MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh ở Cộng hũa Dõn chủ Nhân dân Lào 6
1.1. Khái niệm,vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, mối quan hệ của văn phũng tỉnh trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Cộng hũa Dõn chủ Nhân dân Lào 6
1.2. Vai trũ và yờu cầu đổi mới tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh ở Cộng hũa Dõn chủ Nhân dân Lào
25
1.3. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy văn phũng cấp tỉnh ở Viêt Nam 31
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh U Đôm Xay, Cộng hũa Dõn chủ Nhân dân Lào từ năm 1986-2008 34
2.1. Khỏi quỏt chung tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội của tỉnh ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh U Đôm Xay 34
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy tỉnh U Đôm Xay 40
2.3. Một số đánh giá và nhận xét chung về tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh U Đôm Xay 65
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh ở Cộng hũa Dõn chủ Nhân dân Lào 71
3.1. Quan điểm về đổi mới tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh ở Cộng hũa Dõn chủ Nhân dân Lào
3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy văn phũng tỉnh 77
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, đảm bảo sự an toàn, không đánh rơi, làm mất và tiết lộ tài liệu mật của Đảng.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an toàn cho Ban thường vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Thực hiện các quyền, nhiệm vụ khác được Ban thường vụ giao cho.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn văn phòng tỉnh với tư cách làm tham mưu cho tỉnh trưởng, cơ quan hành chính tỉnh
- Nghiên cứu các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên lập thành kế hoạch. Chương trình và dự án hoạt động của cơ quan hành chính tỉnh trong từng giai đoạn để trình lên tỉnh trưởng xem xét.
- Thực hiện vai trò làm đại diện cho Chính phủ trong việc quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
- Nghiên cứu, tổng hợp đơn đề nghị của các cơ quan tổ chức trong tỉnh, ngoài tỉnh và Trung ương để trình lên tỉnh trưởng xem xét.
- Làm trung tâm quan hệ, phối hợp với các tổ chức khác trong nước và nước ngoài.
- Giám sát, thúc đẩy các bộ phận liên quan trong tỉnh về việc nghiên cứu các thông tư, đơn đề nghị, đơn khiếu nại của tổ chức và nhân dân đối với các vấn đề đã xảy ra trong phạm vi thuộc sự quản lý của tỉnh để trình tỉnh trưởng xem xét.
- Thu thập các thông tin và tổng kết các tình hình đã xảy ra trong tỉnh, các sự kiện nổi bật trong nước và nước ngoài để báo cáo cho tỉnh trưởng biết kịp thời.
- Tổ chức nhận các báo cáo về việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng… của các sở, ban, ngành và các huyện, thành thị rồi báo cáo lên cấp trên biết và xem xét.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan, nghiên cứu và chuẩn bị nội dung, vật chất - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho phiên họp, các đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh trưởng của các cơ quan tổ chức khác trong nước và nước ngoài; lập biên bản cho phiên họp và triển khai cho các thành phần liên quan để tổ chức thực hiện.
- Nghiên cứu, soạn thảo các quyết định, chỉ thị, thông tư, và các văn bản quy phạm pháp luật trình lên tỉnh trưởng xem xét.
- Ra quyết định, thông tư, công văn về việc phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính tỉnh theo phạm vi, quyền hạn của mình.
- Thúc đẩy, giám sát các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong tỉnh về việc tuân thủ và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính tỉnh ban hành.
- Phối hợp với ban tổ chức tỉnh nghiên cứu việc củng cố bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ, công chức của văn phòng tỉnh để trình tỉnh trưởng xem xét.
- Nghiên cứu về việc củng cố bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ, công chức trong cơ cấu bộ máy của cơ quan hành chính tỉnh.
- Giúp tỉnh trưởng, thành trưởng quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ hồ sơ của tỉnh trưởng; hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh về công tác văn thư, hành chính và lưu trữ thống nhất theo đúng nguyên tắc, chế độ của nhà nước; quản lý tài sản, ngân sách, cán bộ công nhân viên và đời sống vật chất của cán bộ, công chức, viên chức văn phòng tỉnh.
