MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN 5
I. Khái quát về Bảo hiểm xã hội 5
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội 5
2. Bản chất chức năng và tính chất của bảo hiểm xã hội 8
3. Đối tượng của bảo hiểm xã hội 11
4. Các quan điểm cơ bản của bảo hiểm xã hội 12
5. Các chế độ bảo hiểm xã hội 15
6. Quỹ bảo hiểm xã hội 18
II. Công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn 21
1. Vai trò của công tác chi trả và công tác quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. 21
2. Cơ sở và nguyên tắc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 23
3. Phân cấp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội 25
4. Phương thức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. 26
5. Quy trình chi trả trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. 28
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH DÀI HẠN Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC 30
I. Vài nét về bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh phúc 30
1. Vài nét về bảo hiểm xã hội Việt Nam 30
2. Một số nét cơ bản về bảo hiểm xã hội Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh phúc. 35
II. Thực trạng công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở BHXH Vĩnh yên - Tỉnh vĩnh phúc 40
1. Cơ sở chi trả và nguồn chi trả các các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở BHXH Vĩnh yên Tỉnh vĩnh phúc. 40
2. Thủ tục xét hưởng trợ cấp các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn 49
3. Phương thức và quy trình chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở bảo hiểm xã hội Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh phúc. 50
4. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh Phúc 56
5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh Phúc 56
6. Thực trạng công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh phúc. 57
III. Đánh giá thực trạng chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc 66
1. Các kết quả Bảo hiểm xã hội Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được. 66
2.Một số tồn tại trong công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn ở Bảo hiểm xã hội Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 68
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN 70
I. Một số thuân lợi và khó khăn của Bảo hiểm xã hội Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn. 70
1. Thuận lợi. 70
2. Khó khăn. 70
II. Một số kiến nghị 71
1. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam. 71
2. Đối với cơ quan BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc. 73
3. Đối với cơ quan BHXH Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 74
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp pháp và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia BHXH.
Về cơ quan quản lý ban đầu theo Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 2 năm 1961 hệ thống BHXH do Tổng công đoàn Việt Nam ( nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) quản lý. Ngày 10 tháng 4 năm 1964 theo Nghị định 62/CP BHXH do cơ quan Bộ nội vụ ( sau này là Bộ lao động lao động và thương binh và xã hội) và Tổng công đoàn Việt Nam quản lý. Theo Thông tư liên bộ số 22/TT/LĐ quy định từ tháng 6 năm 1989 Bộ tài chính thu 8% so với tổng quỹ lương, Tổng liên đoàn lao động thu 5% so với tổng quỹ lương.
Nhìn chung trong giai đoạn này các chính sách BHXH có một số đặc điểm nổi bật sau đây:
BHXH vẫn chỉ được áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước và quân nhân, còn đại bộ phận lao động làm việc ở khu tập thể và các nhân viên chưa được tham gia BHXH. Như vậy chưa đảm bảo sự công bằng.
Nguồn chi các chế độ BHXH lấy chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Tạo lên gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Trong khi hoạch định các chính sách kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước đã đan xen các chính sách xã hội khác như chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng, chính sách tinh giảm biên chế, chính sách sinh đẻ có kế hoạch...với chính sách BHXH. Nên không đảm bảo quan hệ hợp lý giữa thu và chi BHXH.
Việc quản lý không thống nhất, quản lý chồng chéo nhau.
Mặc dù có nhiều hạn chế song các chính sách BHXH giai đoạn này đã góp phần ổn định chính sách cho người được hưởng đảm bảo những điều kiện thiết yếu về vật chất cho họ và gia đình.
b. Giai đoạn sau năm 1995.
Để cụ thể hoá các điều khoản của Bộ luật lao động, chính phủ đã ký Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động làm việc trong tổ chức doanh nghiệp có mười lao động trở lên theo loại hình bắt buộc. Để bảo đảm tốt các chế độ BHXH và phù hợp với cơ chế quản lý mới về BHXH, đồng thời với việc ban hành Điều lệ BHXH, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1995 về việc thàng lập BHXH Việt Nam.
Đây là giai đoạn nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, do vậy yêu cầu đổi mới BHXH được đặt ra cấp bách. Sau khi Điều lệ BHXH được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP, Chính phủ đã ban hàh thêm nhiều văn bản pháp quy để hoàn thiện hơn chính sách BHXH cũng như việc hướng dẫn thi hành chính sách BHXH. Đáng kể nhất là Quyết định số 20/2002/QĐ - TTg ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế sang BHXH Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn cho người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế... Ngày 9 tháng 1 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ - CP, để sửa đổi, bổ sung cho Điều lệ BHXH. Và được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp có từ một lao động chở lên đã có vai trò tích cực trong việc mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH.
