Luận văn Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình

MỤC LỤC

Nội dung Trang

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ 1

I.1. Nguyên tắc truyền hình và hệ thống truyền hình tổng quát. 1

I.1.1. Nguyên lý tạo tín hiệu Video. 3

I.1.1.1 Quét lần lượt. 3

I.1.1.2. Quét xen kẽ. 3

I.1.2. Quá trình quét. 4

I.1.3. Quá trình tái tạo lại hình ảnh. 6

I.2. Đặc điểm truyền hình đen trắng. 6

I.3. Truyền hình màu. 7

I.3.1. Nguyờn lý truyền hỡnh màu. 7

I.3.1.1. Nguyên tắc truyền 3 màu chính. 8

I.3.1.2. Mã hóa và giải mã trong truyền hình màu. 9

I.3.2. Đặc điểm các hệ truyền hình màu. 14

I.3.2.1. Hệ màu NTSC. 15

I.3.2.2. Hệ màu PAL 21

I.3.2.3. Hệ màu SECAM. 28

CHƯƠNG II. TRUYỀN HÌNH SỐ 38

II.1. Các tiêu chuẩn Video số. 38

II.2. Đặc điểm của truyền hình số. 39

II.2.1. Sơ đồ khối tổng quát của một hệ thống truyền hình số . 40

II.2.2. Khái niệm video số. 41

II.2.2.1. Số hoá tín hiệu video. 41

II.2.2.2. Tín hiệu video tổng hợp 42

II.2.2.3. Tín hiệu video số thành phần. 42

II.2.3. Audio số 43

II.2.3.1. Số hoá tín hiệu 43

II.2.3.2. Lấy mẫu tín hiệu 43

II.2.3.3. Lượng tử hoá. 44

II.2.3.4. Mã hoá 44

II.2.4. Phương pháp nén tín hiệu trong truyền hình số 44

II.2.4.1. Mục đích của nén 44

II.2.4.2.Bản chất của nén 45

PHẦN II. KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 53

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 53

I.1. Các trang thiết bị sản xuất chương trình. 53

I.1.1. Máy ghi hình. 53

I.1.2. Bàn dựng 58

I.1.3. Video Mixer. 66

I.1.4. Audio Mixer. 72

I.1-5.Máy tính 74

CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH. 75

II.1. Mô hình tổ chức sản xuất. 75

II.2. Công nghệ sản xuất chương trình thời sự trong nước. 76

II.2. Công nghệ sản xuất chương trình thời sự trong nước. 77

II.2.1. Phân loại và các khái niệm cơ bản. 77

II.3. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRONG NƯỚC. 79

II.3.1. Các phương pháp công nghệ sử dụng. 79

II.3.2. Phương pháp sử dụng hệ thống điều khiển các máy ghi băng, phim theo chương trình. 80

