Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Về mặt lý thuyết, Cơ quan phúc thẩm của ASEAN sẽ hoạt động giống như một Toà án phúc thẩm quốc gia – như một trọng tài trung lập và khách quan. Vì vậy, Cơ quan phúc thẩm thường trực của ASEAN được thiết kế để tăng cường tính pháp lý cũng như tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, tăng thêm sự tự tin cho các bên tranh chấp. Bằng cách cung cấp một thủ tục phúc thẩm xem xét lại báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm được dự kiến sẽ là một cơ quan đi tìm hiểu tình hình thực tế và xem xét lại vụ việc với các tính năng tương tự như một Toà án phúc thẩm trong hệ thống giải quyết tranh chấp dân sự ở các quốc gia. Cũng cần lưu ý rằng sự tồn tại của Cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và bây giờ được áp dụng trong Nghị định thư năm 2004 là một hiện tượng độc đáo theo luật pháp quốc tế vì không có một cơ quan nào tương tự tồn tại trong các tổ chức thương mại khác.

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ASEAN, có thể thấy rõ rằng, bên cạnh một vài nét khác biệt được thay đổi để phù hợp với ASEAN thì Nghị định thư năm 2004 rất giống với cơ chế giải quyết tranh chấp theo Bản thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO (DSU). Nghị định thư năm 2004 quy định rõ cơ quan quản lý việc thực hiện Nghị định thư năm 2004; quy định rõ hơn về quy trình thành lập Panel, về chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, thủ tục tố tụng của Panel; quy định rõ hơn về việc thực hiện các quyết định hoặc khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp; quy định về việc bồi thường, tạm ngừng các quyền lợi, về khung thời gian tối đa để giải quyết một vụ tranh chấp; quy định rõ hơn về Quỹ của DSM, về chi phí cho việc giải quyết tranh chấp. Cho dù trên thực tế, cả hai Nghị định thư đều chưa được áp dụng nhưng đây là thành công trong quá trình hài hoà hoá các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại – đầu tư của các nước ASEAN. Việc ký kết Nghị định thư năm 2004 về tăng cường giải quyết tranh chấp thương mại đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường thế chế của ASEAN và đây là bước mới nhất trong quá trình hợp pháp hoá các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN. Nghị định thư năm 2004 đồng thời cũng là một bước rất quan trọng để ASEAN tiến tới thành lập một Cộng đồng kinh tế (AEC) vào năm 2020. Mục đích của phần này là thảo luận về những điểm nổi bật, đặc biệt, các thủ tục quan trọng mà đã được thông qua tại Nghị định thư năm 2004 về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN, so sánh với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO, nói lên sự phát triển của Nghị định thư năm 2004 so với Nghị định thư năm 1996 trước đó. Ngoài ra, luận văn cũng nêu ra những điểm khác biệt giữa Nghị định thư năm 2004 với các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại – kinh tế trong Nghị định thư năm 2010 về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN. Để từ đó nhận thấy rằng Nghị định thư năm 2004 đã được ASEAN thông qua là một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc về mặt pháp lý chặt chẽ hơn so với Nghị định thư năm 1996 trong bối cảnh tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Điều này sẽ đặt nền tảng cho những phân tích cuối cùng các khả năng của Nghị định thư năm 2004 sẽ được sử dụng như một cơ chế tin cậy để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên ASEAN trong tương lai. * Tham vấn, trung gian, hoà giải Tham vấn được coi là giai đoạn sơ bộ của quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, giai đoạn này giúp các bên tranh chấp tránh được những va chạm căng thẳng, tranh chấp của họ được giải quyết thông qua một giải pháp thoả đáng. Điều 3 Nghị định thư năm 2004 quy