Nhìn chung giai đoạn này BHXH có một số điểm cơ bản sau:
Phạm vi đối tượng BHXH đã được mở rộng đến tất cảc các doanh nghiệp có từ một lao động trở lên.
Quỹ BHXH được quản lý một cách thống nhất, chặt chẽ. Do cơ quan BHXH Việt nam quản lý.
Các chế độ BHXH ngày càng được hoàn thiện, mở rộng trong đó quy định khá rõ trách nhiệm của các bên tham gia, các điều kiện để xác lập mức hưởng...
Bảo hiểm y tế đã được sát nhập vào hệ thống BHXH góp phần đảm bảo quyền lợi hơn cho người lao động.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam được tổ chức, quản lý thống nhất từ trưng ương đến địa phương.
Theo Nghị định số 100/2002/NĐ - CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ. BHXH Việt Nam được tổ chức quản lý như sau:
Chính phủ
Hội đồng quản lý
Tổng giám đốc
Các phó
Tổng giám đốc
Các ban chức năng (Ban Chế độ, chính sách, kế hoạch-tài chính, thu, chi,..)và văn phòng, các trung tâm (TT nghiên cứu KH BHXH, CNTT,...), báo và tạp chí BHXH
BHXH
64 tỉnh,
thành phố
trực thuộc
Trung
ương
Các phòng chức năng: phòng chế độ, chính sách; thu; giám định chi;....
BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
2. Một số nét cơ bản về bảo hiểm xã hội Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh phúc.
Thị xã Vĩnh yên trực thuộc Tỉnh Vĩnh phúc với diện tích là 523.039 ha. Dân số 72.111 người. Với tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là hơn 2/3. Thị xã Vĩnh yên với chín xã, phường, có quốc lộ số 2 chạy qua giao thông thông suốt thuận tiện cho việc giao dịch buôn bán với các tỉnh bạn.
Cơ quan BHXH Vĩnh yên được thành lập theo Quyết định số 07a.QĐ/TC CB ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh phú (cũ).
Ban đầu sau khi thành lập BHXH Vĩnh yên trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh phú (cũ). Năm 1997 sau khi tách Tỉnh Vĩnh Phú ra làm hai Tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thì cơ quan BHXH Vĩnh Yên trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh phúc. Hiện nay cơ quan BHXH Vĩnh yên với bác Phạm Văn Tín làm giám đốc, trụ sở đặt tại Khu công sở Phường Đống Đa Thị xã vĩnh yên. Cơ sở hạ tầng khang trang, thuận tiện thoải mái. Lúc đầu cơ quan BHXH Vĩnh Yên chỉ có tám cán bộ, rồi còn bảy. Sau khi thực hiện quyết định về việc sát nhập Bảo hiểm y tế với BHXH công việc có nhiều và nặng nề hơn, nhưng cơ quan BHXH Vĩnh Yên không có thêm cán bộ mới. Hiện nay, cơ quan BHXH Vĩnh Yên vừa tiếp nhận một nhân viên mới, đưa con số cán bộ trong cơ quan lên tám người. Song cơ quan BHXH Vĩnh Yên luôn ổn định cơ cấu tổ chức để làm tốt công việc được giao
Nhiệm vụ của cơ quan BHXH Vĩnh Yên.
- Đầu năm cơ quan phải lập dự toán thu BHXH ( 23%), và thu Bảo hiểm y tế tự nguyện. Hàng tháng, hàng quý phải lập báo cáo kết quả thu (danh sách các tổ chức thực hiện việc đóng BHXH, tổng số tiền thu) gửi lên cơ quan BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc và chuyển số thu được vào tài khoản của cơ quan BHXH Tỉnh theo quy định.
- Tiếp nhận và cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng được cấp thẻ Bảo hiểm y tế trên địa bàn theo danh sách của BHXH Tỉnh gửi xuống và cấp sổ BHXH cho các đối tượng mới tha gia theo danh sách của BHXH Tỉnh.
- Đầu năm cơ quan phải lập dự toán chi. Tổ chức chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp một lần cho các đối tượng tham gia BHXH. Tổ chức chi trả trợ cấp hàng tháng, một lần cho các đối tượng hưởng lương hưu. Hàng tháng, hàng quý lập báo cáo tổng hợp chi, báo cáo các trường hợp chết, hết hạn hưởng BHXH. Lập báo cáo về hình thức chi trả, các Ban đại diện chi trả gửi lên cơ quan BHXH Tỉnh.
