MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng, bản biểu
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN VỀCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm vềnông nghiệp .6
1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cơcấu kinh tếnông thôn .6
1.3. Yêu cầu khách quan của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .9
1.4. Quan điểm, mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.13
1.5. Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.15
1.6. Nội dung phát triển kinh tếnông thôn và xây dựng nông thôn mới
theo định hướng xã hội chủnghĩa.24
1.7. Kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ởmột sốnước và
vùng lãnh thổ.28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tốtác động đến phát triển nông nghiệp .41
2.2. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang từnăm
2000 đến nay .57
2.3. Những thành tựu, khó khăn, hạn chếtrong CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ởAn Giang.106
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, CÁC GIẢI PHÁP CHỦYẾU
THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
3.1. Đặc điểm tình hình An Giang .114
3.2. Quan điểm, mục tiêu .116
3.3. Định hướng và mục tiêu cụthể đến năm 2020.118
3.4. Các giải pháp chủyếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
ởtỉnh An Giang.128
3.5. Kiến nghị - đềxuất . 143
KẾT LUẬN.145
TÀI LIỆU THAM KHẢO.146
PHỤLỤC
169 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong khi sản lượng nuôi có xu hướng ngày một tăng thì sản lượng khai thác
thủy sản có xu hướng ngày càng giảm.
Đánh bắt thủy sản An Giang là một nghề truyền thống, thu hút trên 36,2
nghìn lao động trực tiếp tham gia, với phương tiện đa dạng và kỹ thuật cao: về ngư
cụ toàn tỉnh hiện có khoảng 2.650 tàu thuyền đánh bắt cơ giới và 25.920 phương
tiện đánh bắt thủ công khác (năm 2008). Những loài thủy sản khai thác được thường
là cá, tôm chiếm khoảng 85% (trong đó cá linh chiếm khoảng 50%), các loài ốc,
hến, cua khoảng 9%, thủy đặc sản khoảng 6%.
Ta thấy sản lượng khai thác hầu như giảm dần theo thời gian, do nhiều yếu tố
tác động như: nguồn cá từ Biển Hồ xuống ít, mực nước lũ thấp, đê bao tiểu vùng
ngăn nước tràn đồng, khai thác thủy sản bằng công cụ cấm như: xuyệt điện, cào
điện… đã làm cho sản lượng thủy sản khai thác năm 2007 sụt giảm 46,3% so với
năm 2001, 34,2% so với năm 2002 và năm 2008 giảm 3,6% so với năm 2007. Đó là
sự cảnh báo sự suy thoái về nguồn lợi thủy sản tự nhiên và điều này còn cho thấy
việc quản lý đánh bắt thủy sản còn thiếu chặt chẽ, khai thác nguồn lợi thủy sản còn
tùy tiện bằng nhiều hình thức, xử lý chưa nghiêm minh và thiếu triệt để; mặt khác
việc bảo vệ môi trường nước chưa được quan tâm đúng mức,… đây là những vấn
đề cần quan tâm trong công tác qui hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian
sắp tới.
Nhìn chung, tình hình phát triển thủy sản trong những năm qua đã có những
bước tăng trưởng đáng kể, luôn đóng góp cao vào giá trị sản xuất trong khu vực I
của tỉnh (26,1% năm 2008). Đây là xu thế đúng hướng nhằm khai thác thế mạnh
trong nông – ngư nghiệp của tỉnh, đồng thời từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
c. Cơ cấu cây trồng và sự hình thành các vùng sản xuất tập trung
chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa
Từ năm 2001 đến nay, trong cơ cấu cây trồng của An Giang đã có những
thay đổi đáng kể. Tỷ trọng diện tích cây lương thực có hạt đang có xu hướng tăng
giảm không ổn định, từ 91,9% năm 2003 lên 92,3% năm 2005 và xuống còn 91,3%
năm 2007 lại tăng lên 91,6% năm 2008. Sự biến động đó là do diện tích lúa và ngô
trong những năm qua không ngừng tăng, đặc biệt là diện tích trồng lúa của tỉnh đã
tăng từ 503.856 ha năm 2003 lên 564.425 ha năm 2008 (tăng 60.569 ha), tương ứng
diện tích ngô tăng từ 9.146 ha lên 10.538 ha (tăng 1.392ha). Do tăng diện tích vụ 3
và trong những năm gần đây giá lúa luôn ổn định và ở mức cao có lợi cho nhiều
nông dân nên diện tích – năng suất – sản lượng tăng mạnh; đặc biệt là từ năm 2004
– lần đầu tiên sản lượng lúa của tỉnh vượt qua ngưỡng 3 triệu tấn, dẫn đầu cả nước
và đồng bằng sông Cửu Long. Còn về diện tích ngô cũng ngày càng tăng là do đang
có nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh rất lớn với diện tích sản xuất hiện nay trên
10.538 ha, năng suất 7,6 tấn/ha, sản lượng 80.048 tấn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
cho các nhà máy chế biến thức ăn trong tỉnh, do lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản của
tỉnh đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây, từ đó nhu cầu về thức ăn
công nghiệp cũng tăng lên.