- Thực hiên các quyền và nghĩa vụ khác do tỉnh trưởng giao cho.
2.2.2. Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay từ năm 1986 - 2008
a. Giai đoạn năm 1986-1992
Công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng, bắt đầu từ Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào vào tháng 3 năm 1986, Đảng NDCM Lào đã tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế mới. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước CHDCND Lào dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng NDCM Lào đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để xây dựng, củng cố và kiện toàn bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có bộ máy chính quyền cấp tỉnh.
Để thực hiện theo tinh thần của Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào năm 1986, văn phòng tỉnh đã có sự đổi mới để phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Trong đó đổi mới tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh có vai trò rất quan trọng trong đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở địa phương. Văn phòng tỉnh là trung tâm quan hệ, hợp tác và là cơ quan ở thân cận lãnh đạo tỉnh, có chức năng tham mưu và trực tiếp giúp Đảng và Nhà nước giám sát, tổng hợp và nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đã đề ra. Ngoài ra còn là cơ quan hành chính, phục vụ sự hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày của lãnh đạo. Như vây, việc tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh không thể tách ra việc hoạt động của lãnh đạo tỉnh. Hiệu quả trong việc tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh phải đi đôi với hiệu quả của việc chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh.
Trong Hội nghị về củng cố tổ chức và hoạt động văn phòng tỉnh toàn quốc lần thứ II năm 1989 đã nhấn mạnh: “Việc củng cố tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh cho vững mạnh là yếu tố quan trọng để đổi mới chế độ, phương pháp làm việc và lãnh đạo của tỉnh ủy, tỉnh trưởng, góp phần vào việc phát triển vai trò lãnh đạo của Ban thường vụ trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước ở địa phương”.
Để thực hiện theo tinh thần Hội nghị của văn phòng tỉnh toàn quốc lần thứ II, văn phòng tỉnh U Đôm Xay có sự thay đổi về tổ chức bộ máy để phù hợp với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như ở địa phương mình. Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay trong những năm 1990 như sau:
* Lãnh đạo văn phòng tỉnh gồm có 4 lãnh đạo; chánh văn phòng và ba phó chánh văn phòng.
* Gồm có các cán bộ, nhân viên phụ trách ở các khối theo sự phân công và bổ nhiệm của ban cán sự văn phòng tỉnh.
* Các đơn vị của văn phòng tỉnh gồm có: phòng tổng hợp; phòng kinh tế - xã hội; phòng hành chính địa phương và phòng quản trị - tài vụ.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay năm 1990
Phòng hành chính
Địa pương
Phòng kinh tế-xã hội
Phòng quả trị-tài vụ
Phòng tổng hợp
Các đơn vị trực thuộc văn phòng tỉnh
Các văn phòng huyện
Phó chánh văn phòng
Phụ trach các phòng
Chánh văn phong tỉnh
* Chánh văn phòng tỉnh là tỉnh ủy viên, chỉ đạo chung. Là người đứng đầu văn phòng tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ, tỉnh trưởng về mọi công tác của văn phòng tỉnh. Chánh văn phòng tỉnh có nhiệm vụ như sau:
+ Chỉ đạo văn phòng tỉnh và trực tiếp biên tập dự thảo báo cáo công tác tháng, quý, năm của Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, phối hợp với các cơ quan chuyên môn dự thảo các báo cáo khác theo sự phân công của tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
+ Giúp tỉnh ủy, tỉnh trưởng thực hiện mối quan hệ công tác với các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương mình.
+ Quản lý thống nhất việc tiếp nhận, xử lý thông tin và phát hành các văn bản của tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
+ Xử lý và giải quyết công việc cụ thể theo sự phân công của ban thường vụ, tỉnh trưởng.
