Luận văn Con người trong thơ thiền lý - Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại

MỤC LỤC

MỤC LỤC.3

MỞ ĐẦU .5

1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: . 5

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 6

3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. 9

4.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:. 9

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: . 9

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THỜI LÝ TRẦN.11

1.1.Bối cảnh lịch sử văn hóa thời Lý - Trần:. 11

1.2.Khái lược về Phật giáo và Thiền tông thời Lý - Trần: . 20

1.3.Vài nét về mối quan hệ giữa thơ và thiền: . 26

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG THƠ THIÊN LÝ – TRẦN DƯỚI GÓC

NHÌN THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI .34

2.1.Con người thật không địa vị trong thơ thiền Lý-Trần. 34

2.2.Con người trí tuệ:. 50

2.3.Con người tự tại: . 61

2.4.Con người vô ngã vị tha: . 76

CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

TRONG THƠ THIỀN LÝ - TRẦN .88

3.1.Không gian nghệ thuật: . 88

3.2.Thời gian nghệ thuật. 96

3.3.Ngôn ngữ nghệ thuật .106

pdf131 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Con người trong thơ thiền lý - Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc về ta, ta đúng, ta giỏi....Khai thông dòng thác trí tuệ tìm ẩn sâu thẳm trong mỗi con người. Đó là những con người thông đời, liễu đạo, am hiểu Nho, Phật, Lão, dung thông tam giáo. Đem trí tuệ và đức độ của mình làm lợi ích cho chúng sanh, góp phần không nhỏ vào việc an bang định quốc, bảo vệ đất nước,thiết lập cuộc sống thanh bình thịnh trị, ấm no hạnh phúc. Lý Nhân Tông khen Vạn Hạnh thiền sư: "Vạn Hạnh dung tam tế Chân phù cổ sấm thi Hương quan danh cổ pháp Trụ tích trấn vương kỳ." [95,386 ] (Vạch Hạnh thông ba cõi Lời ông nghiệm sấm thi Quê hương làng cổ pháp Chống gậy trấn kinh kỳ) Vạn Hạnh còn có thể dự báo được vận mệnh của đất nước trong hiện tại và tương lai bằng hình ảnh sinh động : "Tật lê trần bắc thủy Lý tử thọ nam thiên Tứ phương can qua tĩnh Bát biểu hạ bình yên." [ 95,223 ] (Gốc lê chìm biển Bắc Cây mận mọc trời Nam Bốn phương yên giáo mác Tám cõi ngợi bình an) Sự thật lịch sử đã chứng minh lời tiên đoán, cũng là sự mong mỏi của vị thiền sư này. Như mọi người đều biết, thời trung đại các thế lực Thần, Phật, Tiên, Thánh là những thế lực bất khả xâm phạm, quyền năng vô hạn, không có gì là không làm được. Vua Lý Nhân Tông đã xem Thiền sư Giác Hải và đạo nhân Thông Huyền không khác gì Phật, Tiên, không những có tấm lòng từ bi bao la như biển mà còn có năng lực phi thường : "Giác Hải tâm như hải Thông Huyền đạo hưu huyền Thần thông kiêm biến hóa Nhất Phật nhất thần tiên." [95,383 ] (Giác Hải tâm như biển Thông Huyền đạo lại huyền Thần thông và biến hóa Một người là Phật, một là thần tiên.) Hình ảnh con người có trí tuệ được hình dung: "Trí giả do như nguyệt chiếu thiên Quang hàm trần sát chiếu vô thiên." [98,90 ] (Người có trí tuệ như trăng chiếu giữa trời Ánh sáng bao phủ, không sót chỗ nào) Một sự so sánh đầy sáng tạo và gợi cảm. Con người có trí tuệ dụ như mặt trăng với ánh sáng lung linh giữa trời chiếu rọi khắp muôn nơi, không đâu là không tới, không gì ngăn cản được, khó có thể dùng ngôn