MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ
1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH 9
1.1.1 Khái niệm tài phán hành chính 9
1.1.2 Tính đặc thù của tài phán hành chính 11
1.2 MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI13
1.2.1 Hệ thống tài phán hành chính Pháp 15
1.2.2 Toà án hành chính Thụy Điển 17
1.2.3 Hệ thống cơ quan tài phán hành chính Hoa Kỳ 18
1.3 LÝ LUẬN MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY21
1.3.1 Định hướng thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam 21
1.3.2 Khái quát mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ 23
1.3.3 Tính hợp lý của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ31
2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY
2.1.1 Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước 31
2.1.2 Thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân40
2.2 YÊU CẦU ĐẢM BẢO QUYỀN KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ54
2.2.1 Về thiết chế giải quyết tranh chấp hành chính 55
2.2.2 Về nguyên tắc trong giải quyết các khiếu kiện hành chính 56
2.2.3 Thủ tục hành chính bảo đảm thực hiện quyền khiếu kiện hành chính của các chủ thể
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VÀ VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ HIỆN NAY59
3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY 59
3.1.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước 59
3.1.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ65
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử của ngành Toà án nhân dân (số 103-BC/BCS ngày 28 tháng 9 năm 2005 của Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao)
].
Năm 2009, các bộ, ngành Trung ương đã tiếp 62.269 lượt người, các địa phương đã tiếp 295.621 lượt người, riêng Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 22.369 lượt người. Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, Thanh tra Chính phủ đã xử lý 43.830 trong tổng số 44.220 đơn thư tiếp nhận; các bộ, ngành tiếp nhận, xử lý 69.835 đơn thư với 23.459 đơn thư khiếu nại, tố cáo (trong đó có 14.462 vụ việc khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền, gồm: 9.883 khiếu nại, 4.579 tố cáo); các địa phương tiếp nhận, xử lý 133.051 đơn thư với 102.123 đơn thư khiếu nại, tố cáo (trong đó có 62.336 vụ việc thuộc thẩm quyền, gồm 56.098 khiếu nại, 6.238 tố cáo) [ Trần Văn Duyến (2010), Tình hình tiếp dân, giải quyết đơn thư năm 2009 ở nước ta,
].
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2010, cả nước phát sinh hơn 110.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng so với cùng kỳ năm trước 17%. Về khiếu nại, cả nước phát sinh gần 380.000 lượt đơn khiếu nại với gần 99.000 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2009 tăng gần 30% số đơn và hơn 19% số vụ việc. Về tình hình tố cáo, cả nước phát sinh gần 23.000 lượt đơn tố cáo, với tổng số hơn 13.000 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 29,3% đơn và tăng 4,8% số vụ việc. Nội dung khiếu nại phần lớn xảy ra trong lĩnh vực đất đai (chiếm 69,9%) tổng số vụ khiếu nại trong đó tập trung khiếu nại việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, khiếu nại tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ… Đáng chú ý, khiếu nại trong hoạt động tư pháp cũng chiếm đến 14,54% [ Cấn Cường (2010), Phát sinh hơn 110.000 vụ khiếu nại, tố cáo năm 2010,
].
Tình hình khiếu nại, tố cáo không giảm và vẫn diễn biến phức tạp, phát sinh trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các địa phương. Trong đó, nhiều trường hợp khiếu nại kéo dài, vượt cấp, gay gắt. Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cũng cho thấy, cơ chế giải quyết khiếu nại theo cấp hành chính mà thẩm quyền hoàn toàn thuộc về cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã bộc lộ nhiều nhược điểm và tồn tại.
Thứ nhất, Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết các khiếu nại hành chính giữa các cơ quan nhà nước và đầu mối tiếp nhận đơn khiếu nại chưa được xác định rõ ràng. Ví dụ: việc xác định thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp hành chính, giữa thủ trưởng cơ quan hành chính với cơ quan thanh tra nhà nước, hay việc xác định trách nhiệm tham mưu (Luật chỉ quy định cho tổ chức thanh tra nhà nước, trong khi đó hướng dẫn thực hiện cho phép thủ trưởng tùy từng trường hợp có thể giao cho thanh tra hoặc cơ quan chuyên môn). Đây chính là lý do để các cơ quan nhà nước đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giải quyết vụ việc.
