Luận văn Cơ sở khoa học xây dựng mô hình quản lý môi trường các khu công nghiệp Việt Nam

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. 5

DANH MỤC BẢNG . 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. 8

DANH MỤC HÌNH. 9

DANH MỤC KHUNG . 10

MỞ ĐẦU . 11

Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM . 20

1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam. 20

1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN . 23

1.2.1. Nước thải . 23

1.2.2. Khí thải . 26

1.2.3. Chất thải rắn. 29

1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN. 31

1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN. 31

1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN. 33

1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường . 36

1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN . 38

Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN, ĐÁNH

GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM . 42

2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN . 42

2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành) . 42

2.1.2. Mô hình quản lý KCN chuyên ngành. 45

2.1.3. Mô hình KCN sinh thái . 48

2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam. 50

pdf112 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở khoa học xây dựng mô hình quản lý môi trường các khu công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u A (ít ô nhiễm), khu B (ô nhiễm: xi mạ và dệt nhuộm), và khu C (ô nhiễm: thuộc da). Cũng chia theo khu vực như trên, hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng được xây dựng theo phân khu chức năng (khu A, B và C)... 2.1.3. Mô hình KCN sinh thái Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường [18]. Như vậy, các nhà máy trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả BVMT chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng [14]. Theo nghiên cứu của trường Đại Học Cornell [15], một KCNST phải bao gồm các nhà máy cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp: - Trao đổi các loại sản phẩm phụ; - Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên; - Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch); - Xử lý chất thải tập trung; - Các loại hình CN phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng BVMT của KCNST; - Kết hợp giữa phát triển CN với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải). Bên cạnh đó, khi xây dựng KCNST cần đạt [21]: Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường49 - Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu - năng lượng và sản phẩm – phế phẩm – chất thải tạo thành. - Sự tương thích về quy mô. Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy [23], nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi. - Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy. Giảm khoảng cách giữa các nhà máy sẽ giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và trao đổi thông tin. Phát triển KCNST mang lại những lợi ích chính sau đây: - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính; - Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường; - Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng; - Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/phế liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy. Tại Việt Nam, mô hình KCNST đã được nghiên cứu triển khai ứng dụng dưới khái niệm KCN thân thiện môi trường, mà cấp độ phát triển cuối cùng của KCN thân thiện môi trường là KCNST. Cho đến nay có rất nhiều dự án, chương trình, hội thảo được thực hiện liên quan đến việc áp dụng mô hình KCNST vào Việt Nam như: Dự án sự nghiệp kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường, áp dụng cho 5 khu công nghiệp miền Trung và miền Nam”; Dự án “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội”; Dự án “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường nhằm xây dựng và triển khai mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường ở Vĩnh Phúc”; Nhiệm vụ trọng điểm cấp nhà nước “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường50 mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Đức Hòa I – Hạnh Phúc, Long An” do Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)– Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thực hiện trong giai đọan 2003-2007; Hội thảo chuyên đề “Phát triển cụm công nghiệp sinh thái cho ngành chế biến tinh bột khoai mì tại Việt Nam” trong khuôn khổ dự án Arrpet của Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường – Đại học Văn Lang thực hiện tháng 8/2007 và gần đây nhất là việc khởi công xây dựng Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa (Tây Ninh). 