- Kiểm tra việc thực hiện công việc như công tác thu chi của cán bộ công chức trong cơ quan, của các đại lý thu chi. Kiểm tra công tác tài chính, việc thực hiện các chế độ cho đối tượng hưởng....Đảm bảo không có tiêu cực.
- Giải thích, tăng cường mở rộng phạm vi tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế tự nguyện.
- Tham gia các chương trình, phong trào của các ngành có liên quan và cơ quan BHXH cấp trên.
Quyền hạn.
- Cơ quan BHXH Vĩnh Yên chỉ được phép thu chi trong phạm vi mình quản lý theo đúng quy định.
- Cơ quan BHXH Vĩnh Yên có quyền chấm dứt việc chi trả đối với những đối tượng theo quyết định của BHXH Tỉnh.
- Cơ quan BHXH Vĩnh Yên ký hợp đồng với các đại lý chi trả các chế độ BHXH và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy đại lý chi trả có dấu hiệu sai trái.
Hiện nay, cơ quan BHXH Vĩnh yên được tổ chức như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận Quỹ
Bộ phận kế toán
Bộ phận quản lý thu
Bộ phận chế độ chính sách
Bộ phận tổ chức hành chính
Bộ phận giám định chi
Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng, được giám sát chặt của Giám đốc BHXH Vĩnh yên. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định cụ thể như sau:
- Bộ phận Quỹ: Quản lý quỹ khi nhận tiền của BHXH Tỉnh cấp. Tiến hành chi lương, trợ cấp theo phiếu chi có sự xác nhận của Giám đốc
- Bộ phận kế toán: Cập nhật số thu, tổng chi hàng tháng hàng quý. Lập báo cáo gửi lên cơ quan BHXH cấp Tỉnh, đồng thời hàng năm phải lập dự toán chi BHXH.
- Bộ phận quản lý thu: Lập dự toán thu, tổ chức thực thu BHXH. Theo dõi việc tăng giảm lương, tăng giảm số lao động, số lao động chuyển đến số lao động chuyển đi.
- Bộ phận giám định chi: Theo dõi, giám sát việc khám chữa bệnh có đúng người đúng bệnh hay không. Ngoài ra con tiến hành cấp sổ bảo hiểm y tế và phiếu khám chữa bệnh cho đối tượng.
- Bộ phận chế độ chính sách: Giải quyết các thắc mắc về chế độ chính sách, tiếp nhận giải quyết các khiếu nại có liên quan
- Bộ phận tổ chức hành chính: Giải quyết những vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức hành chính. Tiếp nhận cán bộ mới được điều chuyển đến. Đây là bộ phận phụ trong cơ quan, nên có cán bộ tiếp nhận công việc này và làm thêm công việc thu một số đơn vị theo quy định.
- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật mọi hoạt động của cơ quan.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc của giám đốc thay mặt giám đốc khi giám đốc đi công tác.
Kết quả hoạt động của cơ quan BHXH Vĩnh Yên
Kể từ ngày đi vào họat động, cơ quan BHXH Vĩnh yên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra. Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu do BHXH Tỉnh cấp, chi trả các chế độ BHXH kịp thời trước ngày mùng 10 hàng tháng. Mọi công tác đều đạt kết quả tốt đặc biệt đã tích cực mở rộng phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế toàn dân, cuối năm không hề có nợ đọng BHXH, không có gian lận trong chi trả trợ cấp. Riêng năm 2004, tổng thu đã đạt trên 586.000 nghìn đồng, tăng 101,9 % so với dự toán thu. Tính đến cuối năm đã cấp được hơn 26.000 thẻ Bảo hiểm y tế và hơn 33.000 phiếu khám chữa bệnh. B HXH Vĩnh Yên đã tiến hành ký hợp đồng với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn. Cử cán bộ thường xuyên trực tiếp xuống cơ sở đôn đốc việc thu nộp Bảo hiểm y tế học sinh. Tiến hành chi trả cho 5.184 đối tượng với tổng chi hơn 30 tỷ đồng. Trong đó chi từ ngân sách Nhà nước là gần 23 tỷ đồng, chi từ nguồn quỹ là hơn 7 tỷ đồng.