ngữ mà đo lường được. Trí tuệ được nói đến ở đây không chỉ là hiểu biết là tri thức có được sau khi học, mà còn là chân trí tuệ (trí tuệ ba la mật, từ nhà Phật), là trí tuệ tìm ẩn sâu kín trong mỗi con người, chỉ khi liễu ngộ thì mới có được: "Liễu ngộ thân tâm khai tuệ nhã Biến hóa linh thông hiện thật tướng Hành trụ tọa ngoa độc trác nhiên ứng hiện hóa thân bất khả lượng Tuy nhiên sung tắc biến hư không Quan lai bất kiến như hữu tướng Thế gian vô vật khả tỉ huống Trường hiện linh quang minh lãng lãng Thường thời diễn thuyết bất tư nghị Vô đắc nhất ngôn dĩ vi đáng. [98,100] (Hiểu thấu được "thân tâm" mới mở con "mắt tuệ" Biến hóa linh thông làm cho thực tướng hiện ra Đi, đứng, nằm, ngồi riêng nó cao vòi vọi Hóa thân ứng hiện không thể nào lường được Tuy rằng đầy khắp hư không Nhưng xem ra không có hình tướng gì cả Trên đời không có vật gì có thể so sánh Ánh linh quang hiện không cùng, sáng vằng vặc Lúc thường diễn thuyết, nhưng không thể nghĩ ngợi hay luận bàn gì về nó được Không có một lời nào để diễn tả cho thỏa đáng) Nếu thời đó, con người thường tin vào các thế lực thần minh, thì con người tong thơ Thiền rất vững lòng tin vào trí tuệ năng lực, sức mạnh vô biên của con người, không những dám đối diện với vũ trụ, làm cho vũ trụ phải thay đổi trước tác động của với mình với ý chí mãnh liệt: "Nhất đàn chỉ phá vạn trúng sơn Giá cá công phu dã thị nhàn"[98,248] (Búng tay một cái, phá được vạn tầng núi Công phu ấy cũng dễ dàng thôi) Hay "Thiên địa do đàn chỉ Sơn xuyên đẳng thần thanh."[98,175 ] (Trời đất chỉ như búng ngón tay Núi sông chỉ như tiếng dăng hắng.) hoặc cách so sánh ấn tượng : "Động như không cốc phong xao hưởng Tĩnh nhược hàn đàm nguyện lậu minh" [ 98,252 ] (Động tựa hang không gào gió táp Tịnh như đầm lặng rọi trăng thanh ) Thơ Nho cũng nói tới con người có tài năng, trí tuệ nhưng hướng về phẩm chất, khí tiết. Thiên nhiên là công cụ ước lệ để con người tự bộc lộ mình: "Đào, lê xuân tận phương tâm yết Tùng, cúc thu thân vãn tiết tuyền" (Đào, lê khi xuân qua thì lòng thơm cũng hết Tùng, cúc đến khí tiết muộn vào giữa thu vẫn còn.) Tài năng của Trần Quang Khải cũng được miêu tả trong khí thế chống giặc: “Đoạt sóc chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan." (Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù ) Có khí thế át sao Ngưu như Phạm Ngũ Lão thì cũng chỉ vì nợ công danh: "Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" (Nam nhi chưa trả xong nợ công danh Thì thẹn khi nghe chuyện Gia Cát Lượng) Tự tin vào con người, không nương tựa vào các thế lực khác, không chịu theo lối mòn, dù đó là lối mòn của đức Phật, bậc đạo sư, giáo chủ của họ. Họ muốn tự sáng tạo, tự khai phá con đường mới, bầu trời mới với ý chí xung thiên: "Nam nhi tự hữu xung thiên chí Hưu hướng Như Lai, hành xứ hành"[98, 108] Đây là chỗ độc đáo, mới lạ của con người với tinh thần thiền. Thiền kích thích tự mỗi người khai sáng con đường đi riêng cho mình. Không nên giáo điều, khổng bám víu dù đó là Phật, là kinh điển. Chính điều này làm cho một số người không thấu hiểu tinh thần thiền cho rằng tư tưởng này đi ngoai tôn chỉ, thậm chí chống lại giáo lý nhà Phật hay khủng hoảng niềm tin đối với Phật giáo. Nhiều người còn đi xa hơn với cách nghĩ, những vị thiền sư tuy