+ Tổ chức phục vụ và được tham dự các cuộc họp của tỉnh ủy và tỉnh trưởng, đảm bảo các điều kiện làm việc cho hoạt động chung (đối nội, đối ngoại) của tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
* Phó chánh văn phòng: được chánh văn phòng phân công theo dõi các phòng trực thuộc văn phòng tỉnh, chịu trách nhiệm trước chánh văn phòng, trước pháp luật về các lĩnh vực công việc được phân công. Các phó chánh văn phòng tỉnh U Đôm Xay trong giai đoạn này được phân công phụ trách các phòng như sau:
+ Phó chánh văn phòng thứ nhất: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng tổng hợp và phòng kinh tế -x ã hội, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
+ Phó chánh văn phòng thứ hai: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng hành chính địa phương, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
+ Phó chánh văn phòng thứ ba: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng quản trị - tài vụ, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
* Các bộ phận trực thuộc văn phòng tỉnh.
+ Phòng tổng hợp: là đơn vị trực thuộc văn phòng tỉnh, có chức năng tham mưu, trực tiếp giúp việc cho Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, phòng tổng hợp có nhiệm vụ sau:
- Tổng kết và thu thập thông tin về kinh tế - xã hội, công việc hành chính, xây dựng đảng, an ninh - quốc phòng và cơ quan tổ chức quần chúng trong tỉnh để báo cáo lãnh đạo tỉnh biết thường xuyên.
- Lập kế hoạch, chương trình làm việc của Ban thường vụ, bí thư tỉnh ủy và tỉnh trưởng.
- Dự họp các phiên họp của Ban thường vụ và phiên họp của cơ quan chính quyền tỉnh. Đồng thời lập biên bản, soạn thảo các văn bản ban hành của Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Tổng kết công việc tổ chức, hoạt động của Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh báo cáo cho văn phòng Trung ương Đảng và văn phòng Chính phủ biết thường xuyên.
- Nghiên cứu, kiểm tra và xử lý các văn bản gửi đến từ các bộ phận khác để xin ý kiến và chữ ký của bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
+ Phòng kinh tế - xã hội: có nhiệm vụ sau:
- Thu thập thông tin, thống kê về tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn tỉnh, thúc đẩy các cơ sở theo chiều dọc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn theo chủ trương của tỉnh ủy và các nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành ra.
- Tổng hợp, xem xét các kế hoạch do các sở, ban, ngành gửi đến rồi lập kế hoạch chung của tỉnh.
- Giám sát, kiểm tra và phân tích kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của các sở, ban, ngành đã được cấp trên phê duyệt.
- Thúc đẩy, khuyến khích và giám sát công tác hoạt động của các bộ phận (nhà nước, tư nhân và nước ngoài) đến đầu tư vào các lĩnh vực trong tỉnh theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
+ Phòng hành chính địa phương:
- Nghiên cứu về việc thành lập, giải thể huyện, thành thị và làng - bản, công việc phân chia địa giới giữa các huyện, thành thị và làng - bản thuộc lĩnh vực quản lý của tỉnh.
- Nghiên cứu về việc bổ nhiệm trưởng bản - làng do huyện trưởng đề nghị để xin tỉnh trưởng xem xét và thu thập con số của trưởng bản - làng trên địa bàn tỉnh.
- Giúp tỉnh trưởng kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ của huyện trưởng, trưởng bản theo chức năng, quyền hạn được quy định trong hiến pháp và pháp luật.
- Phối hợp các cơ quan liên quan để thu thập thông tin, tình hình dân số, nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo của cơ quan tổ chức và nhân dân.
- Phối hợp với ban tổ chức tỉnh lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở địa phương mình, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức trong phạm vi quản lý của tỉnh, quản lý cán bộ, công chức và thực hiện sắc lệnh của thủ tướng về điều lệ của cán bộ công chức.
- Giúp tỉnh ủy và chính quyền tỉnh về việc chuẩn bị và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương mình.
+ Phòng quản trị - tài vụ
- Phụ trách công tác quản trị - tài vụ, phục vụ văn phòng và các cơ quan tổ chức dưới sự quản lý trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và tỉnh trưởng.
