Mục Lục
MỤC LỤC.1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .1
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .2
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.4
1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .4
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.9
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.11
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .11
1.5 KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .11
1.6 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .14
1.7 KẾT CẤU LUẬN ÁN.16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU
CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .17
GIỚI THIỆU .17
2.1 CÁC KHÁI NIỆM.20
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế .20
2.1.2 Chi tiêu công.21
2.1.3 Quản trị công.24
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TRONG SỰ RÀNG BUỘC NGÂN SÁCH .28
2.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế .28
2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế.36
2.2.3 Khung phân tích về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh
tế trong sự ràng buộc ngân sách .40
2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TRONG MỐI QUAN HỆ
GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.45
2.3.1 Lý thuyết về lựa chọn công và lý thuyết kinh tế chính trị .46
2.3.2 Lý thuyết kinh tế học thể chế mới.48
2.3.3 Khung phân tích về vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa
chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế.52
206 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công, quản trị công và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Teles & Mussolini (2014) luận giải,
các thành phần chi tiêu công sản xuất tăng lên, tạo ra tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, tác động biên của các thành phần chi tiêu công này đến tăng trưởng
kinh tế còn phụ thuộc vào tình hình ngân sách. Khi chi tiêu công sản xuất tăng lên với
tình trạng ngân sách thâm hụt, chính phủ buộc phải vay nợ, tạo ra tác động tiêu cực,
làm giảm tác động dương của chi tiêu công sản xuất đến tăng trưởng kinh tế. Theo đó,
mức độ thâm hụt càng nhỏ càng ít tạo ra hiệu ứng tiêu cực đến tác động dương của các
thành phần chi tiêu công sản xuất đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, mức độ thâm hụt
ngân sách cao sẽ làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của các thành phần chi tiêu công
phi sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.
Trang 92
3.5.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hiệu quả kinh tế của chi tiêu công
Để xem xét cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tác động như thế nào đến mối
quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, luận
án đưa vào biến dummy thời gian (dumt), với khoảng thời gian từ năm 2008 trở về
trước nhận giá trị 0 và sau năm 2008 nhận giá trị 1, để kiểm định sự khác biệt về tác
động của chi tiêu công trước và sau khủng hoảng. Kết quả kiểm định được trình bày ở
cột (1) và cột (2) của bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5: Tác động của khủng hỏang kinh tế năm 2008 đến mối quan hệ giữa chi
tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển7
Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế (dlnyit)
Phương pháp ước lượng: GMM sai phân hai bước.
biến (1) (2)
GDP(-1) -0.704***
-0.710***
Vốn đầu tư (lnk) 0.420***
0.413***
Vốn con người (lnh) 5.086***
5.122***
Độ mở thương mại (lnopen) 0.007
0.01
Nợ công (lnd) -0.179***
-0.200***
Chi tiêu công (lng) -0.802***
-1.022***
Dumt 0.122***
-0.095
Chi tiêu công * Dumt
0.008**
Hansen test 0.184
0.133
Sargan test 0.42
0.519
AR(2) test 0.231
0.145
Biến công cụ 37
38
7
Kết quả kiểm định được trình bày chi tiết ở phụ lục 04
Trang 93
Số đơn vị chéo 66 66
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Nguồn: Do tác giả tính toán.
Tương tự, luận án sử dụng biến dummy thời gian (dumt) để phân tích tác động
của các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trước và sau khủng hoảng
kinh tế năm 2008. Kết quả kiểm định được trình bày ở cột (1), (2) và (3) của bảng 3.6
dưới đây:
Bảng 3.6: Tác động của khủng hỏang kinh tế năm 2008 đến mối quan hệ giữa các
thành phần chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển8
Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế (dlnyit)
Phương pháp ước lượng: GMM sai phân hai bước.