thân đang ở cảnh Bụt nhưng lại mang lòng trần. Nếu chỉ bám víu vào ngôn ngữ một cách giáo điều thì khi nghe: "Mê chi cầu phật Hoặc chi cầu thiền Thiền, Phật bất cầu Uổng khẩu vô nghiên (ngôn)" [98, 55] (Mê muội cầu Phật Nhầm lẫn cầu Thiền Thiền, Phật bất cầu Uổng miệng không nói) Không khỏi có những nhận định như trên. Thật ra tinh thần của Quảng Nghiêm, Diệu Nhân, Tuệ Trung mới là tinh thần "Thiền" chân chính.Tinh thần "phá chấp" triệt để. Ngay cả tinh thần "phá chấp" cũng không chấp vào đó. Kinh Viên Giác có câu : "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu chỉ nguyệt, nhược phục kiến nguyệt liễu tri sở tiêu tất cánh phi nguyệt". (Hết thảy mọi giáo lý trong kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng, (phương tiện đạt đến trí tuệ giải thoát). Muốn thấy mặt trăng mà chỉ dừng lại chỗ hiểu biết của ngón tay thì rốt cuộc đó chẳng phải là trăng). Tuệ Trung cũng nói: "Kiến nguyệt an năng khổ tầm chỉ" [98, 223] (Thấy trăng, tìm gì ở ngón tay chỉ) Con người trí tuệ được nhìn trong mối liên hệ với người ngu. Sự đối lập này được tác giả lặp lại hai lần: Ngu nhân điên đảo, bố sanh tử Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ" [98, 220] (Người ngu điên đảo, sợ sống chết Người trí có cái nhìn thông suốt xem là chuyện thường Quan niệm trí, ngu ở đây không được xem dưới góc độ bình thường, mà được nhìn gắn với triết học Phật giáo. Dưới con mắt nhà Phật, người không sợ nhân quả, không tin tội phước, không hiểu luật vô thường, không thấy được chân tướng của vạn pháp, nhất là không ngộ được phật tính của mình là người ngu. Ngược lại, người biết sợ nhân quả, tin tội phước, thấu rõ luật vô thường (mọi thứ đều không thường hằng), thấy rõ chân tánh, thực tướng của vạn vật, cảnh giới cao nhất là ngộ được "con người thật không địa vị" của mình. Người ngu được hình dung bằng sự mê lầm, giống như "con hươu khát nước chạy đuổi theo bóng nắng, chạy đông, chạy tây không lúc nào ngừng nghỉ" [98, 221]. Không quan niệm trí ngu như các vị thiển sư, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện ra trong thơ là con người lý trí, nghị luận, khôn ngoan và lịch lãm. Ông đề xướng tư tưởng bất tranh khi thế cuộc hỗn loan, kêu gọi mọi người không nên thi thố tài năng, phải nhẫn nhục, yên phận và chịu đựng. Ông thật ngạo nghễ : "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao đao..." Nguyễn Trãi thì không như vậy, tuy ông tự nói về mình như một con người đau khổ, day dứt trước cuộc sống đầy mâu thuẫn. Ông quan niệm về cuộc đời rất sâu sắc, ý thức về tài năng cá nhân mạnh mẽ. Con người có tài thì phải dùng vào việc lớn có ích cho dân cho nước. Ông khẳng định một con người tận tâm tận lực muốn cống hiến trọn vẹn trí tuệ, tài năng của mình cho cuộc sống, cho nhân dân, cho đất nước một cách vô oan, vô hối: "Thu đến cây nào chẳng lạ lùng Một mình lạt thuở ba đông Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng" Do con người này thây rõ được quy luật "sinh, trụ, dị, diệt" ở vật và qui luật "thành, trụ, hoai, không" ở người nên họ có một nhân sinh quan vô cùng tích cực, không sợ sống chết, không đàm mê sắc dục : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Van mộc xuân vinh, thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" [98, 28] (Thân như