- Làm công tác lễ tân, văn thư, lưu trữ, đánh máy và lưu thông các tài liệu của văn phòng và các tài liệu của cơ quan tổ chức khác gửi đến.
- Lập kế hoạch, quản lý việc sử dụng và các chi phí ngân sách của văn phòng tỉnh và các đơn vị trực thuộc văn phòng theo sự chỉ đạo trực tiếp của bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
- Tổng hợp, lập kế hoạch ngân sách trong năm của tỉnh, huyện.
- Quản lý vật chất, đồ đạc, phương tiện phục vụ, nhà khách văn phòng tỉnh và các tổ chức thuộc sự quản lý trực tiếp của văn phòng tỉnh.
- Tiếp khách, bảo vệ công sở, làm vệ sinh văn phòng tỉnh và thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác được lãnh đạo tỉnh giao cho.
Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 1986 - 1992, tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay từng bước được cải tiến, hoàn thiện và đổi mới. các nghị quyết của Ban thường vụ, Ban chấp hành đã sát với tình hình thực tế ở địa phương, phản ánh đúng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nguyện vọng của cử tri, tổ chức bộ máy tại kỳ họp của Ban chấp hành.
Đảng bộ tỉnh đã từng bước cải tiến về nội dung và hình thức, thường vụ tỉnh ủy đã phát huy được vai trò điều hòa, phối hợp hoạt động duy trì mối quan hệ và quy chế phối hợp hoạt động với cơ quan hành chính tỉnh, cơ quan tổ chức chính trị tỉnh, chính quyền cấp huyện và bản - làng.
Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay, tuy đã được sắp xếp lại gọn nhẹ. Song cần tiếp tục phân định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cấp hành chính, việc chỉ đạo các ngành thuộc văn phòng, chức năng giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân cần thực hiện tốt hơn. Tiếp tục tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở. Ngoài ra, theo cơ cấu tổ chức bộ máy trong giai đoạn 1986 - 1992 nhìn chung hơi phức tạp, các phòng thuộc văn phòng tỉnh có quá nhiều bộ phận, việc điều chỉnh công việc hàng ngày còn chậm chạp, chưa kịp thời. Các cán bộ nhân viên ở các phòng chưa hiểu rõ về cơ cấu tổ chức bộ máy văn phòng, còn lúng túng trong thi hành công vụ, thiếu chủ động sáng tạo.
Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ các quy định của các quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu cụ thể và chưa kịp thời, sự phân công, phân cấp giữa các ngành các cấp chưa rõ ràng, nên không tránh khỏi thụ động, dựa dẫm, đùn đẩy, ỷ lại làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với sự nghiệp đổi mới.
b. Giai đoạn từ năm 1993 - 2008
Để tiếp tục cải tiến, đổi mới tổ chức văn phòng tỉnh U Đôm Xay cho phù hợp với sự nghiệp đổi mới. Đảng và Nhà nước Lào đã nhiều lần ban hành các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương. Trong đó có Thông tư hướng dẫn của Ban Củng cố Trung ương số 29/TTBCTW, ngày 9/10/1993 về việc củng cố tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc trực tiếp của tỉnh ủy và cơ quan hành chính tỉnh.
Trong giai đoạn từ 1993 -1996, văn phòng tỉnh U Đôm Xay vẫn duy trì mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy cũ. Đến năm 1997, văn phòng tỉnh U Đôm Xay đã có sự thay đổi về cơ cấu bộ máy để giúp cho việc tổ chức thực hiện công tác văn phòng gọn nhẹ, có hiệu quả, văn phòng tỉnh U Đôm Xay đã nhập phòng kinh tế - xã hội và phòng tổng hợp làm một phòng gọi là phòng nghiên cứu - tổng hợp. Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh lúc này chỉ còn 3 phòng trực thuộc văn phòng tỉnh như: phòng nghiên cứu - tổng hợp; phòng hành chính địa phương và phòng quản trị - tài vụ. Lãnh đạo văn phòng vẫn như cũ: chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng tỉnh được chánh văn phòng phân công phụ trách trực tiếp các phòng sau:
- Phó chánh văn phòng thứ nhất: phụ trách phòng nghiên cứu - tổng hợp.