98.0%98.0%98.2%98.2%
1.8% 1.8% 2.0% 2.0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2003 2005 2007 2008
Năm
Bắp
Lúa
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu diện tích cây lương thực có hạt của An Giang qua các năm
Trong những năm qua, diện tích các loại cây phi lương thực có xu hướng
ngày càng giảm tỉ trọng mặc dù tỷ trọng của nó trong tổng diện tích gieo trồng chỉ
xê dịch nhỏ. Riêng cây rau đậu tăng khá mạnh, từ 4,5% diện tích gieo trồng năm
2003 lên 5,9% năm 2007
Bảng 2.10: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng ở An Giang (%)
Năm 2003 2005 2007
Tổng diện tích 100 100 100
Cây lương thực có hạt 91,9 92,3 91,3
Cây rau đậu 4,5 4,8 5,9
Cây công nghiệp hàng năm 0,7 0,8 0,5
Cây công nghiệp lâu năm 0,6 0,6 0,5
Cây ăn quả 1,3 1,2 1,2
Nguồn: tính toán theo số liệu NGTK tỉnh An Giang 2007
91.3%
0.5%
5.9%
0.5% 1.2%
0.6%
Cây lương thực có hạt
Cây rau đậu
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Cây ăn quả
Cây khác
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng ở An Giang năm 2007
Nhìn chung, trong những năm gần đây, cơ cấu diện tích cây trồng của tỉnh
đang có xu hướng chuyển diện tích trồng những cây giá trị kinh tế thấp sang trồng
các cây có giá trị thương phẩm cao. Đầu tiên phải kể đến đó là cây lúa.
Cây lúa là loại cây truyền thống, cây trồng chủ lực nhất trong việc phát triển
nông nghiệp của tỉnh. Trong những năm gần đây diện tích – năng suất – sản lượng
lúa của tỉnh không ngừng tăng lên. Đến năm 2007, diện tích lúa của tỉnh đã đứng
thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (sau Kiên Giang);
Năng suất lúa của tỉnh đạt gần 6 tấn/ha, đứng đầu đồng bằng sông Cửu Long và
đứng thứ 4 trong cả nước (sau Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định); Sản lượng:
3.482.502 tấn dẫn đầu cả nước.
Bảng 2.11: Diện tích (ha) – năng suất (tấn/ha) – sản lượng lúa (tấn)
Hạng mục 2001 2003 2005 2007 2008
Lúa cả năm DT
NS
SL
459051
4,60
2113362
503856
5,33
2686215
529698
5,93
3141544
520322
6,04
3142868
564425
6,17
3482502
Đông xuân DT
NS
SL
221662
5,56
1231811
220489
6,41
1413875
223316
6,93
1547578
230615
7,11
1639607
231654
Hè thu DT
NS
SL
207062
3,64
753101
212097
4,49
953000
214671
5,42
1162504
223596
5,10
1140680
230230
Vụ mùa DT
NS
SL
11472
2,80
32161
8272
2,63
21767
8326
3,04
25280
7252
2,34
16986
8120
Thu đông DT
NS
SL
18855
5,11
96289
62998
4,72
297573
83385
4,87
406182
58859
5,87
345595
94421
Nguồn: NGTK tỉnh An Giang 2007 và báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp 2008.
