Luận văn Công tác đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký nhà đất quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Quận Hoàng Mai hiện nay có quỹ nhà ở tương đối lớn, và chia làm 3 loại: nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và nhà ở thuộc sở hữu tổ chức.

Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là loại nhà ở do cơ quan nhà nước tạo dựng bằng vốn ngân sách nhà nước trong chính sách phát triển nhà ở để cung cấp cho cán bộ cơ quan nhà nước. Loại hình nhà ở này chiếm tỉ lệ rất ít, và hầu như không còn nữa sau khi Nhà nước ta xoá bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký nhà đất quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Giữa vùng bãi và đê có nhiều đầm hồ trũng chạy ven chân đê, là nơi giữ nước khi sông cạn. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước vào mùa lũ nên vùng này rất thích hợp cho việc phát triển các loại rau màu thực phẩm, nhất là các loại rau sạch.” Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai năm 2005 - 2015 Tổng diện tích đất tự nhiên của quận là 4.011ha, trong đó đất phi nông nghiệp là 1353,28ha chiếm 32,96%, đất nông nghiệp là 1296,46ha chiếm 31,6% và đất chưa sử dụng là 1454,35ha chiếm 35,44%. Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thông Pháp Vân – Yên Sở và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, các sông này khi chảy qua vùng tải theo những nguồn ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, bệnh viện và sinh hoạt của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó quận còn có các tiểu vùng nhỏ nhiều đầm, ruộng trũng. “Địa hình này một mặt gây ra tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, đặc biệt khi mưa to kéo dài, mặt khác cũng tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động sản xuất lúa nước. Ngoài ra, đất đá ở các vùng đất ngập nước, thường xuyên có tính cơ lý yếu, không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.” Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai năm 2005 - 2015 Là một quận mới thành lập, với những đặc điểm tự nhiên như trên đã có ảnh hưởng ít nhiều tới công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung và nhiệm vụ quản lý đất đai và nhà ở trên địa bàn quận. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Dân cư và phân bố dân cư Quận Hoàng Mai có 14 phường, tổng dân số trên toàn quận tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2006 là 247830 nhân khẩu, trong đó nữ là 121879 chiếm 49,1%. Lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lớn 61,5%. Trong những năm trước, Hoàng Mai đã có những hoạt động tích cực trong công tác kế hoạch hoá gia đình, do đó tỉ lệ sinh đã giảm đáng kể từ 1, 91% năm 1996 xuống còn 1,34 % năm 2001. Từ năm 2002 tỉ lệ sinh trên địa bàn quận lại có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt, 2003 tỉ lệ sinh đạt mức 1,58% và 2004 là 1,62. “Sở dĩ có hiện tượng này một phần có hiểu sai lệch về pháp lệnh dân số mới và tâm lý muốn sinh con năm đẹp của các gia đình. Tỉ lệ sinh tăng lên khiến cho tốc độ tăng dân số tự nhiên của quận cũng có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, do tác động của quá trình đô thị hoá xuống phía Nam, khiến cho luồng di dân đến Hoàng Mai tăng rất nhanh, đặc biệt là các phường trước đây thuộc huyện Thanh Trì.” Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai năm 2005 - 2015 “Dân số tăng sẽ làm tăng nguồn lao động xã hội, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Ngược lại, dân số tăng gây sức ép về mọi mặt đặc biệt là giải quyết việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác, nhất là cho đối tượng dân tự do di cư đến địa bàn. Chính vì vậy trong thời gian tới, quận Hoàng Mai cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát vấn đề này.” Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai năm 2005 - 2015 Nguồn lao động: Xét về mặt chất lượng lao động, năm 2004, quận có 34127 người trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học; 12744 người trong độ tuổi lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp; 10850 lao động công nhân kỹ thuật và 876512 lao động phổ thông. Mật độ dân cư quận Hoàng Mai phân bố không đều tập trung chủ yếu ở các phường cũ của quận Hai Bà Trưng chuyển sang. Điều cho phép dự báo rằng dân số tự tăng rất nhanh ở các phường mới hình thành từ các xã ở huyện Thanh Trì. Vì vậy, để kiểm soát sự ra tăng dân số cần chú trọng công tác quản lý của các cấp các ngành và của toàn xã hội tại các phường mới hình thành. Với đặc điểm dân số như trên thì công tác quản lý đối tượng sử dụng đất và quản lý nhà ở trên địa bàn quận Hoàng Mai là rất phức tạp. Tỉ lệ gia tăng cơ học của dân số quận ngày càng cao do lượng di dân từ nơi khác đến tăng mạnh. Do đó, trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gặp nhiều vướng mắc về vấn đề kê khai hộ khẩu, từ đó làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận. 1.2.2. Hoạt động kinh tế của quận Hoàng Mai Trong hai năm 2004 và 2005, lĩnh vực kinh tế của quận đã thu được nhiều kết quả quan trọng, phát triển đồng đều trên tất cả các ngành sản xuất như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển theo hướng tích cực: tăng dần tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Năm 2004 tổng giá trị sản xuất tăng 14, 5%, giá trị sản xuất do quận quản lý tăng 16, 5%. Năm 2005 tăng 16,6%, quận quản lý tăng 17,5 %. Tỉ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 55,2 %, năm 2005 là 56%. Giá trị sản xuất tăng khá, năm 2004 tăng 17,5%, năm 2005 tăng 19,2%. Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú và có tính cạnh tranh, một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất giấy, cơ khí chiếm tỉ trọng lớn và tốc độ tăng cao. Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều cố gắng chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, tổ chức quản lý, kinh doanh đạt hiệu quả, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách và đảm bảo đời sống cho ngưòi lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiện tại, trên địa bàn quận theo sổ đăng ký có 475 doanh nghiệp, thực tế hoạt động là 421 doanh nghiệp. Trong đó số doanh nghiệp công nghiệp là 125; số doanh nghiệp hoạt động xây dựng là 32 hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 24. Các doanh nghiệp có vốn cố định từ 1 – 2 tỉ đồng và cao nhất là công ty cổ phần thiết bị và xây dựng Tràng An với số vốn đăng ký là 30 tỉ đồng.Các doanh nghiệp không bố trí tập trung mà dàn trải trên toàn địa bàn. Nhiều cơ sở và hộ sản xuất đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó bước đầu đã có sự phát triển trong nền kinh tế thị trường. 1.2.3. Một số hoạt động văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục… Tuy là một quận mới được thành lập không lâu nhưng hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của quận được tổ chức thường xuyên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ trong nhân dân. Công tác rà soát, tu bổ, tăng cường quản lý các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn cũng được quan tâm chỉ đạo. Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở” đã từng bước đi vào cuộc sống. Việc cưới, tang, lễ hội giảm dần các hủ tục. Trung tâm văn hoá thể dục thể thao quận được thành lập và đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả. Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử gồm đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ. Toàn quận có 69 di tích lịch sử văn hoá trong đó có 42 di tích đã được xếp hạng. Trên địa bàn quận hàng năm có rất nhiều lễ hội được chính quyền và nhân dân tổ chức như lễ hội đền Lừ, lễ hội đền Kim Giang… Trên toàn quận có 57 trường học, trong đó có 48 trường công lập, 4 nhà trẻ tư thục, 5 nhà trẻ thuộc khối cơ quan xí nghiệp. Tổng số học sinh toàn quận có 27500 học sinh với 1365 thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trong ngành giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo quận đã chỉ đạo các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học, duy trì vững chắc phổ thông giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục ổn định và có nhiều mặt phát triển; tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 97,8%, bổ túc văn hoá 100%. Cơ sở vật chất ở các trường học đã cơ bản đảm bảo được hoạt động dạy và học, khung cảnh sư phạm đã từng bước khang trang, sạch đẹp. Đến nay trên toàn quận có 10 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: trường mầm non Yên Sở, mầm non Tương Mai, mầm non Tuổi thơ, tiểu học Thanh Trì, tiểu học Tân Mai, tiểu học Trần Phú, tiểu học Yên Sở, THCS Tân Mai, THCS Trần Phú, THCS Thanh Trì. Quận Hoàng Mai có một trung tâm y tế quận và 14 trạm y tế nằm trên 14 phường. Bộ máy cán bộ y tế của quận được kiện toàn từ Trung tâm y tế đến các trạm xá phường. 