Mỗi địa phương khác nhau có cách tổ chức tiếp dân khác nhau. Chẳng hạn như việc tiếp dân tại cấp xã được thực hiện tại Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp xã. Ở cấp huyện, việc tiếp công dân có khi tại phòng tiếp dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có Ban tiếp dân chuyên làm nhiệm vụ tiếp nhận đơn thư khiếu nại. Ở nhiều nơi, tại phòng, ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện như phòng Tài nguyên và môi trường, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, thanh tra xây dựng, thanh tra nhà nước cũng có bộ phận tiếp dân. Việc tiếp công dân tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một số nơi tiếp tại trụ sở tiếp dân đặt tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có nơi tiếp dân đặt tại Thanh tra tỉnh; một số nơi khác vừa đặt trụ sở tiếp dân tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, vừa đặt tại Thanh tra tỉnh; có nơi có tổ chức, bộ máy riêng, lập trụ sở riêng, Uỷ ban nhân dân và Thanh tra cùng cử người trực. Sự không thống nhất trong cả nước về mô hình tiếp công dân rõ ràng đã làm giảm hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành tiếp công dân và gây khó khăn trong việc xác định địa chỉ, giải quyết cũng như việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý hồ sơ. Và hậu quả tất nhiên là, khi có vụ việc xảy ra công dân không biết kêu kiện cơ quan nào cho đúng để được giải quyết và có trả lời, hướng dẫn. Ngược lại, với các cơ quan có trách nhiệm cũng không biết thẩm quyền của mình đến đâu và phải thực hiện như thế nào, nên tình trạng đùn đẩy, né tránh, chồng chéo và không hiệu quả trong giải quyết các khiếu kiện là không tránh khỏi [ Hoàng Ngọc Giao, Trần Văn Sơn, Nguyễn Thị Thu Vân, Đinh Văn Minh, Nguyễn Thị Hạnh (2008), Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, Báo cáo tóm tắt tháng 8 / năm 2009
].
Thứ hai, giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có những quy định mâu thuẫn nhau liên quan đến quyền khiếu khiện của công dân. Ví dụ Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần không có người đại diện và bản thân họ cũng không thể tự mình khiếu nại quyết định hành chính thì Viện kiểm sát không có thẩm quyền khiếu nại thay họ. Trong khi Viện kiểm sát lại có quyền khởi tố vụ án hành chính đối với quyết định hành chính trong những trường hợp đặc biệt này. Nếu như tiền tố tụng là giai đoạn bắt buộc trước khi khởi kiện vụ án ra tòa hành chính thì rõ ràng các quy định trên chưa thể đảm bảo triệt để quyền khiếu kiện của công dân.
Một quy định khác của Luật khiếu nại tố cáo hiện hành, người dân chỉ có thể thực hiện quyền khiếu nại một cách trực tiếp. Trong trường hợp nhiều người có cùng một nội dung làm căn cứ khiếu nại thì mỗi người phải viết riêng đơn khiếu nại [ Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: “ Cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau: 1….trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại”
]. Như vậy pháp luật không thừa nhận khiếu nại tập thể, khiếu nại đông người trong khi bảo đảm quyền khiếu nại của cá nhân. Thực tế cho thấy, hiện tượng khiếu nại đông người vẫn tiếp tục xảy ra, tạo nên sự lúng túng cho các cơ quan liên quan khi xử lý những khiếu nại có cùng nội dung, yêu cầu.