định rằng: “Nước thành viên nào mà cho là bất kỳ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nào của mình theo hiệp định hoặc hiệp định liên quan bị mất mát hoặc tổn hại, hoặc việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của hiệp định hoặc hiệp định liên quan đang bị cản trở do việc nước thành viên khác không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hiệp định hoặc hiệp định liên quan, hoặc trong mọi tình huống khác, có thể nêu ý kiến phản đối hoặc đề xuất với nước thành viên có liên quan nhằm mục tiêu giải quyết thỏa đáng vấn đề. Nước thành viên có liên quan sẽ phải có sự xem xét thỏa đáng ý kiến phản đối hoặc đề xuất được gửi cho mình”. Liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng tới việc thực hiện, giải thích hay áp dụng hiệp định và các hiệp định có liên quan, các nước thành viên ASEAN hoàn toàn có cơ hội tiến hành tham vấn. Cũng như WTO, ASEAN cũng khuyến khích các nước thành viên của mình giải quyết tranh chấp thương mại thông qua giai đoạn tham vấn và Nghị định thư năm 2004 cũng quy định các nước thành viên giải quyết tranh chấp của họ càng nhanh càng tốt và một cách thân thiện. Mọi yêu cầu tham vấn phải được thông báo cho Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp SEOM. Đây là một điểm đổi mới so với Nghị định thư năm 1996 và kể từ khi các bên tranh chấp có nghĩa vụ thông báo cho SEOM về việc sử dụng cách thức tham vấn để giải quyết tranh chấp, các bên có thể xác định chính xác thời gian khi giai đoạn tham vấn bắt đầu và kết thúc. Theo Nghị định thư năm 2004, một nước thành viên khi nhận được yêu cầu tham vấn sẽ phải trả lời yêu cầu tham vấn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn. Các bên tranh chấp sẽ tiến hành tham vấn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn nhằm đạt được giải pháp thoả đáng cho cả hai bên. Nếu giai đoạn tham vấn vẫn không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, tranh chấp sẽ được đưa lên SEOM nếu bên khiếu nại đề nghị thanh lập Ban hội thẩm. Ban hội thẩm sẽ được SEOM thành lập, trừ phi SEOM đồng thuận quyết định không thành lập Ban hội thẩm. Giai đoạn tham vấn là bắt buộc và trong khi các bên tranh chấp cho phép giai đoạn tham vấn được kéo dài đến 60 ngày trước khi chuyển sang giai đoạn xét xử chính thức thì không có điều khoản nào quy định thời hạn tối đa để giai đoạn tham vấn hoàn thành. Bên cạnh đó, các nước thành viên ASEAN cũng có thể giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp khác như môi giới, trung gian, hoà giải ở bất cứ thời điểm nào. Điều này sẽ được thực hiện bởi Tổng Thư ký ASEAN trong quyền hạn đương nhiệm của mình có thể tiến hành trung gian, hoà giải để giúp các nước thành viên giải quyết tranh chấp. Ở giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp, việc cung cấp sự hỗ trợ cho các bên tranh chấp trong việc giải quyết sự khác biệt giữa họ được thông qua thương lượng và thoả hiệp. Các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể bắt đầu và chấm dứt quá trình trung gian hoà giải vào bất cứ thời điểm nào. Sau khi thủ tục hoà giải hoặc dàn xếp chấm dứt, bên khiếu nại có quyền yêu cầu SEOM thành lập Ban hội thẩm. Theo thoả thuận của các bên tranh chấp, thủ tục này có thể được tiến hành song song với quá trình xem xét của Ban hội thẩm. Nghị định thư năm 2004 đưa ra các biện pháp như tham vấn, trung gian, môi giới và hoà giải trong hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN đã thay thế được biện pháp kiện tụng tốn kém. Những phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở các tổ chức thương mại khác. Ví dụ: trong hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (North America Free Trade Agreement – NAFTA), các bên tranh chấp đều phải tham gia vào các cuộc đàm phán và tham vấn tư nhân nếu thấy cần thiết, sau đó dưới