bóng chớp có rồi không Cây cối xuân tươi, thu não nùng Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Thịnh suy như hạt sương đầu ngọn cỏ) Cuộc đời con người vô cùng chóng vánh, ngắn ngủi. Hình ảnh thân người giống như bóng chớp, có đó rồi mất đó, phát huy tác dụng cảnh tỉnh cho mọi người thấy được sự vô thường của kiếp người. Thấy được như vậy không phải để bi quan, yếm thế mà để đạt tới sự "vô bố úy" (không sợ hãi). Mặc cho cuộc đời thịnh hay suy, mặc cho số phận vinh hay nhục, mặc cho hoàn cảnh bức bách thế nào vẫn giữ được tâm thế bình thản, an nhiên không sợ hãi. Sự thật này đã chứng minh, những con người thời này với tâm thế "vô bố úy" đã làm nên những sự nghiệp phi thường, để lại tiếng thơm muôn đời, hậu duệ đời sau luôn tự hào về họ. Tại sao những con người này không sợ bất kì thứ gì, kể cả cái chết. Có lẽ vì họ thâm nhập tư tưởng thịnh, suy, sống chết cũng như "hạt sương rơi trên đầu ngọn cỏ". "Nhậm vận" là bậc thứ bảy trong mười bậc tu, kể từ lúc mới tu đến khi chứng ngộ theo "Thập mục ngưu đồ" (Mười bức tranh chăn trâu) nổi tiếng của thiền tông. Chúng ta cùng thưởng thức bài tụng thứ bảy của Phổ Minh thiền sư về cảnh giới "Nhậm vận" (tùy theo thời cuộc) này: "Liễu ngạn xuân ba tịch chiếu trung Đạm yên phương thảo lục nhung nhung Cỏ xan khát ẩm tùy thời quá Thạch thượng sơn đồng thụy chín nồng" (Sóng xuân lặng chiếu liễu bên bờ Khói nhạt cỏ thơm xanh mởn mơ Ngày tháng đói ăn cùng khát uống Mục đồng trên đá ngủ say sưa.) Đại ý của bài tụng này là con người đạt tới mức "tùy duyên" nhưng "bất biến" không bị mê đắm trong mọi hoàn cảnh. Tùy theo thế tục nhưng không nhiễm thế tục, tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh nhưng không chấp vào sự làm của mình, thuận theo dòng đời nhận ra bản tính. Tại sao thiên sư Vạn Hạnh , nguyên lão ba ưiều, đạo cao đức trọng, lập nên nhiều công trạng lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, an bang định quốc, lại dừng lại ở bậc thứ bảy. Có lẽ dù Vạn Hạnh là thiền sư, nhưng là thiền sư Việt Nam , xu hướng dân tộc hóa vẩn còn len lỏi trong từng tế bào, thớ thịt của người hòa với tư tưởng Bồ tát đạo quên mình vì người của nhà Phật chăng? Theo Tuệ Trung, người có trí tuệ thông đời, liễu đạo, không những chỉ tự mình giác ngộ mà càng quan trọng hơn là phải giác ngộ cho mọi người, mọi chúng sanh: "Giác tha giác tự bạt mê đồ Biến giới thanh lương tô nhiệt bệnh,"[98,227] (Giác ngộ cho người, cho mình vượt khỏi đường mê, Khắp cõi mát mẻ, không có bệnh tật) Phương pháp giác ngộ cho người, cho mình không ngoài: "Đáo đầu bát vạn tứ thiên đà la ni pháp môn Đồng nhiếp nhập Như Lai quảng đại viên trí chi kính." [98,227] (Rốt cùng tám vạn bốn ngàn pháp môn đà-la-ni Cùng thu vào tấm gương trí tuệ rộng lớn tràn đầy của Như Lai.) Nhà nghiên cứu Trân Đình sử nhận xét rất xác đáng rằng, "Đây là hình thức đầu tiên mà người trí thức Việt Nam đương thời đã tự trở thành con người tư duy triết học. Lần đầu tiên trong thời kỳ đầu xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ, con người Việt Nam xuất hiện trong tư thế tư duy trí tuệ, xác lập môn phái, mà không phải là mê tín dị đoan , thật là một sự kiện lớn, xứng đáng với con người của một quốc gia độc lập. Thiền tông Việt Nam đã đem lại cho văn học Việt Nam gương