Biểu đồ 2.7 : Diện tích và sản lượng lúa qua các năm
520322
564425
3142
3484
2007 2008 Năm
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Nghìn tấn
503856
529698
2686
3141
470000
480000
490000
500000
510000
520000
530000
540000
550000
560000
570000
2003 2005
Ha
Diện tích (ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa
qua các năm ở An Giang (%)
Năm 2001 2003 2005 2007 2008
Diện tích 100 109,8 115,4 113,3 123,0
Năng suất 100 115,9 128,9 131,3 134,1
Sản lượng 100 127,1 148,7 148,7 164,8
Nguồn: Tính toán theo số liệu NGTK tỉnh An Giang năm 2007
Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất
và sản lượng lúa qua các năm
Các huyện thị thành của tỉnh đều có trồng lúa, trong đó nhiều nhất là huyện
Thoại Sơn (87.796 ha), Tri Tôn (75.625 ha), Châu Phú (74.731 ha). Năng suất lúa
cao nhất thuộc về các huyện: Long Xuyên (6,6 tấn/ha), An Phú (6,5 tấn/ha), Châu
Phú (6,4 tấn/ha), Châu Thành (6,3 tấn/ha), Chợ Mới (6.1 tấn/ha). Hiện tỉnh đã xây
dựng được vùng sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu với khoảng 50.000 ha lúa chất
lượng cao (chương trình 1 triệu tấn lúa chất lượng cao vụ Đông Xuân 2006 – 2007
của Bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp) và 1000 ha lúa Nhật phục vụ tốt nhu
cầu xuất khẩu của Công ty Angimex Kitoku. Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
2001 2003 2005 2007 2008
Năm
%
Diện tích Năng suất Sản lượng
của tỉnh: năm 2008 đạt 483,4 ngàn tấn tương đương 260,1 triệu USD, so với năm
2007 lượng bằng 97,2% và kim ngạch tăng 77,9% và tăng hơn 168 triệu USD so với
2003.
Ở An Giang cơ cấu diện tích các loại cây chất bột giảm mạnh trong giai đoạn
2003 – 2007: 0,98% xuống còn 0,4% (tương ứng 5.524 ha giảm xuống 2.251 ha).
Nguyên nhân chính là do diện tích trồng khoai mì của tỉnh giảm mạnh từ năm 2004
đến nay, do nhà máy chế biến tinh bột mì ở xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn) làm
ăn không hiệu quả đã di dời sang tỉnh khác. Còn trong tổng diện tích cây rau đậu
của tỉnh thì diện tích trồng rau dưa các loại chiếm tỉ lệ lớn nhất (86,9%), thứ hai là
cây đậu xanh với 8,8% diện tích. Nhóm cây công nghiệp lâu năm bao gồm 4 cây
chính là dừa, hồ tiêu, điều và thốt nốt, chủ yếu là trồng phân tán trong đất vườn, có
xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Nhìn chung, triển vọng mở rộng diện tích cây
công nghiệp lâu năm ở tỉnh không lớn, mà chủ yếu đi vào thâm canh để nâng cao
năng suất và hiệu quả diện tích hiện có. Trong các loại cây công nghiệp lâu năm thì
cây dừa chiếm diện tích lớn nhất, với 64,5% diện tích, tiếp đến là cây điều với
27,7% diện tích. Ở An Giang, các cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn tỉnh khá
đa dạng phát triển nhất là đậu nành, lạc (đậu phọng), mè,… chủ yếu được trồng luân
canh trên đất lúa trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè, nên cho năng suất và giá bán
cao hơn hẳn vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên diện tích gieo trồng các cây này qua
các năm không ổn định và có xu hướng giảm từ 4.078 ha năm 2003 tăng lên 4.389
ha năm 2005 và lại giảm xuống 3.005 ha năm 2007, trong đó cây đậu nành chiếm
35,5%, mè chiếm 29,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất còn phụ thuộc lớn
vào diễn biến lũ hàng năm. Ngoài các cây nêu trên, các cây còn lại như mía, đay,
thuốc lá… phát triển không nhiều, do khả năng thích nghi hạn chế, hiệu quả kinh tế
không cao, sản xuất chủ yếu cho tiêu dùng nội địa. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, bình
quân mỗi hecta đất trồng màu của huyện Chợ Mới đạt 68 triệu đồng/năm, trong đó
có hơn 10.000 ha đạt 100 triệu đồng/năm.