- Phó chánh văn phòng thứ hai: phụ trách phòng quản trị - tài vụ.
- Phó văn phòng thứ ba: phụ trách phòng hành chính địa phương.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay năm 1997
Cánh văn phòng tỉnh
Chỉ dạo chung
Các phó cánh văn phòng tỉnh
Phụ trách các phòng
Phòng nghiên cứu-tổng hợp
Phòng quản tr-tài vụ
Phòng hành chính địa phương
Các đơn vị thuộc văn phòng tỉnh
Văn phòng huyện
Tổ chức bộ máy theo mô hình trên được văn phòng tỉnh U Đôm Xay thực hiện từ năm 1997-2001. Nhìn chung việc tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh trong giai đoạn này còn nhiều khó khăn, nhất là phòng nghiên cứu tổng hợp có quá nhiều khối làm cho việc thực hiện chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo gặp nhiều khó khăn và chậm chạp. Một lần nữa văn phòng tỉnh U Đôm Xay được củng cố lại nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, thực hiện theo Quyết định của tỉnh trưởng tỉnh U Đôm Xay số 801/TTrg.UĐX, ngày 6/11/2002 về tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh U Đôm Xay. Theo Quyết định này, thì tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh gồm có như sau:
+ Lãnh đạo văn phòng tỉnh gồm có 5 người, chánh văn phòng và 4 phó chánh văn phòng.
+ Các bộ phận trực thuộc văn phòng tỉnh gồm có:
- Phòng nghiên cứu - tổng hợp;
- Phòng thư ký lãnh đạo;
- Phòng quản trị-tài vụ;
- Phòng hành chính địa phương.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay năm 2002
Cánh văn phòng tỉnh
Chỉ dạo chung
Các phó cánh văn phòng tỉnh
Phụ trách các phòng
Phòng nghiên cứu-tổng hợp
Phòng quản tr-tài vụ
Phòng hành chính địa phương
Các đơn vị thuộc văn phòng tỉnh
Văn phòng huyện
Phòng thư ký lãnh đạo
Tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh trong giai đoạn này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. Trong Quyết định của tỉnh trưởng số 801/TTrg.UĐX, ngày 6/11/2002 đã quy định chức năng của chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và các đơn vị trực thuộc văn phòng tỉnh như sau:
* Chánh văn phòng tỉnh là tỉnh ủy viên, chỉ đạo chung. Là người đứng đầu văn phòng tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ, tỉnh trưởng về mọi công tác của văn phòng tỉnh. Chánh văn phòng tỉnh có nhiệm vụ như sau:
+ Chỉ đạo văn phòng tỉnh và trực tiếp biên tập dự thảo báo cáo công tác tháng, quý , năm của ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn dự thảo các báo cáo khác theo sự phân công của tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
+ Giúp tỉnh ủy, tỉnh trưởng thực hiện mối quan hệ công tác với các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương mình.
+ Quản lý thống nhất việc tiếp nhận, xử lý thông tin và phát hành các văn bản của tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
+ Xử lý và giải quyết công việc cụ thể theo sự phân công của Ban thường vụ, tỉnh trưởng.
+ Tổ chức phục vụ và tham dự cuộc họp của tỉnh ủy và tỉnh trưởng. đảm bảo các điều kiện làm việc cho hoạt động chung (đối nội, đối ngoại) của tỉnh ủy, tỉnh trưởng.
