Luận văn Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008 - 2013)

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. v

MỞ ĐÂU . 1

1. Lí do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 7

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 7

5. Những đóng góp của Luận văn. 8

6. Kết cấu của Luận văn . 8

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TRưỚC KHI

THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI . 9

1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên . 9

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 9

1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên . 12

1.2. Thực trạng nông thôn Yên Hưng (Quảng Yên) trước năm 2010. 19

1.2.1. Tình hình kinh tế. 19

1.2.2. Tình hình xã hội. 24

Tiểu kết chương 1. 27

Chương 2: CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở

THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH (2008 - 2013). 29

2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Sự

vận dụng của Đảng bộ, chính quyền địa phương . 29

2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước. 29

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008 - 2013), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể tổ chức triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Vận động các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện, xã; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tƣ đạt các mục tiêu của chƣơng trình. - Thứ tư: Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lí nông nghiệp, nông thôn, nhất là cán bộ quản lí chính quyền cơ sở, các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã. - Thứ năm: Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trọng tâm là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Tăng dần hàm lƣợng khoa học - công nghệ trong giá trị nông sản; từng bƣớc thực hiện cơ khí hoá và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, kinh doanh. - Thứ sáu: Phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể ở vùng nông thôn, đổi mới hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển. Phát triển kinh tế hộ, trang trại, các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, phát huy vai trò tự chủ của nông dân trong sản xuất, kinh doanh. Mở rộng ngành nghề, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề mới. - Thứ bẩy: Phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng: Tiếp tục củng cố tổ chức, mạng lƣới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ƣu đãi, khuyến khích bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã, duy trì và phát triển lực lƣợng y tế thôn bản. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh tuyên truyền Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 38 và xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn. Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Nghiên cứu, sƣu tầm, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống, nhất là bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá trọng điểm, các lễ hội tiêu biểu, độc đáo của dân tộc gắn liền với bài trừ các hủ tục lạc hậu. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Thứ tám: Củng cố, nâng cao chất lƣợng và vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở: Tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, bảo đảm vai trò nền tảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng. Xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lí Nhà nƣớc của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [53, tr.11] Trên cơ sở nắm vững tình hình, đặc điểm của địa phƣơng, quán triệt Nghị quyết 26 NQ/TW Hội nghị BCH TW 7 (khóa X) về nông nghiệp và nông thôn, UBND huyện Yên Hƣng (từ năm 2011 là thị xã Quảng Yên) đã xây dựng Đề án Xây dựng nông thôn mới huyện Yên Hưng đến năm 2020 nhằm giải quyết các nội dung cơ bản, bao gồm: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; Hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng; Đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn không ngừng đƣợc nâng cao. Trên cơ sở Tờ trình số 4608/UBND-NLN1 ngày 30/11/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Đề án kèm theo của tỉnh Quảng Ninh về Xây Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 39 dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 3/3/2011, Uỷ ban Nhân dân huyện Yên Hƣng xây dựng Đề án số 140/ĐA- UBND về Xây dựng nông thôn mới huyện Yên Hưng đến năm 2020. Đề án xác định mục tiêu đến năm 2015: Thực hiện tốt quy hoạch và công tác quản lí quy hoạch nông thôn, cụ thể là: - Đầu tƣ tạo đƣợc sự chuyển biến mang tính đột phá, giải quyết một bƣớc căn bản về hạ tầng kinh tế - xã hội. - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu lao động. - Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố an ninh, xây dựng đời sống văn hóa. - Đến năm 2020: Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó nông thôn Yên Hƣng