MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 7
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
6. Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản về KHCN 11
1.2 Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi 13
1.2.1 Khái quát những đặc điểm kinh tế xã hội 13
1.2.2. Vai trò của KHCN trong việc đổi mới nền kinh tế ở nước ta 15
1.2.2.1. Mối tương tác giữa KHCN với kinh tế 15
1.2.2.2. Sự thích ứng của việc đổi mới quản lý hoạt động KHCN với đổi mới phát triển kinh tế 20
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc chuyển đổi 25
1.3.1 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế 25
1.3.2 Các phương án đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức KHCN từ trước đến nay của nước ta 27
CHƯƠNG 2 46
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 46
2.1 Thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam 46
2.1.1 Những đổi mới 46
2.1.2 Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu 50
2.1.2.1 Những yếu kém 50
2.1.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu 54
2.1.3 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai qua các thời kỳ 56
2.1.3.1 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai thời kỳ cơ chế tập trung 56
2.1.3.2 Đặc điểm của các Viện nghiên cứu triển khai trong thời kỳ cơ chế thị trường 57
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng 59
2.2.1 Giới thiệu chung về Viện KHCNXD 59
2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Viện 59
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện KHCNXD 61
2.2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện KHCNXD 62
2.2.2.1 Tình hình tổ chức 62
2.2.2.2 Tình hình tài chính và tài sản 65
2.2.2.3 Tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ 67
CHƯƠNG 3 74
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 74
3.1 Giới thiệu đề án chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng 74
3.2 Phân tích, đánh giá đề án chuyển đổi Viện KHCNXD 84
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 96
3.3.1. Giải pháp về nhân lực KHCN 96
3.3.2. Giải pháp trong hoạt động kinh doanh 99
3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất 102
3.3.4. Giải pháp trong tổ chức quản lý 103
KẾT LUẬN 104
KIẾN NGHỊ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm nhiệm và hoạt động hợp tác quốc tế. Chế độ hợp đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đã áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ khoa học và công nghệ.
Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình thành. Các quy định pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả khoa học và công nghệ. Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm khoa học và công nghệ.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã được cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Những kết quả đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ vừa qua đã góp phần tạo nên thành tựu chung của nền khoa học và công nghệ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đánh giá “... khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế, xã hội.”
d) Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao
Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hóa trên phạm vi cả nước.
2.1.2 Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu
2.1.2.1 Những yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được KH&CN nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:
Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Nhiều cán bộ còn rơi vào tình trạng không có việc làm đúng với chuyên môn nghiên cứu khoa học của mình. Nhìn chung đội ngũ cán bộ KHCN của ta khả năng tiếp cận với thị trường, tính toán hiệu quả kinh tế còn hạn chế, do vậy nhiều kết quả của đề tài KHCN chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm không triển khai được vào sản xuất, hoặc sản phẩm tạo ra không mang lại hiệu quả cho xã hội.
Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất-kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN; tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội.
Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính-viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2-3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính:
Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệu khắc phục tình trạng trùng lặp nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa các ngành, các cấp, các địa phương. Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn để xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá kết quả nghiên cứu còn bất cập. Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng.
Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ cao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ. Chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Chế độ tiền lương còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa có các chính sách cụ thể khuyến khích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết.
Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra được nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá. Chưa chú trọng việc mua sáng chế công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ.
Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu.
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường. Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn thiếu, chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi. Thiếu phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.
Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường.
2.1.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu
Những yếu kém trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Quan điểm khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, nhưng chưa được quán triệt đầy đủ để chuyển thành hành động thực tế của các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển khoa học và công nghệ chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thực tiễn; lãnh đạo các cấp thiếu kiên trì, kiên quyết trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý khoa học và công nghệ.
Chậm đổi mới tư duy, phương pháp quản lý khoa học và công nghệ trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước về đầu tư phát triển đối với một số hoạt động khoa học và công nghệ như nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu mang tính công ích, nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển v.v...; chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động khoa học và công nghệ cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường như hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ.
