. Gia cầm 26000 10,85 112148,35 24,89 172050 32,63 184650 34,63 -Gà 100971,65 22,41 119970 22,75 168942 26,22 _Vịt, ngan ngỗng. 7312,7 1,62 51680 9,80 65480 10,16 _ Gia cầm khác ( chim cút, bồ câu) 386,4 0,088 400 0,076 498 0,078 3.S.P không qua giết thịt 25960,4 5,76 38687 7,33 49683 7,67 - Sữa tươi 5115,2 1,13 12916 2,45 78692 2,11 - Trứng gà, vịt 20845,2 4,62 24771 4,7 31864 4,91 II. Thuỷ sản 63370,1 12,34 97110,5 12,79 86453 13,42 - Cá 64579,8 97,17 94422,5 97,23 84828 97,42 - Tôm 742,5 1,17 900 0,92 1072 1,13 -Thuỷ sản khác 1047,8 1,66 1788 1,84 1685 1,95 Nguồn: Sở nông nghiệp Hà Nội 2000. * Chăn nuôi lợn. Sản lượng thịt lợn hơi hàng năm 1998 đạt 31040,8 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1996 - 2000 của tổng đàn lợn là 5,2%, lợn nái là 7,5%, sản lượng thịt, lợn hơi đạt 5,7%. Trọng lượng xuất chuồng bình quân hàng năm một con là 80 kg / con, đàn lợn chủ yếu là tập trung ở các hộ nông dân (ngoài quốc doanh) và các hộ nông dân có chí làm giàu. Về mặt giá trị sản lượng: năm 1996 đạt 134600 triệu đồng (chiếm 56,16 giá trị ngành chăn nuôi) đến năm 2000 giá trị đạt được 445257,6 triệu đồng (chiếm 66,47%) tăng 17,57% so với năm 1996, Tiềm năng về chăn nuôi lợn còn rất lớn, trong tương lai ở các hộ gia đình ngoại thành Hà Nội hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, do chăn nuôi lợn hiện nay nhiều hộ nông dân vẫn còn coi như là một ngành phụ để tận dụng các loại sản phẩm nông nghiệp dư thừa như cám, gạo, ngô, khoai, rau, bã đậu... Mặt khác tỷ lệ lợn nạc hiện nay chưa cao nên vẫn bị cạnh tranh từ các tỉnh lân cận. Xu hướng chính hiện nay của người nông dân là trọng lượng xuất chuồng ở các hộ gia đình đều nuôi lợn lai kinh tế và lợn cho thịt nạc với chất lượng tỷ lệ nạc cao. Tỷ lệ giống lợn nạc so với tổng số những năm 1994, 1995 chỉ đạt 38 - 43% nhưng đến năm 2000 đã lên tăng lên 61% trong vòng 5 năm tỷ lệ nạc đã tăng lên rất nhiều, đây có thể nói là sự vượt bậc trong ngành chăn nuôi. Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 1994- 1995 cho thấy tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn mới chỉ chiếm khoảng 65%, trong tổng số hộ hiện nay có. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện những hộ chăn nuôi lợn thịt với quy mô khá lớn 50-60 con, có nhiều hộ lên đến 90-130 con. Một điều hết sức chú ý hiện nay là diện tích đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp lại, giá đất thì lên cao nên không gian để trồng các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi thì giảm xuống và các vùng nuôi lợn đang ngày càng được dịch chuyển ra xa thành phố, các khu vực ngoại thành như Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, ba huyện này chiếm tỷ lệ 74% trong tổng đàn lợn công nghiệp . Sự phân bố ngành chăn nuôi lợn ở các huyện ngoại thành là không đồng đều, giữa các huyện, tập trung đông nhất là ở Đông Anh với đàn lợn trên hai tháng tuổi là 77000 con và thấp nhất là ở huyẹn Thanh Trì với 34491 con. Sự phân bố không đồng đều này là bởi hai lý do sau. - Đông Anh là một huyện có diện tích đất đai bằng phẳng, với diện tích trồng các loại rau phục vụ chăn nuôi lợn là khá lớn. - Ngược lại, ở huyện Thanh Trì là vùng trũng, địa hình đất đai không được