Luận văn Cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học y dược Cần Thơ

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH Ở CÁC TRưỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP . 10

1.1. Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp

công lập. 11

1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học

công lập. 18

1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án. 27

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH Ở CÁC TRưỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP . 31

2.1. Khái quát về hệ thống trường đại học công lập và cơ chế quản lý

tài chính ở trường đại học công lập . 31

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế

quản lý tài chính ở các trường đại học công lập. 40

2.3. Kinh nghiệm xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính của

một số trường đại học công lập. 60

Chương 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRưỜNG ĐẠI

HỌC Y DưỢC CẦN THƠ. 70

3.1. Khái quát về Trường đại học Y Dược Cần Thơ . 70

3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược

Cần Thơ. 77

3.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y

Dược Cần Thơ. 104

Chương 4. PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH Ở TRưỜNG ĐẠI HỌC Y DưỢC CẦN THƠ. 111

4.1. Xu hướng đổi mới giáo dục đại học, tăng cường tự chủ tài chính

đối với cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập. 111

4.2. Mục tiêu phát triển, đổi mới cơ chế hoạt động và phương hướng hoàn

thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ . 117

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại

học Y Dược Cần Thơ. 127

4.4. Kiến nghị. 150

KẾT LUẬN . 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 156

PHỤ LỤC. 167

pdf177 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học y dược Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện đào tạo đại học cho cả hệ chính qui và hệ liên thông từ trung cấp lên đại học. Bảng 3.1 thống kê số lượng sinh viên đào tạo đại học ở trường từ năm học 2009-2010 tới năm học 2015-2016. Nó cho thấy số lượng sinh viên được đào tạo tăng nhanh, từ 75 khoảng 1400 sinh viên năm học 2009-2010 lên 6.188 sinh viên năm học 2015-2016, tăng hơn 4 lần; trong đó, số sinh viên đào tạo chính qui tăng khoảng 2 lần (từ 1.154 lên 2.156 sinh viên). Đặc biệt, có thể thấy số sinh viên đào tạo liên thông và số sinh viên đào tạo chính qui theo địa chỉ sử dụng tăng rất nhanh trong vài năm gần đây. Bảng 3.1: Số lƣợng sinh viên đào tạo đại học ở Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 Đơn vị: Người Diện đào tạo Hệ đào tạo Năm học 2009- 2010- 2011- 2012- 2013- 2014- 2015- 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Chính qui Trong ngân sách nhà nước 1.154 1.593 1.730 1.913 2.161 2.029 2.156 Ngoài ngân sách nhà nước - 100 100 100 100 - 113 Theo địa chỉ sử dụng - - - 123 423 951 1.317 Liên thông Trong ngân sách nhà nước 330 480 587 737 1.017 1.146 1.402 Ngoài ngân sách nhà nước - 50 150 150 150 100 - Theo địa chỉ sử dụng - - - - 350 750 1.200 Tổng cộng 1.484 2.223 2.567 3.023 4.201 4.976 6.188 Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Những năm đầu mới thành lập trường từ khoa Y-Nha-Dược của trường Đại học Cần Thơ, trường chỉ tập trung đào tạo bậc đại học với hai hệ chính qui và liên thông trong chỉ tiêu ngân sách nhà nước giao và một số ít chỉ tiêu ngoài ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế, qui mô đào tạo của trường từ năm 2010 đến năm 2016 có sự gia tăng về số lượng sinh viên ở các bậc đào tạo, hệ đào tạo của từng ngành đào tạo. Ngoài hệ đào tạo đại học, trường đào tạo cả hệ sau đại học và trung cấp. 76 Bảng 3.2: Số lƣợng học viên sau đại học ở Trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 Đơn vị: Người Diện đào tạo Hệ đào tạo Năm học 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 Trong ngân sách nhà nước Bác sĩ chuyên khoa I 70 115 30 130 130 260 260 Bác sĩ chuyên khoa II - - - - - 49 49 Cao học - - - - 43 103 100 Bác sĩ nội trú - - - - - 20 40 Theo địa chỉ Bác sĩ chuyên khoa I 30 40 10 - 100 300 500 sử dụng Bác sĩ chuyên khoa II - - - - 49 149 224 Tổng cộng 100 155 40 130 322 881 1.173 Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Đào tạo sau đại học: Hiện nay Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đào tạo bậc sau đại học hệ chính qui cho cả diện đào tạo trong