Luận văn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)

MỤC LỤC

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, MÔ HÌNH

MỞ ĐẦU 01

Chương 1. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN

TRưỚC KHI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 06

1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Nguyên 06

1.2 Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên ( 1986 - 1996) 12

Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI

HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1997 - 2007)24

2.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 24

2.2 Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Thái Nguyên về công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn34

2.3 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)38

Chương 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN66

3.1 Kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn ở Thái Nguyên66

3.2 Ý nghĩa của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn ở Thái Nguyên75

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 85

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 sản xuất như hỗ trợ chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ tiền tiêm vắc - xin, hỗ trợ tiền giống cho chăn nuôi lợn nái ngoại và lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, hỗ trợ việc khảo nghiệm đưa các giống thuỷ sản mới vào sản xuất (như cá rô phi đơn tính, cá mè lai, cá chép lai, cá chim trắng...). Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tỉnh coi trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và coi đây là khâu đột phá để phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Vì vậy, Tỉnh ủy khóa 15 có Nghị quyết 04 - NQ/TU ngày 25/08/98 về chủ trương và các giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết 12 - NQ/TU ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp. Tỉnh ủy khóa XVI có Nghị quyết 02 - NQ/TU ngày 4 tháng 5 năm 2001 về xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỉnh uỷ khoá XVII có Nghị quyết số 02 - NQ/TU, ngày 29/5/2006 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hoá. Theo đó Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có những quy định, quyết định đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn như việc đầu tư kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ, nước sạch và vệ sinh môi trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, xóa đói giảm nghèo Các chủ trương, chính sách của địa phương đã tác động rất lớn đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên, và trên thực tế những năm qua đã mang lại những kết quả quan trọng. Song không phải mọi chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đều được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên cũng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm, tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 2.3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1997 - 2007) 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại Năm 1997, tỉnh đã tập trung cao chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đơn vị hành chính mới. Đặc điểm kinh tế thời kỳ này là kinh tế của tỉnh ở điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người năm 1996 mới bằng 56,2% so với mức bình quân của cả nước. Vì vậy, mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đặt ra như là yêu cầu bắt buộc, là khâu đột phá nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến giai đoạn 1997- 2007, kinh tế của tỉnh liên tục phát triển với nhịp độ tương đối khá, đạt 4,38% giai đoạn 1997 - 2000, 9,05% giai đoạn 2001 - 2005. Năm 2007 nhịp độ tăng trưởng lên tới 12,46 % , cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Giai đoạn 1997-2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%/năm, giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân 14,0%/năm, gấp 1,8 lần mức bình quân của cả nước và đứng thứ hai trong vùng kinh tế trung du bắc bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 1997 đạt 23,8%, năm 2000 đạt 30,37% năm 2005 đạt 38,71%, năm 2006 đạt 38,76%; tỷ trọng tương ứng khu vực nông nghiệp là: 45% - 33,68% - 26,21% - 24,72%; tỷ trọng tương ứng khu vực dịch vụ là: 31,2% - 35,95% - 35,08% - 36,52%. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế Thái Nguyên năm 2006 Như vậy, sau khoảng 10 năm tái lập tỉnh, tình hình kinh tế xã hội đã có chuyển biến 30,37% Năm 2006 38,76% 35,95% 33,68% Năm 2000 24,72% N«ng, l©m, thuû s¶n C«ng nghiÖp, x©y dùng DÞch vô Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 36,52% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 rõ rệt, khá toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (1997 - 2007) Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 1997 2004 2005 2007 Tốc độ b/q (%) 1997 - 2000 2001 - 2007 1. Tổng GDP, giá cố định 1994 (tỷ đồng) 2248,8 5480,7 6587,3 9.868,6 4,38 12,6 - Công nghiệp, xây dựng 417,3 880,2 1853,4 2215,4 21,9 20,3 - Nông, lâm, ngư nghiệp 762,6 937,4 1151,1 1199,9 6,0 5,1 - Khu vực dịch vụ 526,8 670,7 1174,9 1369,8 12,8 15,4 2. Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 - Công nghiệp, xây dựng 23,8 38,50 38,71 38,76 - Nông lâm ngư nghiệp 45,0 26,87 26,21 24,72 - Khối dịch vụ 31,2 34,63 35,08 36,52 3. GDP/ngƣời - VNĐ (nghìn) 2165,8 3540 6960 8360 16,9 18,8 - USD 183,8 238,4 444 525,7 12,3 17,2 4. GDP/ng so TDBB, (%) 54 67 68 5. GDP/ng so cả nƣớc, (%) 62 82 86 Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2.3.1.1. Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng lên liên tục từ 762,6 tỷ đồng năm 1997 lên 1730,039 tỷ đồng năm 2002 và 3.063,196 tỷ đồng năm 2006. Tốc độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 tăng bình quân khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 1997 - 2007 là 6% (riêng thời kỳ 2001- 2007 là 5,1%). Sự tăng trưởng của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã góp phần tăng quy mô nền kinh tế của tỉnh đến năm 2007 đã gấp 1,9 lần năm 2000 và khoảng 3 lần năm 1997. Như vậy, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế của tỉnh với tốc độ khá cao, sản xuất nông nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng khá, chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng hiệu quả cao, các loại giống cây, con mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Mặc dù trong những năm gần đây thời tiết, thiên tai bất thuận cho sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng giảm từ 92.183ha năm 2000 xuống còn 84.741ha năm 2007, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 438 nghìn tấn lên 444 nghìn tấn, trong đó sản lượng lúa tăng từ 431 nghìn tấn lên 438 nghìn tấn, bình quân lương thực 445 kg/đầu người, an ninh lương thực được đảm bảo. 2.3.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 45,0% năm 1997 xuống 33,68% năm 2000 và 24,72% năm 2007, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng mạnh qua các năm như đã phân tích ở phần trên. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy là tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là đối với một tỉnh như Thái Nguyên có xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản tăng, từng bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007 nhìn chung tăng khá, từ 1587,9 tỷ đồng năm 1997 lên 1.730,039 tỷ đồng năm 2002 và 3.063,196 tỷ đồng năm 2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển nông nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2007 Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Thực hiện Tăng trƣởng bình quân (%) 1997 2002 2007 1997 - 2000 2001 - 2006 Giá trị SX (tỷ đồng) 1587,9 1.730,0 3.063,1 9,21 4,92 - Trồng trọt 841,0 1085,6 1205,3 8,36 1,62 - Chăn nuôi 338,5 452,1 761,3 11,38 11,02 - Dịch vụ nông nghiệp 38,6 50,2 79,8 9,25 9,74 Cơ cấu (%) - Trồng trọt 69,85 65,45 64,90 - Chăn nuôi 27,62 31,00 31,00 - Dịch vụ 2,53 3,55 4,10 Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2000 là 9,21%, giai đoạn 2001-2007 là 4,92%/năm, trong đó: trồng trọt tăng 8,36%/năm (1997-2000) và 1,62% (2001-2007); chăn nuôi tương ứng là 11,38% và 11,02%, dịch vụ nông nghiệp tương ứng là 9,25% và 9,74%. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 438 nghìn tấn (2001) lên 454 nghìn tấn (năm 2007). Tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp giảm từ 69% (năm 1997), 65,45% (năm 2000), xuống còn 64,90% (năm 2007), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên tương ứng là 27,62%, 31,00% và 31,00%, dịch vụ nông nghiệp là 2,53%, 3,55% và 4,10%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Thái Nguyên Nguồn:cục thống kê Thái Nguyên 2.3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, những năm qua đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác đạt 56,5 triệu đồng, trong đó giá trị trồng trọt/ha canh tác đạt 36,6 triệu đồng, tăng 9,2 triệu đồng so với năm 2001. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức 100 nghìn ha/năm, trong đó cây lương thực chiếm 86,5%, cây thực phẩm chiếm 9,9%, cây công nghiệp chiếm 3,6%. Bảng 2.