sự bảo trợ của Uỷ ban NAFTA được hỗ trợ bởi các chuyên gia tư vấn là những người có thể đưa ra các giải pháp thoả đáng cho các bên tranh chấp [28]. Tuy nhiên, các quy định về tham vấn trong Nghị định thư năm 2004 cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như: Làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện nghĩa vụ “tham vấn một cách thông cảm” của bên được yêu cầu tham vấn. Trường hợp kết thúc giai đoạn tham vấn, các bên tranh chấp đạt được một thoả thuận thì việc thông báo về kết quả tham vấn cần phải chi tiết đến mức nào để các thành viên khác của ASEAN và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn để tránh hiện tượng thoả thuận đạt được sau khi tiến hành tham vấn chỉ đơn thuần là sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên tranh chấp mà không dựa trên các quy định của ASEAN về giải quyết tranh chấp thương mại và trên thực tế các vi phạm vẫn tồn tại. * Giải quyết tranh chấp tại SEOM Theo Nghị định thư năm 2004, nếu các bên tranh chấp không đạt được giải pháp thoả đáng trong giai đoạn tham vấn, thương lượng trực tiếp hay trung gian, hoà giải thì vụ việc sẽ được đưa lên Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp SEOM để giải quyết. Ban hội thẩm sẽ được thành lập tại cuộc họp SEOM được tổ chức ngay sau khi nhận được yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, yêu cầu đó phải được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp SEOM này. Giống như Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (Dispute Settlement Understanding – DSU), Nghị định thư năm 2004 sử dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết, đây là là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên ASEAN bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của ASEAN hầu như được thông qua tự động vì việc một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên ASEAN là khó xảy ra. Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết đã đánh dấu một sự cải thiện đáng kể so với Nghị định thư năm 1996. Tuy nhiên việc thành lập Ban hội thẩm cũng phải được tiến hành theo một khoảng thời gian nhất định. Nếu trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, không có cuộc họp SEOM nào được lên kế hoạch hay dự kiến tổ chức, việc thành lập Ban hội thẩm hoặc quyết định không thành lập Ban hội thẩm sẽ được thực hiện hoặc quyết định, tùy từng trường hợp cụ thể, bằng cách gửi văn bản lấy ý kiến các nước thành viên. Việc không trả lời văn bản lấy ý kiến sẽ được coi là sự nhất trí đối với yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Vấn đề thành lập Ban hội thẩm sẽ được giải quyết trong vòng 45 ngày, dù tại cuộc họp SEOM hay bằng cách gửi văn bản lấy ý kiến. Như vậy, dù Ban hội thẩm được thành lập bởi SEOM hay bằng cách gửi văn bản lấy ý kiến thì cũng không được vượt quá 45 ngày. Quy định này là một cải tiến thủ tục quan trọng từ Nghị định thư năm 1996 trong việc ngăn ngừa sự chậm trễ và tăng tốc thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm. - Quy trình làm việc của Ban hội thẩm Điều 6 Nghị định thư năm 2004 thiết lập các điều khoản tham chiếu quy định quy chế làm việc của Ban hội thẩm, trong đó nêu rõ: “Điều tra theo các điều khoản liên quan của (tên hiệp định liên quan được các bên trong tranh chấp trích dẫn), đối với vấn đề mà (tên của bên tranh chấp) đưa lên SEOM tại (văn bản)… và đưa ra các kết luận nhằm hỗ trợ SEOM trong việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm hoặc quyết định không thông qua báo cáo này”. Như vậy, Ban hội thẩm sẽ xem xét các điều khoản liên quan của các hiệp định liên quan mà các bên trích dẫn. Tuy nhiên, các bên tranh chấp có thể sử dụng điều khoản tham chiếu khác với các điều khoản tiêu chuẩn đã được cung cấp. Trong việc thành lập Ban hội thẩm, SEOM có thể uỷ quyền cho Chủ tịch SEOM soạn