Biến (1) (2) (3)
GDP(-1) -0.706*** -0.646*** -0.701***
Vốn đầu tư (lnk) 0.398*** 0.250*** 0.398***
Vốn con người (lnh) 4.893*** 5.455*** 4.654***
Độ mở thương mại (lnopen) -0.016 -0.065*** -0.008
Nợ công (lnd) -0.190*** -0.344*** -0.143***
Chi tiêu công sản xuất (lng1) 0.035 0.063*** 0.025
Chi tiêu công phi sản xuất (lng2) -0.399*** -0.078** -0.563***
Dumt 0.106*** 0.015 0.027
Chi tiêu công sản xuất * Dumt -0.005
Chi tiêu công phi sản xuất * Dumt 0.005*
Hansen test 0.118 0.11 0.101
8
Kết quả kiểm định được trình bày chi tiết ở phụ lục 05
Trang 94
Sargan test 0.23 0.392 0.348
AR(2) test 0.272 0.779 0.21
Biến công cụ 44 51 45
Số đơn vị chéo 66 66 66
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Nguồn: Do tác giả tính toán.
Kết quả kiểm định cho thấy, biến dummy thời gian có ý nghĩa thống kê. Điều
này hàm ý tác động của các biến đến tăng trưởng kinh tế trước và sau khủng hoảng có
sự khác biệt. Chú trọng khám phá tác động của chi tiêu công, biến tương tác giữa chi
tiêu công và biến dummy thời gian dương có ý nghĩa hàm ý tác động tiêu cực của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau khủng hoảng giảm nhẹ hơn so với giai
đoạn trước đó. Khám phá tác động của từng thành phần chi tiêu công, kết quả kiểm
định hàm ý hiệu quả kinh tế của các thành phần chi tiêu công giai đoạn sau khủng
hoảng được cải thiện so với giai đoạn trước. Kết quả này phù hợp với các phân tích số
liệu thực tế về chi tiêu công hậu khủng hoảng tại các quốc gia đang phát triển (Jim
Brumby & Verhoeven, 2010; Magdalena & Logica, 2015).
Nghiên cứu của Jim Brumby & Verhoeven (2010) và Magdalena & Logica
(2015) chỉ ra, các khoản chi tiêu công ở các quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Khi nền kinh tế dần phục
hồi, các khoản chi tiêu này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Jim Brumby &
Verhoeven (2010) còn nhận định, theo thời gian các quốc gia đang phát triển đã dần
đối phó tốt hơn đối với khủng hoảng. Trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều quốc gia
đang phát triển đã tạm thời mở rộng biên độ an toàn, cố gắng duy trì các khỏan chi tiêu
xã hội thông qua các khoản vay hay chuyển hướng ngân sách và thậm chí khai thác
cuộc khủng hoảng để đạt được những cải cách lớn về tài khóa nhằm nâng cao hiệu quả
và chất lượng.
Trang 95
3.5.4 Phân tích tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
Một số nghiên cứu chỉ ra tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế tại các trường hợp nghiên cứu khác nhau. Luận án kiểm định tác động phi tuyến
của chi tiêu công tổng thể đến tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này bằng
phương pháp ước lượng ngưỡng với dữ liệu bảng của Hansen (1999). Tuy nhiên, giá trị
ngưỡng chi tiêu công lại không có ý nghĩa thống kê ở trường hợp nghiên cứu này9.
Theo đó, luận án xem xét tác động phi tuyến của các thành phần chi tiêu công
đến tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp ước lượng ngưỡng của B. E. Hansen (1999).
Vì phương pháp của Hansen (1999) được phát triển dựa trên ước lượng Fixed Effects
nên trước khi ước lượng ngưỡng, luận án kiểm định mô hình với biến các thành phần
chi tiêu công bình phương bằng phương pháp Fixed Effects. Kết quả kiểm định các
thành phần chi tiêu công sản xuất và phi sản xuất lần lượt được trình bày ở cột (1) và
cột (3) bảng 3.7 dưới đây:
Bảng 3.7: Tác động phi tuyến của các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế10
Các thành phần chi tiêu công sản xuất
Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế (dlnyit)
Phương pháp ước lượng: Fixed Effects, Ước lượng ngưỡng của Hansen (1999).
9
Chi tiết được trình bày ở phụ lục 06.
10
Kết quả kiểm định được trình bày chi tiết ở phục lục 07.