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu KH Thực hiện Thực hiện % so KH - Tổng GTSX nông nghiệp Tỷ đồng 2050 2195,7 107,1 - Sản lượng cây có hạt. 1 nghìn tấn 399.275 354,4 90,9 - SL cây có hạt Bq/người Kg 500 455,2 91,0 - GTSX nông nghiệp/ha canh tác tr. đồng 50 47,7 95,4 - GT trồng trọt/ha canh tác tr. đồng 33 36,6 110,9 Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007 69,85 27,62 2,53 65,45 31,00 3,55 64,90 31,00 4,10 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 1997 2000 2007 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa xuân muộn và mùa trung, giảm diện tích xuân sớm, xuân trung. Năng suất các loại cây trồng đã được nâng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Trước hết là cây lúa, đây là cây trồng chủ yếu trong cơ cấu cây trồng, diện tích lúa chiếm 80,1% tổng diện tích gieo trồng năm 2007, năng suất lúa từ 5,3 tấn/ha năm 2000 lên 5,5 tấn/ha năm 2007, sản lượng lúa đạt 431 nghìn tấn năm 2000 lên 438 nghìn tấn năm 2007. Tiếp theo là cây ngô, diện tích gieo trồng 4.369ha (năm 2000) và 2.393ha (năm 2007), năng suất từ 2,6 tấn/ha (năm 2000) lên 3,1 tấn/ha (năm 2007). Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu cây trồng chủ yếu giai đoạn 1997 - 2007 Đơn vị: tấn, ha Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 1996 2000 2007 1. Cây lúa - Diện tích Ha 79.363 83.964 79.836 - Năng suất Tấn/ha 3,7 5,3 5,5 - Sản lượng Tấn 291.544 265.579 324.458 2. Cây ngô - Diện tích Ha 6.649 4.369 2.393 - Năng suất Tấn/ha 2,7 2,6 3,1 - Sản lượng Tấn 18.093 30.786 74.807 3. Cây công nghiệp chủ yếu Cây chè - Diện tích Ha 11.341 12.342 15.118 - Năng suất Tấn/ha 2,3 2,5 3,32 - Sản lượng Tấn 118.356 120.786 140.182 Cây lạc - Diện tích Ha 1.801 1.803 4.327 - Năng suất Tấn/ha 1,23 1,61 1,8 - Sản lượng Tấn 2.820 3.900 5.610 Đỗ tương - Diện tích Ha 1.787 1.371 2.316 - Năng suất Tấn/ha 1,01 1,44 1,6 - Sản lượng Tấn 1.797 1.972 2.750 Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Cây công nghiệp hàng năm. Cây công nghiệp chủ yếu là chè tăng nhanh cả về diện tích và năng suất, trở thành sản phẩm hàng hóa trao đổi thế mạnh của Thái Nguyên, cây đậu tương, cây lạc, mía, thuốc lá có giá trị sản xuất tăng hàng năm nhưng ở mức độ chậm, quy mô diện tích biến động từ 3,2 - 3,6 ngàn ha. Cây đỗ tương diện tích năm 2007 đạt 2.316ha tăng 945ha so với năm 2000, năng suất tăng từ 1,44 tạ/ha lên 1,6 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 2.750 tấn tăng 778 tấn so với năm 2000. Diện tích trồng lạc năm 2000 là 1.803ha, năm 2007 đạt 4.327ha, năng suất từ 2,5 tạ/ha lên 3,32 tạ/ha, đưa sản lượng tăng từ 120.786 nghìn tấn lên 140.182nghìn tấn.Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ cùng với các biện pháp thâm canh khoa học, đã đưa giá trị trồng trọt trên 1 ha canh tác ngày càng tăng lên, năm 2007 đạt 36,6 triệu đồng. Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng từ 8.421ha năm 2000 lên 9.740ha năm 2007. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, nhãn, vải, bưởi, dứa... được trồng nhiều trong các hộ gia đình ở quy mô nhỏ, theo mô hình VAC được chuyển đổi từ ruộng trũng sang. Hoa, cây cảnh là nghề mới ở một số xã trong tỉnh, quy mô sản xuất tuy còn nhỏ, nhưng cho thu nhập cao, trung bình từ 60-70 triệu đồng/1ha/năm. Năm 2007 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt khoảng gần 200 ha, tăng hơn 100 ha so với năm 2000. Đã có nhiều gia đình mạnh dạn chuyển đổi từ đất canh tác lúa, màu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/1 ha/năm, như phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên, xã Cổ Rùa (huyện Đồng Hỷ)... 2.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi: những năm qua ngành chăn nuôi phát triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11,2%/năm. Đến nay, hầu hết đàn lợn được cải tạo giống, tỷ lệ bò lai sind đạt 78% tổng đàn; nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp xuất hiện khắp các huyện, thị xã. Đàn trâu giảm do quá trình đưa máy móc thay sức kéo và hiệu quả kinh tế thấp. Đàn bò tăng khá, bình quân 5,9%/năm, đáng chú ý là đàn bò sữa tăng mạnh (đạt gần 1000 con/năm). Đàn lợn tăng từ 415.760 con năm 2000 lên 462.687 con năm 2007, sản lượng thịt lợn xuất chuồng tăng từ 33,1 nghìn tấn năm 2000 lên 72,5 nghìn tấn năm 2007, tăng bình quân 17%/năm. Đàn gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 cầm tăng từ 3,04 triệu con năm 2000 lên 3,68 triệu con năm 2007. Chăn nuôi phát triển, giá trị sản xuất tăng thêm là do áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển (giống lợn lai, lợn hướng nạc, bò lai sind, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, công nghệ sinh sản nhân tạo một số giống cá…). Mô hình chăn nuôi trang trại theo phương pháp công nghiệp, có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh. 2.3.1.5. Chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất lâm nghiệp Là tỉnh có diện tích rừng núi lớn. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp Thái Nguyên chủ yếu là chăm sóc, bảo vệ rừng, trong đó có 1/3 diện tích trồng mới. Thực hiện chương trình 327/QĐ-TTg và chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, những năm 2001- 2007 đã trồng được 498,1 ha rừng tập trung, bằng 99,6% kế hoạch đề ra, trồng 7 triệu cây phân tán bằng 87,6% kế hoạch. Năm 2007 đã trồng xong rừng bước I (phủ xanh diện tích đất lâm nghiệp). Phong trào trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và cây có hiệu quả kinh tế cao được duy trì và phát triển. Đến nay, tỷ lệ độ che phủ đất rừng chiếm 44,36% diện tích đất lâm nghiệp, môi sinh, môi trường được cải thiện. 2.3.1.6. Chuyển đổi cơ cấu trong ngành thủy sản có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất tăng nhanh và được đánh giá là ngành đạt hiệu quả, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 19,6%/năm. Diện tích nuôi trồng chủ yếu là mặt nước ao, hồ, đầm nhỏ. Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, trong 5 năm qua toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 1.250 ha ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 3.030 ha năm 2001 lên 4.039 ha năm 2007 (đạt 89,3 % diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh). Năng suất bình quân tăng từ 2,5 tấn/ha lên 3,9 tấn /ha, sản lượng thủy sản tăng từ 68 nghìn tấn lên 130 nghìn tấn, năm 2007 giá trị đạt 242,3 tỷ đồng tăng 15,3% so với năm 2004. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Sản lượng và giá trị thủy sản tăng qua các năm thể hiện tính tích cực của chủ trương chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân. 2.3.1.7. Dịch vụ nông nghiệp: trong những năm gần đây dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã phát triển cả về số lượng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2000 đạt 50,2 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 79,8 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2007 là 9,7%. Dịch vụ nông nghiệp chủ yếu như dịch vụ thủy nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón thuốc trừ sâu, thuốc thú y... Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xuất hiện như hợp tác xã Liên Sơn, Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương), HTX Hợp Thành (Phổ Yên), HTX nông nghiệp Cù Vân (Đại Từ).... Tuy nhiên mô hình hợp tác xã dịch vụ chưa nhiều, qui mô hoạt động còn nhỏ, vốn đầu tư còn thiếu. Như vậy, qua kết quả của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên có thể nhận thấy: nét nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm gần đây về cơ bản đã chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, phát triển theo hướng toàn diện và đạt mức tăng trưởng khá cao. Điều đó được thể hiện: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, coi trọng giá trị và gắn với thị trường; các hộ nông dân với diện tích canh tác được giao sử dụng ổn định lâu dài đã tự lựa chọn, quyết định trồng cây gì, con gì, giống gì mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông nghiệp vẫn là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đó là khu vực thu hút đại bộ phận lao động nông thôn và lao động xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và cho xuất khẩu, là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với ứng dụng các thành tựu mới của khoa học - công nghệ và bảo đảm cơ bản kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 2.3.1.8. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặt ra yêu cầu dồn điền, đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, nên đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng “liền vùng, cùng trà, khác chủ” thuận lợi trong thâm canh, ứng dụng kỹ thuật mới, thu hoạch sản phẩm, tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, thuận tiện trong thu mua và bán sản phẩm và công tác bảo vệ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã hình thành các vùng sản xuất tập trung một số sản phẩm hàng hóa, gắn với thị trường. Toàn tỉnh đã hình thành 13 vùng lúa hàng hóa tập trung, 8 vùng sản xuất chè xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa cây cảnh. Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha đã có tác dụng tích cực đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Điển hình là vùng sản xuất lúa hàng hóa có quy mô 50-100ha ở các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên được cấy bằng các giống lúa chất lượng cao, lúa nếp và lúa đặc sản, hiệu quả kinh tế gấp 1,5-2 lần lúa thường. Vùng chè thương phẩm ở các xã Tân Cương, Khuôn Gà, (Đại Từ), Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên gần 10.000 ha, đạt doanh thu từ 45-55 triệu đồng/ha/vụ, vùng hoa, cây cảnh cho doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng hoa đồng tiền, hoa ly ứng dụng công nghệ cao 2.000m2 ở Võ Nhai, Phổ Yên cho doanh thu khoảng 200-400 triệu đồng/ha/năm. Vùng cá có quy mô trên 100ha ở các xã Cù Vân, Hòa Sơn, Hồ núi Cốc, Gia sàng. Vùng bò sữa ở Phú Bình (18.971 con), Phổ Yên (12.511 con). Vùng nuôi lợn thịt hướng nạc ở Phú Bình (118.120 con), Phổ Yên (92.410 con), Đại Từ (59.457 con), Đồng Hỷ (53.902 con), Phú Lương (50.551 con). Những vùng sản xuất trên bước đầu đã đem lại giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cao cho địa phương. 2.3.1.9. Thương mại và dịch vụ nông thôn có bước phát triển mạnh Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2000-2007 là 9,74%/năm. Hoạt động thương mại dịch vụ trong cơ chế mới có nhiều biến đổi kể cả về tổ chức, phương thức hoạt động và lực lượng tham gia thị trường, nhất là lực lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể, mạng lưới chợ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường có nhiều chuyển biến tốt, sức mua tăng, hàng hóa kinh doanh có khối lượng dồi dào, cơ cấu, chủng loại phong phú, quy cách mẫu mã ngày càng được cải tiến, cung ứng dịch vụ dần được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng xã hội, góp phần thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng khá, kim ngạch xuất bình quân giai đoạn 2001-2007 đạt 13,5 %/năm. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm và lâm sản. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông, Nhật Bản, Nga ... Sản phẩm tham gia xuất khẩu chủ yếu năm 2007 là: thiếc thỏi (180 tấn), chè các loại (7685 tấn), sản hẩm may (2789 nghìn sản phẩm), nguyên liệu giấy (4915 tấn), quặng kẽm (500 tấn), quặng titan (24445 tấn), gang (3327 tấn), thép cán (14703 tấn), ngoài ra là các sản phẩm bằng gỗ, mây tre đan, sắt thép..., một số sản phẩm sơ chế thu mua để xuất khẩu như lạc nhân, hoa hồi, quế, Những năm qua hệ thống chợ nông thôn hình thành và phát triển nhanh chóng, toàn tỉnh có 129 chợ hoạt động, trong đó có 2 chợ loại I, 7 chợ loại II, 11 chợ do các huyện, thành, thị xã quản lý… đã đáp ứng được đầy đủ quá trình trao đổi hàng hóa của các tầng lớp dân cư, nhất là các vùng quê. Dịch vụ, thương mại nông thôn đã được đa dạng hóa bao gồm cả việc thu gom nông sản, làm đại lý cho các đại lý tiêu thụ lớn ở đô thị, kết hợp với thu gom và sơ chế. Các dịch vụ nông nghiệp (trước hết là cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, phân bón bảo vệ thực vật, động vật…) đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, đào tạo dạy nghề vận chuyển hàng hóa, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, thăm quan du lịch trong nông thôn ngày càng phát triển. 2.3.1.10. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa các thành phần trong kinh tế nông nghiệp Kinh tế tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lại lao động trong nông nghiệp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 84,5 7 8,5 88 6 6 84,5 8,2 7,3 74,1 12,9 13,0 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ nông thôn. Năm 1997 lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 81,33%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 10,31%, khu vực dịch vụ chiếm 8,36%. Chuyển dịch tương ứng qua các năm: năm 2000 là 75,2%, 12,5% và 9,3%; năm 2005 là 67,8%, 13,6%, 18,6%. Các giai đoạn từ năm 1986 đến 1995, và từ 1996 đến 2005 cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần từ 84,5% (1986 -1990) xuống còn 74,1% (2001-2005); lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng từ 7% (1986-1990) tăng lên 8,2% (1996-2000) và 12,9% (2001-2005) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động qua các giai đoạn Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2005 Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, tập thể và tư nhân, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu thủ công nghiệp...) kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang hoạt động, được phát huy trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Nhìn chung các hợp tác xã nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 đã đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động, đã phát huy được vai trò trong việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm một số dịch vụ đầu vào thiết yếu cho hộ nông dân. Năm 2007 toàn tỉnh có 114 hợp tác xã nông nghiệp, 30,96% hợp tác xã làm dịch vụ đất, 19,61% hợp tác xã làm dịch vụ thuỷ nông, 50,19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_BuiThanhTung.pdf
Tài liệu liên quan