Luận văn Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN FDI VÀ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI 3

I. Lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án FDI 3

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 3

1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 3

1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: 4

2. Dự án FDI: 5

2.1. Khái niệm dự án FDI: 5

2.2. Vai trò của dự án FDI: 5

2.2.1. Với nhà đầu tư nước ngoài: 6

2.2.2. Với nước nhận đầu tư: 6

2.3. Đặc trưng của dự án FDI: 7

2.4. Phân loại dự án FDI: 9

2.5. Chu kì của một dự án FDI: 10

II. Chuẩn bị đầu tư của dự án FDI 14

1. Tổng quan về chuẩn bị đầu tư của dự án FDI 14

2. Các công việc chính cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư : 15

2.1. Nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam: 17

2.1.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: 17

2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ từ phía nước nhận đầu tư: 17

2.2. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, tìm đối tác phía Việt nam (nếu có) . 24

2.2.1. Những nội dung nghiên cứu của dự án FDI: 24

2.2.2. Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng, chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho hồ sơ dự án: 29

2.2.3. Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư 30

2.3. Thực hiện thủ tục trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI: 30

2.3.1. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: 32

2.3.2. Trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư: 33

2.3.3. Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự án: 37

2.3.4. Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM 47

I. Tổng quan về FDI của Việt nam qua 20 năm tiến hành hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (1987 – 2007): 39

1. Tình hình thực hiện các dự án FDI: 39

1.1. Số lượng dự án, lượng vốn FDI được cấp mới và thực hiện: 39

1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư: 42

1.3. Quy mô dự án : 44

1.4. Số lượng dự án phải rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: 45

2. Hiệu quả kinh tế - xã hội từ những dự án FDI được thực hiện trong thời gian qua (1988-2007): 48

2.1. Những thành công trong thu hút FDI và hiệu quả kinh tế - xã hội mà các dự án FDI được cấp phép mang lại : 48

2.2. Những hạn chế trong quá trình thu hút FDI và tác động của các dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện tới hiệu quả thu hút FDI : 51

2.2.1. Những hạn chế trong quá trình thu hút FDI: 51

2.2.2. Tác động của các dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện tới hiệu quả thu hút FDI ở giai đoạn sau: 53

3. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện: 54

II. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam: 56

1. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam: 56

1.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: 56

1.2. Các hoạt động từ phía Việt nam: 56

1.2.1. Quá trình hoàn thiện của khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài: 57

1.2.2. Môi trường kinh tế cho hoạt động đầu tư nước ngoài: 59

1.2.3. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư: 60

2. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, tìm đối tác phía Việt nam: 63

2.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài và các đơn vị tư vấn đầu tư trong soạn thảo dự án 63

2.2. Về phía các bên Việt nam trong liên doanh: 63

3. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được nhận giấy chứng nhận đầu tư: 64

3.1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 64

3.1.1. Phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 64

3.1.2. Hoạt động thẩm định/thẩm tra trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI: 65

3.2. Hoạt động hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư 66

III. Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI thời gian qua (1988 – 2007) 67

1. Những thành tích đạt được: 67

2. Các tồn tại trong công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI: 68

2.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: 68

2.1.1. Thiếu thông tin về quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng: 68

2.1.2. Nhà đầu tư chưa thích nghi với hệ thống pháp luật của Việt nam cũng như thiếu năng lực tài chính thực hiện dự án: 71