Hiện nay các vùng sản xuất tập trung chuyên canh ở An Giang bước đầu đã
phát triển gắn với công nghiệp chế biến. Các cây trồng tập trung chủ yếu là loại cây
hàng năm. Các vùng nguyên liệu tập trung có qui mô lớn là: lúa được trồng rải rác
khắp cả tỉnh, trong đó nổi bật là gạo thơm Châu Phú, nếp thơm Phú Tân, nàng Nhen
thơm Bảy núi. Chuỗi chuyên canh rau màu ở các huyện Chợ Mới (được mệnh danh
là “vương quốc” của rau màu), An Phú, Long Xuyên, Châu Thành. Vùng nguyên
liệu mè trắng Chợ Mới, Châu Phú (được hợp đồng ngay từ đầu vụ với Công ty Dầu
thực vật – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam với giá có lợi cho nông dân). Vùng bắp
lai An Phú, Chợ Mới, Tân Châu… Căn cứ vào lợi thế về tự nhiên và nhu cầu thị
trường, ngành nông nghiệp đã qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các loại cây
trồng khác kém hiệu quả sang những cây cho hiệu quả kinh tế cao, các vùng nguyên
liệu đó đã được qui hoạch gắn với công nghiệp chế biến của tỉnh như công nghiệp
chế biến thức ăn gia súc Afiex, nước tương miền Tây, nhà máy chế biến nông sản
và rau quả xuất khẩu trực thuộc công ty Antesco, nhà máy chế biến nhân hạt điều
xuất khẩu của công ty Nông Gia và hàng trăm nhà máy xay xát – lau bóng gạo phân
bố ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, thuận tiện về mặt giao thông thủy, bộ
như: Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Long Xuyên phù hợp với vùng nguyên liệu lúa
tập trung của tỉnh, đặc biệt tại xã Hòa An huyện Chợ Mới đã hình thành cụm công
nghiệp xay xát – lau bóng gạo xuất khẩu dọc theo sông Lấp Vò với trên 40 nhà máy
xay xát, lau bóng gạo, khu vực này phát triển nhanh do vị trí địa lý thuận lợi về giao
thông thủy.
Việc kết hợp phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng nguyên liệu
đã làm tăng tỉ suất nông sản hàng hóa ở An Giang. Năm 2008, An Giang đã xuất
khẩu được 8.211 tấn rau quả đông lạnh tương đương 7,2 triệu USD qua 14 nước,
13,5 triệu gói mì ăn liền, đặc biệt đã xuất khẩu được 483,4 ngàn tấn gạo sang 46
nước, đạt 34,7% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh (tương dương 260,1 triệu USD).
Như vậy, trong những năm gần đây nền nông nghiệp của An Giang đang
chuyển đổi dần sang nền nông nghiệp hàng hóa gắn liền với các ngành công nghiệp
chế biến nhằm mục đích nâng cao hơn nữa tỉ trọng hàng hóa nông sản chế biến. Đây
là một xu hướng phát triển tích cực phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Tuy vậy, sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh còn chưa thật
mạnh mẽ. Ngoài một số sản phẩm hàng hóa truyền thống như gạo, rau quả đông
lạnh đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, còn lại các mặt hàng tiêu dùng khác thì
chỉ được mua bán nội vùng là chủ yếu trên cơ sở cân đối tự phát theo cơ chế thị
trường.