Trang 96
Biến (1) (2)
g1 ≤ 2.838% GDP g1 > 2.838%GDP
GDP (-1) -0.168*** -0.147*** -0.184***
Vốn đầu tư (lnk) 0.104*** 0.134*** 0.097***
Vốn con người(lnh) 0.971*** 0.605*** 1.066***
Chi tiêu công sản xuất (lng1) -0.043** -0.006** 0.042*
Chi tiêu công sản xuất bình phương 0.020**
Chi tiêu công phi sản xuất (lng2) -0.073** -0.057 -0.073***
Độ mở thương mại (lnopen) -0.022 -0.039*** -0.016
nợ công (lnd) -0.097*** -0.057*** -0.104***
Các thành phần chi tiêu công phi sản xuất
Biến (3) (4)
g2 ≤ 17.025% GDP g2 > 17.025% GDP
GDP (-1) -0.161*** -0.176*** -0.158***
Vốn đầu tư (lnk) 0.114*** 0.024 0.177***
Vốn con người (lnh) 0.986*** 1.106*** 0.969***
Chi tiêu công sản xuất (lng1) -0.006 -0.001 -0.006
Chi tiêu công phi sản xuất (lng2) 0.465*** 0.040 -0.170***
Chi tiêu công phi sản xuất bình phương -0.096***
Độ mở thương mại (lnopen) -0.022* -0.019 0.004
Nợ công (lnd) -0.089*** -0.091*** -0.095***
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Nguồn: Do tác giả tính toán.
Trang 97
Kết quả kiểm định chỉ ra, các biến thành phần chi tiêu công bình phương đổi
dấu so với các biến thành phần chi tiêu công cho thấy có khả năng tồn tại giá trị
ngưỡng. Theo đó, luận án sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng của Hansen (1999)
để khám phá giá trị ngưỡng của các thành phần chi tiêu công. Với số lần Boostrap là
500 lần, kết quả ước lượng chỉ ra giá trị ngưỡng của các thành phần chi tiêu công sản
xuất, phi sản xuất lần lượt vào khoảng 2.838% GDP, 17.025% GDP. Các giá trị
ngưỡng này lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, 10% . Với các thành phần
chi tiêu công sản xuất, khi các thành phần chi tiêu công này dưới mức ngưỡng 2.838%
GDP, các khỏan chi này chưa tạo được tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Vượt
qua mức ngưỡng này, các khoản chi này mới tạo ra tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Trong khi đó, giá trị ngưỡng của các thành phần chi tiêu công phi sản xuất là
17.025 % GDP hàm ý, khi các thành phần chi tiêu công phi sản xuất vượt quả mức
ngưỡng này mới tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, ở trường hợp nghiên cứu này, kết quả kiểm định chưa phát hiện giá trị
ngưỡng chi tiêu công tổng thể song kết quả kiểm định chỉ ra giá trị ngưỡng của các
thành phần chi tiêu công sản xuất, phi sản xuất lần lượt vào khoảng 2.838% GDP,
17.025 % GDP. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Chen & Lee (2005)
với giá trị ngưỡng chi thường xuyên ở trường hợp Đài Loan là 14.96% GDP và nghiên
cứu của Sử Đình Thành (2013) với giá trị ngưỡng chi thường xuyên của Việt Nam là
19% GDP. Luận án hi vọng các giá trị ngưỡng này sẽ có giá trị tham khảo nhất định
đối với các nhà làm chính sách trong việc xây dựng chính sách tái cơ cấu chi tiêu công
hiệu quả tại các quốc gia đang phát triển.