2.1.3. Bước nghiên cứu thị trường chưa đầy đủ: 72

2.2. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư : 72

2.2.1. Thiếu quy hoạch phát triển ngành, vùng, lãnh thổ: 72

2.2.2. Các cơ quan, đơn vị có chuyên môn cao trong soạn thảo dự án FDI còn chưa nhiều: 75

2.2.3. Hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố: 75

2.2.4. Công tác quản lý đầu tư còn có nhiều yếu kém: 76

2.3. Bên Việt nam trong liên doanh: 77

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: 78

3.1. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài: 78

3.2. Về phía các bên Việt nam trong liên doanh: 79

3.3. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước Việt nam: 79

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM 82

1. Kinh nghiệm của một số nước trong hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuẩn bị đầu tư: 82

1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 82

1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan: 83

1.3. Kinh nghiệm của Malaysia: 83

1.4. Bài học kinh nghiệm với Việt nam: 84

2. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010: 85

3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI 86

3.1. Về phía Nhà nước: 86

3.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài: 86

3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được: 87

3.1.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ: 88

3.1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 89

3.1.5. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch, giảm bớt các thủ tục phiền hà: 89

3.1.6. Cần tăng cường vai trò của cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư: 90

3.2. Về phía các địa phương, ban quản lý KCN: 91

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch: 91

3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 92

3.3. Về phía các bộ ngành: 93

3.3.1. Hoàn thiện các quy định chuẩn mực, định mức trong ngành mình phụ trách: 93

3.3.2. Giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà cho nhà đầu tư: 93

3.3.3. Tăng cường sự phối hợp với các địa phương, ban quản lý KCN: 94

3.4. Về phía Cục đầu tư nước ngoài: 94

3.4.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật và chính sách về đầu tư nước ngoài: 94

3.4.2. Tăng cường vai trò trong quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: 94

3.4.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: 95

3.5. Một số kiến nghị với các nhà đầu tư: 96

3.5.1. Đối với các bên Việt nam trong liên doanh: 96

3.5.2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

 