bằng phẳng khó khăn là không phù hợp với điều kiện chăn nuội lợn, mà chỉ phù hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới thành phố cần khuyến khích những huyện có điều kiện thuận lợi để chăn nuội lợn ổn định, cần có chính sách dầu tư giống có chất lượng cao hơn, đặc biệt là giống lợn nạc kèm theo đó là đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến và đồ hộp. * Chăn nuôi trâu, bò. Đàn trâu, bò tính chung cho khu vực nông thôn ngoại thành đang giảm dần đi, nhưng đàn trâu, bò thịt ở các huyện vẫn được duy trì. Tổng đàn trâu, bò nói chung giảm đi do nhu cấu về trâu, bò lấy sức kéo ngày càng giảm để thay thế dần bằng các loại máy kéo, cày cơ giới có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong những năm gần đây chăn nuôi trâu, bò khá bấp bênh: năm 1996 tổng đàn trâu ngoại thành là 18692 con, đến năm 2000 giảm xuống còn 15862 con, giá trị sản lượng năm 1998 là 1009,1 triệu đồng: đối với đàn bò năm 1996 là 35019 con đến năm 2000 là 35648 con, giá trị sản lượng năm 2000 là 1164819 triệu đồng. Cơ cấu giá trị sản lượng của trâu, bò chỉ chiếm 1,18% trong tổng giá trị của toàn ngành chăn nuôi. Bắt đầu từ năm 1991 trở lại đây, thành phố Hà Nội có chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt để cung cấp thịt cho thị trường thủ đô, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa cung cấp sữa tươi cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành thị. Đàn bò sữa năm 1995 là 1266 con, đến năm 2000 là 1389 con, sản lượng sữa năm 2000 đạt hơn 2000 tấn. Tuy phong trào nuôi bò sữa ngày một nhiều, Gia Lâm là huyện đi đầu với 14/31 xã trong huyện tham gia với 134 hộ chăn nuôi bò sữa, riêng ở Phù Đổng đã có 346 con bò sữa, một số hộ nuôi ban đầu từ 6-7 con cho đến hiện nay đã nuôi 20-40 con. Đối với sản phẩm sữa, nhu cầu tăng lên nhanh, đặc biệt là nhu cầu sữa tươi của người dân nội thành. Mặt khác, ở Đông anh đã có nhà máy chế biến sữa với quy mô công nghiệp hiện đại và nhu cầu tiêu thụ khoảng 80-100 triệu lít / năm. Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy cần 30.000 con bò sữa, nó đã mở ra một triển vọng vô cùng to lớn, góp phần thúc đảy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Khó khăn hiện nay phải kể đến là vấn đề giống. Nếu vẫn giữ nguyên giống bò vàng Việt Nam hoặc mua giống ở ngoài thị trường thì chất lượng giống sẽ không đảm bảo. Trong khi đó các cơ sở quốc doanh nguồn cung cấp giống bò cho nông dân lại quá nhỏ bé, quy mô chỉ trên dưới 100 con, trang thiết bị lạc hậu mặc dù có giống tốt nhưng mỗi năm chỉ cung cấp vài chục đến 100 con. Đây là một vướng mắc lớn mà thành phố Hà Nội cần sớm có biện pháp giải quyết. Nhìn chung ngành chăn nuôi trâu, bò theo xu hướng lấy sữa là rất tích cực và sẽ mang lại giá trị cao cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên việc chăn nuôi bò sữa còn phụ thuộc vào điều kiện con giống, bãi chăn thả, kỹ thuật nuôi, điều kiện thức ăn...vì vậy cần phải có biện pháp hỗ trợ các điều kiện đó sao cho đảm bảo phát triển quy mô đàn bò sữa ngày càng lớn mạnh với sản lượng và chất lượng sữa ngày càng cao. Đánh giá chung: phát triển chăn nuôi trâu bò sữa đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, và tương lai những