II.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH. 87

II.4.1. Các bước công nghệ chính. 87

II.4.2. Công nghệ sản xuất phần tin thế giới. 92

CHƯƠNG 3. TRUYỀN HÌNH LƯU ĐỘNG 95

III.1. Xe mầu và các thiết bị. 95

III.2. Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp 104

III.3. Kỹ thuật truyền hình trực tiếp. 106

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
io số có nhiều ưu điểm. - Độ méo tín hiệu nhỏ một cách lý tưởng. Dải động âm thanh lớn gần ở mức tự nhiên. Đáp tuyến tần số ở mức bằng phẳng, việc tìm kiếm dữ liệu nhanh, dễ dàng. - Tín hiệu Audio số là kết quả của quá trình biến đổi tín hiệu Audio tương tự thành tín hiệu Audio số. Quá trình biến đổi A/D cũng được tiến hành theo 3 bước: Lấy mẫu, lượng tử hoá, mã hoá… II.2.3.2. Lấy mẫu tín hiệu Tần số lấy mẫu dựa trên định lý Nyquist để tránh hiện tượng chồng phổ. Hiện nay trên thế giới có 3 tần số thường được sử dụng và được coi là tần số tiêu chuẩn. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà ta chọn cho phù hợp. - 32KHz: Tín hiệu Audio số lấy mẫu theo tiêu chuẩn này được lựa chọn dùng trong phát sóng tần số FM - 44,1KHz là tiêu chuẩn dùng cho các ứng dụng, lưu trữ, phát sóng. - 48KHz là tiêu chuẩn được dùng để tạo nguồn, xử lý trao đổi chương trình. Tần số này có mối quan hệ với tần số 32KHz. Nó chấp nhận được tín hiệu Audio tương tự có độ rộng dải tần trên 22KHz. Tần số lấy mẫu này được sử dụng ở trong các Studio cho chất lượng cao cả khi phát lẫn khi ghi. Tuy nhiên người ta còn chọn tần số lấy mẫu bằng bội số của tần số lấy mẫu tiêu chuẩn 48KHz Nếu fLM =2, ftc= 96KHz khi đó khả năng gây ảnh hưởng của các thành phần chồng phổ trong tín hiệu tái tạo đã được loại bỏ hoàn toàn. Nếu flm= 4, ftc =192 KHz với tần số này tỷ số SNR (tín hiệu/tạp âm) tăng lên tương đương với việc cho thêm một bit vào quá trình lượng tử hoá. II.2.3.3. Lượng tử hoá. Từng mẫu của tín hiệu tương tự gốc được ấn định cho một giá trị mã số nhị phân bởi bộ lượng tử hoá. Thường thì số bit lượng tử hoá là 20bit. Biên độ lớn nhất được giới hạn bởi các giá trị 7FFF và 8000 (theo hệ HEX). Tín hiệu Audio tương tự có biên độ thấp được lượng tử hoá với rất ít các mức rời rạc. Vì vậy gây nên lỗi lượng tử của tín hiệu ở mức thấp. Nếu hệ thống được lượng tử hoá với 16 bit thì cho 65535 (216 –1) khoảng lượng tử. Tuy nhiên độ chính xác sẽ kém hơn khi sử dụng 20 bit. II.2.3.4. Mã hoá Mỗi giá trị nhị phân sau khi lượng tử hoá được mã hoá theo một cấu trúc thích hợp để tạo nên cấu trúc mẫu tín hiệu phục vụ cho truyền dẫn và các thiết bị lưu trữ. Có nhiều phương pháp mã hóa trong đó phương pháp điều xung mã PCM được sử dụng nhiều hơn cả. II.2.4. Phương pháp nén tín hiệu trong truyền hình số II.2.4.1. Mục đích của nén Với công nghệ hiện nay, các thiết bị đều có dải thông nhất định. Các dòng số tốc độ cao yêu cầu dải thông rất rộng vượt quá khả năng cho phép của thiết bị. Một cách sơ bộ, nén là quá trình làm giảm tốc độ bit của các dòng dữ liệu tốc độ cao mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh hoặc âm thanh cần truyền tải. II.2.4.2.Bản chất của nén Khác với nguồn dữ liệu một chiều như nguồn âm, đặc tuyến đa chiều của nguồn hình ảnh cho thấy: Nguồn ảnh chứa nhiều sự dư thừa hơn các nguồn thông tin khác, đó là: Sự dư thừa về mặt không gian (spatial redundancy): Các điểm ảnh kề nhau trong một mành có nội dung gần giống nhau. Sự dư thừa về mặt thời gian (temporal redundancy): Các điểm ảnh có cùng vị trí ở các mành kề nhau rất giống nhau. Sự dư thừa về mặt cảm nhận của con người: Mắt người nhạy cảm hơn với các thành phần tần số thấp và ít nhạy cảm với sự thay đổi nhanh, tần số cao. Do vậy, có thể coi nguồn