Thứ ba, đối với những cơ quan và người có trách nhiệm giải quyết khiếu kiện hành chính còn thiếu tính chuyên môn, chuyên nghiệp và sự chuyên tâm. Mặc dù pháp luật nước ta luôn nhấn mạnh trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại của công dân, nhưng đối với các cơ quan hành chính nhà nước (nhất là với thủ trưởng các cơ quan này) thì giải quyết khiếu nại chỉ là một phần trong công tác và nhiều khi không được coi trọng bằng các mảng công việc khác của họ. Sự không chú tâm, cũng như việc giao hoàn toàn cho tổ chức thanh tra hoặc cơ quan tham mưu trong giải quyết khiếu nại chính là nguyên nhân đưa đến những bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính. Điều này cũng lý giải tại sao việc giải quyết các khiếu nại hành chính hiện nay về cơ bản chưa có tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đáng chú ý nhiều cơ quan hành chính nhà nước coi việc giải quyết các khiếu nại hành chính như là một sự “ban ơn” cho người dân. Người dân hoàn toàn trông chờ vào thái độ tích cực hay không của cơ quan quản lý. Đã trở thành một định kiến khi nhiều người cho rằng bộ máy hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền của bộ máy thường ngần ngại trong việc sửa chữa những sai phạm, bẩt hợp lý của chính mình trong các quyết định hành chính bị khiếu nại.
Pháp luật hiện hành chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính, của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, chưa quy định rõ các biện pháp chế tài xử lý đối với cơ quan hành chính, thủ trưởng cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước để chậm trễ hoặc không giải quyết khiếu nại của người dân. Do vậy, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành chính, còn thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kịp thời cho người dân nhưng không bị xử lý [ Nguyễn Thị Hạnh (2008), quyền và thực thi quyền khiếu nại hành chính,
].
Thứ tư, theo quy định của pháp luật người có quyết định hành chính bị khiếu nại là người giải quyết khiếu nại lần đầu. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan... Pháp luật cũng quy định người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Thực tế, nhiều khi những quy định này chưa được nghiêm túc thực hiện bởi các cơ quan công quyền khi giải quyết khiếu nại hành chính. Do vậy, vụ việc được giải quyết thiếu tính khách quan, người dân hoài nghi và chưa thỏa mãn với cách giải quyết đó.
Đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai, pháp luật hiện hành quy định nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của người đó. Pháp luật không quy định bắt buộc người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại nên nhiều quyết định giải quyết khiếu nại chưa thấu tình, đạt lý, thậm chí có biểu hiện thiên vị, bao che, dung túng cho cấp dưới khi có sai phạm [ Nguyễn Văn Kim (2007), Tổng quan chung về Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính,
]
Thứ năm, Chủ thể ban hành quyết định hành chính luôn là các cá nhân có chức vụ, chức danh, có thẩm quyền cụ thể. Về nguyên tắc, khi một quyết định hành chính bị khiếu nại thì người bị kiện là người có thẩm quyền ban hành ra quyết định đó. Thực tế, chúng ta thường có các quyết định hành chính của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức nhưng lại do phó thủ trưởng cơ quan hoặc cấp dưới trực tiếp của họ ký thay hoặc thừa lệnh hay thừa uỷ quyền … Pháp luật vẫn chưa quy định rõ về vấn đề xác định trách nhiệm của các chủ thể trong những trường hợp này làm cho người khiếu nại gặp lúng túng trong việc xác định người bị khiếu nại [ Lê Thùy Linh (2008), quyết định xử phạt vi phạm hành chính – đối tượng xét xử của tòa án hành chính, Luận văn tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội
]
Thứ sáu, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; chưa tạo ra cơ chế tranh luận bình đẳng trong quá trình giải quyết. Trong thực tế, cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người khiếu nại hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính chưa được thể hiện đầy đủ. Các quy định hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai, giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính với thủ tục giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền, song người dân vẫn không tin vào tính khách quan, công bằng của cơ quan hành chính đã giải quyết mà vẫn tái khiếu, tiếp khiếu vượt cấp lên trên [ Hoàng Ngọc Giao, Trần Văn Sơn, Nguyễn Thị Thu Vân, Đinh Văn Minh, Nguyễn Thị Hạnh (2008), Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, Báo cáo tóm tắt tháng 8 / năm 2009
].