năm tới còn tăng hơn nữa theo hướng sản xuất hàng hoá làm cho tỷ trọng chăn nuôi bò sữa tăng tương đối nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Vấn đề quan trọng hiện nay là tạo giống bò sữa cao sản, đàn F1 lai Sind- Xholinfriz (HF) đẩy nhanh đàn bò sữa ở Hà Nội có năng suất cao từ: 3800- 4000 lít/chu kỳ. Nâng cao quy mô đàn bò sữa từ 30- 35 con / hộ. Về quy mô đàn bò thịt hiện nay tuy có tăng, nhưng hiệu quả kinh tế nuôi bò thịt còn thấp. Do hạn chế về chất lượng bò giống ở một số vùng còn thấp, tiêu tốn thức ăn. Một trong những nguyên nhân đàn bò sữa, thịt phát triển chậm, có các yếu tố: sản xuất và cung ứng giống mới, vốn tín dụng cho nông dân mua giống bò. Tuy nhiên cần xem xét đến vấn đề đất cho sản xuất thức ăn và làm chuồng trại chăn nuôi bò sữa. 2.4. Nuôi trồng thuỷ sản trong nông nghiệp ngoại thành. Về nuôi trồng thuỷ sản, đã đạt được thành tích vượt bậc, tăng nhanh giá trị GDP của ngành vào năm 1998 lên 131,7 tỷ đồng. Diện tích nuôi cá hàng năm từ 2800 đến 3000 ha bằng 70% diện tích mặt nước có thể nuôi cá. Trong đó diện tích nuôi cá một vụ khoảng 400 ha (ruộng 1 lúa +1 cá ). Sản lượng cá thu hoạch vào năm 1998 là 6962 tấn đến năm 2000 tăng lên 73402 tấn. Năng suất nuôi cá nói chung là chưa cao (2,3 tấn / ha). Xu hướng phát triển nghề nuôi cá trong những năm gần đây là một số diện tích đã được đưa vào thâm canh 10- 12 tấn/ha, tỷ trọng cá chất lượng cao tăng từ 40% năm 1995 đến nay tăng lên từ 55- 60%. Các giống cá chất lượng cao như Trê lai, chắm, cá quả...đựơc chú ý phát triển. Việc cải tạo ruộng trũng hai lúa bấp bênh sang diện tích 1 lúa + 1 cá, số diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2482 ha do vậy để đảm bảo mục tiêu 3500 ha nuôi ttrồng thuỷ sản với tổng sản lượng 10.000 tấn vào năm 2005 thì cần phải cải tạo dịên tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp các giống cá có năng suất cao chất lượng tốt cho người nuôi trồng. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên sông đã đựơc các hộ gia đình chú trọng phát triển, số lượng lồng cá đã thả khoảng 700 lồng sản lượng thu hoạch hơn 450 tấn năm 1997. Vấn đề đặt ra trong việc chăn nuôi cá lồng hiện nay là môi trường nước đang bị ô nhiễm trầm trọng do nước độc thải ra ở các con sông lớn và các nhà máy công nghiệp thải ra làm cho nhiều vùng đã gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình đã từ bỏ việc nuôi cá lồng do ảnh hưởng trên. hiện nay đang có hơn 750 lồng cá với hơn 400 hộ tham gia cá lồng trên các triền sông, Đặc biệt nghề nuôi trồng thuỷ sản cá trê lai, ếch, ba ba tôm phát triển khá mạnh với trên 550 hộ nuôi, trong đó khoảng hơn 200 hộ nuôi ba ba, trên 200 hộ nuôi cá trê lai, 150 hộ cải tạo ao vườn 220.000 m2 nuôi trên 30 vạn con ếch, ba ba. Nuôi trồng thuỷ đặc sản đem lại giá trị kinh tế rất cao, đã có nhiều hộ làm giàu từ cách thức nuôi trồng này. Trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích các hộ tham gia ngày càng nhiều vào nuôi trồng thuỷ đặc sản đem lại gía trị kinh tế cao hơn nữa. Đặc biệt thành phố, các nhà khoa học cần cung cấp các thông tin về kỹ thuật, quy trình sản xuất giống để hộ nông dân có thể thâm canh và nâng cao chất lượng thuỷ đặc sản. 