Cơ quan BHXH Vĩnh Yên sớm áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc do vậy mà có thể đẩy nhanh tiến trình của công việc, đặc biệt công tác quản lý tài chính được thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
Trong thời gian tới cơ quan BHXH Vĩnh yên phải nỗ lực hơn nữa trong công việc, tiến hành cơ cấu lại bộ máy một cách hợp lý cho phù hợp với tình hình mới.
Phương hướng hoạt động trong thời gian tới :
- Công tác thu
Hoàn thành chỉ tiêu thu năm 2005 do BHXH Tỉnh cấp là 7.033.819 nghìn đồng.
Trong đó xác định thu BHXH và BHYT là nhiệm vụ trọng tâm, thu BHXH, Bảo hiểm y tế không đạt coi như không hoàn thành nhiệm vụ chính. Tăng cường bám sát cơ sở chỉ đạo thu ngay từ ngày đầu, tháng đầu không để dồn vào cuối năm.
Tuyên truyền sâu rộng BHXH, Bảo hiểm y tế tới các đơn vị chưa tham gia BHXH và các đơn vị mới thành lập.
Báo cáo kết quả thu đúng theo quy định.
- Công tác cấp sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế và phiếu khám chữa bệnh.
Tiếp tục cấp sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế, và phiếu khám chữa bệnh cho các đối tượng chưa cấp và các đối tượng mới tham gia.
- Công tác chi trả BHXH.
Tổ chức tiến hành chi trả cho các đối tượng được hưởng BHXH kịp thời. Chi trả kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh đã ký hợp đồng khám chữa bệnh để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ Bảo hiểm y tế. Với dự toán chi năm 2005, nguồn ngân sách nhà nước là 22.946.880 nghìn đồng, nguồn từ quỹ BHXH là 8.639.067 nghìn đồng.
Tổ chức kiểm tra việc chi trả của các Ban đại diện chi, cũng như của các cán bộ trực tiếp tiến hành chi trả đảm bảo không có gian lận trong chi.
- Công tác quản lý tài chính.
Tăng cường công tác quản lý tài chính từ khâu tiếp nhận nguồn kinh phí từ BHXH tỉnh cấp, phân bổ nguồn chi một cách hợp lý. Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho kế toán cơ quan. Thường xuyên kiểm tra hoạt động tài chính, thực hiện nề nếp công tác duyệt quyết toán.
- Công tác khác.
Tiếp tục đưa khoa học công nghệ vào công việc. Tích cực tham gia các phong trào của các ngành có lên quan và tham gia phong trào thi đua của BHXH Tỉnh.
Tăng cường đưa Bảo hiểm y tế tự nguyện vào các tầng lớp dân cư, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại.
Nhiệt tình trong việc giải thích các chế độ BHXH cho đối tượng tham gia.
Kỷ luật nghiêm khắc đối với những trường hợp gian lận. Có những chương trình khuyến khích cán bộ công chức hăng say làm việc.
II. Thực trạng công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở BHXH Vĩnh yên - Tỉnh vĩnh phúc
1. Cơ sở chi trả và nguồn chi trả các các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở BHXH Vĩnh yên Tỉnh vĩnh phúc.
BHXH Việt Nam hiện nay thực hiện các chế độ BHXH dài hạn là chế độ trợ cấp hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất và trợ cấp một lần. Ngoài ra, ngân sách Nhà nước còn tiến hành chi trả trợ cấp mất sức lao động và mất sức lao dộng theo quy định 91.
a. Cơ sở chi trả
Căn cứ vào Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ. Cùng với Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 vè việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH. Cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn được quy định như sau:
Một là: Chế độ hưu trí:
Gồm có trợ cấp định kỳ hàng tháng và trợ cấp một lần
Đối với trợ cấp định kỳ hàng tháng có hai loại là trợ cấp định kỳ hàng tháng mức đầy đủ và trợ cấp định kỳ hàng tháng mức không đầy đủ.
Trợ cấp định kỳ hàng tháng mức đầy đủ được quy định như sau:
Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên
Nam đủ 55 tuổi, Nữ đủ 50 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH và được kết hợp với một trong các trường hợp sau:
Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại
Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
Đủ 10 năm công tác ở Miền Nam, hoặc ở Lào trước ngày 30 tháng 4 năm 1945, hoặc ở Campuchia trước ngày 31 tháng 8 năm 1989
Nam đủ 55 tuổi đến nhỏ hơn 60 tuổi, Nữ đủ 50 tuổi đến nhỏ hơn 55 tuổi có 30 năm đóng BHXH trở lên có nguyện vọng nghỉ hưu.