docx107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thể này đã tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2001 – 2005: đây là giai đoạn hồi phục trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt nam, đi kèm với số lượng dự án đăng kí mới ngày càng nhiều thì số lượng dự án bị giải thể cũng tăng hơn so với giai đoạn trước, bình quân mỗi năm có 83 dự án bị giải thể. Từ năm 2001 đến 2003, số lượng dự án phải giải thể bình quân mỗi năm là 100 dự án với số vốn đăng kí bị giải thể là 4.021 tỉ USD. Hai năm 2006 và 2007: bắt đầu từ năm 2004, số dự án bị giải thể giảm dần, chỉ còn khoảng 60 dự án mỗi năm nhưng đến hai năm 2006 và 2007, số dự án bị giải thể lại tăng lên 80 dự án mỗi năm. Điều này cho thấy, dù môi trường đầu tư đã được cải thiện nhưng trong công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI, các nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như nguyên nhân chủ quan từ bản thân các nhà đầu tư khi tiến hành tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như khi lập dự án nghiên cứu khả thi đã không có những dự báo chính xác về thị trường cũng như khả năng tài chính của mình khiến cho dự án khi đi vào triển khai gặp nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp gặp thua lỗ phải giải thể trước thời hạn. Vì vậy, việc xem xét lại quá trình chuẩn bị đầu tư là cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng dự án FDI thu hút được ngày càng nhiều cũng như các dự án có quy mô lớn ngày càng tăng, lên đến hàng tỉ USD thì việc xem xét thật kĩ càng của nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trở nên rất quan trọng. 2. Hiệu quả kinh tế - xã hội từ những dự án FDI được thực hiện trong thời gian qua (1988-2007): 2.1. Những thành công trong thu hút FDI và hiệu quả kinh tế - xã hội mà các dự án FDI được cấp phép mang lại : Những thành công của Việt nam trong thu hút FDI: Số lượng dự án FDI ngày càng tăng qua các năm. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài 1988 – 1990, số lượng dự án FDI mới chỉ là 214 thì qua các năm sau, số lượng dự án không ngừng tăng lên cho tới thời điểm trước năm 1997. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, số lượng dự án FDI vào Việt nam bị suy giảm trong giai đoạn 1997 – 1999 và dần hồi phục vào khoảng 2000 – 2003. Từ năm 2004 đến nay, số lượng dự án FDI đăng kí mới tăng lên rất nhanh. Năm 2007 là năm chứng kiến lượng vốn FDI đăng kí tăng kỉ lục với 20,3 tỉ USD vốn đăng kí, trong đó chủ yếu là đăng kí mới. Số lượng dự án FDI đăng kí mới năm 2007 là 1400, gấp 7 lần so với cả giai đoạn đầu thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, dù có giai đoạn đi xuống do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á nhưng những năm gần đây quy mô vốn đăng kí cũng như số lượng dự án FDI tăng nhanh nên quy mô vốn bình quân trên một dự án cũng tăng theo. Nếu như các dự án FDI trước đây đa phần là các dự án có quy mô nhỏ và vừa thì trong những năm gần đây đã có những dự án rất lớn, có quy mô hàng tỉ USD như dự án xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long với vốn đầu tư trên 2 tỉ USD, dự án xây dựng nhà máy kiểm định chip bán dẫn của Intel (1 tỉ USD), dự án xây dựng nhà máy thép của công ty thép POSCO (1,126 tỉ USD) và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện dự án FDI tại Việt nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã kinh doanh có lãi, tỏ ra tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt nam. Từ đó, họ có những cam kết làm ăn lâu dài, nhiều dự án đã tăng vốn khi tiến hành triển khai như dự án xây dựng nhà máy kiểm định chip của Intel vốn dự tính ban đầu là 650 triệu USD đã xin tăng vốn lên 1 tỉ USD. Hiệu quả mà các dự án FDI được thực hiện mang lại với kinh tế - xã hội của Việt nam: Các dự án FDI được thực hiện đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt nam. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cùng với khu vực tư nhân trong nước là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế, gia tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động, đồng thời góp phần tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện của mình, những khó khăn, vướng mắc với nhà đầu tư nước ngoài dần được tháo gỡ thông qua những sửa đổi của hệ thống luật về đầu tư đã giúp cho môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, từ đó lại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thực hiện dự án tại Việt nam. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn FDI tới phát triển kinh tế - xã hội, có thể tổng hợp lại ở một số điểm như: Về mặt kinh tế: - Các dự án FDI được cấp phép và đi vào hoạt động là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI ngày càng tăng qua các năm, nếu như năm 1992 mới chỉ là 2% GDP thì đến năm 2007 là 16.2% cho thấy vai trò ngày càng lớn của nguồn vốn FDI với nền kinh tế Việt nam. - Các dự án FDI được cấp phép và đi vào hoạt động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ,tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp tăng lên qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006). - Thông qua các dự án FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Các dự án FDI thường gắn liền với chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt nam, từ đó góp phần phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Điển hình sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech, Honhai.v.v) - Tác động lan tỏa của đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: Sự tham gia của các dự án FDI đã làm tăng tính cạnh tranh của môi trường trong nước. Đồng thời, qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ phụ trợ đã làm tăng năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước. Về mặt xã hội: Các dự án FDI đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Theo số liệu đến hết năm 2007, khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho trên 1.2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Với công nghệ sản xuất hiện đại hơn so với công nghệ hiện có trong nước, các dự án FDI đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần cải thiện phúc lợi xã hội. Lao động trong các dự án FDI cũng được đào tạo để nắm vững công nghệ mới cũng như trong quản lý, từ đó trình độ nguồn nhân lực trong nước được nâng cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn. Về mặt môi trường: Các dự án FDI với công nghệ hiện đại hơn và tuân theo quy định về môi trường tại nước đi đầu tư ( có điều kiện khắt khe hơn) nên có những quan tâm về môi trường tốt hơn so với tiêu chuẩn của Việt nam. Theo kết quả điều tra năm 2002 (của Viện Quản lý kinh tế trung ương), đa số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam) 2.2. Những hạn chế trong quá trình thu hút FDI và tác động của các dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện tới hiệu quả thu hút FDI : 2.2.1. Những hạn chế trong quá trình thu hút FDI: Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng những dự án FDI đã và đang hoạt động tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau: - Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thời gian qua chỉ một số địa phương có điều kiện thuận lợi: TP.HCM, Hà nội...thu hút nhiều các dự án FDI trong khi các tỉnh miền núi là những vùng khó khăn hơn, cần được phát triển thì ít có dự án. Trong các ngành cũng xảy ra tình trạng tương tự, các dự án FDI chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trong khi các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít. - Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Trong các dự án FDI, do khác biệt về ngôn ngữ cũng như trình độ quản lý, tác phong làm việc nên số lượng các tranh chấp trong khu vực này vẫn rất cao, nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương đã xảy ra tình trạng công nhân biểu tình, gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có một tổ chức đứng ra giải quyết triệt để vấn đề này. - Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ của phía Việt nam Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các dự án FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu và năng lực thẩm tra về công nghệ của phía Việt nam trong các dự án FDI nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Điển hình là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. 2.2.2. Tác động của các dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện tới hiệu quả thu hút FDI ở giai đoạn sau: Qua những phân tích ở mục 1.4 ta có thể thấy số lượng các dự án FDI bị giải thể ngày càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường, việc các dự án kinh doanh thua lỗ, phải giải thể là chuyện bình thường nhưng số lượng dự án bị giải thể trước thời hạn hay số dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư có xu hướng tăng thì đòi hỏi các bên phải có sự nhìn nhận chuẩn xác. Đây có thể là những nguyên nhân xuất phát từ môi trường đầu tư quốc tế, từ phía chủ đầu tư đã không có đủ năng lực triển khai thực hiện dự án và từ phía cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư của Việt nam đã không đủ khả năng để thẩm định lựa chọn ra những dự án tốt và nhà đầu tư nước ngoài có đủ năng lực để thực hiện dự án đó. Với đặc trưng của các dự án đầu tư phát triển là sử dụng một lượng vốn cũng như nguồn lực lớn của nền kinh tế thì những thất bại trong thực hiện dự án FDI mang lại những tác động to lớn tới nền kinh tế - xã hội, không chỉ là sự lãng phí vốn, thời gian, công sức của nhà đầu tư mà còn là sự lãng phí về các nguồn lực tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên, đất đai… cũng như nguồn lực con người của đất nước mà đi kèm với đó