thảo quy chế làm việc của Ban hội thẩm với sự tham gia ý kiến của các bên tranh chấp. Quy chế làm việc này sẽ được soạn thảo gửi tới tất cả các nước thành viên. Các thủ tục làm việc cho Ban hội thẩm được quy định trong Phụ lục II của Nghị định thư năm 2004. Ngoài các quy định này, Ban hội thẩm sẽ tự quy định thủ tục làm việc riêng liên quan tới quyền của các bên tham gia điều trần và quá trình xem xét của mình. Ban hội thẩm được tổ chức họp kín, các bên tranh chấp và những bên quan tâm sẽ chỉ có mặt tại cuộc họp khi được Ban hội thẩm mời. Việc nghị án của Ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trình phải được giữ bí mật. Như trong WTO, các bên tranh chấp trong ASEAN được phép xem xét lại và đưa ra ý kiến về các phần mô tả trong báo cáo của Ban hội thẩm, báo cáo chứa đựng bản tóm tắt vụ việc tranh chấp và các thông tin về các bên tranh chấp. Ban hội thẩm sẽ xem xét ý kiến của các bên, sau đó sẽ đưa ra báo cáo tạm thời trong đó bao gồm cả phần sửa đổi nếu cần thiết cùng với kết luận và kiến nghị của Ban hội thẩm [26]. Sau đó, các bên tranh chấp sẽ được phép nhận xét về dự thảo báo cáo cuối cùng và yêu cầu tổ chức một cuộc họp nữa với Ban hội thẩm về các khía cạnh chính xác của báo cáo tạm thời. Nếu không có ý kiến nào được đưa ra, dự thảo cuối cùng sẽ trở thành báo cáo của Ban hội thẩm. Tất cả các thủ tục này là để đảm bảo tính chính xác cũng như cung cấp thêm cơ hội để các bên giải quyết tranh chấp. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thành lập, Ban hội thẩm phải trình lên SEOM báo cáo bằng văn bản về các kết luận và khuyến nghị của mình. Trong các trường hợp đặc biệt, Ban hội thẩm có thể được gia hạn việc trình các kết luận và khuyến nghị lên SEOM thêm 10 ngày. Trước khi trình các kết luận và khuyến nghị lên SEOM, Ban hội thẩm sẽ tạo điều kiện hợp lý để các bên tranh chấp xem xét báo cáo nhưng quá trình soạn thảo báo cáo phải được chính Ban hội thẩm thực hiện mà không có sự hiện diện của các bên tranh chấp trên cơ sở các thông tin đã được cung cấp và các ý kiến đã được đưa ra. Ban hội thẩm có quyền tìm kiếm thông tin và trợ giúp kỹ thuật từ bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào mà Ban hội thẩm cho là phù hợp. Nước thành viên phải trả lời đầy đủ và kịp thời mọi yêu cầu của Ban hội thẩm về các thông tin mà Ban hội thẩm xác định là cần thiết và phù hợp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp, báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được SEOM thông qua trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho SEOM về quyết định kháng cáo của mình hoặc SEOM đồng thuận quyết định không thông qua báo cáo. Trong trường hợp một bên đã thông báo quyết định kháng cáo, báo cáo của Ban hội thẩm sẽ không được SEOM xem xét để thông qua cho tới khi kết thúc kháng cáo. Các đại diện SEOM từ các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong phiên họp thảo luận của SEOM. * Giải quyết tranh chấp tại AEM Nghị định thư năm 2004 đưa ra cơ hội để bản báo cáo của Ban hội thẩm được sửa chữa bằng cách cung cấp thủ tục phúc thẩm cho phép xem xét lại tranh chấp phát sinh giữa các bên. Sau khi kết thúc thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm, nếu không đồng ý với quyết định của Ban hội thẩm, các bên có thể kháng cáo quyết định của Ban hội thẩm đến Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm sẽ được Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) thành lập và cơ quan này sẽ giải quyết kháng cáo đối với các tranh chấp mà Ban hội thẩm đã xem xét. Cơ quan phúc thẩm sẽ gồm có 7 người, mỗi vụ việc sẽ do 3 người trong số đó giải quyết. Các thành viên của Cơ quan phúc thẩm sẽ tham gia giải quyết các vụ việc theo cơ chế luân phiên, cơ chế luân phiên sẽ được xác định trong quy chế làm việc của Cơ quan phúc thẩm. Các thành viên