3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp. Cũng như tình hình chung của cả nước, hiện nay ngành dịch vụ nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đang tập trung vào các hoạt động dịch vụ như cung ứng giống cây trồng, vật nuôi mới, cung ứng vật tư phân bón và thực hiện một số dịch vụ khác như dịch vụ phun thuốc trừ sâu, dịch vụ tiêm phòng dịch vật nuôi, dịch vụ tưới tiêu... Biểu 8: Kết quả phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp ngoại thành Hà Nội Đơn vị tính: ( triệu đồng ,%) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp 14111 16121 29432 30146 Tỷ trọng so sánh với toàn ngành nông nghiệp 1,0 1,2 1,88 1,9 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2000. Tuy nhiên giá trị dịch vụ trên ở mức chưa thấp, do đó giá trị sản phẩm dịch vụ nông nghiệp đạt mức bình quân còn thấp năm 2000 đạt 30146 triệu đồng (theo giá thực tế) tăng hơn năm 1997 là 16035 triệu đồng (theo giá thực tế năm 1994). Tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm hơn 2% so với tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp . Như vậy qua phân tích số liệu ở biểu 8 cho thấy ngành dịch vụ nông nghiệp hiện nay của ngoại thành chiếm tỷ trọng còn thấp, trong những năm tới để đẩy mạnh tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp cần chú ý đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền để các hộ tự nguyện tham gia vào hoạt động dịch vụ nông nghiệp 4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng. Tuy đất ngoại thành không lớn, nhưng cũng hình thành 3 vùng rõ rệt : Vùng đồng bằng ven nội . Vùng đồng bằng xa nội. Vùng gò đồi . * Vùng đồng bằng ven nội chủ yếu tập trung ở phía bắc Thanh Trì, phía đông huyện Từ Liêm và một số xã của huyện Gia Lâm. Đây là vùng có diện tích đất nông nghiệp bình quân thấp và liên tục giảm xút do quá trình đô thị hoá. Ngược lại, vùng này lại có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ thâm canh cao, sản xuất nông nghiệp khá, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghịêp và dịch vụ tập trung chủ yếu ở vùng này. Do trình độ thâm canh cao nên giá trị sản lượng trên một ha đạt khoảng 30- 40 triệu đồng. Vùng này chủ yếu sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như rau, cây cảnh, hoa, cá, nuôi lợn hướng nạc...cung cấp cho nội thành. Trong thời gian tới, vùng này sẽ phát triển tập trung vào các loại cây, con có chất lượng cao, cây đặc sản. Khi phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng này cần hết sức chú ý việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chú ý cải tạo đất, tránh ô nhiễm đất vì hiện nay diện tích đất nông nghiệp vùng nay đang giảm dần. * Vùng đồng bằng xa nội thành: vùng này chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp tập trung ở huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm, tây huyện Từ Liêm, nam Thanh Trì và một số xã của huyện Sóc Sơn. Vùng này có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi khá phát triển, đảm bảo tưới tiêu tốt. Đất đai ở vùng này tương đối bằng phẳng, nông dân có kinh nghiệm thâm canh nên là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của ngoại thành. Năng suất có thể đạt trên 12 tấn lương thực quy ra thóc trên một ha đất