Luận văn Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu (Eu) giai đoạn 2020 – 2025

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN,

KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG NÔNG SẢN CỦA LIÊN MINH

CHÂU ÂU (EU) VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI

NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH

CHÂU ÂU (EU) .7

1.1. Cơ sở lý luận về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản .7

1.1.1. Khái quát về hàng nông sản.7

1.1.2. Khái quát về xuất khẩu hàng nông sản.9

1.2. Khái quát về thị trường hàng nông sản của Liên minh Châu Âu (EU) .13

1.2.1. Quy mô thị trường.13

1.2.2. Đặc điểm thị trường.14

1.2.3. Kênh phân phối .16

1.3. Những quy định cơ bản của thị trường Liên minh châu Âu (EU) về

thương mại hàng nông sản.18

1.3.1. Những yêu cầu cơ bản của thị trường Liên minh Châu Âu đối với

hàng nông sản nhập khẩu .18

1.3.2. Những quy định chung của Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức

Thương mại quốc tế WTO áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị

trường Châu Âu.21

1.3.3. Những quy định chung của EVFTA áp dụng đối với hàng nông sản

nhập khẩu vào thị trường Châu Âu.26

1.4. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Liên

minh châu Âu (EU).40

1.4.1.Kinh nghiệm của Thái Lan.40

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu (Eu) giai đoạn 2020 – 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp 1 theo Hiệp định, tại Italy chưa có cam kết với các phạm vi hoạt động dịch vụ dành riêng cho các chuyên gia nông học và kỹ sư trắc địa “periti agrari”. Tại Estonia, Malta, Romania chưa có cam kết. Thứ hai, về cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp: - Cam kết của Việt Nam về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới và thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, săn bắt động vật: Việt Nam cam kết mở cửa, tạo luận lợi cho đầu tư của EU tuy nhiên chỉ cho phép hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh. - Cam kết của Việt Nam trong vấn đề người đi công tác, người được thuyên chuyển công tác trong nội bộ doanh nghiệp, người bán hàng cho doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng quy định rằng tối thiểu 20% các nhà quản lý, chuyên viên cao cấp và chuyên gia phải là người mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp người Việt Nam không thể thay họ thực hiện công việc. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp được phép thuê tối thiểu 3 nhà quản lý, chuyên viên cao cấp và chuyên gia không phải là người Việt Nam. i. Cam kết về hợp tác và phát triển bền vững Ngoài các cam kết cụ thể được quy định liên quan trực tiếp đến nông nghiệp trong Hiệp định, EVFTA cũng thể hiện cam kết về hợp tác và phát triển bền vững của các bên, được thể hiện trong chương 15 và 16 của Hiệp định. Trong đó các bên cam kết chú trọng hợp tác và nâng cao năng lực hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp, thông qua các phương tiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thực hành tốt nhất, cũng như hợp tác về chính sách. (Mutrap, 2011) Về vấn đề phát triển bền vững, hai bên khẳng định lại cam kết của mình gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là phụ thuộc và củng cố lẫn nhau, tiếp tục nhấn mạnh lợi ích của hợp tác về các vấn đề lao động và môi trường liên quan tới thương mại như là một phần của phương pháp tiếp cận toàn cầu về thương mại và phát triển bền vững. Trong Hiệp định, một lần nữa các bên tái khẳng 40 định các cam kết của mình về lao động, phù hợp với các nghĩa vụ phát sinh từ các thành viên của Tổ chức lao động Quốc tế ILO và Tuyên bố ILO về các Nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc và tuyên bố tiếp theo đó, được thông qua bởi Hội nghị Lao động Quốc tế tại kỳ họp lần thứ 86 của mình năm 1998, sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc; bên cạnh đó, cam kết thực hiện có hiệu quả trong các luật và thông lệ của mình các thỏa thuận môi trường đa phương (MEAs) mà mình tham gia. 1.4. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) 1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất hàng nông sản tương đương với nước ta, song kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan vượt xa so với nước ta. Ví dụ như mặt hàng dứa, kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan là: ngoài yếu tố thuận lợi về thị trường tiêu thụ (thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan là: EU, Hà Lan, Tây Đức, Đông Âu), Thái Lan rất nỗ lực trong việc phát triển các mặt hàng hoá nông sản. Thái Lan chú trọng đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc biệt thỏa mãn được các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đặt ra. Cụ thể, Thái Lan đã tập trung vào các biện pháp sau: - Quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô lớn, đồng thời có biện pháp để tăng công suất sử dụng của các cơ sở chế biến nông sản. - Đầu tư vào việc nghiên cứu và ứng dụng, kể cả việc nhập khẩu các loại giống cây, con có chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp phát triển. Thái Lan đã xây dựng những trung tâm nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng và vật nuôi chất lượng cao. - Đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản, đặc biệt là đầu tư vào việc thiết kế và sản xuất bao bì để hấp dẫn người mua. Đối với mặt hàng gạo, Thái Lan đầu tư hệ thống chế biến gạo xuất khẩu quy mô lớn và trang bị công nghệ hiện đại. Thái Lan 41 có trên 90% cơ sở chế biến gạo (xay xát, sàng tuyển, đánh bóng gạo) quy mô lớn, được trang bị đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao. - Đầu tư vào khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm cả trong nước và nước ngoài. Hầu hết hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan được bảo quản tốt, mẫu mã và bao bì hàng hoá được thiết kế đẹp, hấp dẫn người mua. Các doanh nghiệp Thái Lan chú trọng nhiều đến xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu. - Thực hiện nghiêm ngặt việc đảm bảo vệ sinh ATTP. Năm 2004 chính phủ phát động chương trình “Thái lan là bếp ăn của thế giới” nhằm khuyến khích nông dân và các nhà chế biến có những hành động thiết thực để kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Phát triển mạnh thị trường tài chính nông thôn để người sản xuất có thể nhận được nhiều khoản vay lớn hơn, có thêm vốn lưu động, vốn cổ phần. 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Để tăng cường mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản, Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện chiến lược khai thác thị trường nông sản EU hợp lý theo 2 hướng: tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường hiện có. Cụ thể: - Tăng cường khai thác thị trường xuất khẩu hiện có và tránh tập trung quá mức vào một thị trường hàng hoá nào, nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để phát triển thị trường ổn định. - Thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cả chiều rộng và chiều sâu. - Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua tham gia các liên kết kinh tế. - Đa dạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu, cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng toàn diện. Trung Quốc coi trọng đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp. 42 1.4.3. Kinh nghiệm của Brasil Là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê Arabia và đứng thứ hai về sản lượng cà phê Robusta, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu. Chính phủ Brasil và các tổ chức điều phối ngành cà phê đã có nhiều chính sách phát triển công nghiệp chế biến cũng như thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào công nghiệp chế biến của Brasil. Brasil có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, trên cơ sở đó, đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê rất chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Brasil. Hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê được xây dựng và phát triển tốt, hoạt động chuyên nghiệp và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhóm lợi ích tham gia trong ngành. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm lợi ích khác nhau, tham gia vào quá trình: (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brasil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh ATTP, phòng chống bệnh dịch. Chính phủ Brasil đã hỗ trợ một phần kinh phí cho Hiệp hội XK cà phê Brasil để thực hiện kế hoạch gia tăng kim ngạch XK cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hoà tan). 43 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn 2010 – 2019 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn năm 2010 – 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629. Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, điều, gạo, rau quả, hồ tiêu Nông sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản Một số mặt hàng có vị trí xuất khẩu cao trên thế giới như điều, hồ tiêu (đứng thứ nhất), cà phê (đứng thứ hai), gạo (đứng thứ ba),... Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU là trên 22,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo thống kê, trong 7 tháng đầu 44 năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản lại giảm tới 8,2%. Điều đó cho thấy, xuất khẩu nông sản đã và đang gặp không ít rào cản, khó khăn. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU so với Thế giới giai đoạn giai đoạn năm 2010 – 2019 Năm EU Thế giới Tỷ trọng (%) 2010 1.134 7.306 15,5 2011 1.644 9.441 17,4 2012 1.859 10.663 17,4 2013 1.678 9.508 17,6 2014 2.228 11.405 19,5 2015 2.098 11.181 18,8 2016 2.429 12.454 19,5 2017 2.580 14.224 18,1 2018 2.393 14.754 16,2 2019 2.190 13.646 16,0 (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629. Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, đến hết năm 2019, Việt Nam luôn nằm trong top đầu những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, với tổng giá trị đạt 13,646 tỷ USD, riêng thị trường liên minh Châu Âu EU chiếm 16% tỷ trọng xuất khẩu với 2,19 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019 đạt 114,582 tỷ USD, trong đó thị trường EU là 20,233 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy, trong vòng 10 năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU vẫn đang ở mức ổn định, luôn ở mức 16-19% so với tổng kim ngạch xuất khẩu ra Thế giới. Tuy nhiên, dù kim ngạch xuất khẩu vẫn ổn định theo năm, nhưng với việc các nước trên Thế giới nói chung và EU nói riêng đang đưa ra nhiều quy định quản lý, thắt chặt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cũng như các quy định kỹ 45 thuật về tem nhãn, mã số hàng hoá,cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, một nước vẫn đang dừng lại ở mức xuất khẩu chủ yếu các hàng thô sơ, ít qua chế biến. 2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng 2.1.2.1. Cà phê a. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của cà phê Việt Nam sang thị trường sang thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629. Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Trong các sản phẩm nông sản, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang EU lớn nhất là cà phê. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong giai đoạn 2010 – 2019. Theo biểu đồ ta thấy kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2010 – 2019 đã tăng 1,67 lần từ mức 697 triệu USD năm 2010 lên mức 1164 triệu USD năm 2019. Tuy nhiên, có sự không ổn định ở tốc độ tăng trưởng, thậm chí có sự sụt giảm mạnh ở một số năm (2013, 2015, 2019). Lý giải cho điều này, hiện nay có nhiều quốc gia tham gia vào thị trường xuất khẩu cà phê vào EU, đe doạ chiếm thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình là Brazil, với việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê robusta vào EU, Brazil có thể sẽ 46 sớm soán ngôi vị quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới mà Việt Nam đang nắm giữ. Ngoài ra, Indonesia cũng đang đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu cà phê vào EU cũng như ra Thế giới, đặt Việt Nam vào thế bắt buộc phải quan tâm đồng bộ các giải pháp tổng thể: đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. b. Tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bảng 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU (triệu USD) Tổng Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2010 697 1.851 37,6% 2011 1.031 2.760 37,4% 2012 1.247 3.674 33,9% 2013 1.061 2.717 39,0% 2014 1.477 3.557 41,5% 2015 1.155 2.671 43,3% 2016 1.377 3.335 41,3% 2017 1.365 3.244 42,1% 2018 1.344 3.537 38,0% 2019 1.164 2.854 40,8% Trung bình 41,1% (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629. Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Có thể thấy, tỷ trọng trung bình kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 41,1% (xem bảng 2.2). Trong vòng 10 năm, tỷ trọng xuất khẩu đang có xu hướng tăng dần từ mức 37,6% 47 vào năm 2010 lên 40,8% vào năm 2019. Điều này chỉ ra mức độ phụ thuộc vào thị trường EU của sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam. 2.1.2.2. Hạt điều a. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hạt điều có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2010 chỉ từ 227 triệu USD đã tăng 3,4 lần đến năm 2019, lên mức 763 triệu USD (biểu đồ 2.3). Trong đó, có năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu hạt điều cao kỷ lục là 944 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hạt điều lại mang xu hướng biến động, có những năm đạt tốc độ tăng trưởng cao (2011, 2014, 2017), và cũng có những năm tốc độ tăng trưởng giảm mạnh (2012, 2013, 2018, 2019). Điều này bị ảnh hưởng bởi giá hạt điều trên toàn thế giới xụt giảm rõ rệt trong những năm vừa qua, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ra thế giới, cũng như vào EU. Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của sản phẩm hạt điều Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629 . Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) b. Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU vẫn còn khá khiêm tốn (bảng 2.3). 48 Bảng 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang EU (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2010 227 1.137 20,00% 2011 326 1.473 22,10% 2012 297 1.470 20,20% 2013 290 1.646 17,60% 2014 418 1.994 21,00% 2015 572 2.398 23,90% 2016 706 2.843 24,80% 2017 944 3.517 26,90% 2018 819 3.366 24,30% 2019 763 3.289 23,20% Trung bình 24,8% (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629 . Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Tỷ trọng trung bình kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 24,8%. Tỷ trọng này có xu hướng tăng dần từ năm 2010 là 20% lên 3,2% đến năm 2019 là 23,2%. Trong đó có năm 2017 đạt tỷ trọng cao nhất ở giai đoạn này là 26,9%. 2.1.2.3. Chè a. Kim ngạch và tốc độ Qua biểu đồ 2.4, ta có thể thấy giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng chè của Việt Nam có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu trung bình đều trên 7 triệu USD, cao nhất là năm 2013 với giá trị kim ngạch là 10,1 triệu USD. Cùng với khoảng thời gian này là tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, đạt đỉnh 12,2% vào năm 2012. Tuy nhiên, xuất hiện sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu vào năm 2014 xuống còn 7,5 triệu USD và tốc độ tăng trưởng giảm sâu xuống còn -25,91%. 49 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng mặt hàng chè của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629 . Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 đã ghi nhận sự giảm rõ rệt của kim ngạch xuất khẩu từ 5,8 triệu USD vào năm 2016 xuống còn 1,7 triệu USD vào năm 2019, giảm 4,1 triệu USD. Bên cạnh đó cũng chứng kiến là tốc độ tăng trưởng không ổn định khi xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường EU. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này chỉ ở mức 1,14% và sau đó là sự giảm mạnh còn - 52,97% vào năm 2019, giảm tới 54,11%. c. Tỷ trọng xuất khẩu chè sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu chè và tỷ trọng xuất khẩu chè sang thị trường EU đều có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam (bảng 2.4). Cụ thể, từ năm 2010 tỷ trọng xuất khẩu là 4,2%, đến năm 2019 tỷ trọng giảm đến 3,5% xuống còn 0,7%. Kim ngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh từ 8,430 triệu USD vào năm 2010 đến 1,654 triệu USD vào năm 2019, giảm tới 6,776 triệu USD. Tỷ trọng cao nhất của giai đoạn này là 4,4% ở năm 2013, tuy nhiên con số này vẫn rất khiêm tốn. Ta có thể thấy, trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2019, chè là một trong những mặt hàng có sự giảm sút cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu ở mức chưa cao do chất lượng sản phẩm chè còn 50 thấp cũng như chưa có thương hiệu do đang chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Đa phần chè Việt vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính, rất ít sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU hay Mỹ. Bảng 2.4: Bảng tỷ trọng xuất khẩu chè sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu chè sang EU (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2010 8,43 200,54 4,2% 2011 8,90 205,54 4,3% 2012 9,99 224,59 4,4% 2013 10,07 229,41 4,4% 2014 7,46 228,12 3,3% 2015 5,76 217,19 1,7% 2016 3,75 217,21 1,7% 2017 3,48 227,93 1,5% 2018 3,52 217,83 1,6% 2019 1,65 236,43 0,7% Trung bình 2,8% (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629 . Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) 2.1.2.4. Hàng rau quả a. Kim ngạch và và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Thị trường EU là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam bởi đây là một thị trường rộng lớn cùng nhu cầu nhập khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả nhiệt đới. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2019, kim ngạch xuất khẩu của hàng rau quả có sự tăng nhanh và mạnh (biểu đồ 2.5). Cụ thể vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu chỉ có khoảng 54 triệu USD thì sau 9 năm đã tăng 94 triệu USD lên đến 148 triệu USD vào năm 2019. 51 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của sản phẩm hạt điều Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629 . Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có sự gia tăng nhưng chưa ổn định. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất vào năm 2011 với 10,39%. Nhưng chỉ, sau 1 năm ta thấy sự sụt giảm mạnh mẽ xuống -21,23% cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong suốt 9 năm trở lại đây khi giảm tới 31,62%. Giai đoạn 2013 – 2019 cho thấy tốc độ tăng trưởng bình ổn hơn và có sự phát triển. Cụ thể là năm 2013, tốc độ tăng trưởng là 14,32% thì đến năm 2019 là 28,48% đã tăng 14,25%. b. Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Tuy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2019, nhưng tỉ trọng xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn (bảng 2.5). Cụ thể: tỷ trọng xuất khẩu rau quả cao nhất là 11.8% vào năm 2010. Từ các năm sau, tỷ trọng xuất khẩu giảm chỉ chiếm dưới 10%. Đến năm 2017 và năm 2018, tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 3% thấp nhất trong khoảng 9 năm trở lại đây. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam chưa có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ sản xuất để đáp ứng các hàng rào kỹ thuật từ thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực, với việc xoá bỏ hoàn toàn mức thuế, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU sẽ có nhiều cơ hội để gia tăng được kim ngạch xuất khẩu và khi đó chắc 52 chắn tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường này sẽ ngày càng lớn hơn. Bảng 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2010 54 460 11,80% 2011 60 622 9,70% 2012 47 827 5,70% 2013 54 1.073 5,00% 2014 69 1.488 4,70% 2015 86 1.839 4,70% 2016 93 2.457 3,80% 2017 106 3.501 3,00% 2018 115 3.809 3,00% 2019 148 3.747 4,00% Trung bình 3,70% (Nguồn: Tác giả tổng hợp tại trang web của Tổng cục thống kê theo đường dẫn https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629 . Số liệu được lấy theo các báo cáo xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến 2019) 2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo quốc gia 2.1.3.1. Cà phê Hiện nay, cà phê Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường EU, đứng thứ 2 trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê chính tại EU, chỉ sau Brazil (bảng 2.6). Từ việc chỉ chiếm 5,7% thị phần năm 2010, cà phê Việt Nam giờ đây đã chạm mốc 9%, có khi lên đến 9,44% (2018). Với việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng cà phê thô và cà phê đã qua chế biến, sản phẩm cà phê Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường tiêu thụ cà phê EU nói riêng, và cà phê thế giới nói chung. 53 Bảng 2.6: Thị phần cà phê Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019 Đơn vị: % Năm Việt Nam Brazil Peru Colombia Indonesia 2010 5,7 22,8 4,39 3,78 2,12 2011 5,7 23,24 5,11 4,31 1,37 2012 7,63 18,57 3,72 3,59 1,84 2013 7,42 16,46 2,9 3,82 2,32 2014 9,18 20,7 2,61 5,08 1,59 2015 7,33 18,52 2,1 5,00 1,87 2016 9,31 16,9 2,71 4,55 1,83 2017 9,56 14,88 2,49 4,14 2,06 2018 9,44 14,23 2,43 3,56 1,07 2019 8,35 14,20 2,43 3,73 1,27 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang web https://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx. Số liệu được lựa chọn giữa Việt Nam và EU từ năm 2010 đến 2019 dựa theo bảng mã sản phẩm lấy từ hệ thống HS) Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam theo một số các thị trường thuộc EU giai đoạn 2010 – 2019 Đơn vị: Nghìn USD (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang web https://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx. Số liệu được lựa chọn giữa Việt Nam và EU từ năm 2010 đến 2019 dựa theo bảng mã sản phẩm lấy từ hệ thống HS) 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Hà Lan Anh Pháp Đức Bỉ Tây Ban Nha Italy Thụy Điển Hy Lạp Ba Lan 54 Tính đến năm 2019, Đức vẫn đang là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với 399,933 nghìn USD, chiếm 31,77% tổng kim ngạch xuất khẩu (biểu đồ 2.6). Tiếp theo đó là Tây Ban Nha và Italy, lần lượt chiếm 18,86% và 18,06% tổng kim ngạch xuất khẩu. Lý giải về việc Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất tại EU, các công ty xuất khẩu cho biết, tại Đức tập trung nhiều tập đoàn rang xay cà phê lớn nhất thế giới, nên nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn. Trong khi đó, tỷ lệ xuất khẩu cà phê cho thị trường Thuỵ Điển, Hy Lạp chỉ chiếm 0,004% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh nhu cầu và thói quen sử dụng của người bản địa. Theo đó, họ cho rằng, cà phê của Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_viec_xuat_khau_hang_no.pdf
Tài liệu liên quan