* Phó chánh văn phòng: được chánh văn phòng phân công theo dõi các bộ phận công việc, chịu trách nhiệm trước chánh văn phòng, trước pháp luật về các lĩnh vực công việc được phân công. Các phó chánh văn phòng tỉnh U Đôm Xay trong giai đoạn này được phân công phụ trách các khối công tác như sau:
+ Phó chánh văn phòng thứ nhất: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng nghiên cứu - tổng hợp, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
+ Phó chánh văn phòng thứ hai: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng quản trị - tài vụ, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
+ Phó chánh văn phòng thứ ba: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng hành chính địa phương, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
+ Phó chánh văn phòng thứ tư: giúp việc Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, trực tiếp điều hành phòng thư ký lãnh đạo, thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác của tỉnh ủy, tỉnh trưởng và các nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, tỉnh trưởng và chánh văn phòng tỉnh giao cho.
* Các bộ phận trực thuộc văn phòng tỉnh.
+ Phòng nghiên cứu - tổng hợp:
- Có chức năng tham mưu, giúp việc chánh văn phòng, Ban cán sự văn phòng tỉnh nghiên cứu kế hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Là bộ phận trực tiếp giúp bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng thực hiện công việc hàng ngày.
- Tổng hợp, thu thập thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương và công việc các tổ chức công chúng để báo cáo lãnh đạo tỉnh.
- Lập kế hoạch, chương trình làm việc của tỉnh ủy, tỉnh trưởng, Ban thường vụ, tham dự các cuộc họp của tỉnh ủy, tỉnh trưởng, Ban thường vụ.
- Kiểm tra, xử lý các văn bản gửi đến tỉnh ủy, tỉnh trưởng xem xét.
Phòng nghiên cứu - tổng hợp do phó chánh văn phòng thứ nhất phụ trách và trực tiếp chỉ đạo điều hành, gồm có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên được phân công phụ trách các khối như: khối kinh tế, khối văn hóa – xã hội và khối an ninh-quốc phòng.
* Phòng hành chính địa phương:
Nghiên cứu về việc thành lập, xóa bỏ huyện, thị xã, bản - làng. Phân chia địa giới giữa huyện, thị xã, bản - làng trong địa bàn tỉnh mình. Nghiên cứu về tiêu chuẩn trưởng bản theo đề nghị của huyện trưởng trình tỉnh trưởng xem xét bổ nhiệm, đồng thời lên danh sách trưởng bản, số làng trong tỉnh. Giúp tỉnh trưởng theo dõi, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình do lãnh đạo cấp trên giao cho.
Quản lý các con dấu của các tổ chức cấp huyện, làng và cơ quan quản lý nhà nước…
Thực hiện nhiệm vụ khác được lãnh đạo cấp trên giao cho.
Phòng hành chính địa phương do phó chánh văn phòng phụ trách, trực tiếp điều hành gồm có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên được phân công phụ trách các khối như: khối hành chính nhà nước, khối hành chính địa phương và khối khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ.
* Phòng thư ký lãnh đạo:
Có chức năng tham mưu, giúp việc trực tiếp cho tỉnh ủy, tỉnh trưởng. lập kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban thường vụ, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cho lãnh đạo tỉnh.
Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác được chánh văn phòng và lãnh đạo cấp trên giao cho.
Phòng thư ký lãnh đạo do chánh văn phòng phụ trách, trực tiếp điều hành gồm có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên được phân công phụ trách các khối như: khối thư ký lãnh đạo và khối công nghệ - thông tin, lưu trữ tài liệu.
* Phòng quản trị - tài vụ.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, tài sản, phương tiện của cơ quan, phục vụ tốt cho hoạt động của Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng và văn phòng tỉnh. Phối hợp với phòng hành chính giúp chánh văn phòng lập kế hoạch dự toán kinh phí mua sắm, trang thiết bị phục vụ văn phòng và thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo văn phòng phân công.
- Phòng quản trị - tài vụ gồm có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên được phân công phụ trách làm việc tài các bộ phận: khối quản lý phương tiện, khối quản trị, khối tài vụ và khối tổ chức đảng - cán bộ, quản lý cán bộ - công chức.