2.2.1.2. Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng công
nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
a. Cơ khí hóa
Công cụ sản xuất cơ giới vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp. Nhận thức được điều đó, từ những năm sau đổi mới An
Giang đã rất coi trọng việc trang bị các phương tiện sản xuất cơ giới nhằm tăng
nhanh năng suất lao động nông nghiệp và năng suất cây trồng, vật nuôi. Tỉnh đã đưa
ra nhiều chính sách khuyến khích nông dân mua máy, bằng cách bán máy kèm
khuyến nông với các hình thức trợ giá, trợ cước, đào tạo sử dụng,… Vì thế năng lực
thiết bị dùng trong sản xuất nông, lâm, ngư của tỉnh ngày càng tăng, nhất là trong
những năm gần đây.
- Về máy sấy: theo số liệu từ Trung tâm khuyến nông tỉnh, đến nay toàn tỉnh
có khoảng 3.284 máy sấy (qui 4 tấn/mẻ) tăng 893 máy so với năm 2005 và 1.931
máy so với năm 2003. Trong đó Châu Thành là huyện có số lượng máy sấy nhiều
nhất với 269 máy, Tri Tôn 171 máy, Thoại Sơn 123 máy, Chợ Mới 94 máy, Long
Xuyên 51 máy, Phú Tân 47 máy, Châu Phú 46 máy,… Như vậy, nếu bà con thu
hoạch lúa vụ 3 vào những ngày mưa bão cũng có thể yên tâm không sợ lúa lên
mộng, nảy mầm, vì lượng máy sấy trong tỉnh đủ để phục vụ lúa Thu Đông (gần 60
ngàn ha 2007). Hiện máy sấy đã có rất nhiều cải tiến với kết cấu gọn nhẹ, chi phí
xây dựng thấp, nhiều gió, lực cản thấp, công suất sấy cao, lúa sấy không phải cào
đảo,… làm khô lúa rất hiệu quả và giảm được nhiều công lao động, tỉ lệ thất thoát
do khâu phơi sấy giảm từ 2,42% vào năm 2002 xuống còn 1,27% vào năm 2007.
An Giang hiện có gần 50% sản lượng lúa Hè Thu được sấy, đây là kết quả
của tỉnh trong nổ lực thực hiện các chủ trương khuyến khích hỗ trợ nông dân trang
bị máy sấy lúa. Từ năm 2001 – 2007, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất cho các
hộ nông dân vay tiền mua máy sấy lúa với thời hạn vay trả chậm trong 3 năm. Đã
có 177 nông dân được hỗ trợ lãi suất trang bị 177 máy sấy lúa. Năm 2008 tỉnh cũng
tiếp tục thực hiện chủ trương này nhưng mức độ hỗ trợ lãi suất thì thấp hơn các năm
trước, chỉ hỗ trợ 70% lãi suất. Đối tượng được hỗ trợ là thành viên các HTX, trang
trại, tổ hợp tác. Nông dân được trang bị kiến thức thu hoạch, phơi sấy và bảo quản
lúa đúng kỹ thuật, mức độ thất thoát và hao hụt được giảm dần theo từng năm, chất
lượng lúa gạo được nâng cao rõ rệt. Nhiều nông dân nhạy bén biết nắm bắt cơ hội
này đã tiến hành đầu tư trang bị lò sấy lúa để vừa sấy lúa trong gia đình vừa làm
dịch vụ sấy cho bà con, nhờ đó không ít người đã cải thiện được đời sống, nâng cao
thu nhập.
- Về máy gặt: thực tế cho thấy một máy gặt đập liên hợp có thể thay thế cho
1.500 lao động trong suốt 1 năm với giá thành thu hoạch chỉ bình quân 900.000
đồng/ha trong khi thu hoạch bằng thủ công giá thấp nhất cũng 1,2 triệu đồng/ha mà
nhân công luôn trong tình trạng khan hiếm. Mỗi hecta lúa cắt bằng máy ngợi được
chi phí khoảng 1,3 triệu đồng và vì lúa cắt lúc còn tươi nên ít bị rơi vãi đã giúp giảm
thất thoát được hơn 200 kg/ha, với giá lúa 4000 đồng/kg thì tiết kiệm được khoảng
800.000 đồng. Đồng thời chất lượng hạt lúa tốt hơn do ít bị rạn nứt như khi phải
phơi mớ ngoài đồng. Tại An Giang, hiện có gần 909 máy gặt, trong đó có 300 máy
gặt đập liên hợp và 377 máy gặt xếp dãy nâng diện tích thu hoạch bằng cơ giới từ
5% (2005) lên trên 25% 2008, chỉ tính riêng 25% diện tích thu hoạch bằng cơ giới
đã làm lợi cho nông dân trên 140 tỉ đồng/năm nhờ giảm được thất thoát trong thu
hoạch và bảo quản sau thu hoạch.