Thứ bảy, Người dân đi khiếu nại thường phải sưu tầm, thu thập các căn cứ cho đơn khiếu nại của mình. Tuy nhiên việc thu thập đầy đủ các thông tin, chứng cứ của người khiếu nại gặp khá nhiều khó khăn bởi lẽ các cơ quan giải quyết khiếu nại dường như không chú trọng đến việc yêu cầu các cơ quan ban hành quyết định bị khiếu nại phải giải trình những lập luận, căn cứ liên quan. Mặt khác, hiểu biết của người khiếu nại về pháp luật còn hạn chế mặc dù tại các địa phương công tác trợ giúp pháp lý mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn rất ít ỏi so với nhu cầu. Tính chất khép kín của nền hành chính khiến cho người dân rất khó tìm kiếm thông tin làm bằng chứng cho yêu cầu khiếu nại của mình. Hiện nay, thực trạng dễ nhận thấy của hệ thống pháp luật Việt Nam là có một khối lượng lớn các văn bản dưới luật được nhiều cấp ban hành để thi hành luật, việc hệ thống hóa, rà soát các văn bản pháp luật còn hiệu lực chưa được quan tâm trong khi việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật luôn diễn ra thường xuyên. Quả là khó khăn cho người dân đi khiếu nại phải tự chứng minh về những căn cứ pháp luật của đơn thư khiếu nại.
Thứ tám, Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2004,2005) đã quy định về quyền tham gia của Luật sư trong cơ chế giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, sự tham gia của Luật sư mới chỉ dừng lại ở tư cách tư vấn, giúp đỡ trong quá trình giải quyết khiếu nại. Người dân phải tự mình thực hiện việc khiếu nại một cách riêng rẽ. Trong một số trường hợp họ chỉ có thể ủy quyền khiếu nại cho người có quan hệ gia đình hoặc đại diện theo quy định của pháp luật.
Với quy định tại Điều 3 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại tố cáo [ Khoản 2,3 Điều 3 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định:
2. Khi giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư có nghĩa vụ thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu giúp đỡ của người khiếu nại phù hợp với các quy định của pháp luật; không được kích động, cưỡng ép, mua chuộc, dụ dỗ người khiếu nại khiếu nại sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, vu khống, xâm phạm trật tự công cộng, gây thiệt hại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư phải xuất trình được các giấy tờ sau:
a. Thẻ luật sư;
b. Giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại;
c. Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
] thì Luật sư còn gặp phải trở ngại về thủ tục hành chính để giúp thân chủ theo đuổi khiếu nại hành chính. Luật đã quy định rất chi tiết những việc Luật sư được làm nhưng đồng thời lại quy định định tính và có tính chất cảnh báo về những hành vi mà luật sư không được làm. Do vậy, tâm lý của nhiều Luật sư là khá e ngại, không muốn nhận các vụ việc khiếu nại hành chính.
Thực tế cho thấy, từ khi được cho phép Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, số vụ việc Luật sư tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại chiếm một phần rất nhỏ so với tổng số vụ việc khiếu nại.[ Lê Kiên, báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 22/8/2008 –
]
Thứ chín, việc bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đã có hiệu lực pháp luật gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì trách nhiệm thi hành các quyết định này chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật lại chưa quy định cụ thể trách nhiệm, các biện pháp chế tài đối các cơ quan không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền. Do đó, hiệu quả việc thi hành các quyết định hành chính phụ thuộc vào sự tự giác của các cơ quan hành chính. Các biện pháp cưỡng chế hành chính không thể áp dụng được trong trường hợp các cơ quan này không chịu chấp hành.
Cuối cùng, Trong giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay vẫn tồn tại tình trạng can thiệp theo những quan điểm riêng của một số cơ quan lãnh đạo (thường là cấp trên và cấp ủy) và một só cán bộ, công chức có quyền. Điều này làm cho việc giải quyết khiếu nại hành chính không đảm bảo được tính độc lập, trung thực, khách quan, gây bức xúc đối với người khiếu nại dẫn đến tình trạng khiếu khiện phức tạp, kéo dài [ Nguyễn Văn Kim (2007), Tổng quan chung về Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính,
].
Những bất hợp lý nêu trên đã và đang gây không ít khó khăn cho công dân khi thực hiện quyền khiếu nại hành chính của mình.
2.1.2 Thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
Song song với phương thức giải quyết các tranh chấp hành chính bằng con đường hành chính, từ năm 1996 Tòa án nhân dân đóng một vai trò nhất định trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Khi xét xử vụ án hành chính, Tòa án nhân dân có quyền và nghĩa vụ kiểm tra, ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.