Kết hợp xem xét vai trò của ràng buộc ngân sách và tác động phi tuyến, luận án
thêm vào các biến tương tác giữa các thành phần chi tiêu công (g1, g2) và nợ công (d),
thâm hụt ngân sách (decifit) ở từng cơ chế ngưỡng. Kết quả kiểm định được trình bày ở
bảng dưới đây:
Trang 98
Bảng 3.8: Tác động của ràng buộc ngân sách trong việc hiệu chỉnh tác động của
các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.11
Các thành phần chi tiêu công sản xuất
Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế (dlnyit)
Phương pháp ước lượng: Fixed Effects
Biến (1) (2)
g1 ≤
2.83%GDP
g1 >
2.83%GDP
g1 ≤
2.83%G
DP
g1 >
2.83%G
DP
GDP (-1) -0.309*** -0.171*** -
0.244***
-
0.152***
Vốn đầu tư (lnk) 0.105 0.100*** 0.067 0.147***
Vốn con người (lnh) 1.939*** 0.968*** 1.821*** 1.033***
Độ mở thương mại (lnopen) -0.024 -0.006 -0.023 -0.077**
Chi tiêu công sản xuất (lng1) -0.077 0.033 -0.045 0.084***
Chi tiêu công phi sản xuất (lng2) -0.04 -0.084*** -0.088 0.001
Nợ công (lnd) -0.091*** -0.104***
Chi tiêu công sản xuất* Nợ công 0.0001 0.0001
Thâm hụt ngân sách ( lndecifit) 0.005 -0.018**
Chi tiêu công sản xuất* Thâm hụt ngân sách -0.013 -0.0001
11
Kết quả kiểm định được trình bày chi tiết ở phụ lục 08
Trang 99
Các thành phần chi tiêu công phi sản xuất
Biến (3) (4)
g2 ≤
17%GDP
g2 >
17%GDP
g2 ≤
17%GDP
g2 >
17%GDP
GDP (-1) -0.225*** -0.192*** -0.204*** -0.16***
vốn đầu tư (lnk) 0.022 0.175*** 0.064* 0.223***
vốn con người (lnh) 1.152*** 1.294*** 1.362*** 1.230***
Chi tiêu công sản xuất (lng1) -0.012 0.017 0.03 0.025
Chi tiêu công phi sản xuất (lng2) 0.063 -0.167*** 0.074 -0.07
Độ mở thương mại (lnopen) -0.104*** 0.015 -0.171*** -0.054*
Nợ công (lnd) -0.149*** -0.067***
Chi tiêu công phi sản xuất* Nợ công 0.000 -0.001**
Thâm hụt ngân sách ( lndecifit) -0.012 -0.016*
Chi tiêu công phi sản xuất* Thâm hụt ngân sách 0.000 -0.001*
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Nguồn: Do tác giả tính toán.
Kết quả kiểm định cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách và nợ
công đến tác động kinh tế của các thành phần chi tiêu công chỉ có ý nghĩa thống kê khi
các thành phần chi tiêu công phi sản xuất vượt qua mức ngưỡng 17.025% GDP. Quy
mô chi tiêu công lớn mà không có nguồn thu tài trợ, qua đó làm tăng thâm hụt ngân
sách và nợ công, sẽ càng làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế. Như vậy, việc duy trì cân đối ngân sách đóng vai trò rất quan
trọng, cần thiết trong việc hiệu chỉnh tác động kinh tế của các thành phần chi tiêu công.
Trang 100
Kết luận chương 3
Như vậy, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở mục tiêu nghiên cứu thứ
nhất, luận án tiến hành phân tích thực nghiệm tại trường hợp các quốc gia đang phát
triển. Với số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, luận án sử dụng
phương pháp GMM sai phân để kiểm định mô hình.
Kết quả kiểm định qua cho thấy sự nhất quán về tác tác động của các biến đến
tăng trưởng kinh tế. Kết quả chỉ ra tác động dương có ý nghĩa của vốn đầu tư và vốn
con người đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển 1998-2016. Ngược
lại, kết quả thực nghiệm đều cho thấy tác động âm của chi tiêu công, nợ công đến tăng
trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Điều này hàm ý, vốn đầu tư và vốn con
người là các nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi đó, chính sách về chi
tiêu công và nợ công không hiệu quả lại đang kìm hãm tăng trưởng tại các quốc gia
đang phát triển.
Bên cạnh chi tiêu công tổng thể, phân loại chi tiêu công thành các thành phần
chi tiêu công sản xuất và phi hỗ trợ sản xuất, luận án làm rõ hơn tác động của các thành
phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Xem xét các thành phần chi tiêu công, đúng
như kì vọng lý thuyết, các thành phần chi tiêu công sản xuất (y tế, giáo dục, truyền
thông và vận tải) tác động dương đến tăng trưởng trong khi các thành phần chi tiêu phi
sản xuất lại tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Với chi tiêu công tổng thể tác động
âm và các thành phần chi tiêu công tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế, kết
quả này không chỉ cho thấy về sự cần thiết phải xem xét các thành phần chi tiêu công
trong nghiên cứu thực nghiệm mà còn hàm ý về sự cần thiết của việc phải tái cơ cấu
chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển.