nông nghiệp trong năm, hệ số sử dụng đất lên đến 2,8 lần. Giá trị sản lượng đạt 25 triệu đồng / một ha đất canh tác, cây lương thực sẽ được gieo trồng với diện tích lớn nhất ở vùng này đồng thời sẽ phát triển các loại rau cho quả như bầu, bí, mướp đắng, chăn nuôi lợn, bò sữa, ba ba...Cần thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển trong thời gian tới, mở rộng dịch vụ, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng *Vùng gò đồi: tập trung chính ở Sóc Sơn, chiếm khoảng 20% diện tích đất nông nghiệp ngoại thành, vùng này thuỷ lợi có nhiều hạn chế so với các vùng khác, chỉ đảm bảo tưới cho 65% và tiêu cho 12%. Đất canh tác ở đây độ phì nhiêu ít và đang bị sói mòn, trình độ thâm canh thấp hơn, 93% lao động tập trung ở nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp chiếm tới 85% trong tổng giá trị. Giá trị sản lượng một năm của một ha đất chỉ đạt khoảng 18 triệu đồng. Thế mạnh của vùng này là trồng cây hoa mầu, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và đại gia súc, gia cầm. Muốn vùng này phát triển như các vùng khác trong thời gian tới thành phố cần tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi. Trong các vùng lớn trên bản thân mỗi vùng lại có các tiểu vùng mà mỗi tiểu vùng lại phù hợp với từng loại cây, con riêng, Biểu 9: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính ở ngoại thành. Chỉ tiêu Sóc Sơn Đông Anh Gia Lâm Từ Liêm Thanh Trì N.suất Ta./ha S. lượng (tấn) N.suất Ta./ha S. lượng (tấn) N.suất Ta./ha S. lượng (tấn) N.suất Ta./ha S. lượng (tấn) N.suất Ta./ha S. lượng (tấn) Lúa % Tổng số 30,4 49442 23,8 43,3 62538 30,12 44,1 44105 21,24 40,7 23598 11,37 28,4 22824 10,0 Ngô % Tổng số 19,9 9101 29,26 30,9 9078 29,18 32,4 10790 34,69 16,8 37 0,12 24,5 1741 5,59 Khoai tây % tổng số 69,0 2450 31,25 86,1 2979 38,00 69,2 1079 15,2 88,6 709 9,05 85,1 621 7,92 Lạc % tổng số 6,9 1529 55,78 11,1 450 16,41 10,0 658 29,00 - - 5,0 86 3,13 Đậu tương % tổng số 6,6 263 9,60 12,8 1223 44,62 10,4 893 32,58 8,9 77 2,8 - - Nguồn: Niên giám thống kê thanh phố Hà Nội 1996- 2000. Qua số liệu liệu biểu 9 ta thấy ở mỗi vùng khác nhau thì tương ứng với mỗi loại cây khác nhau, bởi vì ngoài điều kiện tự nhiên ra nó còn quyết định bởi điều kiện cơ sở hạ tầng. Đối với cây lúa, năng suất cao nhất vẫn là ở Gia Lâm (44,6 tạ/ha) với 3 lý do chủ yếu sau: đất, thuỷ lợi tốt và cơ sở hạ tầng tốt. Năng suất lúa thấp thuộc huyện Thanh Trì (38,2 tạ/ha), vì đây là vùng trũng có, độ PH cao, hệ thống tiêu nước chưa đáp ứng được vào mùa khô. Cây khoai tây năng suất cao nhất là ở huyện Từ Liêm (88,6 tạ/ ha). Nhìn chung biểu 10 cho thấy huyện Sóc Sơn và huyện Thanh Trì năng suất cây trồng hàng năm trên một ha đất là thấp hơn so với các vùng khác. Muốn tăng năng suất các loại cây trồng hàng năm của hai huyện này trước tiên phải đầu tư vào phát triển thuỷ lợi và cải tạo lại đất nông nghiệp. Nhưng nếu xét về hiệu quả kinh tế nên chuyển dịch cơ cấu cây con sao cho thích hợp với điều kiện tự nhiện của từng huyện. Chẳng hạn ở vùng gò đồi Sóc Sơn nên tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp các loại cây ăn quả, chăn thả gia súc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33930.doc
Tài liệu liên quan