2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam Từ việc phân tích một số mô hình quản lý KCN hiện có, có thể đưa ra một số nhận xét sau: - Mô hình KCN cổ điển là mô hình điển hình của các KCN hiện nay của VKTTĐ phía Bắc cũng như của Việt Nam, mô hình này không đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống QLMT KCN thống nhất và bền vững. - Mô hình KCN chuyên ngành là mô hình đã tiến hơn một bước so với mô hình KCN cổ điển, tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp nhất định, mô hình này mới phát huy được những ưu điểm sẵn có. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam, công tác BVMT được bắt đầu bằng các giải pháp xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, các giải pháp này cũng cho thấy những điểm bất lợi và tính không hiệu quả như chỉ chuyển từ loại chất thải này sang loại chất thải khác, phát sinh các loại sản phẩm phụ .... Do đó, dần dần các giải pháp khác, khắc phục được những hạn chế của xử lý cuối đường ống, đã được phát triển và áp dụng. Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực xử lý chất thải và BVMT, với điều kiện kinh tế phát triển và công nghệ tiên tiến sẵn có, hiện nay, tại hầu hết các nước đã phát triển trên thế giới, chiến lược bảo vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên (Hình 2.3): (1) ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng cách áp dụng các giải pháp Sản xuất sạch hơn), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử lý hợp lý phần chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) trước khi thải ra môi trường và (4) thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh hoặc an toàn. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường51 Hình 2.3. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải. [12] Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh là chiến lược được ưa chuộng nhất, vì không có chất thải có nghĩa là không có ô nhiễm và không tốn chi phí xử lý và quản lý. Những nhà sản xuất có thể loại trừ hoặc ngăn chặn phát sinh chất thải từ quy trình sản xuất bằng cách: quản lý tốt quy trình sản xuất (European Commission, 1997; Ramjeawon, 2000; Henningsson et al., 2001; Hyde et al., 2001), thay đổi nguyên liệu ban đầu (Jorgenson and Wilcoxen, 1990; Chaan-Ming, 1995; Vigneswaran et al., 1999), áp dụng công nghệ sản xuất mới (EUROPEAN, 1997), thay đổi đặc tính, thành phần sản phẩm, Khi các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn không thể áp dụng được, chất thải phải được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ở những quy trình sản xuất khác để tạo ra sản phẩm mới. Thông thường, tái sinh và tái sử dụng (trao đổi chất thải) mang lại lợi ích kinh tế do ít năng lượng tiêu thụ để tạo ra sản phẩm mới từ nguyên vật liệu tái sử dụng, và hạn chế suy thoái môi trường do ít khai thác tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu sản xuất [20]. Ngay cả khi áp dụng ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn cũng như tái sinh và tái sử dụng hay trao đổi chất thải, cuối cùng vẫn còn chất thải và phần chất thải này cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào môi trường nhằm ngăn chặn và hạn chế các rủi ro cho môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Từ tài liệu tham khảo và thực tế ứng dụng tại các nước phát triển, chúng ta có thể tìm thấy rằng trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp nói trên đều đóng vai trò quan trọng trong BVMT. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế nhất định. Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn (sản xuất sạch hơn) Tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải) Xử lý cuối đường ống Thải bỏ hợp vệ sinh Giải pháp ít ưu tiên lựa chọn nhất Giải pháp ưu tiên lựa chọn Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường52 Mặc dù sản xuất sạch hơn có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý cuối đường ống, nhưng các giải pháp sản xuất sạch hơn không phải luôn luôn khả thi để ứng dụng và đôi khi không thể xử lý hoàn toàn chất thải nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ xử lý cuối đường ống. Một cách tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải khó có thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh. Hay nói cách khác, sự kết hợp và tổ hợp của một vài hoặc tất cả các giải pháp nói trên theo điều kiện kinh tế và công nghệ sẵn có được xem là chiến lược tốt nhất hay có thể nói là duy nhất để khắc phục quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra liên tục hiện nay. Có thể thấy rằng, mô hình KCNST đã khắc phục và giải quyết được phần lớn những vấn đề đặt ra đối với vấn đề quản lý và xử lý chất thải của KCN đã nêu ở trên. Chính vì vậy, đây là mô hình phù hợp đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới và có thể triển khai áp dụng phù hợp ở Việt Nam nếu được nghiên cứu chuyên sâu với những điều kiện cụ thể. Mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái KCN không chất thải (hay gọi tắt KCNST) gồm có bốn bước chính : - Phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu. - Tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn. - Xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN. - Và bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này, sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của KCNST. Trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận thức về vấn đề BVMT hiện tại của các nhà sản xuất cũng như thực tế khó khăn và hạn chế về tài chính, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên nói Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường53 trên sẽ ít khả thi. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất thải và BVMT của nước ta cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên. tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do chất thải CN đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên khác với mô hình đã trình bày trong hình 2.3: (1) tái sinh và tái sử dụng chất thải, (2) xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề BVMT của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược BVMT thành công trên cơ sở áp dụng mô hình KCNST giảm thiểu, tái sử dụng và tái sinh kết hợp với xử lý tập trung triệt để các chất thải còn lại thay thế cho mô hình KCN cổ điển với duy nhất biện pháp xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, để áp dụng lý thuyết phát triển từ những nước phát triển trên thế giới vào điều kiện của Việt Nam, chúng ta cần lưu ý những vấn đề chính sau đây : (1) mô hình KCNST của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của xây dựng mô hình KCNST hiện có của các nước khác và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta. (2) Nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với nhiều loại hình CN khác nhau. (3) Để xây dựng KCNST ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan cũng như sự tự nguyện của KCN và các nhà máy trong KCN trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế. Dựa trên thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Jorgen Christensen [22] cho rằng những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN này là: - Sự phù hợp giữa các ngành CN trên phương diện “trao đổi chất thải”; - Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn; - Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường54 - Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; - Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng. Khi phát triển Dự án KCNST East Bay, San Franciso Bay, California, Lowe [19] cũng cho rằng những đặc điểm chính hình thành KCNST này như sau: - Thành phần chính của KCNST này là cơ sở thu hồi tài nguyên bao gồm tái sử dụng, tái chế, tái sản xuất và sản xuất phân compost; - Chiến lược lấp đầy KCN này là phát triển các cơ sở sản xuất, bao gồm cả các cơ sở trực thuộc các KCN lân cận, sao cho có thể thực hiện chương trình trao đổi sản phẩm phụ. Những cơ sở có khả năng tham gia vào chương trình này chủ yếu thuộc nhóm sản xuất vật liệu và năng lượng có thể tái chế. - Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch phải bảo đảm duy trì sự phát triển kinh tế trong giới hạn bảo đảm sự cân bằng với môi trường sinh thái. Sự phân bố các cơ sở sản xuất trong KCN phải thể hiện được đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên. - Khi thiết kế cơ sở hạ tầng và phân xưởng sản xuất phải xem xét tính hiệu quả về năng lượng, sử dụng nguyên liệu và năng lượng có thể tái chế được, đồng thời ngăn ngừa ô nhiễm. - Chiến lược phát triển mạng lưới trao đổi sản phẩm phụ được xây dựng dựa trên cơ sở khảo sát những nhà máy CN phù hợp với mục tiêu đề ra, các cơ sở sản xuất hiện có vùng lân cận, nghiên cứu các báo cáo về những loại chất thải CN đã phát sinh và tổ chức hội thảo với sự tham gia của tất cả những tổ chức này. Dựa trên những nguyên tắc cơ bản về sinh thái CN và kinh nghiệm của các nước đã phát triển hoặc đã có dự án phát triển KCNST, xem xét điều kiện của Việt Nam, thực tế cho thấy rằng, không phải KCN nào trong số những KCN đang hoạt động hiện nay cũng đủ điều kiện để chuyển đổi sang mô hình KCN thân thiện với môi trường hay KCNST. Chính vì vậy, để xây dựng, chuyển đổi một KCN hiện hữu sang mô hình KCNST cần phải có những điều kiện cần sau: Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường55 1. Phải có sự tự nguyện tham gia của các nhà máy và các thành phần khác (nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,), gọi chung là cơ sở trong KCN. Bản thân từng cơ sở trong KCNST phấn đấu thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn. 2. Là KCN đa ngành 3. Sự tương thích về loại hình CN trên phương diện “trao đổi chất thải”. 