là những tác động tới vấn đề xã hội phải giải quyết việc làm cho công nhân trong các dự án này làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và tâm lý của những nhà đầu tư đang quan tâm tới Việt nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút FDI trong thời gian tiếp theo. Hiện nay, số lượng cũng như quy mô dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày càng lớn nhưng chất lượng của các dự án FDI được thực hiện mới là yếu tố quyết định đến thu hút FDI trong tương lai. Hiện tại, chỉ số ICOR của Việt nam trong giai đoạn 2001-2006 là 4,4 , đây là mức cao so với Trung Quốc 4,0 và so với các nước Đông Á và Đông Nam Á ở giai đoạn phát triển tương tự như Việt nam ( chỉ ở khoảng 3). Chính vì vậy, các dự án FDI được hoạt động hiệu quả sẽ sử dụng được tối đa các nguồn lực đồng thời tăng được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đây cũng là mong muốn không chỉ của nhà đầu tư mà của cả với Việt nam là nước nhận đầu tư. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm ra những nguyên nhân khiến cho dự án FDI bị thất bại trong quá trình thực hiện, tìm cách khắc phục các nguyên nhân đó nhằm tăng hiệu quả trong thực hiện các dự án FDI. 3. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện: Trên thực tế, các dự án FDI trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lâm vào tình trạng dự án treo, nhiều trường hợp phải giải thể, rút giấy phép đầu tư do nhiều nguyên nhân, có thể là những nguyên nhân từ phía môi trường đầu tư thay đổi, sự thay đổi trong chính sách đầu tư của công ty mẹ… nhưng nguyên nhân quan trọng là do công tác chuẩn bị đầu tư đối với dự án FDI chưa tốt. Các dự án FDI bị giải thể trước thời hạn là do cả các nhân tố khách quan và chủ quan tác động, trong đó có một số nguyên nhân như: Hình 2.4 – Nguyên nhân khiến nhiều dự án FDI phải giải thể trước thời hạn Dự án FDI phải giải thể trước thời hạn Thủ tục hành chính Do thay đổi của môi trường pháp lý Chuẩn bị đầu tư chưa tốt Các nguyên nhân khác Từ hình trên, ta có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến dự án FDI bị giải thể là do môi trường pháp lý của Việt nam vẫn còn chưa hoàn thiện, còn có nhiều thay đổi, thiếu tính minh bạch và có thể dự đoán được, đặc biệt là các điều kiện có liên quan tới ưu đãi đầu tư và thuế thu nhập doanh nghiệp khiến cho nhà đầu tư khi tiến hành lập dự án đã không lường trước được những thay đổi này, nhất là khi dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đi vào triển khai. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như các thủ tục xin giao đất, thuê đất tuy đã có nhiều thay đổi nhưng còn phiền hà, vẫn còn có những tiêu cực liên quan tới thỏa thuận về đất đai cho dự án, nhiều dự án phải kéo dài thời gian chuẩn bị cũng như triển khai khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như nhà đầu tư thay đổi phương thức kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài thiếu thiện chí, vi phạm pháp luật… dẫn tới dự án không thể tiếp tục triển khai như đã định hoặc bị rút giấy chứng nhận đầu tư. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân chính khiến cho nhiều dự án FDI bị giải thể trước thời hạn là do công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, đây có thể là nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư nhưng cũng bao gồm cả nguyên nhân khách quan do sự hỗ trợ từ phía Việt nam trong giai đoạn này chưa tốt, nhất là yếu tố thông tin tới nhà đầu tư còn thiếu khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị. Nguyên nhân chủ quan là từ phía nhà đầu tư khi lập dự án đã không tính tới các rủi ro có thể gặp phải, nghiên cứu thị trường không chuẩn xác khiến khi dự án đi vào hoạt động thì thực tế diễn ra khác biệt hoàn toàn so với trong dự án ban đầu hay trong các liên doanh là sự yếu kém của phía Việt nam sự chuẩn bị cần thiết trước khi tiếp cận đối tác nước ngoài cũng như kinh nghiệm đàm phán thấp, thiếu thông tin về nhà đầu tư nước ngoài cũng như không đủ năng lực thẩm định dự án nên các cuộc đàm phán thường kéo dài, chất lượng hợp đồng thấp, hồ sơ dự án phải sửa đổi nhiều lần dẫn tới thua thiệt về lợi ích cho phía Việt nam. Chuẩn bị đầu tư là hoạt động của bản thân nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án nhưng đồng thời với quá trình này các điều kiện từ phía môi trường đầu tư của Việt nam cũng có ảnh hưởng tới kết quả chuẩn bị tốt hay không của dự án FDI. Phần sau đây sẽ tập trung tìm hiểu về thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam, tập trung vào thực tế trong công tác chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cũng như sự hỗ trợ trong công tác này từ phía Việt nam trong quá trình nhà đầu tư chuẩn bị cho dự án FDI. II. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam: 1. Giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam: 1.