Thực tiễn hoạt động của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia, buộc các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau 15 năm đi vào hoạt động, hiệu quả của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính vẫn đang là một vấn đề thu hút được nhiều sự chú ý. Người dân đã quen với việc Tòa án có chức năng xét xử các vụ án hành chính nhưng số lượng các vụ án hành chính được xét xử lại chưa nhiều và công tác xét xử vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn [ Phùng Hương (2010), Vai trò của Tòa án hành chính,
http:/daibieunhandan.vn/defaul.aspx?tabid=81&Newsid=119492
].
Năm 2008, nếu như toàn ngành Tòa án trong cả nước thụ lý, giải quyết 79.291 vụ án hình hình sự, 192.336 vụ việc dân sự, thì chỉ có 1.399 vụ án hành chính. Do đó, có những Tòa án cả năm không có vụ án hành chính nào, có Tòa chỉ một vài vụ.
Trong 6 tháng cuối năm 2008 và đầu 2009 toàn ngành Toà án nhân dân đã giải quyết được 115.439 vụ án các loại trong tổng số 169.143 vụ án đã thụ lý, đạt 68%; số vụ án còn lại chủ yếu là mới thụ lý và đang được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong đó, án hình sự thụ lý 44.385 vụ với 74.934 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 35.791 vụ án với 59.212 bị cáo, đạt 81% số vụ và 79% số bị cáo. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,3% và do nguyên nhân khách quan là 0,3%), bị sửa là 4% (do nguyên nhân chủ quan là 0,6% và do nguyên nhân khách quan là 3,4%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan giảm 0,3% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,4%.
Án dân sự đã thụ lý 123.741 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 79.084 vụ việc, đạt 64%. Số vụ án còn lại chủ yếu là mới thụ lý, còn trong hạn luật định (số vụ việc dân sự quá hạn luật định là 1.200 vụ việc, bằng 1%). Tỷ lệ các bản án, quyết định về dân sự bị huỷ là 1,4% (do nguyên nhân chủ quan là 1,3% và do nguyên nhân khách quan là 0,1%), bị sửa là 3% (do nguyên nhân chủ quan là 2,2% và do nguyên nhân khách quan là 0,8%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan giảm 0,16% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,3%.
Trong khi đó án hành chính cả nước chỉ thụ lý là 916 vụ; mà giải quyết, xét xử được 463 vụ, đạt 50%. Cụ thể: giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 296 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 155 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 12 vụ. Án ít nhưng tỷ lệ các bản án, quyết định về hành chính bị huỷ là 7% (do nguyên nhân chủ quan là 6,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,6%), bị sửa là 5,3% (do nguyên nhân chủ quan là 5,1% và do nguyên nhân khách quan là 0,2%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan tăng 0,4% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 2,2%. Đây là các con số do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội XII. Các con số này cho thấy những nghịch lý như sau:
- Số lượng quá ít (916 vụ) so với án hình sự (44.385 vụ ) và dân sự (123.741 vụ).
- Tỷ lệ giải quyết quá thấp (50%) so với án hình sự (81%) và dân sự (64%)
- Tỷ lệ án bị hủy quá cao (7%) so với hình sự (0,6%) và dân sự (1,4%).
- Bị hủy do lỗi chủ quan là chủ yếu, chiếm đến 6,4% so với 0,3% của hình sự và 1,3% của dân sự [ Án hành chính, án ít nhưng sai nhiều -
]
Trong năm 2010, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 1.602 vụ án hành chính; đã giải quyết, xét xử được 889 vụ, đạt 56%. Tuy nhiên, số lượng án bị hủy và sửa còn khá cao. Án hủy chiếm 8% (nguyên nhân chủ quan 6,9%, khách quan 1,1%) và án bị sửa 5,6% [ Công Minh (2010), Tỷ lệ giải quyết án hành chính chưa cao,
].