Với trợ cấp định kỳ hàng tháng mức không đầy đủ
Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm
Nam đủ 50 tuổi, Nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
Người lao động có ít nhất 15 năm làm việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại do Bộ lao động thương binh và xã hội cùng bộ y tế ban hành.
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần
Khi người lao động chưa đủ hưởng trợ cấp định kỳ hàng tháng chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ các điều kiện khác có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần. Đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng hoặc mức suy giảm khả năng lao động 61 % trở lên chưa đủ thời gian đóng BHXH
Trợ cấp một lần để bổ sung cho trợ cấp định kỳ hàng tháng có điều kiện thời gian đóng BHXH đối với Nam là vượt quá 30 năm, đối với Nữ là vượt quá 25 năm.
Do người lao động định cư ở nước ngoài có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần.
Mức hưởng
Đối với Người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH thiếu tối đa không quá sáu tháng để đủ điều kiện hưởng hưu trí, sau khi đã thu nộp đủ 15 % tiền BHXH cho những tháng còn thiếu BHXH sẽ giải quyết chế độ hưu trí theo quy định.
Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được tính bằng 45 % mức bình quân lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Sau đó mỗi năm đóng tính thêm 2% đối với Nam và tính thêm 3% đối với Nữ. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH.
Đối với lao động Nam thời gian đóng BHXH trên 30 năm thì khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần từ năm thứ 31 trở lên. Cứ mỗi năm đóng BHXH hưởng một nửa tháng lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH nhưng không quá 5 tháng.
Đối với lao động Nữ thời gian đóng BHXH trên 25 năm thì khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần từ năm thứ 26 trở lên. Cứ mỗi năm đóng BHXH hưởng một nửa tháng lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH nhưng không quá 5 tháng.
Đối với trợ cấp hưu trí định kỳ hàng tháng mức không đầy đủ thì mỗi năm nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí trước tuổi quy định giảm 1% mức hưởng. Còn đối với Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, Nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở nên có đơn tự nguyện về hưu thì được tính lương hưu như trên nhưng không phải trừ 1% mức hưởng.
Ngoài ra, Điều lệ BHXH quy định nếu thời gian đóng BHXH dưới ba tháng không tính, đủ từ ba đến sáu tháng tính là nửa năm, từ bảy đến mười hai tháng tính tròn là một năm.
Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong lăm năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Người lao động có thời gian đóng BHXH theo tiền lương trong các hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH không theo các mức lương trong hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian.
Người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc đặc biệt độc hại trong thang bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác đóng BHXH ở mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cấp bậc của lăm năm liền kề làm công việc nặng nhọc, độc hại để tính tiền lương bình quân làm cơ sở đóng BHXH.
Hai là: Chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp
Theo Điều lệ BHXH Việt Nam thì người lao động bị tai nạn được hưởng trợ cấp Tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
Bị tai nạn trong giờ làm việc.
Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động .
Tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trước những khoản chi phí y tế và tiền lương từ sơ cứu cấp cứu đén khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn, chịu trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động bị tai nạn khi điều trị ổn định thương tật, và được tổ chức BHXH giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ y tế.
Người lao động hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần, suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện
Sau đây là bảng quy định loại hình trợ cấp và mức trợ cấp theo mức độ suy giảm khả năng lao động:
Tỉ lệ phần trăm
Suy giảm khả năng lao động
Mức hưởng
trợ cấp
Loại
trợ cấp
5% -10%
4 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp một lần
11% - 20%
8 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp một lần
21% - 30%
12 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp một lần
31% - 40%
0,4 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
41% - 50%
0,6 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
51% - 60%
0,8 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
61 – 70%
1,0 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
71% - 80%
1,2 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
81 – 90%
1,4 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
91% - 100%
1,6 tháng lương tối thiểu
Trợ cấp hàng tháng
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng thì hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% lương tối thiểu.
Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc một lần khi vết thương tái phát được cơ quan BHXH giới thiệu đi khám để xác định lại mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng nếu nghỉ việc thì bảo hiểm y tế do quỹ BHXH trả. Nếu người lao động chết khi bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 24 tháng lương tối thiểu và được hưởng chế độ tuất theo quy định. Nếu người hưởng trợ cấp tai nạn lao động đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế và Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp như trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động.
Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp:
Nhiễm độc chì và các hợp chất chì.
Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân.
Bụi phổi do Silíc.
Bụi phổi do Amiăng.
Nhiễm độc Mănggan và các hợp chất của mănggan.
Nhiễm các tia phóng xạ và tia X.