mặt trí tuệ sáng ngời độc đáo, có lẽ đến nay người tá vẫn chưa nhận thức hết ý nghĩa của nó. [77,204] Lịch sử thời Lý- Trần đã thể hiện rõ những con người có trí tuệ lớn đưa dân tộc Đại Việt, vốn dân số ít, diện tích rất nhỏ trở thành một cường quốc của vùng Đông Á , nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm mạnh hơn gấp nhiều lần để bảo vệ lãnh thổ, tiêu biểu là quân Mông- Nguyên có thành tích xâm lược gần một nưả châu Âu, châu Á. 2.3.Con người tự tại: Hiện lên trong thơ thiền là con người thung dung trầm tĩnh , thanh thoát, tiêu diêu tự tại, hòa mình vào thiên nhiên vạn vật, sống trọn vẹn với thực tại, hết mình với cuộc sống. Họ không truy cầu quá khứ, không mơ tưởng hão huyền ở tương lai xa xôi. Giá trị chân thực của cuộc sống không phải là cái gì bí mật xa vời mà ngay trong hiện tại, trước mắt mọi người ngay lúc đương là. Quan niệm "nhất thiết duy tâm tạo" từ kinh Hoa Nghiêm tạo nên cách nhìn chỉ cần đạt tới đối cảnh vô tâm không có gì có thể bám víu được. Bởi vì nếu vướng mắc vào bất kỳ pháp nào cũng sinh ra nhị nguyên, biên kiến, cái chân tâm ương sáng bị che lấp, tự mình bị lô lệ, lệ thuộc, không thoát ra được. Các vị thiền sư, thi sĩ luôn cảnh giác cho học trò không dính mắc vào cái nhìn nhị nguyên, phân biệt, thích tốt, chê xấu, chê phàm, muốn thánh, bỏ mê, theo ngộ, khen trí, chê ngu, muốn đến niết bàn, xa lìa địa ngục ... Cái nhìn vọng kiến kiến chấp này là sợi dây vổ hình, ràng buộc, mình để cứ mãi truy cầu quá khứ mơ mộng tương lai và mãi mãi đau khổ vì " cầu bất đắc" ( mong cầu mà không được toại nguyện). Giải phóng con người ra khỏi đau khổ, mê lầm, chấp trước, hướng tới chân như trong sáng thuần khiết vô biên như viên ngọc mình châu không tỳ vết là tâm nguyệt thiết tha của các bậc tu hành . Trói buộc lớn nhất, khó thoát ra khỏi nhất đó là " ngã chấp" và "pháp chấp", Bởi vì "Bát nhã chân vô tông Nhân không ngã diệc không". [ 95,240] ( Bát nhã thật vô tông Người không, ta cũng không) Ánh sáng của trí tuệ thật không có nguồn gốc nào cả. " Nhân", "ngã"đều là không, là hư huyễn Huyễn pháp giai thị huyễn Huyễn tu giai thị huyễn Nhị huyễn giai bất tác Tức thị trừ chư huyễn" [ 95, 462] (pháp , chính là hư ảo Tu, đều là huyễn tu Biết hai thứ đều là huyễn Trừ bỏ được sự mê lầm hư huyễn) Một khi đã hiểu mọi vật trên đời này đều là không thật, nên biết bướm hoa đều huyễn ảo , thây hoa mặc bướm để lòng chi ( Hoa diệp bản lai giai thị huyễn , mạc tu hoa điệp hướng tâm trì )[95,390] Hãy hình dung phong thái của nhà sư Hiện Quang " Ná dĩ Hứa Do đức Hà tri thế kỷ xuân Vô vi cư khoáng dã Tiêu dao tự tại nhân. [98,129] (Hứa Do, tập theo đức Nào biêt đời đã mấy xuân Vô vi sống đồng rộng Người tự tại thong dong) Tuy thân sống nơi ruộng đồng hoang dã, không biết, cũng không muốn biết đã bao năm rồi , nhưng chỉ cốt đạt cái đức của thánh hiền với tâm vô cầu, vô nhiễm thuận theo tự nhiên mà thung dung tự tại. Hơn nữa , tuy Hiện Quang là một thiền sư danh vang khắp chốn, vẫn khiêm nhường là thường tập theo đức của Hứa Do, một nho gia ẩn sĩ. Ông quả là không câu nệ hình thức, tôn giáo. Con người an nhàn vô vi của Pháp Loa được thể hiện qua: "Vạn duyên tuyệt đoạn nhất thân nhàn Tứ thập niên dư mộng ảo gian Trân trọng chư nhân hưu tá vấn Ná biên phong nguyệt cánh hoàn