có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bƣớc hiện đại gắn với đô thị hóa và phát triển thị xã Quảng Yên. - Cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lí. - Sản xuất hàng hóa phát triển gắn với mở rộng thị trƣờng và phát triển công nghiệp, dịch vụ. - Chất lƣợng cuộc sống nhân dân ở nông thôn đƣợc nâng cao. - Các giá trị văn hóa truyền thống đƣợc bảo tồn và phát huy. - An ninh chính trị đƣợc đảm bảo. Hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Tất cả những văn kiện trên đây là phƣơng hƣớng chỉ đạo cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở thị xã Quảng Yên. 2.2. Qúa trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở thị xã Quảng Yên Ngay sau khi nhận đƣợc chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của cấp trên về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị huyện Yên Hƣng (từ năm 2011 là thị xã Quảng Yên) xác định đây là cơ hội lớn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 40 Ngày 10/11/2010, Huyện ủy Yên Hƣng ban hành Quyết định số 58- QĐ/HU thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, gồm 27 thành viên, do đồng chí Bí thƣ Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện làm Trƣởng ban; các đồng chí Phó Bí thƣ Huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện làm Phó ban Thƣờng trực, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách nông nghiệp làm Phó ban; đồng chí Trƣởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm Ủy viên Thƣờng trực Ban Chỉ đạo. Các đồng chí Phó Chủ tịch Thƣờng trực UBND huyện, Trƣởng ban Tổ chức Huyện ủy, Trƣởng ban Dân vận Huyện ủy, Trƣởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy, Trƣởng Công an huyện, Chỉ huy trƣởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, Trƣởng phòng Nội vụ, Trƣởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Trƣởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trƣởng phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Chi cục trƣởng Chi cục Thống kê, Trƣởng phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Trƣởng phòng Y tế, Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Trƣởng phòng Văn hóa và Thông tin, Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và UBND huyện, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Bí thƣ Huyện đoàn và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện làm Ủy viên. Cùng thời gian trên, Huyện ủy đã chỉ đạo các xã xây dựng nghị quyết và thành lập các Ban Chỉ đạo của các xã để quán triệt và chỉ đạo triển khai chƣơng trình xây dựng NTM ở từng xã. Ngày 20/1/2011, Huyện ủy Yên Hƣng - Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ra Thông báo số 136-TB/HU về việc phân công Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Yên Hƣng đến năm 2020. Cùng ngày, Huyện ủy Yên Hƣng - Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ra Thông báo số 137-TB/HU về việc phân công chỉ đạo cơ sở đối với thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Yên Hƣng. Ngày 17/6/2011, Ủy ban Nhân dân huyện Yên Hƣng ban hành Quyết định số 3403/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 41 xây dựng nông thôn mới huyện Yên Hưng giai đoạn 2010 - 2015, trong đó nêu rõ những quy định chung, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên cũng nhƣ những hoạt động cụ thể của Ban Chỉ đạo về nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo thành lập 2 tổ công tác: Tổ 1 chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị; Tổ 2 chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị xã Quảng Yên nêu rõ các hoạt động nghiệp vụ trong quá trình chỉ đạo, bao gồm: 1- Tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng, tham mƣu xây dựng đề án, kế hoạch; 2- Tập huấn, hƣớng dẫn và bồi dƣỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho thành viên Ban Chỉ đạo thị xã, cán bộ các xã, phƣờng, các trƣởng thôn khu; 3- Tập huấn nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho cán bộ nghiệp vụ các phòng ban, và các cán bộ nghiệp vụ các xã, phƣờng; 4- Tập huấn, hƣớng dẫn cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; cán bộ, đảng viên, các đoàn thể các thôn, xóm về vận động xây dựng nông thôn mới; 5- Tổ chức đi học tập mô hình xây dựng nông thôn mới trong và ngoài tỉnh Cùng với việc thành lập Ban Chỉ đạo, công tác tuyên truyền cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh. Ban Chỉ đạo Thị xã đã ban hành kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, nêu rõ yêu cầu phải tuyên truyền rộng rãi các nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến các đối tƣợng là cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lƣợng vũ trang, các doanh nghiệp... trên địa bàn Thị xã; coi việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu, thƣờng xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nội dung công tác tuyên truyền bao gồm: - Tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; các