- Máy sạ lúa theo hàng: theo số liệu điều tra, đến nay toàn tỉnh có hơn
10.000 máy gieo hàng, cho thấy nông dân đã nhận thức được lợi ích của việc sử
dụng và đã trang bị máy gieo hàng: giảm được lượng lúa giống đáng kể, tiết kiệm
được 40 – 50% chi phí giống, đồng thời lúa vẫn sinh trưởng tốt, cứng cây, dễ chăm
sóc và khử lẫn.
- Máy kéo: đến năm 2007 toàn tỉnh có hơn 7 ngàn máy kéo các loại (trong đó
có khoảng 3,8 ngàn máy có công suất trên 12 CV), đảm nhận cơ giới hóa cho trên
95% diện tích đất canh tác; khâu suốt lúa 100% diện tích sử dụng bằng cơ giới;
khâu tưới tiêu sử dụng bằng động lực cho toàn bộ diện tích đất sản xuất, trong đó có
gần 70 ngàn ha tưới tiêu bằng điện với tổng số trên 525 trạm.
- Ngoài ra để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, UBND tỉnh cũng có chính sách
là trợ giá giống lúa nguyên chủng để nông dân, tổ hợp tác, HTX nhân ra giống lúa
xác nhận. Tính từ 2001 – 2007, ngân sách tỉnh đã chi hỗ trợ gần 1,5 tỉ đồng, số
lượng giống được hỗ trợ 924 tấn (mức hỗ trợ trợ từ 1.000 – 1500 đồng/kg tùy theo
loại giống )
b. Thủy lợi hóa
An Giang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong việc huy động nội
lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp –
nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho thủy lợi và giao thông.
Những năm qua, tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hệ
thống đê bao kiểm soát lũ kết hợp với giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh.
Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 1996 – 2006 là 1.295 tỉ đồng, trong đó vốn ngân
sách Trung ương hỗ trợ 471 tỉ đồng (36,35%), vốn ngân sách địa phương: 468 tỉ
đồng (36,10%), vốn dân đóng góp 243 tỉ đồng (18,82%) và các nguồn vốn khác;
trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho chương trình kiên cố hóa kênh
mương trong 7 năm (2000 – 2007) là 135 tỉ đồng đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ
xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng. Vào mùa mưa lũ 2008, toàn tỉnh cũng đã nâng
cấp 52 tuyến đê bao, dài hơn 108 km, với khối lượng đất đào đắp 1,2 triệu m3, tổng
kinh phí 20,6 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và nhân dân đóng góp. Bên cạnh đó, nhân
dân cũng tham gia đóng góp cùng ngân sách Trung ương, địa phương nạo vét 40
công trình kênh dài 88 km và làm mới 30 cống tiêu thoát nước với tổng kinh phí
trên 11,6 tỉ đồng…
Hệ thống đê bao và cống được nâng cấp và làm mới phục vụ bảo vệ cho hơn
80.000 ha lúa vụ 3 trong tỉnh 2008.