của Cơ quan phúc thẩm sẽ do AEM bổ nhiệm với nhiệm kì 4 năm, mỗi thành viên có thể được bổ nhiệm lại một lần. Người được bổ nhiệm thay thế một thành viên của Cơ quan phúc thẩm trước khi thành viên đó kết thúc nhiệm kì sẽ làm việc trong thời gian còn lại của nhiệm kì của người tiền nhiệm. Các thành viên của Cơ quan phúc thẩm là những người có năng lực được thừa nhận, cần phải có kiến thức chuyên môn về luật thương mại quốc tế và về các vấn đề của các hiệp định liên quan. Những cá nhân được lựa chọn không phân biệt quốc tịch, các thành viên của Cơ quan phúc thẩm không trực thuộc bất kì chính phủ nào. Tất cả các thành viên của Cơ quan phúc thẩm sẽ có mặt thường xuyên theo thông báo và sẽ thường xuyên cập nhật các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của ASEAN. Các thành viên này sẽ không tham gia xem xét các tranh chấp có thể gây ra sự xung đột về quyền lợi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo WTO, thủ tục phúc thẩm được giới thiệu như là một biện pháp tự vệ chống lại các lỗi pháp lý nêu trong phán quyết của Ban hội thẩm. Việc kháng cáo bản báo cáo của Ban hội thẩm phải bao gồm những cáo buộc về lỗi liên quan đến những gì mà bên kháng cáo mong muốn Cơ quan phúc thẩm xem xét lại. Về mặt này, Cơ quan phúc thẩm chỉ có thể xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Do đó, các thủ tục kháng cáo sẽ phục vụ cho việc kiểm tra báo cáo của Ban hội thẩm (thiếu kinh nghiệm, thiên vị ...). Bằng cách sử dụng hệ thống hai cấp xét xử, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN sẽ tạo ra sự tín nhiệm đối với các phán quyết. Về mặt lý thuyết, Cơ quan phúc thẩm của ASEAN sẽ hoạt động giống như một Toà án phúc thẩm quốc gia – như một trọng tài trung lập và khách quan. Vì vậy, Cơ quan phúc thẩm thường trực của ASEAN được thiết kế để tăng cường tính pháp lý cũng như tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, tăng thêm sự tự tin cho các bên tranh chấp. Bằng cách cung cấp một thủ tục phúc thẩm xem xét lại báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm được dự kiến sẽ là một cơ quan đi tìm hiểu tình hình thực tế và xem xét lại vụ việc với các tính năng tương tự như một Toà án phúc thẩm trong hệ thống giải quyết tranh chấp dân sự ở các quốc gia. Cũng cần lưu ý rằng sự tồn tại của Cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và bây giờ được áp dụng trong Nghị định thư năm 2004 là một hiện tượng độc đáo theo luật pháp quốc tế vì không có một cơ quan nào tương tự tồn tại trong các tổ chức thương mại khác. Chỉ có các bên của tranh chấp không phải bên thứ ba mới có quyền kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm. Tuy nhiên nếu bên thứ ba đã thông báo cho SEOM về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề đang tranh chấp, họ được phép gửi tài liệu giải trình và có cơ hội được điều trần trước Cơ quan phúc thẩm. Trong ASEAN, trình tự giải quyết phúc thẩm của Cơ quan phúc thẩm phải được giữ bí mật, mọi quyết định của Cơ quan phúc thẩm đều được giữ kín như các cuộc thảo luận của Ban hội thẩm. Giống như Cơ quan phúc thẩm trong WTO, Cơ quan phúc thẩm của ASEAN chỉ có thể xem xét lại tính pháp lý của vụ việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại vụ tranh chấp. Việc xác định sự khác biệt giữa bản báo cáo của Ban hội thẩm và thực tiễn xảy ra vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm. Vì vậy điều quan trọng là hiểu được sự khác biệt đó. Về khung thời gian để xem xét phúc thẩm, như một quy luật chung, Nghị định thư năm 2004 quy định rằng thời gian giải quyết kháng cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ không vượt quá 60 ngày kể từ ngày các bên tranh chấp thông báo chính thức về quyết định kháng cáo đến ngày Cơ quan phúc thẩm trình báo cáo. Trường hợp Cơ quan phúc thẩm thấy không thể trình báo