4. Sự tương thích về quy mô. 5. Giảm khoảng cách (địa lý) giữa các cơ sở và tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng chung các cơ sở hạ tầng trong KCN. 6. Kết hợp giữa phát triển CN với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải). Sự tự nguyện tham gia của các cơ sở trong KCNST được thiết lập đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại ổn định và lâu dài của hệ thống. Vì các nhà máy trong KCN liên kết với nhau trên cơ sở trao đổi nguyên vật liệu (bao gồm cả sản phẩm, phế phẩm và chất thải) và năng lượng (nhiệt thừa, nhiên liệu,) với nhau và với môi trường tự nhiên, nên mỗi nhà máy là một “mắt xích” trong một “chuỗi” vật chất khép kín. Chỉ cần một “mắt xích” nào bị phá vỡ (vì bất cứ lý do gì), toàn hệ thống sẽ bị phá vỡ theo và có thể cần có thời gian dài mới có thể thiết lập lại. Không ai khác ngoài các cơ sở sản xuất sẽ phải thực thi các phương án công nghệ để có thể hình thành mạng lưới trao đổi vật chất trong KCN cũng như giảm đến mức thấp nhất sự tiêu thụ cũng như phát sinh chất thải. Do đó, chỉ khi nào cơ sở sản xuất tự nguyện trở thành thành viên của KCNST, họ mới nỗ lực duy trì vai trò “mắt xích” của mình vì sự tồn tại của cả hệ thống. Không có sự tự nguyện tham gia của các cơ sở sản xuất, các giải pháp công nghệ giảm thiểu chất thải tại nguồn cũng như trao đổi chất thải, cho dù đơn giản đến đâu đi nữa, cũng trở nên ít khả thi. KCN đa ngành với tính đa dạng của các loại hình CN trong KCN là yếu tố cần thiết để thực hiện chương trình trao đổi chất thải. Nếu các nhà máy đầu tư vào KCN đều sản xuất cùng một mặt hàng, hiển nhiên các nhà máy này sẽ có cùng nhu cầu nguyên, nhiên liệu, năng lượng và tạo ra cùng loại sản phẩm, phế phẩm và chất thải. Do đó, không nhà máy nào có nhu cầu hay có thể tái sử dụng phế phẩm của nhà máy khác. Tuy Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường56 nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc tập hợp càng nhiều loại hình CN trong KCN càng tốt. Tính đa dạng của các loại hình CN là “điều kiện cần” để phát triển mô hình KCNST, nhưng chưa phải là “điều kiện đủ”. Tính đa dạng này phải nằm trong khuôn khổ của “sự tương thích về loại hình CN” sao cho mỗi nhà máy trong KCN không chỉ đóng vai trò là cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới cho thị trường mà còn là một cơ sở tái sinh, tái chế chất thải, là một “mắt xích” góp phần khép kín dòng vật chất trong hệ CN thân thiện môi trường đã phát triển. Sự tương thích về quy mô là yếu tố nhằm bảo đảm toàn bộ phế phẩm, chất thải phát sinh từ mỗi nhà máy trong KCN đều được một nhà máy khác trong cùng KCN tiêu thụ. Nếu điều này không thể thực hiện được (ví dụ do không thể kêu gọi đầu tư), một cơ sở tái chế tương ứng sẽ được xây dựng (như một “mắt xích” tự tạo) hoặc một cơ sở tái chế sẵn có trong khu vực sẽ được thuyết phục tham gia hệ thống nhằm bảo đảm sự khép dòng vật chất như đã thiết kế. Giảm khoảng cách địa lý và tăng tối đa khả năng sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong KCN là một trong những điều kiện giúp giảm sự tiêu tốn nguồn tài nguyên và năng lượng tiêu thụ, tăng hiệu quả sử dụng công trình nhờ đó giảm chi phí vận hành của từng nhà máy đồng thời tăng mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở trong cùng KCN. Mua chung nguyên liệu, sử dụng chung hệ thống vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm, sử dụng chung hệ thống xử lý chất thải, là những ví dụ điển hình cho việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Giảm khoảng cách địa lý sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Trong một số trường hợp, cơ hội thực hiện trao đổi chất giữa các nhà máy trong KCN rất ít. Khi đó, thực hiện trao đổi chất với các thành phần khác như vùng nông nghiệp (dưới hình thức trả lại cho thiên nhiên nguồn tài nguyên đã khai thác ở dạng chất bổ trợ cho đất trồng, tưới tiêu hoặc bổ cập nguồn nước,), khu dân cư (cung cấp gas làm nhiên liệu, cung cấp nhiệt,), là giải pháp tối ưu duy nhất để có thể hình thành KCN không có chất thải và thân thiện môi trường. Như vậy, có thể thấy rằng, mô hình KCNST là mô hình phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, hiện đang là mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới xây dựng. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, cần có những đánh giá, Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường57 cân nhắc đối với các nhóm trường hợp để có thể xây dựng một hệ thống tiêu chí phù hợp đối với các KCN quy hoạch xây dựng mới và hệ thống tiêu chí đối với các KCN đang hoạt động chuyển đổi sang mô hình KCNST. Trong phần tiếp theo của Luận văn, sẽ tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình là KCN Sài Đồng B với những khả năng ứng dụng chuyển đổi sang mô hình KCNST. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường58 Chương 3 – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KCN SÀI ĐỒNG B VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI 3.1. Tổng quan về KCN Sài Đồng B KCN Sài Đồng B được thành lập theo Quyết định số 151/TTg ngày 11/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ, nằm trên địa bàn thị trấn Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. KCN Sài Đồng B có tổng diện tích 97,11 ha, trong đó diện tích xây dựng công nghiệp là 78,38 ha. Đến nay, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 100% với tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất là 24 doanh nghiệp (trong đó có 7 liên doanh, 11 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 6 doanh nghiệp trong nước, đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, đồ gia dụng, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi Bảng 3.1. Danh sách các nhà máy trong KCN Sài Đồng B STT KH Tên nhà máy Loại hình sản xuất Các nhà máy trong lô A 1. A1 Công ty TNHH Orion - Hanel Sản xuất đèn hình (phá sản) 2. A2 Công ty TNHH Orion kim loại Sản xuất chi tiết máy phát thanh, truyền hình bằng kim loại 3. A3 Công ty TNHH Jeawon - Ashin Sản xuất thiết bị điện Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường59 STT KH Tên nhà máy Loại hình sản xuất 4. A4 Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel Sản xuất tivi , tủ lạnh 5. A5 Công ty TNHH hệ thống dây Sumi – Hanel 1 Sản xuất dây điện, điện tử và các sản phẩm liên quan cho ngành sản xuất ô tô và điện tử 6. A6 Công ty TNHH khuôn đúc Tsukuba VN Đúc kim loại, sản xuất khuôn đúc 7. A7 Công ty TNHH Pentax VN Sản xuất thiết bị và dịch vụ ngành ảnh (máy ảnh, phim,) Các nhà máy trong lô B 8. B1 Công ty TNHH Discovery Diamonds Chế tạo đá quý, đồ trang sức 9. B2 Công ty TNHH Medicos France Sản xuất mỹ phẩm, hương liệu 10. B3 Công ty TNHH Zuellig Pharma Phân phối dược phẩm 11. B4 Công ty TNHH Hitech Sản xuất trang thiết bị y tế 12. B5 Công ty TNHH Wictor Vina Sản xuất keo và chất dính 13. B6 Công ty TNHH Newhope Sản xuất thức ăn gia súc 14. B7 Công ty TNHH Phúc Đầy Sản xuất nước uống 15. B8 Công ty TNHH Công nghiệp Tân Á (Dynapac) Sản xuất bìa cát tông 16. B9 Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa I Sản xuất các mặt hàng từ nhựa; thiết bị chiếu sáng, sưởi nóng, thiết bị phân phối điện, phân phối nước; thiết bị vệ sinh. 17. B10 Nhà máy điện tử Hà Nội Sản xuất thiết bị gốc máy tính 18. B11 Công ty hóa mỹ phẩm Sao Phương Bắc Sản xuất hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm, nước hoa,.. 19. B12 Công ty TNHH hệ thống dây Sumi – Hanel II Sản xuất dây điện, điện tử và các sản phẩm liên quan tới các ngành sản xuất ô tô và điện tử 20. B14 Công ty TNHH DVTM & khí đốt Gia Định Sản xuất gas 21. B15 Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa II Sản xuất các mặt hàng từ nhựa; thiết bị Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường60 STT KH Tên nhà máy Loại hình sản xuất chiếu sáng, sưởi nóng, thiết bị phân phối điện, phân phối nước; thiết bị vệ sinh. 22. B16 Công ty TNHH Msa – Hapro Sản xuất và kinh doanh hàng may mặc 23. B17 Công ty TNHH Sin – Hanel Sản xuất khuôn mẫu 24. B18 Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa Sản xuất bánh kẹo Hiện nay, KCN đang triển khai xây dựng giai đoạn 3 với việc mở rộng KCN, bổ sung thêm một số phân khu sản xuất, các công trình phụ trợ khác như khu xử lý nước thải tập trung và khu đô thị hỗ trợ cho KCN với tổng diện tích là 18,73 ha. Hình 3.1. Sơ đồ các nhà máy trong KCN (khu A, khu B) và vị trí cống thải của KCN (C1, C2) Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường61 3.2. Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B Như đã thảo luận ở chương 2, các bước cơ bản để phát triển mô hình kỹ thuật KCNST ở nước ta bao gồm (1) thực hiện tái sinh và tái sử dụng chất thải hay “chương trình trao đổi chất thải”, (2) áp dụng các giải pháp xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề BVMT của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Hay nói cách khác, để tiến tới phát triển KCNST tại Việt Nam, điều kiện cần là: - Tăng cường thực hiện tái sử dụng, thu hồi và tái chế tại từng nhà máy cũng như giữa các nhà máy với nhau và với môi trường ; - Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn bằng cách áp dụng các giải pháp Sản xuất sạch hơn; - Xử lý chất thải theo mục đích tái sử dụng và để xả thải vào môi trường một cách hợp vệ sinh; - Có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc bổ sung các chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất tham gia vào KCNST. Do đó, để đánh giá tiềm năng phát triển mô hình KCNST áp dụng đối với KCN Sài Đồng B, những điểm tích cực của các nội dung nêu trên sẽ được xem xét. Tất nhiên, song song với những thuận lợi sẵn có trong thực tế, nhiều yếu tố bất lợi cũng đang tồn tại. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh những điểm thuận lợi sẵn có của KCN Sài Đồng B, để thấy rằng nếu phát huy tính tích cực của những ưu điểm này một cách hiệu quả, chúng ta đã có cơ sở để tiến tới phát triển CN bền vững. Đối với KCN Sài Đồng B, trong một chừng mực nào đó, những “điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_255_0519_1869453.pdf
Tài liệu liên quan