Điều đó phản ánh vấn đề thứ nhất là số lượng án hành chính mà tòa án nhân dân các địa phương thụ lý giải quyết là quá ít so với số lượng đơn thư khiếu nại hành chính. Phải chăng người dân không muốn khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án? hay người dân không thể khởi kiện tranh chấp hành chính tại tòa án? Những con số trên cũng cho thấy bản thân các tòa án đã và đang tồn tại trong mình nhiều vướng mắc, dẫn đến lúng túng trong xét xử, chất lượng xét xử không đạt yêu cầu.
Thứ hai, Các điều kiện về khởi kiện khởi tố vụ án hành chính chưa được quy định tập trung mà lại nằm rải rác ở nhiều điều, khoản, nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên khi áp dụng pháp luật phải viện dẫn khá phức tạp. Hơn nữa bản thân các quy định còn nhiều hạn chế.
- Chủ thể khởi kiện, khởi tố: Trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính[ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sủa đổi bổ sung năm 2007,2008. Trong luận văn gọi tắt là pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
] thì người chưa thành niên là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Thực tế là với những người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được tự mình khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính mặc dù theo quy định của pháp luật thì ở độ tuổi này họ không thuộc diện được bảo vệ theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em và phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý về mọi hành vi do mình thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Bộ luật Lao động cũng quy định người lao động là người ít nhất từ đủ 15 tuổi và cũng không quy định phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Số lượng các vụ án hành chính do Viện kiểm sát khởi tố rất ít. Nếu người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần có người đại diện thực hiện việc khiếu nại hành chính lần đầu cho họ và người đại diện này không khởi kiện vụ án hành chính, thì Viện kiểm sát cũng không nên khởi tố vụ án hành chính. Vì nếu người đại diện không khởi kiện vụ án hành chình thì có nghĩa là họ không còn nhu cầu khiếu kiện hoặc đã quyết định lựa chọn việc khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Điều này cho thấy Viện kiểm sát chỉ khởi tố được trong trường hợp người chưa thành niên tự mình khiếu nại hành chính lần đầu nhưng không thể tự mình thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính và không có ai đại diện khởi kiện vụ án hành chính cho họ. Những trường hợp này là rất hãn hữu trong thực tế. Pháp luật hiện hành cũng không quy định cụ thể về điều kiện khởi tố và các trường hợp Toà án từ chối thụ lý vụ án hành chính do Viện kiểm sát khởi tố. Việc thiếu các quy định này dễ dẫn đến việc hiểu nhầm là Viện kiểm sát có thể tuỳ tiện khởi tố vụ án hành chính và Toà án buộc phải thụ lý vụ án hành chính do Viện kiểm sát khởi tố [ Lê Thùy Linh (2008), quyết định xử phạt vi phạm hành chính – đối tượng xét xử của tòa án hành chính, Luận văn tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội
]
Viện kiểm sát không thể thực hiện việc khởi tố vụ án hành chính và cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 18 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính [ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006. Trong luận văn gọi tắt là pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
] khi không có sự cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ từ phía các cơ quan hành chính nhà nước về nội dung và căn cứ pháp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Do đặc thù của các khiếu kiện hành chính là người bị kiện là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan này, nên họ thường bảo thủ ý kiến, né tránh trách nhiệm trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình cho Viện kiểm sát, nên Viện kiểm sát không có đủ thông tin cần thiết để thực hiện quyền khởi tố vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Mặt khác, khi Viện kiểm sát có được những thông tin cần thiết cho việc khởi tố vụ án hành chính nhưng có thể do ngại đụng chạm và cũng không có quy định nào bắt buộc Viện kiểm sát phải khởi tố, nên việc Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hành chính là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó các quy định của pháp luật về quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện kiểm sát vừa thiếu, vừa không cụ thể cũng là lý do để Viện kiểm sát khước từ việc khởi tố vụ án hành chính [ Lê Thùy Linh (2008), quyết định xử phạt vi phạm hành chính – đối tượng xét xử của tòa án hành chính, Luận văn tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội
].
- Điều kiện về thủ tục tiền tố tụng: Thủ tục tiền tố tụng hành chính là điều kiện pháp lý bắt buộc trước khi khởi kiện vụ án hành chính, nhằm tạo cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có cơ hội sửa c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ.doc