ngân sách và diện đào tạo theo nhu cầu của địa phương với 13 mã ngành BSCK I và 4 mã ngành BSCK II cho các chuyên ngành Y, Y Tế Công Cộng (YTCC), Răng hàm mặt và Dược. Bảng 3.2 trình bày số lượng học viên sau đại học của trường đến năm học 2015-2016. Bảng 3.2 cho thấy số đào tạo sau đại học chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm học 2013-2014 trở về đây. Số lượng đào tạo trình độ cao học chưa nhiều, chỉ khoảng 100 học viên. Đào tạo sau đại học chủ yếu là đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II cả theo ngân sách nhà nước và theo địa chỉ sử dụng (hơn 1000 học viên vào năm học 2015-2016). Đào tạo trung cấp: Trường đào tạo trung cấp cho cả hệ chính qui và vừa làm vừa học theo diện ngoài chỉ tiêu ngân sách nhà nước. Hiện tại, Bộ Y Tế giao nhiệm vụ đào tại trung cấp và đào tạo nghề cho trường theo chỉ tiêu hàng năm là 300 cho 77 đào tạo nghề và 150 chỉ tiêu cho các mã ngành trung cấp - riêng năm 2014 chỉ tiêu đào tạo trung cấp là 400. Đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: Ngoài các hoạt động đào cấp bằng, trường còn mở các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với thời gian từ 3 đến 9 tháng nhằm mục đích nâng cao tay nghề hoặc chuẩn hóa kiến thức để học viên có thể học các chuyên ngành sau đại học. Loại hình dịch vụ đào tạo theo nhu cầu này không phải xin phép chỉ tiêu từ Bộ GDĐT, tuyển sinh dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội, thí sinh không thi đầu vào và được gọi nhập học theo hình thức xét tuyển. Nguồn thu từ các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của người học là khoản thu khác, không được tính vào khoản thu học phí hay kinh phí đào tạo của trường. 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Từ năm 2007 đến nay, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2198/QĐ-BYT ngày 19/6/2007 của Bộ Y tế về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 1/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo phân loại tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Do đó, cơ chế quản lý tài chính của trường được xây dựng dựa trên các qui định pháp luật có liên quan cho đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. 3.2.1. Thực trạng cơ chế quản lý thu 3.2.2.1. Cơ chế quản lý thu từ ngân sách nhà nước Cũng nhiều các trường đại học công lập khác, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Bên 78 cạnh đó, trường cũng đã bước đầu nỗ lực thu hút nguồn thu ngoài ngân sách qua hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động sự nghiệp khác. Trước khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Trong lĩnh vực đào tạo, Nghị định 10 đã tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo công lập có quyền chủ động khai thác các nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật, tận dụng các tiềm năng sẵn có như cơ sở vật chất, đội ngũ khoa học, cán bộ giảng dạy để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, Nghị định 10/2002/ND-CP bộc lộ nhiều hạn chế và được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghị định 43 đã quy định khá chi tiết và cụ thể hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời mở rộng quyền tự chủ hơn so với trước. Trong phạm vi thời gian nghiên cứu thực trạng của luận án, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vận hành dựa trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2002, Nghị định 43/2006/NĐ-CP và các quy định khác của Chính phủ, cơ chế cấp ngân sách nhà nước cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng giống như các trường đại học khác có bộ chủ quản không phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được cấp qua Bộ Y tế là cơ quan chủ quản của trường, bao gồm: - Kinh phí thường xuyên: đây là khoản kinh phí cấp thường xuyên cho trường phục vụ chi lương và một số khoản chi thường xuyên khác. Việc quản lý nội dung chi của trường dựa trên nguồn kinh phí này phải tuân thủ chặt chẽ theo Luật Ngân sách Nhà nước và cơ chế quản lý tài chính hiện hành. - Kinh phí cho chi đầu tư phát triển nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ trực tiếp cho giảng dạy và 79 học tập, đầu tư cho các phòng thí nghiệm - Kinh phí cho chi chương trình mục tiêu: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính giao chỉ tiêu kinh phí, nhằm tăng cường trang thiết bị giảng dạy, học tập, chi biên soạn chương trình, giáo