văn bản của Ban Chỉ đạo, của các bộ, ban, ngành Trung ƣơng, Tỉnh, Thị xã về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền rộng rãi các nghị quyết của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, của Thị ủy, Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Yên về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 42 - Tuyên truyền nội dung các tiêu chí và nhóm tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhƣ: Nhóm tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm Hạ tầng Kinh tế - Xã hội; nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trƣờng; nhóm Hệ thống chính trị và lồng ghép với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. - Tuyên truyền các tập thể, cá nhân trong Thị xã, Tỉnh và các địa phƣơng ngoài Tỉnh có sáng kiến hay, mô hình hiệu quả về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới... Để tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, chủ thể của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, Thị xã đã tiến hành công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới một cách liên tục, đồng bộ, bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú, kịp thời, thiết thực đến với các tầng lớp nhân dân. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thị xã xây dựng chuyên đề truyền hình về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các phóng sự, video clip, thƣờng xuyên cập nhật các tin, bài về chủ đề xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng... Hằng ngày, mỗi nhà văn hóa thôn (55 nhà văn hóa) đƣợc cấp 1 tờ báo Quảng Ninh để tuyên truyền các nội dung về xây dựng nông thôn mới theo chuyên đề. Ban Chỉ đạo cuộc vận động tổ chức Hội thảo chuyên đề về phát triển sản xuất theo nhóm tiêu chí III (Kinh tế và tổ chức sản xuất); trong đó tập trung thảo luận các giải pháp nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo, giảm tỉ lệ lao động phổ thông, truyền thống trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển sản xuất...; Hội thảo chuyên đề về xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở gồm các nội dung: Củng cố, thành lập tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tại thôn, bản; các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ chức chính trị tại cơ sở... Các ấn phẩm: Bản tin nông thôn mới của tỉnh, báo Quảng Ninh, Bản tin Yên Hưng đều đƣa tin phản ánh các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 43 nƣớc, của địa phƣơng liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới; các tin, bài phản ánh hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp; hoạt động của từng xã; trao đổi mô hình kinh nghiệm cách làm hay trong và ngoài nƣớc, của các địa phƣơng trong Tỉnh; phản ánh các tập thể và cá nhân điển hình trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; cung cấp kiến thức về khoa học, kĩ thuật ứng dụng trong sản xuất và đời sống của ngƣời dân nông thôn. Các tài liệu dƣới dạng Hỏi - Đáp nêu rõ quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của Tỉnh, của Thị xã và nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ tỉnh, thị xã đến cơ sở và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới..., đƣợc phát cho cán bộ làm công tác tuyên truyền. Các loại áp phích, tranh cổ động... với nội dung tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới, đƣợc kẻ, vẽ và treo trên các nẻo đƣờng, các cụm dân cƣ Các khẩu hiệu: “Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh thi đua thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM”; “Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội”; “Vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân, chúng ta hãy chung tay xây dựng NTM”; “Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá làng xã là góp phần xây dựng NTM bền vững”; “Sản xuất phát triển, gia đình hoà thuận, làng xóm đoàn kết, xã hội văn minh”đều có sức cổ vũ động viên nhân dân tích cực hƣởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền một cách thiết thực, tạo đƣợc bầu không khí thi đua trong cộng đồng dân cƣ thuộc các xã, huyện và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thị xã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo Thị xã lập kế hoạch công tác tuyên truyền từng năm, nêu rõ nội dung và các hình thức tuyên truyền chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2011, xây dựng các chuyên đề truyền hình và chuyên trang trên Báo Quảng Ninh về Chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hội nghị, hội thảo, báo cáo viên tuyên truyền nội dung xây dựng nông thôn mới; cấp phát các Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 44 tài liệu hỏi đáp, tờ rơi, áp phích, đĩa CD tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới; phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh tổ chức tọa đàm theo chủ đề: Quảng Ninh xây dựng nông thôn mới bền vững... Từ năm 2012 đến 2015, duy trì công tác tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình các chuyên đề về Chương trình xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào phát triển kinh tế và các hoạt động giảm nghèo tại địa phƣơng bằng nhiều hình thức, gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; đồng thời công bố Đề án và Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các nhà văn hóa thôn để nhân dân biết theo Thông tƣ 26/ 2011/TTLB-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của liên Bộ ngày 13/4/2011: Hƣớng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Qua 4 năm thực hiện (2010 - 2013), Thị xã đã tổ chức 22 cuộc tuyên truyền, cấp xã đã tổ chức 160 cuộc và quán triệt cho gần 10.000 lƣợt cán bộ, đảng viên học tập; tuyên truyền cho hơn 14.500 lƣợt nhân dân với kinh phí tổ chức thực hiện là 450 triệu đồng. Qua đó, nhận thức trong đội ngũ cán bộ các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đƣợc nâng lên. [6, tr.4] Căn cứ vào các hƣớng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thƣờng trực, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thị xã đã tham mƣu các bƣớc triển khai cụ thể để Ủy ban Nhân dân Thị xã và Ban Chỉ đạo thƣờng xuyên hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã tiến hành khảo sát tình hình hiện trạng nông thôn, nhận xét đánh giá tiềm năng lợi thế của địa phƣơng làm cơ sở cho việc lập Đề án Xây dựng nông thôn mới của từng xã. Sau 4 năm (2010 - 2013) thực hiện xây dựng nông thôn mới, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự tự nguyện đóng góp nguồn lực đầu tƣ từ nhân dân nên trên địa bàn toàn huyện đã thu đƣợc những kết quả tích Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 45 cực. Ngày 25/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã Quảng Yên và các phƣờng thuộc Thị xã. Từ thời điểm này trở đi, trên địa bàn thị xã chỉ còn lại 8 xã (Sông Khoai, Tiền An, Hoàng Tân, Hiệp Hòa, Cẩm La, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong). Ngày 2/5/2013, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 1111/QĐ-UBND về việc ban hành tạm thời các tiêu chí nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh. Các tiêu chí đã phù hợp hơn với tình hình thực tế của Tỉnh và Thị xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2013. Ngày 31/7/2013, Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Yên ban hành Đề án số 1021/ĐA-UBND Điều chỉnh xây dựng nông thôn mới thị xã Quảng Yên đến năm 2015 nhằm xây dựng nông thôn mới từng bƣớc có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc tăng cƣờng; đời sống vật chất tinh thần của dân cƣ nông thôn không ngừng đƣợc nâng cao. Đề án xác định mục tiêu chung đến năm 2015, thị xã Quảng Yên cơ bản đạt nông thôn mới, phấn đấu có 8/8 xã cơ bản đạt nông thôn mới, theo các tiến độ nhƣ sau: - Năm 2013: Xây dựng 3 xã: Hoàng Tân, Sông Khoai và Hiệp Hòa cơ bản đạt nông thôn mới (16/19 tiêu chí); - Năm 2014: Xây dựng 3 xã: Liên Hòa, Tiền An và Cẩm La cơ bản đạt nông thôn mới (16 - 17/19 tiêu chí); - Năm 2015: Xây dựng 2 xã: Liên Vị và Tiền Phong cơ bản đạt nông thôn mới (16 -17/19 tiêu chí). [ 57, tr.13] Theo Đề án điều chỉnh, trong giai đoạn 2013 - 2015: Từng bƣớc thực hiện nội dung đã đƣợc quy hoạch. Cụ thể nhƣ sau: - Về phát triển kinh tế: Tận dụng lao động lúc nông nhàn, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; khuyến khích các xã khôi phục và phát triển các Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 46 ngành nghề truyền thống để tạo việc cho hàng ngàn lao động, nhƣ đóng thuyền, đan mây tre, làm bánh gio, nem chua... Đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lí, đƣa các cây, con giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất, từng bƣớc phát triển nền kinh tế địa phƣơng có hiệu quả. Xây dựng các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản, khu chế biến tập trung có hệ thống xử lí chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng. - Về phát triển cơ sở hạ tầng: Các đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đƣờng liên thôn đƣợc cứng hóa; hệ thống kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa, diện tích gieo trồng đƣợc tƣới tiêu chủ động, giao thông nội đồng là một vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển đƣợc thuận tiện hơn. Việc xây dựng các nhà văn hóa cũng rất cần thiết cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống riêng của từng làng, xã; cần lắp đặt các trang thiết bị, có đủ điều kiện truy cập internet và thƣ viện dùng chung. Các xã có bƣu điện văn hóa xã tạo điều kiện thuận tiện trong việc trao đổi, cập nhật thông tin cho nhân dân. - Về phát triển xã hội - môi trường: Trƣớc tình trạng môi trƣờng sinh thái bị ô nhiễm có xu hƣớng gia tăng, nhất là ô nhiễm đất, ô nhiễm nƣớc bởi các nguyên nhân nƣớc thải do công nghiệp, ngƣời dân sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con ngƣời, việc giữ gìn bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc là rất cần thiết. Từng thôn xóm cần thành lập các đội thu gom rác thải, có hệ thống xử lí nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp một cách hợp lí, có nghĩa trang đƣợc quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch. - Về phát triển văn hóa và đào tạo: Với mục tiêu phát triển con ngƣời một cách toàn diện, việc nâng cao trình độ dân trí là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, công tác giáo dục cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, cần phải chú trọng nhất là công tác chăm sóc sức khỏe định kì. Đặc biệt, cần phải có những chính sách hỗ trợ hợp Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 47 lí đối với ngƣời có công với cách mạng, gia đình chính sách, những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn để họ có sức khỏe tốt cùng đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế của địa phƣơng. - Về phát triển tổ chức: Cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lí nhà nƣớc, tin học, lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Đây là việc làm cần thiết bởi đó là bộ máy lãnh đạo của nhân dân, gần gũi nhất và trực tiếp lắng nghe mọi ý kiến trực tiếp từ ngƣời dân. Từ đó, từng bƣớc kiện toàn các tổ chức trong thôn, xã và phối hợp với các hoạt động của các tổ chức để tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của địa phƣơng. Trong giai đoạn tiếp theo từ 2016 trở đi: Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lƣợng, cải thiện điều kiện sống của nhân dân trên địa bàn sau khi các xã đã đạt cơ bản các tiêu chí nông thôn mới. Đầu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đạt đủ các tiêu chí nông thôn mới theo quy định. Hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Để công tác chỉ đạo thực sự có hiệu quả, Ban Chỉ đạo phải trang bị cho thành viên những kiến thức cần thiết, hiểu biết sâu rộng về quá trình xây dựng nông thôn mới. Do đó, công tác tập huấn cho Ban Chỉ đạo đã đƣợc Huyện ủy (Thị ủy) quan tâm chỉ đạo thực hiện với các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên; Công tác quản lí Quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch nông thôn mới ở thị xã Quảng Yên; Công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; Công tác thanh quyết toán vốn xây dựng nông thôn mới; Công tác quản lí dự án công trình đầu tƣ hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới; Các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; Các chính sách tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay (Công tác triển khai chính sách tín dụng của tỉnh Quảng Ninh theo tinh thần Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND tỉnh); Hƣớng dẫn triển khai lập Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 48 dự án phát triển sản xuất; Hƣớng dẫn số 695/HD-KHĐT-TC-NN & PTNT- BXDNTM về một số nội dung và mức chi phí kinh phí sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn thuộc Chương trình xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015; Hƣớng dẫn thực hiện một số dự án mẫu về xây dựng mô hình phát triển sản xuất; Công tác lập kế hoạch xây dựng NTM có sự tham gia của ngƣời dân... Qua 4 đợt tập huấn, Ban Chỉ đạo đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho 170 cán bộ Ban Chỉ đạo Thị xã và cán bộ chủ chốt các xã; tập huấn cho 163 cán bộ là các Trƣởng thôn của Thị xã. Trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 2 đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thanh huyện Tân Lạc tỉnh Bắc Giang và tại tỉnh Điện Biên. Qua đó, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo đều rút đƣợc kinh nghiệm thiết thực, giúp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Một bƣớc đi đột phá, táo bạo của Quảng Ninh nói chung trong đó có Quảng Yên trong xây dựng nông thôn mới là: Quá trình xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai một cách đồng bộ trong tất cả các xã, không tiến hành xây dựng thí điểm ở bất cứ xã nào nên đã tạo ra một khí thế sôi nổi, rộng khắp trong toàn Tỉnh, toàn Thị xã khi tiến hành thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mọi lực lƣợng xã hội trên địa bàn thị xã Quảng Yên đều đƣợc huy động tham gia thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc Thị xã luôn giữ vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân góp sức chung tay xây dựng nông thôn mới, tích cực triển khai các hoạt động có tính chiều sâu. Mặt trận Tổ quốc Thị xã đã xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn Ban Thƣờng trực Uỷ ban MTTQ các phƣờng, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, nhân dân trên địa bàn nhằm triển khai kịp thời các chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát động Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 49 các phong trào thi đua yêu nƣớc, xây dựng NTM gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_cuoc_xay_dung_nong_thon_moi_o_thi_xa_quang_yen.pdf
Tài liệu liên quan