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, tràn tiếp xúc.
Bệnh xạm da.
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
Bệnh bụi phổi bông.
Bệnh lao nghề nghiệp.
Bệnh viêm gan do virus nghề nghiệp.
Bệnh do leptospira nghề nghiệp.
Bệnh nhiễm độc do TNT (Trinitololucne)
Ba là: chế độ tử tuất.
Điều kiện hưởng
Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng tám tháng lương tối thiểu.
Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thân nhân họ trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hàng tháng nếu: Đó là con chưa đủ 15 tuổi (gồm cả con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận), nếu con còn đi học thì được hưởng đến khi đủ 18 tuổi.Và đó là bố mẹ vợ hoặc chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động
Nếu người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm mà bị chết. Nếu có thân nhân đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hàng tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đồng ý đóng thêm BHXH cho những tháng con thiếu 15% của tiền lương tháng trước khi người lao động chết hoăc trước khi nghỉ việc.
Nếu Người lao động không có thân nhân thuộc diện hưởng tuất hàng tháng thì gia đình nhận tuất một lần.
Mức hưởng trợ cấp được quy định như sau:
Trợ cấp hàng tháng chia làm hai loại, bằng 40% mức lương tối thiểu hoặc bằng 70% mức lương tối thiểu nếu thân nhân không có khoản thu nhập khác và không có người nuôi dưỡng
Trợ cấp một lần được tính theo thời gian đóng BHXH, cứ một năm bằng một nửa tháng lươngg làm căn cứ đóng BHXH, nhưng không quá 12 tháng (áp dụng đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc người lao động chờ giải quyết chế độ hưu trí). Còn đối với người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng mà chết, nếu chết trong năm thứ nhất thì tính bằng 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết trong năm thứ hai trở lên thì mỗi năm giảm đi 1 tháng nhưng tối thiểu bằng ba tháng lương hưu hoặc trợ cấp .
Những đơn vị chi trả lương cho người lao động theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định được tính trên mức lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định từ ngày 1 tháng1 năm 2003 là 290.000 đồng tháng. Đối với doanh nghiệp, tổ chức mức lương của người lao động làm căn cứ đóng BHXH, Bảo hiểm y tế là mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo thang bảng lương của doanh nghiệp, tổ chức đó nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
b. Nguồn kinh phí
Kinh phí để chi trả các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ 2 nguồn đó là ngân sách Nhà nước và nguồn quỹ bảo hiểm xã hội.
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước cấp đủ kinh phí theo số quyết toán chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội trước ngày 1 tháng 10 năm 1995 bao gồm các chế độ
Trợ cấp hưu trí.
Trợ cấp mất sức lao động.
Trợ cấp mất sức lao động theo Quy định 91.
Trợ cấp tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp công nhân cao su.
Trợ cấp tử tuất.
Trợ cấp mai táng phí.
Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưu trí, mất sức lao động, công nhân cao su, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH hàng tháng.
Hàng tháng BHXH ứng trước nguồn kinh phí từ quỹ hưu trí để trả lương hưu và trợ cấp kịp thời, sau đó ngân sách Nhà nước sẽ thanh toán trả quỹ BHXH theo số thực chi.
Quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
Sự đóng góp của người lao động. Người lao động có trách nhiệm đóng 6% lương tháng, trong đó 5% để chi cho các chế độ hưu trí và tử tuất, 1% chi cho Bảo hiểm y tế.
Sự đóng góp của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 17% tổng quỹ lương. Trong đó, 10% chi các chế độ hưu trí, tử tuất, 5% chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 2% chi cho Bảo hiểm y tế.
Nhà nước đóng với tư cách là người sử dụng lao động và hỗ trợ thêm.
Tiền sinh lời từ các hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Nguồn thu hợp pháp khác.
Quỹ BHXH được chia thành ba quỹ thành phần: quỹ hưu trí và trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc và quỹ khám chữa bệnh tự nguyện.
Hiện nay, quỹ BHXH chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn sau:
Trợ cấp hưu trí
Trợ cấp cán bộ xã phường về hưu.
Trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ tai nạn lao động.
Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp tử tuất.
Trợ cấp mai táng phí.
BHXH Việt Nam mở tài khoản gửi quỹ BHXH tại hệ thông Ngân hàng kho bạc Nhà nước và hệ thông Ngân hàng thương mại Nhà nước . Quỹ được quản lý thông nhất, được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần.
2. Thủ tục xét hưởng trợ cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36237.doc