Ngoài ra, kết quả ước lượng ngưỡng của Hansen (1999) chỉ ra, các thành phần
chi tiêu công sản xuất chỉ tạo được tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi vượt
Trang 101
qua mức ngưỡng 2.838% GDP. Trong khi đó, các thành phần chi tiêu công phi sản xuất
chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng khi vượt qua mức ngưỡng 17.025% GDP. Bên
cạnh đó, các biến tương tác giữa chi tiêu công tổng thể, các thành phần chi tiêu công và
các biến tài khoá như nợ công và thặng dư ngân sách có ý nghĩa thống kê cũng chỉ ra
nhiều hàm ý, cả về mặt nghiên cứu thực nghiệm lẫn hàm ý chính sách.
Trả lời câu hỏi nghiên cứu vai trò của ràng buộc ngân sách trong mối quan hệ
giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển là như thế
nào, kết quả kiểm định của biến thâm hụt ngân sách, nợ công và các biến tương tác chỉ
ra tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách và quy mô nợ công lớn tại các quốc gia
đang phát triển.
Phân tích vai trò ràng buộc ngân sách ở từng cơ chế ngưỡng, kết quả kiểm định
chỉ ra hiệu ứng tiêu cực của thâm hụt ngân sách và nợ công đến tác động kinh tế của
chi tiêu công chỉ xuất hiện rõ ràng khi các khoản chi tiêu công phi sản xuất vượt qua
mức ngưỡng 17.025% GDP. Qua đó, kết quả của luận án hàm ý, bên cạnh chính sách
tái cơ cấu chi tiêu công hợp lý, chính sách nợ công và cân đối ngân sách hiệu quả cũng
giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế của chi tiêu công tại các
quốc gia đang phát triển.
Vai trò của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng được xem xét trong kiểm
định. Trả lời câu hỏi nghiên cứu liệu có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của các thành
phần chi tiêu công giữa giai đoạn trước và sau khủng hoảng hay không, kết quả kiểm
định cho thấy, sau khủng hoảng kinh tế, hiệu quả kinh tế của chi tiêu công tổng thể và
các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế được cải thiện hơn so với giai
đoạn trước đó.
Trang 102
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TRONG
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Giới thiệu
Dựa trên nền tảng kế thừa và kết hợp các nghiên cứu trước, luận án trình bày
quy trình và báo cáo kết quả phân tích thực nghiệm vai trò của quản trị công trong mối
quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển giai
đoạn 1998-2016. Theo đó, hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu của mục tiêu
nghiên cứu thứ hai, luận án thực hiện kiểm định các mô hình thực nghiệm với một quy
trình kiểm định như sau:
Dựa vào nghiên cứu của Cooray (2009) và António Afonso & Jalles (2016),
luận án thiết lập mô hình thực nghiệm về tác động của quản trị công, chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh chi tiêu công tổng thể, luận án phân loại chi tiêu công
thành các thành phần chi tiêu công sản xuất (giáo dục, y tế, truyền thông và vận tải) và
các thành phần chi tiêu công phi sản xuất nhằm khám phá rõ hơn tác động của các
thành phần chi tiêu công cũng như sự tương tác giữa các thành phần chi tiêu công này
và quản trị công tại các quốc gia đang phát triển.
Khám phá rõ hơn vai trò quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế, luận án sử dụng phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của
Thanh & Hoai (2017) nhằm khám phá sự khác biệt về tác động của quản trị công, chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia đang phát triển có trình độ quản trị
công thấp vào cao.
Ngoài ra, với mục tiêu làm rõ hơn đặc thù về thể chế chính trị của các quốc gia
đang phát triển, bằng các biến dummy và biến tương tác thích hợp, luận án kiểm định
Trang 103
sự khác biệt về thể chế chính trị có vai trò như thế nào trong mối quan hệ giữa các biến
phân tích tại các quốc gia đang phát triển.
Theo đó, nội dung của chương gồm năm phần cụ thể: Phân thứ nhất mô tả chỉ số
đo lường quản trị công; Phần thứ hai phân tích thực trạng chất lượng quản trị công tại
các quốc gia đang phát triển; Phần thứ ba trình bày mô hình thực nghiệm về vai trò của
quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế; Phần thứ tư
khái quát cách thức thu thập dữ liệu cũng như mô tả dữ liệu nghiên cứu và phần cuối
cùng là kết quả kiểm định và thảo luận.