khoan." [98,273] (Vạn duyên cắt đứt một thân nhàn Hơn bốn mươi năm ở trong mộng ảo Trân trọng nhắn mọi người đừng gạn hỏi Trăng gió ở thế giới bên kia càng mênh mông) Con người tự mình thoát ra khỏi sự trói buộc của vạn "duyên", làm chủ được thân tâm không còn bị tác động bên ngoài ảnh hưởng , cả những phiền não, ái dục bên trong cũng không thể câu thúc được. Như vậy mới là Một thân nhàn nhã. Chữ "Duyên" là thuật nhà Phật, có nghĩa là tất cả mọi thứ trên đời, kể cả thân người đểu do nhân duyên tạo thành, khi đủ duyên thì hợp lại, hết duyên thì tan rã, hủy hoai. Đức Phật chỉ ra mười hai nhân duyên (thập nhị nhân duyên) tạo thành vòng tuần hoàn, mắc xích với nhau, giải thích nguồn gốc nguyên nhân gây đau khổ cho con người trong vòng sanh tử luân hồi. Mười hai nhân duyên khỏi đầu từ vô minh" (mê muội) không sáng suốt, không hiểu rõ bản thể của vạn vật, không ngộ được chân tâm , không thông suốt qui luật của vũ trụ vạn vật . Bốn mươi năm ông sống trong mộng ảo, do bị ngoại duyên tác động. Khi "vạn duyên tuyệt đoạn " mới đạt được " Nhất thân nhàn". Quan niệm " Cảnh tự tâm sinh" tốt xấu, khôn ,ngu, là do con người phân biệt ra chứ không có thực là quan niệm triết học, tuy nhiên ý hướng phá bỏ sự trói buộc của con đường mòn tư duy, giải phóng con người đến khoảng không gian bao la của tự do trí tuệ là một tinh thần nhân văn cao đẹp mà thơ thiền Lý- Trần đã đóng góp cho dân tộc , cho thời đại , góp phần tạo nên hào khí Đông A , tạo nên những con người phi thường về nhân cách và tư tưởng, vừa làm vua, làm tướng đuổi giặc , lại vừa làm thiền sư ẩn sĩ, nhà thơ viết hịch kêu gọi đánh giặc mà dám nêu gương trung nghĩa của nước giặc , làm đến vương hầu mà coi công danh như phù vân , lìa bỏ ngai vàng như trút bỏ chiếc giày rách... Triết học thiền tông được vận dụng nhuần nhuyễn trong một bản lĩnh dân tộc mạnh mẽ của những nhà thơ thiền Việt Nam ở một thời đại đang lên của đàn tộc đã tạo thành một nhân sinh quan đẹp đẽ và độc đáo, cốt lõi của một nền văn hoa đầy khí sắc.[97,66 ] Con người tự do, tự tại, thoát ra khỏi mọi lệ thuộc vào qui ước giáo điều có sẩn, phải có bản lĩnh sống trọn vẹn với cái đương là, không mong ước, mơ mộng cái trở thành. Dù đạt đến "vô tâm" (Tâm không dính mắc vào bất kỳ thứ gì), cũng không chấp ở chỗ "vô tâm". "Mạc vị vô tâm vân thi đạo Vô tâm do cách nhất trùng quan". [97,66] (Đừng bảo vô tâm là đạt đạo Vô tâm còn cách một trùng cửa quan) Không chấp vào sắc tướng,vào "có",cũng chẳng dính mắc vào "không", vượt qua nhị nguyên có, không. Đánh đổ sự mê hoặc bởi những khái niệm u huyền của Phật: " Sắc thị không, không tức sắc Không thị sắc, sắc tức không Sắc không câu bất quản Phương đắc khế chân tông." [98,68] (Sắc là không, không tức sắc Không là sắc, sắc tức không Không là sắc đều chẳng quản Mới khế hợp chân tông ) Hai phạm trù"sắc", "không" chuyển hoa lẫn nhau, cái này không phải cái kia, nhưng cái này đồng thời không ngoài cái kia, cả hai đều là tương đối, vượt lên trên, vượt qua khỏi những phạm trù tương đối này mớt đạt được sự tự do, tự tại tuyệt đối. Tư tưởng phóng khoáng đến ngông cuồng là sự dung hợp, hoa quyện giữa Thiền- Lão, Trang và Nho, nhưng yếu tố trung tâm vẫn là thiền. Tinh thần tuy duyên nhưng bất biến, hoa hợp nhưng không chấp trước thể hiện