trong vòng 60 ngày, Cơ quan phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho SEOM về lý do của việc chậm trễ cùng dự kiến thời hạn sẽ trình báo cáo. Tuy nhiên, theo Nghị định thư năm 2004 các thủ tục tố tụng không thể kéo dài lâu hơn 90 ngày. Trong mọi trường hợp, tranh chấp giữa các nước thành viên ASEAN phải giải quyết trong thời hạn tối đa là 90 ngày. Khoảng thời gian này rất giống với thời hạn được đưa ra bởi các DSU của WTO để thủ tục kháng cáo được hoàn thành. Cơ quan phúc thẩm có toàn quyền giữ nguyên, sửa đổi hay huỷ bỏ các kết luận pháp lý của Ban hội thẩm. Trong WTO, một số đệ trình đã đặt vấn đề về việc trao quyền trả hồ sơ về Ban hội thẩm để điều tra thêm cho Cơ quan phúc thẩm [18]. Vấn đề này liên quan việc phải đối mặt với Cơ quan phúc thẩm “quyết định của Cơ quan phúc thẩm được dựa trên sự giải thích khác nhau của pháp luật, dựa trên một lý luận khác với cách giải quyết của Ban hội thẩm”. Trong trường hợp này, quyết định của Cơ quan phúc thẩm dựa trên những lý luận về mặt pháp lý trong báo cáo của Ban hội thẩm mà có thể bao gồm kết quả thực tế không đầy đủ thì Cơ quan phúc thẩm có thể gửi các trường hợp này quay trở lại Ban hội thẩm [19]. Về thẩm quyền trả lại hồ sơ để điều tra của Cơ quan phúc thẩm trong WTO, Cộng đồng Châu Âu đề xuất rằng trong trường hợp báo cáo của Ban hội thẩm không đưa ra được kết quả đầy đủ, thực tế để giúp Cơ quan phúc thẩm giải quyết tranh chấp, Cơ quan phúc thẩm sẽ giải thích chi tiết trong báo cáo của mình những bất cập cụ thể trong những phát hiện thực tế để cho phép bất kì một bên tranh chấp được yêu cầu tạm dừng vấn đề hoặc một phần vấn đề với Ban hội thẩm [20]. Như vậy, nếu thực tế xuất hiện những sai lầm trong bản báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm sẽ gửi các trường hợp đó quay trở lại Ban hội thẩm khi Ban hội thẩm đã có tất cả các thông tin của vụ án, nếu không các bên tranh chấp sẽ không thu được bất kì lợi ích nào từ quá trình xem xét kháng cáo. Từ các phân tích trên, rõ ràng là bằng cách đưa Cơ quan phúc thẩm vào hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại, Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN được dự đoán rằng sẽ có thể thông qua những quyết định mang tính pháp lý chặt chẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh. Theo Nghị định thư năm 2004, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được soạn thảo mà không có sự hiện diện của các bên tranh chấp trên cơ sở các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra. Các quan điểm của các thành viên Cơ quan phúc thẩm thể hiện trong báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải được giấu tên. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải được SEOM thông qua và được các bên tranh chấp chấp nhận vô điều kiện, trừ khi SEOM đồng thuận quyết định không thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo cáo được gửi đến các nước thành viên. Việc thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm dựa vào nguyên tắc đồng thuận phủ quyết và do đó cũng giống như việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm cũng sẽ được thông qua theo cách thức bán tự động. Điều khoản này cũng nhắc lại rằng trong Nghị định thư năm 1996, các bên tranh chấp có thể kháng cáo phán quyết được thông qua bởi SEOM tới AEM. AEM bao gồm các đại diện chính phủ đến từ các nước thành viên ASEAN, do đó nó được coi như một cơ quan chính trị. Trong Nghị định thư năm 1996, việc xem xét xử phúc thẩm và đưa ra quyết định đều dự trên đa số biểu quyết, giống như SEOM, loại thủ tục này có thể để lại nhiều cơ hội thương lượng giữa các nước thành viên và từ đó sẽ làm tăng sự không chắc chắn và độ tin cậy cho các thoả thuận. Tuy nhiên theo Nghị định thư năm 2004, trong trường hợp 30 ngày nói trên không có cuộc họp của SEOM được lên