hình ảnh là nguồn có nhớ (memory source). Nén ảnh thực chất là quá trình sử dụng các phép biến đổi để loại bỏ đi các sự dư thừa và loại bỏ tính có nhớ của nguồn dữ liệu, tạo ra nguồn dữ liệu mới có lượng thông tin nhỏ hơn. Đồng thời sử dụng các dạng mã hoá có khả năng tận dụng xác suất xuất hiện của các mẫu sao cho số lượng bít sử dụng để mã hoá một lượng thông tin nhất định là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Nhìn chung quá trình nén và giải nén một cách đơn giản như sau: Biến đổi Một số phép biến đổi và kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ tính có nhớ của nguồn dữ liệu ban đầu, tạo ra một nguồn dữ liệu mới tương đương chứa lượng thông tin ít hơn. Ví dụ như kỹ thuật tạo sai số dự báo trong công nghệ DPCM hay phép biến đổi cosin rời rạc của công nghệ mã hoá chuyển đổi. Các phép biến đổi phải có tính thuận nghịch để có thể khôi phục tín hiệu ban đầu nhờ phép biến đổi ngược. Biến đổi Mã hoá Giải mã Biến đổi ngược Dữ liệu Dữ liệu đã nén Quá trình nén Quá trình giải nén Dữ liệu Dữ liệu đã nén Hình I.2-3: Sơ đồ khối quá trình nén và giải nén Mã hoá. Các dạng mã hoá được lựa chọn sao cho có thể tận dụng được xác suất xuất hiện của mẫu. Thông thường sử dụng mã RLC (run length coding: mã hoá chạy dài) và mã VLC (variable length coding: mã hoá có độ dài thay đổi) gắn cho mẫu có xác suất xuất hiện cao từ mã có độ dài ngắn sao cho chứa đựng một khối lượng thông tin nhiều nhất với số bit truyền tải ít nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng yêu cầu. NÉN VIDEO THEO CHUẨN MPEG. Các công nghệ nén ảnh “Điều xung mã vi sai - DPCM”, “Mã hoá chuyển đổi-Transform Coding” và một số công nghệ nén khác được kết hợp với nhau nhằm tạo một cách thức nén ảnh có hiệu suất cao, chất lượng ảnh khôi phục tốt. Sự kết hợp này được tiêu chuẩn hoá trong các tiêu chuẩn nén sử dụng hiện nay: JPEG, JBIG, MPEG. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TIÊU CHUẨN NÉN . Các tiêu chuẩn nén với ứng dụng của chúng được khái quát trong bảng sau đây: Chuẩn Phạm vi ứng dụng CCITT T.4 CCITT T.6 JPEG JBIG CCITT H.261 MPEG - 1 MPEG - 2 MPEG - 4 Fax, ảnh dữ liệu Ảnh. Fax, ảnh dữ liệu Điện thoại hình Ảnh, lưu trữ dữ liệu số (DSM) Ảnh, HDTV, DSM Truyền thanh thông thường, quảng bá, cảm nhận từ xa Bảng Khái quát các tiêu chuẩn nén Trong số đó, được sử dụng phổ biến và có phạm vi ứng dụng rộng rãi là MPEG (Moving Pictures Experts Group). Chuẩn nén MPEG: MPEG là một chuỗi các chuẩn nén video với mục đích là mã hoá tín hiệu hình ảnh và âm thanh cho DSM ( Digital Storage Media ) ở tốc độ bit từ 1.5 đến 50 Mbitps và được biết đến gồm: MPEG-1, MPEG-2 và MPEG- 4. Trong đó MPEG-1 là cơ bản. MPEG-2 và MPEG- 4 là sự phát triển và mở rộng từ MPEG-1. - MPEG-1 còn được gọi là tiêu chuẩn ISO/IEC 11172 là chuẩn nén Audio và Video với tốc độ khoảng 1,5 Mb/s dùng cho ghi hình trên băng từ và đĩa quang đồng thời truyền dẫn trong các mạng. - MPEG-2 nén tín hiệu Video và Audio với một dải tốc độ bít từ 1,5 tới 50 Mb/s. Tiêu chuẩn này còn được gọi là chuẩn quốc tế ISO/IEC 13818, là chuẩn nén ảnh động và âm thanh. Nó cung cấp một dải các ứng dụng như: Lưu trữ dữ liệu số, truyền hình quảng bá và truyền thông. - MPEG- 4 là sự hợp nhất cung cấp cho rất nhiều ứng dụng truyền thông, truy cập, điều khiển dữ liệu âm thanh số như: Điện thoại hình, thiết bị đầu cuối đa phương tiện (multimedia), thư điện tử và cảm nhận từ xa. MPEG- 4 cho khả năng truy cập rộng rãi và hiệu suất nén rất cao. NÉN VIDEO THEO MPEG-1 Tiêu chuẩn MPEG-1 gồm 4 phần: Phần 1: Hệ thống (ISO/IEC 11172-1). Phần 2: Nén video (ISO/IEC 11172-2). Phần 3: Nén Audio (ISO/IEC 11172-3). Phần 4: Kiểm tra (ISO/IEC 