100% số phường có bác sĩ, nhờ đó công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân từng bước được nâng cao. Ngoài ra, trên địa bàn quận có 3 bệnh viện lớn: Bệnh viện y học cổ truyền - Bộ quốc phòng (đóng trên phường Đại Kim), Bệnh viện y học phóng xạ, Bệnh viện Bưu điện (đóng trên địa bàn phường Định Công) và có khoảng 20 phòng khám tư nhân. Vấn đề xử lý rác thải và nước thải y tế của toàn bộ các cơ sở nêu trên đều chưa có hệ thống xử lý, hoặc có nhưng chưa đảm bảo. Toàn bộ nước thải của các cơ sở này đều thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung và rác thải cũng thu gom cùng với rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, toàn bộ các cơ sở y tế trên đều là các cơ sở khám bệnh và tiêm phòng là chính, ít điều trị bệnh như: Bệnh viện y học cổ truyền - Bộ quốc phòng chỉ khám chữa bệnh bằng phương pháp Đông y, do vậy vấn đề rác thải và nước thải là rất ít. Chỉ có bệnh viện bưu điện là một trung tâm khám chữa bệnh lớn, nên vấn đề gây ô nhiễm môi trường là đáng quan tâm. Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng của quận Hoàng Mai đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hoá. Từ đó cũng nâng cao ý thức của người dân, giúp cho việc tuyên truyền về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phổ biến rộng rãi đến nhiều người hơn. Chính vấn đề này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. 1.3. Mục tiêu phát triển của quận 1.3.1. Về kinh tế Tăng cường huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ của thành phố và khai thác đầu tư từ bên ngoài để xây dựng quận Hoàng Mai thành một trung tâm kinh tế phát triển năng động. Trong giai đoạn 2005-2010, cơ cấu kinh tế của quận là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp và trong giai đoạn tiếp theo là cơ cấu thương mại dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tập trung đầu tư đổi mới khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, phát triển các ngành nghề truyền thống để tạo việc làm và nâng cao thu nhập. 1.3.2. Về kết cấu hạ tầng Từng bước tổ chức lại không gian đô thị của quận, tranh thủ mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng văn minh, dân tộc và hiện đại. Chú trọng phát triển các công trình cải tạo môi trường, hình thành các vùng cây xanh, hồ điều hoà vừa có tác dụng cải tạo môi trường vừa tạo cảnh quan làm đẹp thành phố. Trong giai đoạn 2005-2015, tập trung cải tạo hệ thống giao thông, công trình cấp và thoát nước, các trung tâm thương mại lớn, các công trình văn hoá ( công viên, khu vui chơi, nhà thi đấu thể thao…), hình thành các khu dân cư mới hiện đại. 1.3.3. Về xã hội Đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp văn hoá xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội để đẩy mạnh giáo dục đào tạo và dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chú trọng giải quyết việc làm, trên cơ sở củng cố ngành nghề truyền thống và phát triển các loại hình hoạt động dịch vụ. Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, tích cực chống tham nhũng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn. 1.3.4. An ninh quốc phòng Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò làm chủ phố phường của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền từ cấp quận đến cấp phường, phát huy vai trò của tổ chức dân số, đặc biệt chú trọng công tác quản lý đô thị. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội. Toàn quận phấn đấu giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, phối hợp đồng bộ các lực lượng trên địa bàn để từng bước thanh toán các tụ điểm, các tệ nạn xã hội. 1.4. Kết luận đánh giá về điều kiện chung tác động đến công tác đăng ký đất và nhà trên địa bàn quận Hoàng Mai Quận Hoàng Mai là một quận mới được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sát nhập 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì. Với tính chất đặc biệt đó nên công tác đăng ký đất và nhà trên địa bàn quận chịu nhiều tác động của những điều kế thừa từ hoạt động đăng ký của quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì, đặc biệt là đối với những hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và đang thực hiện chuyển đổi chuyển nhượng… Không những thế, hệ thống bản đồ giấy mà quận sử dụng cũng đã cũ, chưa được chỉnh sửa cho đúng với tình hình thực tế; giấy tờ gốc ở một số phường không còn nhiều hoặc không có do trước kia công tác quản lý đất đai và nhà ở không được quan tâm đúng mức. Mặt khác, người dân cũng không có ý thức về việc giữ giấy tờ gốc nên công tác xét duyệt còn gặp khó khăn. Đất nông nghiệp trên toàn quận có diện tích là 1296,46 ha, chiếm 32,96% tổng diện tích đất; đất phi nông nghiệp là 1353,28 ha, chiếm 31,6%. Quận có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, địa hình và những điều kiện sẵn có về cơ sở hạ tầng cũng đã tạo cho quận những thuận lợi để phát triển công nghiệp – thương mại - dịch vụ. Chính những điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đăng ký đất và nhà trên địa bàn quận. Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng dân số cơ học, lượng người di dân đến ngày càng đông. Điều này dẫn đến tình trạng có những hồ sơ đăng ký là hộ khẩu ngoại tỉnh sử dụng đất trên địa bàn quận gây cản trở khi xét duyệt. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về đất và nhà ngày càng trở nên cấp thiết. Tình trạng lấn chiếm đất ao, hồ, đất vườn, đất công, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng; sử dụng đất sai mục đích vẫn còn tồn tại và ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đăng ký đất và nhà. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở trên địa bàn quận cần được quan tâm chú trọng hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. II. Tình hình sử dụng đất và nhà trên địa bàn quận Hoàng Mai 2.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn quận 2.1.1. Tình hình sử dụng đất ở quận Hoàng Mai Theo Luật Đất đai năm 2003, căn cứ vào mục đích sử dụng chia đất đai ra làm 3 loại: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Trên địa bàn quận Hoàng Mai, tổng diện tích đất là 4011ha, trong đó diện tích các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp: 1296,46 ha; chiếm 31,6% - Đất phi nông nghiệp : 1353,28 ha; chiếm 32,96% - Đất chưa sử dụng : 1454,35 ha; chiếm 35,44% Đất nông nghiệp ở quận Hoàng Mai gồm đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa, đất trồng rau, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm và diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thuỷ sản. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp ở Hoàng Mai hiện nay, đất trồng rau có 412 ha, chiếm 31,8%. Diện tích trồng rau được phân bổ nhiều nhất ở phường Lĩnh Nam ( 120 ha) và ít nhất ở phường Thịnh Liệt ( 8 ha). Đất trồng lúa được phân bố chủ yếu ở các phường thuộc huyện Thanh Trì cũ. Trong những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa giảm mạnh từ 705 ha năm 2001 xuống còn 375 ha năm 2005 ( chỉ thống kê trên diện tích của 9 phường thuộc huyện Thanh Trì cũ). Biểu số 1: Diện tích đất trồng lúa từ 2001-2005 tại Hoàng Mai Đơn vị tính: ha TT Các phường 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 705 615 620 445 375 1 Định Công 36 26.4 0 0 0 2 Vĩnh Hưng 0 0 0 0 0 3 Thanh Trì 9 9 7 1 0 4 Trần Phú 147 134 116 59 49 5 Yên Sở 100 130 163 175 160 6 Thịnh Liệt 0 0 0 0 0 7 Đại Kim 193 126.8 150 77 57 8 Lĩnh Nam 0 0 0 0 0 9 Hoàng Liệt 220 188.8 184 133 109 Nguồn: Phòng thống kê quận Hoàng Mai Đặc trưng nổi bật nhất của đất nông nghiệp quận Hoàng Mai là diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn khá lớn, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng giảm dần ( giảm 250 ha từ 2001 đến 2005). Hiện tại, những phường có nhiều diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là Yên Sở ( 169 ha), Hoàng Liệt ( 105 ha), Thịnh Liệt ( 78 ha), Trần Phú ( 72,5 ha). Sở dĩ đất nông nghiệp ở quận (đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản..) giảm mạnh trong thời gian vừa qua là do những cơn sốt đất khiến giá đất lên rất cao, các chủ sử dụng đất ồ ạt tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khiến cho diện tích bị giảm. Mặt khác, do tốc độ đô thị hoá của Hà Nội ngày càng nhanh nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là điều tất yếu theo quy hoạch phát triển chung kinh tế - xã hội của Hà Nội và của quận Hoàng Mai. Qua các số liệu thống kê