trình Bộ Y tế là bộ chủ quản của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và là đơn vị tài chính cấp trên, cấp nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được thống kê trong Bảng 3.3. Bảng 3.3 cho thấy, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Đại học Y Dược Cần Thơ tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của trường. Trong 7 năm (từ 2009-2016) nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho trường tăng từ 22,4 tỷ đồng năm 2012, năm 2013 là 27,1 tỷ đồng, đến năm 2016 là 86 tỷ đồng. Nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước đặc biệt tăng nhanh sau năm 2013 (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Nguồn ng n sách Nhà nƣớc cấp cho Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ giai đoạn 2009-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu từ NSNN 15,9 78,3 19,7 79,4 21,2 76,3 22,4 66,7 27,1 67,4 40 61,4 71,3 74,5 86 79,4 Thu ngoài NSNN 4,4 21,7 5,1 20,6 6,6 23,7 11,2 33,3 13,1 32,6 25,1 38,6 24,4 25,5 22,3 20,6 Tổng NS 20,3 100 24,8 100 27,8 100 33,6 100 40,2 100 65,1 100 95,1 100 108,3 100 Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Tỷ trọng thu từ ngân sách Nhà nước trong tổng thu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có sự thay đổi qua các năm. Ban đầu, tỷ trọng thu từ ngân sách giảm dần từ mức 78% xuống thấp nhất là 61% trong năm 2014. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, tỷ trọng thu từ ngân sách nhà nước lại tăng trở 80 lại, chiếm tới gần 80% vào năm 2016 (Bảng 3.3). Nguyên nhân là do trong 2 năm 2015, 2016 thu ngoài ngân sách nhà nước không tăng, thậm chí giảm nhẹ, trong khi đó, nguồn thu từ ngân sách nhà nước lại tăng mạnh. Điều đó cho thấy ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài chính chủ yếu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hiện tại và trong vài năm tới. Nguồn thu từ NSNN cấp cho trường chủ yếu phục vụ chi thường xuyên và chi không thường xuyên như chi cho xây dựng cơ bản, chi cho mua sắm trang thiết bị dạy học. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi lương chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là chi cho nghiệp vụ chuyên môn đào tạo. Nguồn ngân sách tăng đã phần nào đáp ứng nhu cầu của nhà trường, phục vụ chi thường xuyên và một phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. 3.2.2.2. Cơ chế quản lý nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp có thu. Do đó, bên cạnh nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, trường đã xây dựng cơ chế quản lý tài chính nhằm tìm kiếm, khai thác, huy động các nguồn thu ngoài ngân sách. Trường đã ban hành và thực hiện định mức thu sự nghiệp phù hợp với thực tế trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích luỹ. Trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay, đặc biệt là đối với các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, việc da dạng hoá nguồn thu là một hướng đi quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị, nhằm tăng nguồn thu và đảm bảo tính bền vững trong tài chính của các trường đại học công lập, trong đó có Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Việc Nhà nước cho phép thu học phí, mở rộng các loại hình đào tạo, thực hiện một số chức năng ngoài đào tạo như ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ đã tạo điều kiện cho các trường đại học công lập tăng nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước. Trong xu thế mở rộng tự chủ tài chính, đây sẽ ngày càng đóng vai trò là nguồn tài chính quan trọng đối 81 với sự phát triển của các trường đại học công lập. Đối với Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ngay khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời, nhà trường đã chủ động xây dựng cơ chế triển khai các hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu, chẳng hạn như đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ y dược cho các học viên có nhu cầu tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, trường đào tạo hàng trăm dược tá, bồi dưỡng các y tá, bác sĩ cho các địa phương nhằm vừa mở rộng hoạt động, vừa tạo nguồn thu bổ sung cho trường. Bên cạnh đó, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn có các nguồn thu từ dịch vụ khám, chữa bệnh và các dịch vụ khác. Nhờ đó, nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của trường không ngừng tăng