Do là tỉnh đầu nguồn cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm
ngoài việc chịu ảnh hưởng của nước lũ lên An Giang còn chịu ảnh hưởng của áp
thấp nhiệt đới mưa liên tục, nhiều trận kéo dài cả ngày và đêm, thường gây nên
ngập úng cục bộ (trong vùng đê bao) ảnh hưởng đến gần 6.000 ha diện tích gieo
trồng thuộc các huyện Tân Châu, Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân,
Thoại Sơn,… trong đó huyện đầu nguồn Tân Châu ngập úng trên 1.600 ha, cao nhất
tỉnh. Trước tình hình đó thì trong những năm qua Ban chỉ huy phòng chống lụt bão
của tỉnh cùng với điện lực An Giang thống nhất một số biện pháp khắc phục nhanh
để bơm tiêu chống úng: bố trí điện hợp lý cho từng vùng, ưu tiên cấp điện cho các
vùng sản xuất lúa, màu vụ 3, nhất là các tiểu vùng mới xuống giống, đặc biệt là đẩy
nhanh công tác lấp đặt máy bơm điện đảm bảo bơm tiêu úng cứu lúa. Riêng giai
đoạn 2008, tỉnh đã đầu tư xây dựng 196 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn 9 huyện gồm: Thoại Sơn, Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân, Châu
Đốc, Châu Thành, Châu Phú, An Phú và Tri Tôn. Trong đó huyện Thoại Sơn đã đầu
tư xây dựng với số lượng cao nhất là 68 trạm bơm, nâng tổng số trạm bơm điện
trong toàn huyện lên 130 trạm, phục vụ kịp thời cho việc xuống 15.000 ha diện tích
lúa vụ 3.
Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh
An Giang (huyện Phú Tân và một phần huyện Tân Châu ) từ năm 2002 đến tháng
9/2007, với tổng số vốn đầu tư dự án là 166 tỉ đồng, trong đó vốn tài trợ của Chính
phủ Úc: 69,2 tỉ đồng, vốn ngân sách Nhà nước Việt Nam đối ứng: 96,8 tỉ đồng.
Tính đến tháng 9/2007 đã thi công hoàn thành đưa vào hoạt động 56 cống điều tiết
(16 cống hở kết hợp cầu giao thông, 40 cống tròn qua lộ) và 4 công trình kênh
chống hạn, với tổng chiều dài 10km. Tác động của dự án đem lại hiệu quả kinh tế -
xã hội to lớn cho vùng nông thôn hai huyện, phục vụ tưới, tiêu, kiểm soát lũ và tạo
điều kiện chuyển dịch sản xuất cho trên 30.000 ha đất canh tác, giao thông nông
thôn được hoàn thiện, đời sống dân cư từng bước được nâng lên.
Nhờ đó, hệ thống thủy lợi được hình thành theo qui hoạch, đảm bảo tưới tiêu
cho toàn bộ diện tích đất canh tác và thoát lũ nhanh ra biển Tây. Ngoài ra đã hình
thành 516 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ, với tổng diện tích 205 ngàn ha (93% so
với tổng diện tích canh tác), trong đó có 232 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để
(90 ngàn ha – 41%) và 284 vùng bao kiểm soát lũ tháng 8 (114 ngàn ha), nhiều
vùng đã thực hiện thủy lợi hóa đồng ruộng, chủ động cấp thoát nước phục vụ sản
xuất.
Trong khi giá nhiên liệu và vật tư đang ở mức cao thì việc đầu tư xây dựng
các trạm bơm điện, hệ thống đê bao chống lũ, hệ thống thủy lợi – giao thông… sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân chủ động trong việc điều chỉnh thời vụ,
né rầy và phòng trừ sâu bệnh, giảm chi phí trong sản xuất, đồng thời tạo điều kiện
để phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
c. Ứng dụng thành tựu cách mạng sinh học vào sản xuất nông nghiệp
Những thành tựu của cách mạng sinh học đang được áp dụng ngày càng rộng
rãi và đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của sản xuất nông nghiệp ỏ An
Giang. Việc sử dụng giống tốt trong trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng
thủy sản, nhất là việc sử dụng ưu thế lai trong sản xuất đã nâng cao đáng kể năng
suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Các Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh đã
cùng các ngành liên quan, các tổ chức khoa học tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm,
lựa chọn được các bộ giống lúa, màu ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu
bệnh, chịu hạn úng để hướng dẫn cho nông dân sử dụng trên diện rộng.