niềm vui, an lạc của sự tự do.Từ "phóng cuồng" dung chứa cả nội dung lẫn hình thức một cách nhất quán. Đời người có năm thứ dục lạc : Tài, sắc, danh, thực, thúy ( Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, địa vị, ăn uống, ngủ ). Năm thứ này sẽ nhấn chìm những ai tham đắm mê lũy nó. Đây cũng là năm cửa quan khó thoát ra được đối với những người muốn hoàn thiện mình. Đừng nói đến cả năm cửa, chỉ một trong năm cửa này cũng khó vượt qua. Với những thứ cần thiết hàng ngày thì: "Cơ tắc xán hề hoa la phạn Khốn tắc miên hề hà hữu hương Hứng thời xuy hề vô khổng địch ...Quyện tiểu khế hề hoan hỉ địa Khát bảo xuyết hề tiêu dao thang" [98,212]. Thái độ tuy duyên thời nhi an nay ta cũng bắt gặp ở Trần Nhân Tông : "Cư trần lạc đạo thả tuy duyên Cơ tắc xán hề khốn tắc miên" [98,268] (Ở nơi cõi trần mà vui với lẽ đạo, hãy cứ tuy duyên. Đói thì ăn, mệt thì ngủ). Niềm vui an lạc được thể hiện: "Lạc ngô lạc hề Bố Đại lạc Cuồng ngô cuồng hề Phổ Hoá cuồng" Vinh hoa phú quí, danh vọng, địa vị dưới mắt các thiền sư- thi sĩ cũng chỉ là: "Đốt đốt phù vân hề phú quí Hu hu quá khích hề niên quang Hồ vi hề quan đồ hiểm trở Phả nại hề thế thái viêm lương." Một khi tỉnh ngộ, hiểu thấu nhân tình thế thái: "Phóng tứ đại hề mạc bả tróc Liễu nhất sanh hề hưu bôn ba." Họ buông thả cả tấm thân tứ đại, cái mà người đời bôn ba, tính toán cả đời cũng chỉ vì cung phụng cho nó. Chắc cũng vì lý do này mà Lão tử thường dạy học trò: “Ngọ hữu đại hoạn Vị ngô hữu thân Ngô nhược vô thân Hà hữu đại hoạn (Ta có nạn lớn Vì ta có thân Nếu không có thân Làm gì có nạn)” Vì họ không chấp vào tấm thân tứ đại nên mới được : “Thích ngã nguyện hề đắc ngã sở Sinh tử tương bức hề ư ngã hà phương." Sống chết là chuyện lớn nhất của cuộc đời con người, cũng là cánh cửa vô hình, dù không muốn, nhưng từ xưa đến nay không ai thoát khỏi được. Chết nỗi là ám ảnh, sợ hãi của rất nhiều người, cổ nhân có câu : Bành Tổ niên cao kim hà tại Nhan Hồi thọ yểu diệc qui không (Ông Bành Tổ tuổi thọ rất cao bây giờ cũng không còn tồn tại, Nhan Hồi chết sớm cũng trở về với cát bụi mà thôi) Câu hỏi ngạo nghễ như thách thức đối với qui luật khắc nghiệt của người đời, càng hiện rõ hơn sự siêu thoát của Tuệ Trung. Trần Nhân Tông khẳng định con người bị lệ thuộc, bị câu phược là do mình tự chuốc lấy, vốn dĩ không có ai thúc buộc được mình, có chăng là do tâm thị phi (đúng , sai), tâm danh lợi trói buộc: “Thùy phược cánh tương cầu giải thoát Bất phàm, hà tất mịch thần tiên Viên nhàn, mã quyện, nhân ưng lão Y cựu vân trang nhất tháp thiền." [98,266] (Ai trói buộc mà tìm cách giải thoát Không là phàm tục, cần gì phải tìm thần tiên Vượn nhàn, ngựa mỏi, người cũng về già Vẫn y như xưa, một cái giường thiền nơi an mây.) Ông tự bộc lộ con người mình bằng những hình ảnh sinh động. Thật khó có sự so sánh nào độc đáo, tinh tế hơn con người thoát ra khỏi vòng thị phi, ví với hoa rụng vào buổi sáng, sự lạnh nhạt với danh lợi như cái lạnh của trận mưa đêm lắng vào trong sự u tịch, trong trẻo của rừng núi: "Thị phi niệm trục triêu hoa lạc Danh lợi tâm tuy dạ vũ hàn Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch Nhất thanh đề điểu hưu xuân tàn." [98,265] (Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm Lòng danh lợi nguội lạnh như trận mửa đêm