lên. Giống như phần lớn các trường đại học công lập ở nước ta hiện nay, Các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chủ yếu là từ thu phí và lệ phí, thu từ các hoạt động dịch vụ và thu từ các hoạt động sự nghiệp khác (xem Bảng 3.4). Bảng 3.4: Nguồn thu ngoài ng n sách Nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2016 Đơn vị tính số thu: Tỷ đồng Tên nguồn thu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số thu % Số thu % Số thu % Số thu % Số thu % Số thu % Số thu % Số thu % Tổng số thu ngoài NSNN 4,4 100 5,1 100 6,6 100 11,2 100 13,1 100 25,1 100 24,4 100 22,3 100 Thu học phí, lệ phí 3,8 86,36 4,2 82,35 5,5 83,33 10,2 91,07 11,4 87,02 14 56 13,4 55 13 58 Thu từ hoạt động dịch vụ 0,4 9,09 0,5 9,80 0,7 10,60 0,8 7,14 1,2 9,16 9 36 8,5 35 7 31 Thu sự nghiệp khác 0,2 4,55 0,4 7,85 0,4 6,07 0,2 1,79 0,5 3,82 2,1 8 2,5 10 2,3 11 Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Đối với các khoản thu học phí và lệ phí, nhà trường thực hiện thu học phí theo Thông tư số 54/1998/TTLT-BGD-BTC ngày 31/8/1998 và Thông tư 82 số 46/2001/TTLT BTC-BGD ngày 20/6/2001 của Bộ Giáo dục v& đào tạo và Bộ Tài chính, Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là các văn bản pháp lý qui định về mức thu học phí của các trường đại học công lập. Căn cứ vào qui định này, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ qui định mức thu cụ thể hàng năm, thường là mức tối đa pháp luật cho phép. Các khoản thu lệ phí tuyển sinh của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được thu theo Quyết định số 1310/2009/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khu thu học phí các cơ sở giáo dục năm 2009-2010, Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDDT, Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDDT của Liên bộ Tài chính và Giáo dục và đào tạo về chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện. Trên cơ sở các qui định pháp luật, hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ qui định mức thu lệ phí tuyển sinh của trường. Bảng 3.4 cho thấy, nguồn thu ngoài ngân sách của trường, trong đó có thu từ học phí, lệ phí tăng nhanh hàng năm và có triển vọng sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo y, dược cũng như nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoản thu từ học phí và lệ phí hàng năm chiếm phần lớn các khoản thu ngoài ngân sách. Trong đó, giai đoạn trước năm 2014, thu từ học phí, lệ phí chiếm tới hơn 80% nguồn thu ngoài ngân sách của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, thậm chí như năm 2012, chiếm tới 91% nguồn thu ngoài ngân sách. Giai đoạn từ 2014 tới nay, tỷ trọng nguồn thu từ học phí, lệ phí giảm, chỉ còn chiếm từ 54-58% tổng thu ngoài ngân sách do tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ và thu sự nghiệp khác tăng lên. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà trường trong việc tìm kiếm và mở rộng nguồn thu, đa dạng hóa các nguồn thu ngoài học phí, lệ phí. 83 Thu từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước lớn thứ 2 sau thu từ học phí, lệ phí. Thu dịch vụ của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chủ yếu là từ hoạt động khám, chữa bệnh, khám sức khoẻ, giữ xe và một số dịch vụ khác, trong đó, tổng thu và tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ tăng nhanh những năm gần đây chủ yếu là từ do tăng thu từ dịch vụ khám, chữa bệnh. Các khoản thu sự nghiệp khác phần lớn là thu từ hợp đồng liên kết đào tạo với các địa phương mở các lớp đào tạo cử nhân Y, dược, cử nhân điều dưỡng, bồi dưỡng chứng chỉ chuyên khoa cấp 1 cho cán bộ ngành y tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu LongNgoài ra, hàng năm, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn như đào tạo dược tá, đào tạo kỹ thuật siêu âm, tổ chức ôn tập thi đầu vào cho học viên nộp hồ sơ thi vào trường Nhờ có cơ chế mở rộng hoạt động và cơ chế quản lý tài chính thu ngoài ngân sách tương đối hợp lý nên các khoản thu sự nghiệp khác cũng tăng nhanh và có tỷ trọng ngày càng cao, đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây (Bảng 3.4). Thu ngoài ngân sách cải thiện trong những năm gần đây cho thấy bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đào tạo theo chỉ tiêu mà Bộ Y tế quy định, Trường đã có cơ chế quản lý tài chính tương đối phù hợp để phát huy nội lực, sử dụng năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường để tăng thu. Bên cạnh lợi ích tài chính là tăng nguồn thu, cải thiện thu nhập cho cán bộ, viên chức và đầu tư trở lại cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, cho xây dựng cơ sở vật chất thì việc mở rộng đào tạo, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm của giảng viên và học viên của trường, đồng thời góp phần chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, tổng thu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tăng đều qua các năm học với tốc độ tăng cao. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp vẫn 84 tăng bình quân 10% qua các năm, phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh được giao tăng bình quân 10% /năm. Số lượng sinh viên đào tạo theo địa chỉ sử dụng tăng từng năm, chủ yếu ở ngành Y và ngành Dược, các ngành có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm nên thời điểm năm 2011 số lượng sinh viên này chưa ra trường nên kinh phí thu được tăng (không phải trừ đi số sinh viên tốt nghiệp). Từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn thu theo địa chỉ và thu học phí tăng vọt, cụ thể chiếm 61% trong tổng số thu. Tuy nhiên đến thời điểm từ năm 2014 trở đi, nếu chỉ tiêu đào tạo theo ĐCSD được giao không có sự biến đổi nhảy vọt thì tỷ lệ nguồn thu này sẽ giảm trong cơ cấu tổng nguồn thu [92]; [96]. Bảng 3.5: So sánh tỷ lệ tăng trƣởng tổng thu của trƣờng từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 Năm học Chênh lệch Năm 2010/2009 +52% Năm 2011/2010 +11% Năm 2012/2011 +22% Năm 2013/2012 +71% Năm 2014/2013 +68% Năm 2015/2014 +35% Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Thu từ học phí của sinh viên chiếm khoảng 20% tổng thu. Nguồn thu này phụ thuộc vào số lượng sinh viên nhập học - giống như nguồn từ NSNN cấp - nhưng định mức thu thay đổi tùy theo qui định của Chính phủ qua từng giai đoạn. Nếu xét về mức độ đóng góp của từng ngành đào tạo trong tổng thu của trường, có thể thấy đào tạo ngành Y luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của trường với số lượng sinh viên hệ đại học và sau đại học đông nhất. Do đó, nếu xét cơ cấu thu theo ngành đào tạo, thu do ngành Y đóng góp vào ngân sách trường chiếm khoảng 50%. Với ngành Dược, trường đào tạo cả hệ chính qui và liên thông ở bậc đại học. Đến năm 2011, ngành Dược mở thêm 85 các mã ngành đào tạo sau đại học nên mức thu chiếm khoảng 23,1% cơ cấu thu của toàn trường. Riêng ngành răng-hàm-mặt (RHM), nhà trường chỉ đào tạo hệ chính qui, chưa mở rộng đào tạo liên thông nên số lượng sinh viên ít, dẫn đến các khoản thu còn hạn chế. Các ngành đào tạo mới thành lập từ năm 2010 như ngành y tế công cộng (YTCC), ngành Điều Dưỡng và Kỹ Thuật Y Học, số lượng sinh viên còn ít nên chưa thể tăng nguồn thu. Tuy nhiên, nhìn vào các số liệu huy động nguồn thu trong những năm qua của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ta thấy có những bất cập: - Một là, thu từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu của nhà trường (từ 61-80%) và chưa thể hiện rõ xu hướng giảm. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang căng thẳng, bội chi ngân sách và nợ công cao, việc Nhà nước vẫn cấp ngân sách tăng liên tục cho trường, một mặt, thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước đối với việc đào tạo bác sĩ, cán bộ y dược cho đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mặt khác, nó cho thấy cơ chế quản lý thu của trường vẫn còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước và chưa khai thác được nhiều nguồn thu ngoài ngân sách. Nếu so sánh với nhiều trường đại học khác thì tỷ trọng thu từ ngân sách của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vào loại cao. Ví dụ, thu từ ngân sách chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng thu của Trường đại học Xây dựng, 24-33% của Trường đại học giao thông vận tải, 25-47% của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2013 và tỷ lệ này còn giảm trong những năm gần đây [41]. Nhà trường chưa có cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa tự chủ hoạt động và tự chủ tài chính, chủ động khai thác mạnh mẽ nguồn thu bổ sung ngoài ngân sách nhà nước. Số liệu cho thấy thu ngoài ngân sách nhà nước có dấu hiệu chững lại, thậm chí giảm nhẹ trong 2 năm gần đây, chứng tỏ nhà trường đang gặp khó khăn trong tăng thu, chưa tìm ra được cơ chế, biện pháp thích hợp để tăng