Về giống lúa, trong mấy năm qua tỉnh đã đẩy mạnh chương trình nhân giống
cộng đồng, qua đó nông dân nhận thức được vai trò của lúa giống trong sản xuất
giúp tăng chất lượng lúa hàng hóa. Với hình thức chủ yếu là tỉnh trợ giá giống siêu
nguyên chủng cho nông dân là thành viên trong các tổ, đội nhân giống, đồng thời có
cán bộ kiểm tra điều hành hướng dẫn để hỗ trợ nông dân, các HTX trong tỉnh có
giống tốt, giá thành hạ. Đến nay toàn tỉnh hiện có khoảng 90% diện tích trồng lúa
chất lượng cao. Chủ yếu là những giống có khả năng chống chịu rầy nâu tốt: OM
4498, OM 5930, OM 6055, OM 4900, MTL 532, MTL 533, MTL 534, MTL 499,
OM 6073, OM 6162, OM 2517, OM 2514, OM 4218, Jasmine, OMCS 2000. Nhờ
đó mà năng suất năm 2008 tăng lên 6,17 tấn/ha (cao nhất từ trước đến nay), lợi
nhuận cao hơn so với canh tác theo tập quán cũ của nông dân từ 3 – 5 triệu đồng/ha.
Ngoài giống lúa, nhiều giống ngô có năng suất cao cũng đang được triển khai như:
giống bắp lai LVN 145 và NK 67, đậu nành MTĐ 176 (do trường Đại học Cần Thơ
lai tạo, hiện nay đã được phục tráng), dưa hấu lai F1 và hạt giống khổ qua F1, mè
đen, nấm rơm… Đặc biệt là chương trình nhân giống đậu phộng mới (đậu Vồ),
năng suất 3,5 – 4 tấn/ha, lợi nhuận 2 – 2,8 triệu đồng/1000m2, mô hình có khả năng
nhân rộng. Tuy nhiên, do đậu phộng thuộc loại hạt có dầu nên gặp khó khăn khi bảo
quản, nếu giống sản xuất ra để lâu sẽ làm giảm tỷ lệ nảy mầm.
Việc áp dụng giống mới vào sản xuất nông nghiệp ở An Giang không chỉ
làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Năng suất giống lúa mới thuờng cao gấp 1 – 1,2 lần
năng suất lúa giống cũ trước đây (6,17 tấn/ha năm 2008 so với 5,0 tấn/ha năm
2000); giống bắp lai đạt 7,6 tấn/ha, đậu phộng 2,4 tấn/ha, đậu nành 3,0 tấn/ha, mè
1,7 tấn/ha… Có thể nói, trong lĩnh vực trồng trọt, giống mới đã góp phần chủ lực
trong việc làm tăng sản lượng, năng suất từ đó góp phần chuyển dịch diện tích trồng
trọt một số loại cây trồng của tỉnh. Về mùa vụ, từ chỗ mỗi năm chỉ sản xuất 2 vụ
chiêm – mùa, thì nay mỗi năm gieo trồng từ 3 – 4 vụ: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, vụ
Thu Đông, vụ mùa. Như vậy hiệu quả sử dụng đất trong những năm qua đã tăng lên
rõ rệt: tổng diện tích gieo trồng năm 2008 đạt 616.377 ha tăng 58.315 ha so với năm
2003. Mặt khác, giống mới cùng với cải tiến các biện pháp canh tác thực sự góp
phần giúp các đơn vị sản xuất trong tỉnh tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản
xuất nông nghiệp trên một hecta đất canh tác năm 2008 tăng 56,7% so với năm
2005 (59,4 triệu đông/ha so với 37,9 triệu đồng/ha).
Về giống con, tỉ lệ đàn bò sind hóa và đàn lợn nạc hóa cũng ngày càng cao.
Tỉ lệ sind hóa đàn bò trên 75% (năm 2003 là 23,7%), trọng lượng đạt từ 169 – 170
kg/con, tỉ lệ nạc hóa đàn heo trên 70% (đang nhân rộng giống lợn sinh sản hướng
nạc Yorshire, Landrace). Ngoài ra tỉnh cũng đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi
gia cầm theo hướng an toàn sinh học, cho năng suất cao như giống vịt Super – M2,
giá bán khoảng 30.000 đồng/kg, nông dân thu lãi từ 1 – 1,5 triệu đồng/mô hình/200
con. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh tuy có phát triển nhưng cung còn thấp hơn
cầu, hàng năm tỉnh phải nhập khoảng 100 ngàn con heo từ các tỉnh lân cận để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh.
Chươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH023.pdf