Chưa tách biệt quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sự nghiệp dẫn đến tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệu về thanh tra, kiểm tra và quy định trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Chưa coi trọng tổng kết thực tiễn các điển hình tiên tiến. Trong những năm gần đây, với sự năng động sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ, đã xuất hiện nhiều điển hình tốt về gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất, nhưng chưa được tổng kết kịp thời để nhân rộng.
Chưa đảm bảo sự phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội và về KHCN, chưa xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội và KHCN. Phải đổi mới đồng bộ và có hệ thống cơ chế quản lý kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý KHCN, trong đó sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định nhất, then chốt nhất mở đường và tạo môi trường thuận lợi cho KHCN hoạt động và phát triển. Mặt khác phải làm cho hoạt động KHCN gắn kết hữu cơ với kinh tế - xã hội, hoạt động KHCN phải xuất phát từ sản xuất và đời sống xã hội và tác động trở lại thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngược lại, kinh tế - xã hội phải đặt hàng cho KHCN giải quyết và tạo điều kiện, môi trường cho KHCN hoạt động có hiệu quả.
Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước thông qua các ưu đãi, độc quyền trong nhiều lĩnh vực, khiến cho các doanh nghiệp nhà nước ít quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn bất cập, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp làm cầu nối cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Hệ thống tài chính, tiền tệ kém phát triển cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu tư cho khoa học và công nghệ.
Mạng lưới tổ chức các cơ quan KHCN chưa chuyển biến kịp thời với tình hình mới, hoạt động chưa gắn bó với thị trường và do đó không phát huy được vai trò của mình. Việc sử dụng các công cụ đòn bẩy, các chính sách KHCN cụ thể còn nhiều lúng túng; chưa tạo đủ động lực cho các nhà khoa học làm việc; chưa có cơ chế đào thải các phần tử bất tài, cơ hội ra khỏi guồng máy của các cơ quan KHCN, tạo ra các tiêu cực không đáng có, không tận dụng được nhân tài trong nước, không thu hút được nhiều nguồn lực bên ngoài đất nước.
Tóm lại, để có thể đưa KHCN trở thành động lực thực sự cho công cuộc đổi mới và cho sự nghiệp xây dựng đất nước, vấn đề hết sức bức thiết là phải nhanh chóng đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý các hoạt động KHCN của đất nước.
2.1.3 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai qua các thời kỳ
2.1.3.1 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai thời kỳ cơ chế tập trung
Hầu hết các Viện này do Nhà nước thành lập với chức năng khoa học được quy định.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu thường thấp kém. Nhà nước đầu tư từng bước để hoàn chỉnh theo chức năng khoa học.
Nhà nước đào tạo và phân phối cán bộ cho các Viện theo kế hoạch và chính sách cán bộ. Cán bộ nghiên cứu khoa học được trả lương theo thang lương và chế độ nâng bậc của Nhà nước.
Nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí cho các Viện hoạt động theo kế hoạch.
Sản phẩm khoa học được giao nộp hoặc ghi nhận hoàn thành kế hoạch, Viện thường ít quan tâm và ít bị ràng buộc trách nhiệm trong bước tiếp theo là ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất.
2.1.3.2 Đặc điểm của các Viện nghiên cứu triển khai trong thời kỳ cơ chế thị trường
Phần lớn các Viện nghiên cứu triển khai chuyển dần từ hoạt động “theo chức năng” sang hoạt động “theo khả năng”. Đồng thời tự điều chỉnh, khắc phục dần khoảng cách giữa những khả năng thực tế của các Viện với những nhu cầu thực tế của kinh tế - xã hội trong phạm vi tiếp cận thuận lợi nhất.