Nói chung tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay theo mô hình trên đã được tổ chức và hoạt động khá hiệu quả và đáp ứng được việc phục vụ cho lãnh đạo tỉnh về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của mình trong năm qua. Tổ chức bộ máy theo mô hình này cho thấy những ưu điểm, hạn chế như sau:
* Về ưu điểm:
Đã tách bộ phận thư ký lãnh đạo ra do phó chánh văn phòng trực tiếp điều hành riêng, làm cho việc chỉ đạo, điều hành nhanh nhạy, đáp ứng được yêu cầu mọi mặt của thường trực cấp ủy, không tăng thêm tổ chức và biên chế văn phòng tỉnh điều hành phân phối và quản lý ngân sách, tài chính tập trung đảm bảo chế độ, chính sách cho lãnh đạo cấp ủy văn phòng chỉ đạo tập trung vào chức năng tham mưu và hành chính nghiệp vụ để phục vụ kịp thời cho thường trực cấp ủy lãnh đạo, điều hành nhiệt tình phục vụ về điều kiện, cơ sở vật chất cho hệ thống tổ chức đảng, chính quyền cấp tỉnh cũng như trang thiết bị, điều kiện làm việc cho Ban thường vụ, tỉnh ủy, tỉnh trưởng, lãnh đạo văn phòng tỉnh, cán bộ, nhân viên trong văn phòng, tập trung vào nội dung đảm bảo thông tin phục vụ cấp ủy Ban thường vụ.
* Về nhược điểm:
Tổ chức bộ máy theo mô hình này nhìn chung phức tạp, chẳng hạn như phòng quản trị - tài vụ có quá nhiều bộ phận, việc thực hiện và điều hành công việc hàng ngày còn chậm chạp, chưa kịp thời. Cán bộ, nhân viên trong phòng này đa số là nhân viên phục vụ, trình độ về chuyên môn còn thấp, chưa hiểu rõ hết cơ êâsu tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh, còn lúng túng trong thi hành công vụ, thiếu chủ động sáng tạo. Ngoài ra phòng nghiên cứu tổng hợp còn làm việc nhiều lĩnh vực, tuy đã tách thư ký lãnh đạo ra riêng nhưng phòng nghiên cứu –tổng hợp và phòng tư ký lãnh đạo còn làm việc trung lập nhau, chưa phân biệt được khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giữa tỉnh ủy và tỉnh trưởng, còn lúng túng giữa việc của Đảng và việc Nhà nước.
Để tiếp tục củng cố và đổi mới tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh, quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các phòng thuộc văn phòng tỉnh cho phù hợp với công việc thực tiễn. Như vậy, đến năm 2008 để thực hiện theo tinh thần Thông tư của Ban Củng cố tổ chức nhà nước số 01/BCTN, ngày 07/01/2008. Tỉnh trưởng tỉnh U Đôm Xay đã ban hành Quyết định số 725/TTrg. UĐX, ngày 22/9/2008 về tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh U Đôm Xay.
Như vậy, để thực hiện theo quyết định trên thì văn phòng tỉnh U Đôm Xay đã được củng cố, sắp xếp lại tổ chức bộ máy văn phòng cụ thể như sau:
+ Lãnh đạo văn phòng tỉnh gồm có 4 người, chánh văn phòng và 3 phó chánh văn phòng.
+ Có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên được phân công phụ trách tại các bộ phận thuộc văn phòng tỉnh.
+ Các bộ phận trực thuộc văn phòng tỉnh gồm có:
- Phòng nghiên cứu - tổng hợp việc Đảng;
- Phòng nghiên cứu - tổng hợp việc Nhà nước;
- Phòng quản trị - tài vụ;
- Phòng hành chính địa phương;
- Phòng quản lý tài liệu.
Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tỉnh do tỉnh trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
Biên chế của văn phòng tỉnh do tỉnh trưởng bổ nhiệm hàng năm theo đề nghị của chánh văn phòng và trưởng ban tổ chức tỉnh.
Sơ đồ 2.4: Tổ ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luận văn.doc
- bia moi.doc