11172- 4). MPEG-1 nghiên cứu cách thức ghép nối một hoặc vài dòng dữ liệu chứa thông tin thời gian để hình thành nên một dòng dữ liệu. Nó cung cấp quy tắc cú pháp đồng bộ hoá quá trình phát lại cho một dải ứng dụng Video rộng. MPEG-1 coi ảnh chuyển động như dạng thức dữ liệu máy tính (gồm các điểm ảnh). Cũng như các dữ liệu máy tính (ảnh và văn bản), ảnh video chuyển động có khả năng truyền và nhận bằng máy tính và mạng truyền thông. Chúng cũng có thể được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu số như đĩa CD, đĩa Winchester và ổ quang. MPEG-1 cung cấp cả các ứng dụng đối xứng và không đối xứng: - Trong ứng dụng không đối xứng, ảnh động được nén một lần, sau đó giải nén nhiều lần để truy cập thông tin. - Trong ứng dụng đối xứng, quá trình nén và giải nén phải cân bằng nhau. VD: Điện thoại thấy hình, thư điện tử. Để đạt được hiệu suất nén cao mà vẫn giữ tốt chất lượng ảnh phục hồi, chuẩn MPEG-1 sử dụng cả công nghệ nén trong ảnh (Intraframe) và liên ảnh (Interframe) để loại bỏ được cả sự dư thừa không gian và thời gian. Do MPEG-1 được phát triển cho lưu trữ dữ liệu số nên đòi hỏi có sự truy cập ngẫu nhiên (Random Access). Cách thức mã hoá tốt nhất cho truy cập ngẫu nhiên là mã hoá Intraframe đơn thuần. Song do sự dư thừa thông tin về thời gian chưa được loại bỏ nên hiệu suất nén rất thấp. Do vậy trong tiêu chuẩn nén MPEG-1, có sự cân bằng giữa nén trong ảnh (Intraframe) và nén liên ảnh (Interframe) bằng cách sử dụng các công nghệ sau đây: - Bù chuyển động. - Dự báo. - Nội suy. - Biến đổi cosin rời rạc. - Lượng tử hoá. - Mã hoá độ dài thay đổi (mã Huffman-VLC). Tức là có sự kết kết hợp hai công nghệ nén DPCM và Trasform Coding. Thuật toán nén MPEG-1 sử dụng bù chuyển động khối để giảm sự dư thừa thời gian với vecto chuyển động cho mỗi khối kích thước 16 x16 điểm ảnh. Bù chuyển động được sử dụng cho cả dự báo nhân quả và không nhân quả. - Dự báo nhân quả tạo dự báo ảnh hiện hành từ ảnh trước đó. - Dự báo không nhân quả tạo dự báo cho ảnh hiện hành dựa trên ảnh trong quá khứ và cả tương lai. Vòng lặp DPCM được sử dụng để tạo khung sai số dự báo. Sau đó, công nghệ mã hoá chuyển đổi chuyển khung sai số này sang miền tần số để nén các hệ số nhờ lượng tử hoá và mã hoá Huffman trước khi truyền tải hay lưu trữ. + SỰ PHÂN LOẠI ẢNH MPEG Tiêu chuẩn nén video MPEG định nghĩa 4 loại ảnh: ảnh I, ảnh B, ảnh P và ảnh D. - Ảnh I: (Intra - Coded Picture). Các ảnh I được mã hoá theo Mode Intra để có thể giải mã mà không cần sử dụng dữ liệu từ bất cứ một ảnh nào khác. Đặc điểm của phương pháp mã hoá này như sau: - Chỉ loại bỏ được sự dư thừa không gian. - Dùng các điểm trong cùng một khung để tạo dự báo. - Không có bù chuyển động. - Các thông tin được mã hoá rõ ràng nên số lượng bít yêu cầu lớn. Do được mã hoá Intra, ảnh I bao giờ cũng là ảnh đầu tiên trong một nhóm ảnh hay một chuỗi ảnh. Nó cung cấp thông tin khởi động các ảnh tiếp theo trong nhóm. - Ảnh P (Predictive Code Picture) Ảnh P được mã hoá liên ảnh một chiều (Interframe một chiều): - Dự báo Inter một chiều. - Ảnh dự báo được tạo ảnh tham chiếu trước đó (dự báo nhân quả). Ảnh tham chiếu này có thể là ảnh I hoặc ảnh P gần nhất. - Có sử dụng bù chuyển động. Thông tin ước lượng chuyển động của các khối nằm trong vecto chuyển động (motion vecto). Vecto này xác định Macroblock nào được sử dụng từ ảnh trước. Do vậy ảnh P bao gồm cả những MB mã hoá Inter (I - MB) là những macroblock chứa thông tin lấy từ ảnh tham chiếu và những MB mã hoá Intra là những MB chưá thông tin không thể mượn từ ảnh trước.