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Trong giai đoạn này, thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài nhận được nhiều thông tin về môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt nam hơn thông qua các chuyến viếng thăm của các lãnh đạo cấp cao của đất nước cũng như các hội nghị về xúc tiến đầu tư. Hằng năm, Bộ kế hoạch và đầu tư cũng tổ chức hội nghị các nhà đầu tư vào Việt nam, đây là những kênh thông tin để nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm hiểu cũng như đề xuất các khó khăn, vướng mắc cũng như những ưu đãi, thủ tục đầu tư mà nhà đầu tư cần thực hiện khi đầu tư tại Việt nam. Hiện nay, hoạt động xúc tiến đầu tư ở các tỉnh rất nhiều nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh mình, thậm chí có một số tỉnh như: TP.HCM, Đà Nẵng còn sang Nhật Bản để tìm hiểu về những tâm tư, nguyện vọng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập của Việt nam vào các tổ chức thương mại quốc tế WTO thì các cam kết trong sửa đổi hệ thống pháp lý cũng gần hơn với các chuẩn mực quốc tế, từ đó tránh cho nhà đầu tư khỏi các bỡ ngỡ khi tiến hành đầu tư vào Việt nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do hệ thống pháp lý của Việt nam vẫn chưa hoàn thiện nên thiếu tính minh bạch, khó dự đoán trước cũng như các quy hoạch ngành, lãnh thổ vẫn chưa có hay có mà chất lượng chưa cao cũng gây rất nhiều khó khăn khi nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư của dự án. 1.2. Các hoạt động từ phía Việt nam: Đây là giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt nam. Như đã phân tích trong chương I, môi trường đầu tư tại Việt nam là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây, họ sẽ quan tâm trước tiên tới chủ trương, chính sách về đầu tư của Việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào được thể hiện qua các cam kết của Chính phủ Việt nam đối với tài sản của nhà đầu tư cũng như mức độ phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cũng như các biện pháp xúc tiến đầu tư được áp dụng trong thời gian qua để hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư. 1.2.1. Quá trình hoàn thiện của khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài: Năm 1977, ngay sau khi đất nước thống nhất được 2 năm, điều lệ đầu tư nước ngoài tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được ban hành (Điều lệ đầu tư 1977). Các tập đoàn tư bản nước ngoài đã đón nhận Điều lệ này với dấu hiệu tích cực, đã có không ít công ty phương Tây tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu qua các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Việt nam ở nước họ. Nhưng khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây nam và chiến tranh biên giới phía bắc đã khiến cho các nguồn viện trợ vào Việt nam bị chấm dứt, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với Điều lệ đầu tư 1977 cũng biến mất. Với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vào những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc đổi mới đã được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng theo hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển, xóa bỏ kì thị với các doanh nghiệp tư nhân. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã được soạn thảo trên cơ sở đó. Đây là đạo luật được các nhà kinh doanh trên thế giới đánh giá là một văn bản thoáng và có sức hấp dẫn do không hạn chế mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Luật đã cho phép bên nước ngoài đầu tư 100% vốn, hình thức mà một số nước trong vùng thời gian đó chưa cho phép. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào quản lý xí nghiệp cũng như được chủ trương của Nhà nước cho phép thu được các khoản lợi nhuận cao hơn các nước trong vùng. Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi vào năm 1990 đã cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân được tham gia hợp tác với nước ngoài cũng như giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư trong các dự án sản xuất hàng thay thế xuất khẩu, cơ chế nhiều bên trong liên doanh. Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 1990 vẫn chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân thực sự vào cuộc. Đến lần sửa đổi năm 1992, các doanh nghiệp tư nhân đã được quyền hợp tác với nước ngoài. Trong lần sửa đổi này, hình thức đầu tư BOT được bổ sung với những ưu đãi về tài chính, thời hạn hoạt động tối đa của doanh nghiệp FDI được tăng từ 50 năm lên 70 năm. Điểm quan trọng nhất trong lần sửa đổi này là các cam kết đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trước sự thay đổi của pháp luật. Đến Luật đầu tư nước ngoài 1996, trong quản trị doanh nghiệp đã được áp dụng nguyên tắc đa số, chỉ một số vấn đề mới áp dụng nguyên tắc nhất trí. Hình thức đầu tư cũng được bổ sung BT, BTO bên cạnh hình thức BOT. Ngoài ra, Luật đã lần đầu tiên thí điểm cấp phép đầu tư nước ngoài cho UBND các tỉnh. Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn luật khá cứng nhắc: quy định thuế nhập khẩu với máy móc, phương tiện vận chuyển, giám định tài sản đã có tác động không tốt tới tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định số 10 của Chính phủ ban hành năm 1998 đã khắc phục được các quy định cứng nhắc trên, đưa ra nhiều cam kết có lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư thoát khỏi thua lỗ. Bên cạnh đó, nghị định cũng đưa ra danh mục khuyến khích đầu tư theo địa bàn, ngành nghề, đầu tư có điều kiện để áp dụng thống nhất về các ưu đãi tài chính. Đến Luật đầu tư năm 2000, thủ tục cấp phép theo hình thức đăng kí được áp dụng để giảm thiểu các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư. Đồng thời, các nguyên tắc bảo đảm trong trường hợp Luật Việt nam chưa có quy định cũng được đưa ra. Đến Luật đầu tư chung 2005, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài được hình thành một cách đầy đủ nhất, tạo ra một sân chơi chung bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống ưu đãi đầu tư được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, phân cấp giấy chứng nhận đầu tư triệt để hơn cho UBND các tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp. Như vậy, cùng với quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo ra sân chơi chung bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các cam kết cũng như các ưu đãi dành cho nhà đầu tư cũng ngày càng được công khai, minh bạch, tạo niềm tin, sự an tâm cho nhà đầu tư. 1.2.2. Môi trường kinh tế cho hoạt động đầu tư nước ngoài: Cùng với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, các cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài, môi trường kinh tế trong thời gian qua cũng có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư tại Việt nam. Về môi trường kinh tế vĩ mô: Trong thời gian qua, Việt nam duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì trong một thời gian dài, liên tục, lạm phát được kiềm chế và giữ ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ giá hối đoái ổn định cùng với sự ổn định về an ninh, quốc phòng khiến Việt nam trở thành điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thu hút sự quan tâm chú ý lớn của họ, càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt nam. Về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Việt nam đã có bước phát triển tích cực với việc dành 9-10%GDP dành cho phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống điện đã được mở rộng tới đa số các vùng nông thôn, hệ thống giao thông cũng không ngừng được nâng cấp, mở rộng, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Về chi phí kinh doanh, Việt nam đã giảm được chi phí trong một số lĩnh vực ở mức gần bằng, thậm chí trong một số lĩnh vực còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh Việt nam 2006 của World Bank, chi phí điện công nghiệp ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 5.5cent/kWh so với Bangkok, Jakarta, Manila lần lượt là 4.2, 5.0 và 10cent/kWh; về chi phí vận chuyển container 40feet tới Yokohama(Nhật Bản), đối với Hà nội là 1630 USD, thành phố Hồ Chí Minh là 1150 USD, đã tiếp cận gần với một số nước khác trong khu vực khi chi phí này ở Bangkok, Jakarta, Manila là 1300, 900 và 950 USD. Từ đó cũng tạo ra sự quan tâm tới môi trường kinh doanh tại Việt nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng của Việt nam vẫn còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế cũng như đối với thu hút FDI. Chi phí thuê văn phòng hiện tại vẫn ở mức cao, nhất là ở các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Công ty quản lý và tiếp thị bất động sản CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), giá cho thuê văn phòng loại A từ giữa năm 2006 đã tăng bình quân từ 28-30%. Hiện tại, giá cho thuê văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lọt vào “top 5” ở Châu Á, chỉ đứng sau một số trung tâm tài chính ở Tokyo, Bangkok, Hồng Kông. Thêm vào đó các dự án FDI thường tập trung tại các thành phố lớn khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải xếp hàng chờ vì không đủ đất. Về hệ thống tài chính: Trong những năm gần đây, việc mở rộng tín dụng, tăng trưởng nhanh chóng vốn huy động qua thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và sự phát triển của các dịch vụ về bảo hiểm là những nét rất đáng chú ý của hệ thống tài chính nước ta. Nhờ đó, làm tăng khả năng huy động về vốn, tín dụng khi triển khai thực hiện dự án FDI. 1.2.3. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư: Cùng với những cải thiện trong môi tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam- Thực trạng và giải pháp.docx
Tài liệu liên quan