cho thấy, đặc điểm chung về phân bố đất nông nghiệp của quận Hoàng Mai là bị chia cắt nhỏ lẻ, nằm phân tán, xen kẽ với các khu công nghiệp và khu đô thị mới đang hình thành. Do đó, đất nông nghiệp dễ bị xâm lấn, chuyển mục đích sử dụng, không theo quy hoạch chung, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý. Đất phi nông nghiệp là đất không được sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp mà được sử dụng vào các mục đích như làm đất ở, đất giao thông, đất di tích lịch sử, đất quốc phòng an ninh… Đất phi nông nghiệp ở quận Hoàng Mai là 1353,28 ha, trong đó một bộ phận quan trọng là đất ở và đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được phân bố chủ yếu ở các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy ( 81 ha), khu công nghiệp Văn Điển – Pháp Vân ( 39 ha), khu công nghiệp Trương Định – Đuôi Cá ( 32 ha). Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có khu công nghiệp Hai Bà Trưng và khu công nghiệp Vĩnh Tuy được đầu tư xây dựng mới với tổng diện tích khoảng 25 ha. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được phân bố theo các phường Mai Động, Vĩnh Hưng, Trần Phú. Do lịch sử để lại, các xí nghiệp công nghiệp hiện có được bố trí rải rác trên địa bàn quận, xen lẫn với các khu dân cư. Các xí nghiệp này đang ngày càng gây ô nhiễm về tiếng ồn, khói, bụi và nguồn nước. Vì thế, cần có giải pháp chuyển các xí nghiệp này ra khỏi nội thành và dành đất cho xây dựng công viên xanh hoặc trường học. Hiện nay, có 5/14 phường của quận Hoàng Mai không có đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đó là Giáp Bát, Hoàng Liệt, Đại Kim, Thịnh Liệt, Yên Sở. Đất này được phân bố nhiều nhất ở Thanh Trì 24,1 ha và Mai Động 23,8 ha. Đất xây dựng ở quận Hoàng Mai dùng cho các công trình văn hoá, y tế, xã hội, giáo dục và các công trình phát triển kinh tế là 281,97 ha. Trong đó, đất xây dựng trụ sở làm việc của các phường là 2,38 ha. Phường có diện tích trụ sở lớn nhất là Lĩnh Nam 4087m2, nhỏ nhất là Tương Mai 50m2. Hiện tại, trên địa bàn quận, đất dành cho xây dựng trụ sở công an là 6211m2, nhưng trong đó có 8 phường chưa có đất để xây dựng trụ sở công an là : Thịnh Liệt, Trần Phú, Yên Sở, Hoàng Liệt, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Mai Động và Định Công. Một số cơ sở văn hoá, xã hội khác như trạm y tế, khu vui chơi, sân vận động, nhà văn hoá tuy có nhưng chưa được xây dựng nhiều, diện tích còn hạn chế. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai là chưa đáp ứng được với nhu cầu chung của người dân. Đất được phân bố mang tính tự phát, chủ yếu có đất trống ở đâu thì xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan ở đó. Tính chất tuỳ tiện này chủ yếu do các yếu tố lịch sử để lại và việc khắc phục những yếu tố trên trong điều kiện thị trường đất đai biến động mạnh như hiện nay là điều rất khó khăn. Đất chưa sử dụng ở quận Hoàng Mai còn chiếm diện tích rất lớn, 1454,35 ha; chiếm 35,44% tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quận. Đất chưa sử dụng chia làm hai khu vực là khu vực trong đê và khu vực ngoài đê. Tuy chưa được đem vào sử dụng nhưng tiềm năng khai thác quỹ đất này là rất lớn. Đối với khu vực ngoài đê, chủ yếu là khu đất của dân cư làng xóm thôn Thuý Lĩnh. Ngoài ra, còn một số đất chưa xây dựng công trình, diện tích sông hồ, đất nông nghiệp khoảng 899,04 ha. Ở khu vực trong đê, diện tích đất chưa sử dụng có thể đem vào khai thác là 330,45 ha bao gồm : - Khu vực phường Vĩnh Hưng, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú ( phía Đông Bắc): 156,91 ha - Khu vực phía Nam phường Yên Sở: 39,16 ha - Khu vực thôn Bằng B: 49,8 ha - Khu vực giáp khu đô thị mới Đại Kim: 30,03 ha - Khu vực phía Tây Nam đường vành đai 3 thuộc phường Đại Kim là 54,46 ha, trong đó khu cây xanh Quần ngựa Triều Khúc là 13,96 ha. Từ những số liệu trên về hiện trạng sử dụng quỹ đất của quận Hoàng Mai ta thấy rằng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận cần được quan tâm chú trọng. Đất xây dựng các công trình văn hoá, xã hội còn thấp, số lượng còn chưa đáp ứng được với nhu cầu tối thiểu của khu dân cư đô thị. Mặc dù công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử đất đã được phổ biến và tiến hành rộng rãi đến mọi khu vực nhưng vẫn được thực hiện rất chậm chạp. Do đó, việc sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, người nông dân nói riêng và người sử dụng đất nói chung chưa yên tâm để đầu tư lâu dài cho đất đai. Tình trạng mua bán đất lòng vòng, bất hợp pháp vẫn xảy ra. Không những thế, tình trạng vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận vẫn diễn ra mạnh kể cả từ phía người dân và phía cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ( Bảng số liệu 2) Biểu số 2: Thống kê tình hình vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất trên toàn quận Hoàng Mai Đơn vị tính: m2 Loại vi phạm Địa bàn Yên Sở Lĩnh Nam Trần Phú Vĩnh Hưng Thanh Trì Thịnh Liệt Đại Kim Định Công Hoàng Liệt Giáp Bát Mai Động Hoàng Văn Thụ Tân Mai Tương Mai Tổng số 1. Tự ý chuyển đổi mục đích, làm nhà ở trên đất %, đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ 2824 1408 0 0 0 10874 3783 120120 0 0 0 0 0 0 139010 2. Lấn chiếm, làm nhà trên đất công, đất nông nghiệp phục vụ nhu cầu công ích của địa phương, đất nông nghiệp của các HTXNN 0 1630 200 0 0 0 0 1450 0 82 113 0 0 6750 10225 3.Giao đất làm nhà ở không đúng thẩm quyền theo quy định của Pháp luật 0 0 0 0 0 0 2881 0 0 0 0 0 0 0 2881 4. Cho thuê đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp không đúng thẩm quyền 167142 0 13459 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 180601 5. San lấn trái phép đất nông nghiệp 126316 0 0 0 0 1300 0 1904 0 0 0 4310 0 150 133980 6. Đất nông nghiệp để hoang hoá, không sử dụng từ 12 tháng trở lên 19800 0 68691 0 31260 0 249599 77360 0 1357 0 14844 0 0 462911 Cộng 316082 3038 82350 0 31260 12174 256263 200834 0 1439 113 19154 0 6900 929607 Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Hoàng Mai Đất của các doanh nghiệp được nhà nước giao, cho thuê nhưng chưa sử dụng hiệu quả và cũng chưa được thu hồi để giao cho những đối tượng có thể sử dụng hiệu quả hơn. 2.1.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Quận Hoàng Mai tuy mới được thành lập cách đây không lâu nhưng tình hình quản lý và sử dụng đất đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền nên đã có những chuyển biến đáng kể. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thực hiện đến từng đơn vị phường, xã. Toàn bộ 14/14 phường hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân quận, tuy tiến độ thực hiện ở một số phường như Giáp Bát, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Hoàng Văn Thụ còn chậm, chưa đạt yêu cầu về kế hoạch tiến độ. Và ở một số đơn vị có tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như Công ty kinh doanh nhà số 2, Công ty kinh doanh nhà Bộ quốc phòng, các khu đô thị thì công tác kê khai, xét duyệt và cấp giấy tuy đã được tiến hành nhưng còn chậm, đạt hiệu quả không cao. Sở dĩ ở các phường trên và các đầu mối trình cấp khác thực hiện công tác đăng ký cấp giấy không đạt hiệu quả cao là do ở phường có quá nhiều hộ là dân ngoại tỉnh, không có hộ khẩu và không thực hiện công tác đăng ký (phường Giáp Bát, phường Hoàng Văn Thụ), ở một số phường thì do công tác tuyên truyền còn chưa có hiệu quả, người dân đa phần là nông dân, chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác đăng ký cấp giấy (phường Yên Sở, phường Vĩnh Hưng). Còn ở những đầu mối trình cấp là các công ty kinh doanh nhà, các khu đô thị thì do các khu đô thị mới hình thành, các công ty kinh doanh nhà đang trong quá trình bán nhà theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ, việc thực hiện cấp giấy cho các hộ gia đình mua nhà mới bắt đầu được tiến hành nên còn chậm và chưa có hiệu quả. Phòng đã giao cho các cán bộ địa chính của phòng về phường làm công tác kê khai, đăng ký đất đai, mỗi cán bộ phụ trách hai phường và chia theo những loại hình đăng ký khác nhau như đăng ký ban đầu và đăng ký biến động.( Biểu số 3) Biểu số 3: Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai Đơn vị tính: Bộ hồ sơ Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TT Tên phường Số hồ sơ đã cấp giấy Số giấy chứng nhận đã phát Số hồ sơ đã cấp giấy Số giấy chứng nhận đã phát Số hồ sơ đã cấp giấy Số giấy chứng nhận đã phát 1 Lĩnh Nam 398 89 375 89 310 100 2 Trần Phú 204 65 256 65 142 67 3 Mai Động 246 20 350 20 180 32 4 Giáp Bát 316 16 300 16 148 46 5 Hoàng Liệt 291 10 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28641.doc
Tài liệu liên quan