Hoa rụng hết, mưa tạnh núi vắng lặng Một tiếng chim kêu, lại một mùa xuân qua đi.) Tâm an tịnh, lắng đọng hoa vào sự vắng lặng đến tột cùng của núi non sau một trận mưa càng làm cho cảnh vật yên tĩnh. Chính sự yên tĩnh này làm cho người ta chú ý đến tiếng chim kêu báo hiệu mùa xuân sắp tàn. Hào khí của con người đạt đạo, hiểu thấu lẽ thực của cuộc đời, đạt tới tự do tuyệt đối, sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, gặp bất kỳ sự trở ngại nào, đối diện với bất kỳ nguy hiểm nào cũng ở trong trạng thái "Tâm như chỉ thuỷ",thanh thản yên vui, sống hết mình, làm hết mình nhưng không vướng mắc: "Tứ thập niên dư nhất phiến thành Lao quan khiêu xuất vạn trùng quýnh Động như không cốc phong xao hưởng Tĩnh nhược hàn đâm nguyệt lậu minh Cú lý ngũ huyền thân thấu đắc Lộ đầu thập tự nhậm tung hoành Hữu nhân vấn ngã hà tiêu tức Vân tại thanh thiên thúy tại bình." [98,252] (Hơn bốn mươi năm tu vẹn được một tấm lòng Đã nhảy ra khỏi vạn tầng cửa ngục tù Động như tiếng gió trong hang trống rỗng Tĩnh thì tựa ánh trăng lọt xuống đầm lạnh Tự mình thấu rõ nghĩa lý "Ngũ huyền" Mặc sức dọc ngang đường bốn ngã Có người hỏi ta thế nào là biến diệt Như mây trong trời xanh, như nước trong bình) Trần Thánh Tông vốn là vua, nhưng lại nói đã nhảy ra khỏi hàng vạn tầng của địa ngục? Có ai nhốt ông chăng? Có lẽ là không. Chính muôn vạn phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, biên kiến....đã nhốt ông trong ngục tù phiền não. Và hơn bốn mươi năm sau khi ngộ mới thoát ra được. Khi giải thoát được mới ung dung nhàn hạ: "Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm Nhàn môn vô sự khả quan tâm Cá trung khúc phá vô nhân hội Duy hữu tùng phong hoa thử âm Tung hoành bất đoa hữu vô ky Vạn pháp phân phân tổng bất tri Khiết phạn, đả miên tuy xứ dụng Cánh vô tha sự khả ưng vi." [98,248] (Suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn không điệu Cửa nhà nhàn hạ không có gì bận tâm Trong đó khám phá ra khúc nhạc mà không ai hay biết Chỉ có gió trên cây tùng là hoa cùng âm thanh này Tung hoành tự do mà không rơi vào "có" "không" Mọi thứ rối bời thảy đều chẳng biết Ăn cơm và đi ngủ đều tuỳ ý Ngoài ra không còn gì đáng làm) Con người như thay da đổi thịt, chuyển mình thoát ra khỏi mọi ràng buộc, thúc phược như hình ảnh của người đạt đạo có thể ở ngay bụi trần mà vẫn lìa được bụi trân, ở ngay trong phiền não, mà thường lìa phiền não, hoa với quy luật tự nhiên, hoa vào sự mênh mông bất tận của tam giới, hoàn toàn tự do tự tại. Đó là con người thoát thế : "Phiên thân nhất tịch xuất phần lung Vạn sự đô lô nhập nhãn không Tam giới mang mang tâm liễu liễu Nguyệt hoa tây một, nhật thăng đông." [98,172] (Xoay mình một cái vượt ra khỏi lồng Muôn việc đều như trò chơi, vào mắt thành hư không Ba cõi mênh mông lòng sáng tỏ Bóng trăng chìm xuống phương tây, mặt trời mọc ở phương đông) Tuy con người không mê đắm trong danh vọng địa vị, lầu son gác tía, nhưng vẫn không chấp vào sự không mê đắm này. Tức là không phải do chán ghét cảnh giàu sang phú quí mà thích cảnh yên lặng thanh vắng của núi rừng hoang dã rồi cũng đắm nhiễm vào đấy. Bởi vì dưới mắt của thiền sư dù là đắm nhiễm v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_17_2340955181_7157_1871172.pdf
Tài liệu liên quan