kế hoạch hoặc dự kiến tổ chức để có thể quyết định thông qua hoặc không thông qua báo cáo, việc thông qua phải được thực hiện bằng cách gửi văn bản lấy ý kiến tất cả các nước thành viên. Việc không trả lời văn bản lấy ý kiến trong thời hạn 30 ngày nói trên được coi là sự chấp nhận báo cáo của Cơ quan phúc thẩm. Giống như quá trình thông qua báo cáo ở cấp Ban hội thẩm, việc thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải hoàn tất trong thời hạn 30 ngày dù tại cuộc họp SEOM hay bằng cách gửi văn bản lấy ý kiến các nước thành viên. Thủ tục thông qua báo cáo trong giai đoạn xem xét phúc thẩm sẽ được thực hiện mà không gây phương hại đến quyền lợi của các nước thành viên bày tỏ quan điểm của họ về báo cáo của Cơ quan phúc thẩm. Tuy nhiên, khi báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được thông qua thì quyết định của Cơ quan phúc thẩm sẽ mang tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp mặc dù trong các kết luận và khuyến nghị của mình, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm không được thêm hoặc bớt các quyền lợi và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định liên quan. Trong trường hợp Cơ quan phúc thẩm kết luận rằng biện pháp do một nước thành viên áp dụng mâu thuẫn với hiệp định liên quan, Cơ quan phúc thẩm sẽ khuyến nghị với nước thành viên đó sửa đổi biện pháp đó để đảm bảo phù hợp với hiệp định. Bên cạnh các khuyến nghị, Cơ quan phúc thẩm có thể đề xuất các cách thức để các nước thành viên thực hiện các khuyến nghị đó. Bên cạnh đó, vấn đề minh bạch các thủ tục của quá trình giải quyết tranh chấp là quan trọng và cần thiết để cung cấp sự ổn định, dự báo và trao đổi thông tin trong một chế độ thương mại dựa trên luật pháp. Trong bối cảnh ASEAN, sự minh bạch xuất hiện có nghĩa là mọi thông tin về hoạt động của ASEAN sẽ được công khai trên tất cả các phương tiện truyền thông. Trong ASEAN, văn bản giải trình cho Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm phải được giữ bí mật nhưng sẽ được cung cấp cho các bên tranh chấp. Tuy nhiên, quy định trong Nghị định thư này không ngăn cản việc một bên tranh chấp công bố các quan điểm của bên đó cho công chúng. Nếu một nước thành viên có yêu cầu, các bên tranh chấp sẽ phải cung cấp bản tóm tắt có thể công khai của các thông tin được cung cấp trong nội dung giải trình của mình để có thể công bố công khai. Như vậy, các thông tin chi tiết trong văn bản được đệ trình lên Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm được công khai sẽ khiến nhân dân tin tưởng vào cơ chế giải quyết tranh chấp trong các tổ chức thương mại đồng thời cởi mở và có trách nhiệm với công dân các nước thành viên ASEAN. Hiệu quả giải quyết tranh chấp trong ASEAN cũng như WTO và các tổ chức thương mại quốc tế khác được coi như tiền đề đánh giá khách quan với những kết luận của Ban hội thẩm từ những tình tiết thực tế của vụ việc. Trung tâm của quá trình giải quyết tranh chấp là việc tiếp nhận và cung cấp các thông tin xác thực. Các bên tranh chấp đều phải đệ trình các văn bản cần thiết để hỗ trợ cho việc giải quyết các tranh chấp. Theo Nghị định thư năm 2004, các bên tranh chấp phải giữ bí mật những thông tin của một nước thành viên khác gửi lên Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm mà nước thành viên đó xác định là bí mật. Theo yêu cầu của một nước thành viên, các bên tranh chấp sẽ phải cung cấp bản tóm tắt có thể công khai của các thông tin cung cấp trong nội dung giải trình của mình để có thể công bố công khai. Trong WTO, một số thành viên phát hành bản đệ trình của mình trên trang web riêng của họ ngay sau khi nộp cho Cơ quan phúc thẩm. ASEAN có thể thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp thương mại thông qua việc thực hành và họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.doc