Ảnh P có thể được sử dụng làm ảnh tham chiếu tạo dự báo cho ảnh sau. - Ảnh B (Bidirectionally Predicted Pictures). Ảnh B là ảnh mã hoá liên ảnh hai chiều.Tức là : - Có sử dụng bù chuyển động. - Dự báo không nhân quả, ảnh dự báo gồm các macroblock của cả khung hình trước đó và sau đó. Việc sử dụng thông tin lấy từ ảnh trong tương lai hoàn toàn có thể thực hiện được vì tại thời điểm mã hoá thì bộ mã hoá đã sẵn sàng truy cập tới ảnh phía sau. Không được sử dụng ảnh B làm ảnh tham chiếu tạo dự báo cho các ảnh sau. - Ảnh D ( Dc-coded picture ) Là ảnh được sử dụng trong MPEG-1 và MPEG-4 nhưng không được sử dụng trong MPEG-2, nó giống như ảnh I nhưng chỉ có thành phần 1 chiều ở đầu ra được thể hiện. + Cơ sở của nén dữ liệu audio . Nén tín hiệu audio được thực hiện dựa trên cơ sở là mô hình tâm lý thính giác của con người, sự hạn chế về mặt cảm nhận và hiện tượng che lấp các thành phần tín hiệu âm. - Tiêu chuẩn nén Audio MPEG - 1. Tiêu chuẩn nén audio MPEG-1 (ISO/IEC 11172-3) thường được biết dưới tên gọi MUSICAM (Maskingpattern Universal Suband Intergrated Coding and Multiplexing ) gồm ba lớp (layer) mã hoá I, II và III tương ứng với hiệu quả nén và độ phức tạp tăng dần, đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong phát thanh, truyền hình. Tiêu chuẩn nén audio MPEG-2 (ISO/IEC 13818-3) là bước phát triển mở rộng dựa trên cơ sở MPEG-1. Phương thức nén Dolby AC-3 ứng dụng trong hệ HDTV số Grand Alliance (ATSC) cũng là một biến thể từ Audio MPEG-2. Đối với lĩnh vực truyền hình, tiêu chuẩn MPEG có lợi điểm nổi bật là đảm bảo khả năng đồng bộ giữa video và audio khi phân kênh và giải nén. Ba mức riêng biệt trong tiêu chuẩn MPEG audio này phụ thuộc theo từng chế độ với các ứng dụng khác nhau : - Mức I : dùng trong các thiết bị dân dụng. - Mức II : dùng trong các thiết bị chuyên dụng và multimedia. - Mức III : dùng trong các hệ thống mã hoá tiếng nói 64 Kbps và thấp hơn, dùng mã hoá chất lượng cao cho tín hiệu âm nhạc. - TIÊU CHUẨN NÉN AUDIO MPEG - 2. Chuẩn nén MPEG-2 là sự mở rộng của tiêu chuẩn MPEG-1 đã được định nghĩa nhằm đáp ứng các nhu cầu của các ứng dụng mới như : * Tiêu chuẩn MPEG cho phép đạt chất lượng cao, tốc độ truyền số liệu nhanh và thiết bị phức tạp. Chất lượng audio có thể thay đổi trong một phạm vi rộng tuỳ thuộc vào tốc độ dòng bit từ thấp đến cao, tốc độ số liệu từ 32Kbps đến 1066 Kbps do việc chia khung số liệu audio MPEG-2 thành 2 phần . Một phần là dòng bit gốc thích ứng MPEG-1 và phần còn lại là dòng bit mở rộng. * Trong tiêu chuẩn MPEG-2 có thêm các tần số lấy mẫu mới ( 16Khz, 22.05Khz và 24Khz ), nó cho phép truyền băng tần trong khoảng 7.5 Khz đến khoảng 11Khz và cho chất lượng cao khi tốc độ dòng số liệu nhỏ hơn 64 Kbps cho một kênh. * Khả năng ứng dụng đa kênh. PHẦN II. KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Đặc điểm và tính năng của một số trang thiết bị sản xuất chương trình truyền hình. Trong phòng dựng có nhiều loại thiết bị, tuỳ theo thể loại chương trình mà thiết bị nhiều hay ít. Một phòng dựng tương đối hoàn chỉnh gồm: Các máy ghi hình, bàn kỹ xảo hình, bàn trộn tiếng và máy tính. I.1. CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH. I.1.1. Máy ghi hình. Máy ghi hình luôn tồn tại và phát triển theo sự phát triển của kỹ thuật truyền hình. VTR là những thiết bị ghi và tạo lại những tín hiệu hình ảnh và tín hiệu âm thanh trên băng từ. Nguyên lý của máy ghi hình dựa trên tính chất của một số vật liệu sắt từ. Những vật liệu sắt từ này bị từ hoá khi có tác dụng của từ trường, khi vật liệu sắt từ bị ra khỏi miền tác dụng của từ trường nó không mất đi mà vẫn giữ được từ hóa đó gọi là từ dư. Vật để giữ lại từ dư được chế tạo là băng từ. Đầu từ là vật liệu trung gian biến đổi từ sang điện (lúc phát) và biến đổi điện sang