Nhà nước đã mở rộng quyền tự chủ khoa học – kinh tế cho các Viện. Có thể kể tới các quyền ký hợp đồng công việc và hợp đồng lao động, quyền tự chủ về kế hoạch và tự chủ về tài chính, quyền chủ động hợp tác với các cơ quan khoa học, sản xuất kinh doanh, quyền làm dịch vụ khoa học và trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, quyền phân phối thu nhập,...
Cơ chế thị trường tác động làm cho nhu cầu về hoạt động nghiên cứu triển khai trở thành phong phú hơn, hiện thực hơn và cũng khắt khe hơn. Tuy chưa hình thành rõ rệt thị trường các sản phẩm nghiên cứu triển khai và thị trường sức lao động lĩnh vực này, nhưng đã có sự thông thoáng trong quan hệ cung - cầu. Quan hệ này đã chi phối hoạt động của các Viện nghiên cứu triển khai ngày một rõ rệt hơn.
Nguồn tài chính của các Viện phong phú hơn, ngoài ngân sách Nhà nước, Viện có thể sử dụng các nguồn vốn hợp đồng, tín dụng, liên doanh, viện trợ nước ngoài và các quỹ phát triển khoa học...
Môi trường hợp tác quốc tế được mở rộng.
Nhận định khả năng phát triển của các hoạt động nghiên cứu triển khai và các Viện nghiên cứu triển khai:
Cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội, thị trường các sản phẩm KHCN và thị trường sức lao động lĩnh vực KHCN sẽ phát triển dần về mặt quy mô và hoàn chỉnh dần về mặt hình thức trong hệ thống thị trường nói chung.
Sẽ có thêm hình thức tổ chức và hình thức sở hữu các Viện nghiên cứu triển khai.
Các Viện nghiên cứu triển khai sẽ tự điều chỉnh hoạt động của mình thích ứng với sự phát triển của thị trường.
Các mối quan hệ giữa các Viện với các chủ thể khác trong nền kinh tế sẽ được thể hiện chủ yếu thông qua thị trường. Thị trường sẽ tác động và làm năng động hoá các mối quan hệ này.
Phần lớn các Viện nghiên cứu triển khai đang hoạt động sẽ có thể phát triển một cách thực chất hơn và có hiệu quả hơn nhưng cơ chế thị trường cũng có thể làm cho một số Viện không còn đủ lý do để tồn tại nữa, những tổ chức này hoặc phải tổ chức lại hoặc phải tự chấm dứt hoạt động của mình.
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KHCN và tổ chức KHCN không hề giảm. Tuy nhiên nhiều nội dung và hình thức quản lý của Nhà nước được cải tiến theo hướng vừa vận dụng vừa điều tiết cơ chế thị trường cho phù hợp điều kiện và trình độ phát triển của hoạt động KHCN và tổ chức KHCN hiện nay.
Quá trình đổi mới đã đem lại những hiệu quả bước đầu cho hoạt động nghiên cứu triển khai: Các Viện nghiên cứu triển khai đã thích ứng một bước với cơ chế thị trường, tiếp xúc trực tiếp với đơn vị sản xuất, với nhu cầu về sản phẩm khoa học và sức lao động. Do vậy hoạt động của các Viện dần dần đã tìm được những nguồn lực thực sự của mình; Có bước phát triển về chất các hoạt động nghiên cứu triển khai theo hướng khép kín chu trình nghiên cứu – sản xuất – thị trường, có bước phát triển về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính năng động nhạy bén của đội ngũ cán bộ, có sự nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện theo hướng đáp ứng chu trình khép kín nêu trên.
Vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu triển khai và các Viện này từng bước được thị trường và xã hội thừa nhận.
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng
2.2.1 Giới thiệu chung về Viện KHCNXD
2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Viện
Viện KHCNXD là một trong những Viện đầu ngành của Bộ Xây dựng, tiền thân của Viện là Viện Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 166/CP ngày 18 tháng 10 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ. Chức năng chủ yếu là thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng.