thu ngoài ngân sách. - Hai là, thu từ học phí đóng góp của người học vẫn là nguồn thu sự 86 nghiệp chủ yếu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mặc dù những năm gần đây, tỷ trọng các nguồn thu sự nghiệp khác đã tăng lên trong tổng thu ngoài ngân sách, nhưng thu từ học phí, lệ phí vẫn chiếm hơn 50%. Tuy nhiên, nguồn thu từ học phí, lệ phí bị hạn chế, khó có thể tăng nhanh khi qui mô đào tạo do bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm soát và những năm tới nhiều khả năng sẽ không tăng nhiều. Mặt khác, năng lực đào tạo, đội ngũ giảng viên cũng giới hạn qui mô đào tạo của nhà trường. Trong khi đó, mức học phí vẫn phải thực hiện theo khung định mức do Chính phủ quy định hàng năm. Do đó, trường khó có thể dựa vào thu học phí đào tạo để mở rộng nguồn thu. - Ba là, các nguồn thu sự nghiệp khác, dù tăng khá vào năm 2014, nhưng chững lại hai năm gần đây, chứng tỏ việc tăng thu từ nguồn sự nghiệp khác cũng rất khó khăn. Các nguồn thu sự nghiệp khác và thu khác của Trường mới chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu. Nguồn viện trợ, biếu tặng không đáng kể, cũng chưa được theo dõi, quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính. Bảng 3.6: Dự toán và quyết toán thu ở trƣờng đại học Y dƣợc Cần Thơ Đơn vị tính: % Năm Dự toán Quyết toán Chênh lệch % 2009 19.5 20.3 4.1 2010 22.6 24.8 9.7 2011 25.9 27.8 7.3 2012 32.1 33.6 4.7 2013 38.8 40.2 3.6 2014 64.3 65.1 1.2 2015 97.2 95.1 (2.2) 2016 110.5 108.3 (2.0) Nguồn: [92]; [93]; [94]; [95]; [96]; [97]. Chính vì những bất cập này cũng thể hiện ở năng lực lập dự toán thu. Do không dự báo được khả năng thu từ các nguồn ngoài ngân sách chính xác nên giữa dự toán và thực hiện dự toán thu có sự chênh lệch, từ đó làm ảnh 87 hưởng tới việc thực hiện dự toán chi ở Trường đại học Y dược Cần Thơ. Những điểm này phản ánh cơ chế quản lý tài chính nói riêng, cơ chế hoạt động nói chung của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn nhiều hạn chế, còn mang nặng tính bao cấp của Nhà nước, chưa phát huy được sự chủ động, sáng tạo trong tìm kiếm, khai thác nguồn thu của nhà trường. Bảng 3.7: Tiềm năng tăng thu từ các nguồn ngoài ng n sách nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ Đơn vị tính: % Nguồn thu Tỷ lệ nh chọn Học phí, lệ phí 11,2 Dịch vụ đào tạo, liên kết đào tạo, tư vấn theo hợp đồng 27,4 Dịch vụ khám, chữa bệnh 56,9 Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ 3,8 Khác 0,7 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra xã hội học với cán bộ, viên chức của Đại học Y Dược Cần Thơ của tác giả. Qua khảo sát các cán bộ, viên chức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, đa số người được hỏi cho rằng tốc độ phát triển nguồn thu nhìn chung khá tốt (62,6% người được hỏi), trong khi chỉ có 9,3% cho rằng kết quả huy động nguồn thu không tốt lắm. Số cán bộ, viên chức đánh giá rất tốt hoặc rất kém không đáng kể. Về những nguồn thu ngoài ngân sách mà nhà trường có tiềm năng tăng thu, tác giả nhận thấy đa số người được hỏi chọn thu dịch vụ khám, chữa bệnh là nguồn tăng thu tiềm năng nhất (56,9%), tiếp theo là thu từ dịch vụ đào tạo, liên kết đào tạo, tư vấn theo hợp đồng. Tăng thu từ học phí, lệ phí chỉ 11,2% cán bộ, viên chức bình chọn (Bảng 3.6). Điều đó cũng có nghĩa là theo cán bộ, viên chức nhà trường trong những năm qua, mặc dù nguồn thu tăng trưởng khá, trường chưa có cơ chế quản lý tài chính phù hợp để khai thác 88 tốt các nguồn thu có tiềm năng tăng thu. Lý giải nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong khai thác và mở rộng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cán bộ, viên chức được hỏi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đã hạn chế khả năng của Trường. Bên cạnh đó, việc nhà trường có phần ỷ lại vào ngân sách, chưa có sự chủ động, sáng tạo; và việc trường mới được thành lập, có những khó khăn nhất định trong mở rộng nguồn thu cũng là các nguyên nhân quan trọng, có nhiều cán bộ, viên chức lựa chọn. Bảng 3.8: Nguyên nh n chính hạn chế việc khai thác, mở rộng nguồn thu ngoài ng n sách nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ Đơn vị tính: % Nguyên nhân Tỷ lệ nh chọn Do cơ chế, chính sách của Nhà nước 44,8 Do trường mới thành lập 22,3 Do trường còn ỷ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_co_che_quan_ly_tai_chinh_o_truong_dai_hoc_y_duoc_ca.pdf
Tài liệu liên quan