4.1 Chỉ số đo lường quản trị công
Như đã đề cập ở phần trên, các quốc gia đang phát triển chi tiêu công nhiều
song hiệu quả sử dụng chi tiêu công tại các quốc gia này lại rất thấp. Chính sách chi
tiêu công hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ cần chính sách tốt mà còn
phụ thuộc vào việc thực thi chính sách hiệu quả (Brahmbhatt & Canuto, 2012). Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra, chất lượng quản trị công hạn chế là nguyên nhân chính yếu ảnh
hưởng đến tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế (James Brumby &
Kaiser, 2012; Cooray, 2009; Halkos & Paizanos, 2016; Keefer & Knack, 2007). Vì
vậy, xem xét vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế là rất cần thiết.
Tuy nhiên, các chỉ số đo lường quản trị công rất đa dạng và còn nhiều tranh
luận. Trong hơn hai thập kỷ qua, cùng với các nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu
thực nghiệm khám phá mối quan hệ giữa quản trị công và tăng trưởng kinh tế ở các
trường hợp nghiên cứu cụ thể. Trong đó, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hồi
quy dữ liệu đa quốc gia thường xem xét mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu
người và các chỉ số đo lường chất lượng quản trị công. Tuy nhiên, một vấn đề rất cần
được quan tâm thảo luận là việc xác định các chỉ số thích hợp để đo lường quản trị
công trong thực nghiệm.
Trang 104
Barro (1991), một trong những người tiên phong thực hiện hồi quy với dữ liệu
đa quốc gia về vai trò của quản trị công. Trong nghiên cứu của mình, Barro (1991) sử
dụng một số biến như dữ liệu thống kê về các cuộc đảo chính, ám sát chính trị và bạo
động nhằm đo lường bất ổn chính trị cũng như sự đe dọa quyền tài sản. Tương tự, các
nghiên cứu của Mauro (1995) và Knack & Keefer (1995) sử dụng các chỉ số, mà theo
Zhuang & ctg (2010), được tạo bởi ý kiến chủ quan của các chuyên gia, cụ thể là các
chỉ số được tạo bởi những công ty tư vấn đầu tư như Political Risk Services Group,
The Business Environment Risk Intelligence (BERI).
Hiện nay, sự phát triển của các nghiên cứu thực nghiệm về quản trị công và thể
chế chú trọng vào việc đo lường quản trị công thông qua các đánh giá khách quan hơn,
tổng hợp từ ý kiến của các chuyên gia chính trị, các tổ chức đa phương, và các tổ chức
phi chính phủ. Rất nhiều chỉ số nhằm đo lường quản trị công được công bố. Trong đó,
các chỉ số được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Bộ chỉ số quản trị công Worldwide Governance Indicators (WGI) được xuất bản
bởi Ngân hàng thế giới – WorldBank, xuất phát từ nghiên cứu của Kaufmann, Kraaay
& Zoido-Lobaton (1999); Kaufmann & Kraay (2002); Kaufmann, Kraay & Mastruzzi
(2003). Bộ dữ liệu này dựa trên 30 khái niệm, ý kiến về chỉ số đo lường quản trị công,
được khảo sát từ các công ty tư vấn đầu tư, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia
chính trị, các chính phủ và các tổ chức đa phương. Bộ dữ liệu được phân loại thành 6
chỉ số như sau:
- Chỉ số tiếng nói người dân và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability):
đo lường mức độ cử tri của một quốc gia có thể tham gia vào quá trình lựa chọn
chính phủ của mình cũng như mức độ tự do ngôn luận, hiệp hội và báo chí.
- Chỉ số ổn định chính trị và hạn chế bạo lực (Political Stability and Absence of
Violence): được đo lường bằng khả năng chính phủ có thể mất ổn định bởi các
hành vi vi hiến, bạo lực và cả khủng bố.
Trang 105
- Chỉ số hiệu quả chính phủ (Government Effectiveness): được đo lường bởi chất
lượng dịch vụ công, năng lực và mức độ độc lập của hành chính và dân sự trước
những áp lực chính trị.