Theo Quyết định số 110/BXD ngày 16 tháng 10 năm 1974 của Bộ Xây dựng Viện đổi tên thành Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng với chức năng chủ yếu được mở rộng thêm là nghiên cứu khoa học; biên soạn tiêu chuẩn; đào tạo công nhân kỹ thuật.
Viện Khoa học Kỹ thuật xây dựng của Bộ đóng vai trò trung tâm, nhiệm vụ chủ yếu của Viện là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề khoa học - kỹ thuật xây dựng của Ngành nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm hạ giá thành, bảo đảm chất lượng công trình và đưa nhanh công trình vào sử dụng.
Để có những luận cứ khoa học, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, đồng thời để nhanh chóng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sự liên hoàn từ khâu nghiên cứu tới sản xuất và ngược lại, phát huy tiềm lực khoa học kỹ thuật của Viện, từ năm 1979, Viện được Bộ Xây dựng chấp thuận tổ chức xí nghiệp xây dựng thực nghiệm kỹ thuật mới, với nhiệm vụ sản xuất và thi công thực nghiệm các công trình và sản phẩm, kết quả của công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật do Viện tạo ra.
Sau năm 1974, với chức năng nhiệm vụ mới, công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất của Viện đã được đẩy mạnh hơn.
Ngày 16 tháng 5 năm 1988, Bộ Xây dựng ra quyết định số 523/BXD-TCLĐ hợp nhất Viện Khoa học Xây dựng Cơ bản – UBXDCBNN với Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng thành Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng - Bộ Xây dựng. Chức năng chủ yếu được mở rộng thêm là: chuyển giao công nghệ; đào tạo cán bộ khoa học ở cấp tiến sĩ khoa học kỹ thuật; tư vấn các vấn đề kỹ thuật trong xây dựng; thiết kế thi công thực nghiệm và xử lý kỹ thuật các công trình xây dựng.
Thời kỳ này nền kinh tế đất nước đã chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ của Viện đã có nhiều chuyển biến, hoạt động; tư duy của cán bộ nghiên cứu khoa học đã được đổi mới, đã gắn khoa học với những yêu cầu thực tiến của sản xuất.
Theo Quyết định số 782/TTG ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai KH&CN, Viện là một trong số 41 Viện được sắp xếp lại. Ngày 11 tháng 12 năm 1996, Bộ Xây dựng ra quyết định số 1056/BXD-TCLĐ đổi tên Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng thành Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng. Chức năng hoạt động được mở rộng thêm theo Quyết định số 425/BXD-TCLĐ ngày 4 tháng 7 năm 1997 với diện hoạt động ở cả 3 miền đất nước.
Ngày 23 tháng 7 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 1276/QĐ-BXD về việc phê duyệt đề án rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế của Viện KHCNXD.
Ngày 12 tháng 4 năm 2005 Bộ Xây dựng ra quyết định số 630/QĐ-BXD về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Viện KHCNXD. Viện được khẳng định là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu theo mẫu quy định, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng.
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện KHCNXD
Theo Quyết định số 630/QĐ-BXD ngày 12 tháng 4 năm 2005, Viện được khẳng định là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu với chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện các đề tài,dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng.
Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng được bộ giao gồm: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, nghiên cứu phương pháp luận, hệ thống hoá tiêu chuẩn xây dựng ở trong nước và trên thế giới; tổ chức nghiên cứu biên soạn, ứng dụng về tiêu chuẩn hoá xây dựng và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác xây dựng; điều tra, khảo sát, đề xuất giải pháp, cung cấp thông tin khoa học công nghệ, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của ngành xây dựng; thực hiện nhiệm vụ triển khai kỹ thuật, công nghệ mới, nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ các công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia; hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về kỹ thuật, công nghệ các công trình xây dựng thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Tổ chức thực hiện công tác tư vấn và dịch vụ kỹ thuật các công trình xây dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và xây dựng chuyên ngành: Lập dự án đầu tư, khảo sát địa chất, môi trường, lập bản đồ và hệ thống mốc, lưới khống chế mặt bằng, cao độ phục vụ công tác khảo sát, thiết kế, thi công, khai thác sử dụng các công trình và dự án đầu tư xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình xây dựng; tư vấn đấu thầu, quản lý dự án; giám sát chất lượng công trình xây dựng; kiểm định chất lượng thi công xây dựng; giám định chất lượng công trình xây dựng, xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố kỹ thuật công trình xây dựng; kiểm tra chất lượng nước, môi trường, vật liệu phòng chống cháy nổ, tư vấn đánh giá tác động môi trường liên quan công trình xây dựng, hệ thống kỹ thuật công trình, hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ sở sản xuất công nghiệp; tư vấn, tiếp nhận, chuyển giao hệ thống thiết bị, công nghệ mới các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng.