từ (lúc ghi). + Giới thiệu chung về máy VTR. Máy ghi hình có cả một quá trình biến đổi dài qua nhiều thế hệ máy và hiện nay đài truyền hình Việt Nam cũng như các Đài địa phương đang dùng nhiều loại VTR như VHS, S.VHS, UMATIC, và BETACAM… tương ứng với các độ rộng băng 1/2inch, 3/4inch… Trong mỗi loại máy có nhiều thế hệ máy, mỗi loại thế hệ máy lại có chức năng riêng. Ví dụ UMATIC VO5630 có chức năng ghi phát, máy UMATIC VO5850 là máy ghi dựng và máy UMATIC VO5030 chỉ có chức năng phát… Mỗi loại VTR thường được phân theo VTR để bàn và VTR lưu động. Máy ghi hình để bàn thường được thiết kế để làm một trạng thái cố định, có nhiều chức năng, thường đi được với các thiết bị ngoại vi khác nhau như bàn dựng, bàn kỹ xảo…Còn VTR lưu động thường được thiết kế gọn nhẹ, độ tin cậy cao. + Giới thiệu VTR Betacam PVW 2800. Như trên đã nói VTR luôn thay đổi và phát triển, ở một trung tâm truyền hình thường tồn tại nhiều loại và nhiều xu thế VTR hiện nay xu thế hướng được dùng là hệ máy Betacam. Hệ máy này cũng có nhiều loại như BVW (60, 65, 70) PVW (2600, 2650, 2800..) UVW (1600, 1800…). Trong đó loại BVW60, PVW2600 và UVW1600 là loại máy chỉ có tính năng phát. Máy BVW65 và PVW2650 là loại máy có tính năng phát nhưng có thể thay đổi tốc độ bình thường. Chức năng này được gọi là Dynamic motion control (DMC). Máy BVW70 và máy PVW2800 là máy ghi dựng. Máy UVW 1800 cũng là máy ghi dựng nhưng với điều kiện là phải kèm theo bàn dựng được giới thiệu như sau: Ở đây ta chọn loại máy PVW2800 để giới thiệu vì loại máy được dùng nhiều ở VTV và sẽ được dùng nhiều ở các đài địa phương. Loại máy này tập chung hết các tính năng của các máy VTR khác. Ngoài ra nắm được loại máy này có thể vận dụng vào các hệ máy khác như S.VHS, UMATIC… Trước hết xét đến phương thức tín hiệu vào băng ở hệ Betacam. Ở hệ Betacam tín hiệu đưa vào ghi được tách ra làm hai thành phần Y và C rồi xử lý riêng rẽ. Thành phần chói Y được điều chế tần số, thành phần C được đổi thành hai tín hiệu màu R-Y và B-Y sau đó hai tín hiệu màu này được nén thời gian theo từng dòng và được đưa vào điều chế tần số rồi đưa tới mạch khuyếch đại ghi vào băng. Thành phần Y và C được ghi bởi các đầu từ riêng rẽ như hình. CB YB XB CA YA XA Hình II.1-1. Đầu từ ghi thành phần Ở đây YA và YB là hai đầu từ ghi phát thành phần Y, CA và CB là hai đầu từ ghi thành phần C. Khoảng cách giữa hai đầu từ ghi phát Y và C được đặt lệch nhau 1 góc 6,7670. XA và XB là hai đầu từ xoá xoay tương ứng xoá vệt từ của YA và CA và YB, CB trong chế độ dựng. Vị trí các vệt từ Y và C ở trên băng được thể hiện như hình: 1/2inch Chiều chuyển dịch băng Y C Y C Y A1 A2 CTL TC Hình II.1-2 PVW 2800 chỉ có đường tiếng tĩnh ghi đọc theo chiều dài băng. Ngoài ra ở hệ Betacam loại BVW còn có hai loại kênh tiếng nữa. Loại tiếng này được điều chế tần số AFM được ghi cùng tín hiệu video. Các tính năng chung: Máy PVW2800 là máy được thiết kế kiểu ghi dựng. Khi phát chấp nhận cả hai băng oxide và metal, còn khi ghi chỉ chấp nhận băng metal. Máy này có hệ màu PAL chạy điện 100v và 240v, tần số 50/60Hz, công suất 150w, tốc độ dịch chuyển của băng là 101,51mm/s, thời gian ghi và phát tối đa là 100 phút hoặc dài hơn với loại băng BTC-90ML. Tốc độ tìm hình chế độ nhanh có nhiều mức, tốc độ bình thường là 1, chế độ chậm tức là từng mặt ảnh. Thay đổi từ trạng thái dừng đến tốc độ bình thường theo chiều tiến tới và ngược lại. Thời gian chạy nhanh ngược không hiện hình là 3 phút hoặc ít hơn đối với loại băng BTC90ML. - Phần đường hình. Giải tần số làm việc của thành phần Y (độ chói) là 25Hz ¸2MHz. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) là 68dB. Có ba loại đầu vào video, tín hiệu vào đầy đủ (composite) đầu vào S.video (Y và C tách biệt) và tín hiệu Component. Các loại đầu vào này nhờ chuyển mạch ở mặt trước máy (input select). Đầu vào Componet có hai loại đầu vào là Component1 dùng dây DUB12 pin và tín hiệu Component 2 dùng Jắc BNC gồm Y, R-Y, B-Y loại đầu vào component được chọn nhờ chuyển mạch ở mặt sau của máy. Trong máy có bộ sửa sai lệch gốc thời gian (time base corrector-TBC) bộ này có tác dụng ổn định tín hiệu và có thể thay đổi mức tín hiệu (video Level) mức màu (chroma level), mức đen (back level)… ở tín hiệu phát ra từ băng. Tương ứng đầu vào có ba loại đầu ra là Composite, S.video và đầu ra component (2 loại). Máy được thiết kế có ba đầu ra Composite khi đấu nối với các thiết bị khác dùng đầu 1, 2 còn đầu 3 cắm vào monitor vì đầu ra thứ ba có chữ Super để cho phép nhìn thấy một số chỉ thị trên monitor. Tuy nhiên chế độ này còn phụ thuộc vào chuyển mạch Characterr/off ở mặt trước máy. - Phần đường tiếng. - Đáp tuyến tần số 50Hz ¸15KHz, tỷ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) là 68dB. Có hai kênh tiếng độc lập, có chiết áp trên một máy để chỉnh được mức ra từ băng và mức ghi vào băng. Hai đồng hồ chỉ thị mức tương ứng từ kênh. Khi phát (PB)chỉ mức ra, khi ghi (REC) chỉ mức vào. Sau máy có công tắc chuyển mạch chọn mức và trở kháng vào. Mức thấp nhất là -60dB, 3KW mức cao là +4dB, 600W hoặc 10KW đối xứng. Có hai loại đầu ra Audio: Loại đầu ra tương ứng từng kênh gọi là LINE OUT CH1, LINE OUT CH2 có mức ra là 4dB, trở kháng ra là 600W đối xứng. Loại chỉ có một ổ cắm có tên là MONITOR OUT với đầu ra này có thể lấy ra hoặc kênh CH1 hoặc kênh CH2 hoặc trên cả hai kênh CH1, CH2 tuỳ thuộc vào công tắc chọn ở máy phía trước (ở vị trí CH1, CH2 hoặc MIX). Ngoài ra còn có đầu ra cho tai nghe có mức ra lớn nhất là -14dB, 8W. Đầu ra này cũng tuỳ thuộc vào công tắc chuyển mạch CH1, CH2, MIX. Đầu ra tai nghe có tác dụng trong phòng lồng tiếng cho khớp mà không phải vặn to MONITOR. Ngoài ra máy còn có một đầu ra monitor bằng jắc 8 pin cho ra cả hình và tiếng để dùng với monitor có loại đầu ra 8 pin. Mức tiếng ra là -5dB, 47W. -Phần điều khiển. Máy PVW 2800 này được thiết kế để điều khiển dựng tại máy hay tại bàn dựng. Trong trường hợp dựng tại máy dây điều khiển 9 pin được nối giữa máy phát và máy ghi, chuyển mạch máy phát ở vị trí Remote còn máy ghi ở vị trí Local. Hình II.1-3a. PLAYER RECODER CH1 CH2 V 9 pin Hình II.1.3b PLAYER RECODER CH1 CH2 V RM Ở đây CH1 và CH2 là hai kênh tiếng, CH1 là đường tiếng kênh 1, CH2 là đường tiếng kênh 2, V là đường tín hiệu hình. Khi thao tác bên Player ấn phím có chữ P, bên Recorder ấn phím có chữ R. Còn khi điều khiển máy ở bàn dựng phải để chuyển mạch ở vị trí Remote. Giữa máy và bàn dựng được nối với nhau bởi dây điều khiển 9 pin (hình 3b). Khi đó mọi phím ấn ở mặt máy được dùng tại bàn dựng. I.1.2. Bàn dựng + Khái niệm bàn dựng hình. Một chương trình truyền hình thường là từ nhiều nguồn vào như phim nhựa, băng ghi từ máy lưu động, vệ tinh… nên trước khi phát phải biên tập lại, dựng lại. Do tín hiệu ghi trên băng từ nhiều nguồn tín hiệu, nên một băng dựng lại ngoài yêu cầu của đạo diễn và biên tập phải đảm bảo liên tục tín hiệu. Có nghĩa là phải thực hiện dựng hình. Cụ thể hơn là sự ghép nối hình ảnh và âm thanh theo yêu cầu của đạo diễn và phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng hình ảnh, âm thanh. Kỹ thuật dựng hình là phải đảm bảo đựơc liên tục tín hiệu trên băng. Hình ảnh xem không bị nhảy, âm thanh phải liên tục. Để thực hiện được điều này phải có thao tác dựng hình. Bàn dựng là một thiết bị điều khiển từ xa máy ghi hình. Ngoài ra bàn dựng còn điều