- Chỉ số chất lượng văn bản pháp luật (Regulatory Quality): được đo lường bằng
khả năng chính phủ ban hành chính sách và các quy định pháp luật tạo điều kiện
và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân.
- Chỉ số thực thi pháp luật (Rule of Law): được đo lường bằng mức độ các cơ
quan nắm bắt và tuân thủ các quy tắc xã hội, bao gồm quyền sở hữu, cảnh sát,
tòa án cũng như rủi ro tội phạm.
- Chỉ số kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption): được đo lường bằng mức
độ quyền lực công cộng nhưng thực hiện cho mục đích cá nhân, bao gồm các
hình thức tham nhũng lớn và nhỏ, cũng như mức độ chuyên chính, độc tài trong
nhà nước.
Đối với mỗi nền kinh tế, bằng cách sử dụng phương pháp nhân tố không quan
sát được, các thành phần khác nhau trong mỗi chỉ số trong 6 chỉ số trên được tính trọng
số thích hợp và tổng hợp lại để mang lại một giá trị chung, có giá trị từ -2.5 đến 2.5,
với các giá trị lớn hơn cho thấy quản trị tốt hơn ở từng chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, bộ dữ liệu đo lường của Freedom House, chỉ số quyền chính trị -
Political rights (quá trình bầu cử, tham gia chính trị, hoạt động chính phủ) và chỉ số tự
do dân sự - Civil liberties (tự do ngôn luận và tín ngưỡng, quyền tổ chức hiệp hội
tương đối, thực thi pháp luật, tự chủ cá nhân và các quyền cá nhân), cũng thường được
sử dụng để đo lường quản trị công. Được xuất bản lần đầu tiên năm 1972, hai chỉ số
này có thang điểm từ 1 đến 7, được đánh giá cho từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
theo từng năm. Trung bình của hai chỉ số này được gọi là chỉ số tự do kinh tế-
Economic Freedom. Dựa vào chỉ số tự do kinh tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ được
phân loại thành 3 thành phần “tự do”, “bán tự do”, “không tự do”.
Trang 106
Tập trung nhiều hơn vào khía cạnh thể chế chính trị của quản trị công, bộ dữ
liệu Polity IV của Systemic Peace và bộ dữ liệu Database of Political Institutions (DPI)
của Ngân hàng Phát triển Nam Mỹ (Inter American Development Bank - IDB) cũng
thường được các nghiên cứu sử dụng. Trong đó, cơ sở dữ liệu về các thể chế chính trị
DPI của IDB thể hiện các dữ liệu chi tiết về thể chế chính trị như kết quả bầu cử, các
biện pháp kiểm tra, nhiệm kỳ, các đảng chính trị và hệ tư tưởng của chính phủ. Bộ dữ
liệu đã trở thành một trong những cơ sở dữ liệu được trích dẫn nhiều nhất trong các
nghiên cứu kinh tế chính trị và thể chế chính trị. Theo thống kê của IDB, gần 3.000
nghiên cứu đã sử dụng cơ sở dữ liệu DPI trong phân tích thực nghiệm của họ. Phiên
bản hiện tại của cơ sở dữ liệu (DPI 2015) hiện đang được lưu trữ tại IDB, mở rộng
phạm vi thống kê đến khoảng 180 quốc gia trong 40 năm từ 1975-2015.
Một số bộ dữ liệu khác cũng được dùng để đo lường quản trị công như chỉ số
cạnh tranh toàn cầu – Global Competitiveness Index được xuất bản bởi diễn đàn kinh
tế thế giới và Đại học Columbia; chỉ số cảm nhận tham nhũng – Corruption Perception
Index của Transparency International; chỉ số liêm khiết toàn cầu – Global Integrity
Index được sử dụng bởi United States’s Millennium Challenge Corporation và Ngân
hàng thế giới World Bank;
Tuy nhiên, mặc dù được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm,
các chỉ số quản trị công hiện nay vẫn chịu những lời chỉ trích khác nhau về tính chính
xác và ý nghĩa của các chỉ số này. Với bộ dữ liệu đo lường quản trị công được sử dụng
rộng rãi nhất là bộ dữ liệu WG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lats_trantrungkien_541_2045666.pdf