Tổ chức sản xuất, thực hiện xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh thiết bị công nghệ xây dựng, thiết bị thí nghiệm và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhận thầu và tổ chức thi công xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình; bảo tồn, trùng tu công trình kiến trúc cổ, công trình di tích.
Tổ chức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, thí nghiệm viên, kiểm định viên, cán bộ quản lý dự án, giám sát chất lượng công trình xây dựng, bồi dưỡng phổ biến thông tin về KHCN xây dựng và tiêu chuẩn hoá xây dựng, bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề kỹ thuật phụcvụ công tác xây dựng.
2.2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện KHCNXD [29, 30]
2.2.2.1 Tình hình tổ chức
a) Lãnh đạo: Viện KHCNXD có Viện trưởng và 04 Phó viện trưởng.
b) Cơ cấu tổ chức: Viện KHCN Xây dựng có 16 đơn vị trực thuộc, chia làm hai khối:
Khối các đơn vị quản lý, nghiệp vụ: gồm 04 phòng
1- Phòng Tổ chức - Hành chính;
2- Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật;
3- Phòng Tài chính - Kế toán; 4- Phòng Đào tạo và Thông tin khoa học.
Khối các đơn vị nghiên cứu và triển khai: gồm 12 đơn vị
+ 02 Viện chuyên ngành:
5- Viện chuyên ngành Bê tông;
6- Viện chuyên ngành Kết cấu công trình xây dựng;
+ 02 Phân Viện:
7- Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng Miền Nam;
8- Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng Miền Trung;
+ 04 Phòng chuyên môn:
9- Phòng Địa kỹ thuật;
10- Phòng Trắc địa công trình;
11- Phòng Nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ công trình;
12- Phòng Môi trường và kỹ thuật hạ tầng.
+ 04 Trung tâm:
13- Trung tâm Tư vấn thiết kế và xây dựng;
14- Trung tâm Tiêu chuẩn hoá xây dựng;
15- Trung tâm Công nghệ xây dựng;
16- Trung tâm Cung ứng và Kiểm định thiết bị xây dựng.
Các phòng thí nghiệm trong các đơn vị nghiên cứu và triển khai có:
- Phòng Thí nghiệm Địa kỹ thuật;
- Phòng Thí nghiệm Bê tông và Vật liệu xây dựng;
- Phòng Thí nghiệm Công trình;
- Phòng Thí nghiệm ăn mòn và bảo vệ công trình;
- Phòng Thí nghiệm Hàn và kim loại;
- Phòng Thí nghiệm Môi trường;
- Phòng Thí nghiệm phòng chống cháy;
- Phòng Thí nghiệm gió bão;
- Phòng Thí nghiệm động đất;
- Phòng Thí nghiệm Tổng hợp Miền Trung;
- Phòng thí nghiệm Tổng hợp Miền Nam.
Hội đồng chức danh
giáo sư cấp cơ sở
Viện trưởng
Hội đồng khoa học
Phó viện trưởng
Phó viện trưởng
Phó viện trưởng
Phó viện trưởng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng đào tạo và thông tin khoa học
Phân viện
Miền Nam
Phân viện
Miền Trung
Viện chuyên ngành bê tông
V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2607.doc