khiển các thiết bị ngoài khác như chuyển mạch A (Audio Mixer) chuyển mạch V (Video Mixer).. để thực hiện thao tác dựng. Tương tự máy ghi hình, bàn dựng hình cũng có nhiều loại. Một số loại hiện nay đang được sử dụng ở các đài truyền hình như: RM450, PVE5 00, BE600, BE2000.. Các bàn dựng đều có tính năng chung và các đặc điểm khác tuỳ thuộc vào thiết kế, song một điều cần thiết là bàn dựng phải đi đúng với các loại thiết bị ngoài (AUDIO MIXXER), (VIDEO MIXXER) mà nhà sản xuất đã thiết kế như PVE500 đi với bàn DFS 500 và MXP290.. thì mới phát huy hết chức năng. + Chế độ dựng. Trong dựng hình phân biệt hai chế độ dựng. - Chế độ dựng ASSEMBLE (dựng nối tiếp) và chế độ dựng INSERT (dựng xen cảnh). Tín hiệu dựng của ASSEMBLE là tín hiệu của cảnh nào thì được ghi chính tín hiệu của cảnh đó và xung điều khiển CTL được tách ra từ chính tín hiệu của cảnh đó. Ở đây mô tả tín hiệu khi ghi nối tiếp ở nguồn tín hiêụ A, B, C. Tín hiệu điều Tín hiệu điều Tín hiêu điều khiển A khiển B khiển C Chiều băng chuyển động B A C Tiếng kênh 1 Tiếng kênh 2 Hình II.1-4. Sơ đồ chế độ dựng Chế độ INSERT là có thể thay V hoặc A, ở A có thể A1 hoặc A2 cả hai kênh. Trên băng có sẵn tín hiệu A, tín hiệu B xen kẽ vào, tín hiệu dựng INSERT là tất cả các cảnh dựng đều chung tín hiệu điều khiển đã có sẵn trên băng có nghĩa là ở chế độ này yêu cầu trên đoạn băng cần dựng phải có sẵn tín hiệu điều khiển (CTL) để đảm bảo cho tín hiệu mới ghi lên đúng chỗ tín hiệu cũ bị xoá. + Trình tự thao tác dựng. Chọn chế độ dựng ASSEMBLE hay chế độ INSERT, dùng phím Search để tìm hình, chọn và nhớ điểm vào và điểm ra trên băng của máy phát và máy ghi, còn điểm ra tự động thì chọn 1 trong 2 máy là đủ. Nếu chọn điểm ra tuỳ ý khi đang dựng thì ra bằng tay (ấn ALL Stop). Lúc đó hệ thống cũng được dừng lại như khi chọn và điểm nhớ tự động tiếp theo ấn AUTO EDIT. Sau đó ấn auto edit cả máy phát và máy ghi chạy lùi về phía trước một khoảng thời gian PREROLL thời gian PREROLL đã đặt sẵn trong máy là 3s, 5s, 7s. Sau đó cả hai băng ghi và phát ở chế độ dừng (PAUSE) tiếp theo cả máy ghi và máy phát chạy ở chế độ phát chuyển sang chế độ ghi. Khi tới thời điểm ra máy phát tiếp tục phát 2s, máy thu còn thực hiện tiếp 2s nữa (với chế độ dựng ASSEMBLE) và thời gian này gọi là thời gian POSTROLL, cuối cùng cả hai máy phát và máy ghi trở về đúng điểm ra và dừng tại đó. Khi muốn kiểm tra trước xem điểm vào và điểm ra đã như ý chưa thì ấn PREVIEW quan sát MONITOR kiểm tra xem điểm vào và điểm ra, nếu điểm vào điểm ra chưa đúng ý có thể chọn và nhớ lại. Nếu việc chọn và nhớ lại đã như ý thì tiến hành dựng Auto edit. Muốn xem lại đoạn băng vừa dựng ấn Review, khi ấn máy phát không hoạt động, máy ghi hoạt động tức là tự động chạy về trước điểm vào thời gian PREROLL và vào các điểm phát, khi xem qua điểm dựng vào muốn xem điểm ra. Sau khi xem qua điểm vào ta ấn JUMP băng sẽ chạy ở tốc độ nhanh cho tới điểm trước điểm ra một khoảng thời gian PREROLL. Từ đây băng chạy ở tốc độ PLAY cho tới sau điểm ra khoảng 2s, băng trở lại điểm ra và dừng lại tại đó thời gian từ điểm IN đến điểm OUT phải lớn hơn thời gian PREROLL, ngoài vịệc điều khiển một số bàn dựng cần thiết kế thêm điều khiển dựng time code (TC- mã hoá thời gian) là tín hiệu mã hoá các vệt từ ghi trên băng, mỗi vệt từ có địa chỉ riêng được mã hoá thời gian dưới dạng giờ, phút, giây, mành. Khi điều khiển dựng theo TC thì quy trình làm việc tương tự điều khiển theo CTL như trình bày ở trên, nhưng độ chính xác cao hơn do các vệt từ đã mã hoá theo địa chỉ riêng. Muốn tìm vệt từ nào thì mạch giải mã đúng địa chỉ của vệt từ đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTTH.doc