MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề chung về giải phóng mặt bằng 3
I. Khái niệm, tính tất yếu, đặc điểm của giải phóng mặt bằng 3
1. Khái niệm giải phóng mặt bằng: 3
2. Tính tất yếu của công tác giải phóng mặt bằng. 4
3. Đặc điểm của giải phóng mặt bằng ở Việt Nam. 5
3.1. Giải phóng mặt bằng thường gắn liền với các dự án có đầu tư xây dựng 5
3.2. Đối tượng giải phóng mặt bằng rất đa dạng. 5
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. 6
4.1. Chính sách đền bù thiệt hại tái định cư cho người có đất bị thu hồi. 6
4.2. Quy mô và đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn. 6
4.3. Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác thống kê và kiểm kê đất đai. 6
4.4. Lượng vốn dự kiến dành cho giải phóng mặt bằng. 6
4.5. Thị trường bất động sản. 7
4.6. Quỹ đất, nhà tái định cư. 7
II. Những quy định về công tác giải phóng mặt bằng được áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7
1. Các quy định chung. 7
1.1. Những trường hợp tiến hành giải phóng mặt bằng. 8
1.2. Đối tượng phải đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. 9
1.3. Đối tượng được đền bù thiệt hại. 9
1.4. Phạm vi đền bù thiệt hại. 10
2. Quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại. 10
2.1. Bồi thường thiệt hại về đất. 10
2.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản. 14
3. Chính sách hỗ trợ. 18
3.1. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống. 18
3.2. Chính sách hỗ trợ khác. 20
III. Quy trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội 20
1. Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác giúp việc. 20
1.1. Hồ sơ để thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng bao gồm: 21
1.2. Thành phần của Hội đồng giải phóng mặt bằng. 21
1.3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng giải phóng mặt bằng. 22
1.4. Nhiệm vụ của Hội đồng giải phóng mặt bằng. 23
2. Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai và tài sản trên đất. 24
2.1. Tổ chức kê khai, điều tra, xác nhận. 24
2.2. Định giá đất và tài sản làm căn cứ đền bù thiệt hại: 25
3. Lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư. 26
4. Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư: 26
4.1. Trường hợp hai bên đạt được sự thống nhất về phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư: 26
4.2. Trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất về phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư: 27
5. Thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại và tái định cư, tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư. 29
6. Công tác tuyên truyền và giải quyết khiếu nại tố cáo. 30
Chương II: Công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- Hà Nội 31
I. Giới thiệu chung về dự án 31
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, của khu đất bị thu hồi 31
2. Mục đích, quy mô, khả năng phát triển sau khi thu hồi đất 32
3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng 33
4. Đặc điểm khu đất cần giải phóng mặt bằng 33
II. Quy trình giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- Hà Nội 36
1. Thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác 37
1.1. Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác giải phóng mặt bằng 37
1.2. Đánh giá cơ cấu thàh lập và nhiệm vụ của Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác huyện Thanh Trì. 38
2. Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai và tài sản trên đất làm căn cứ bồi thường thiệt hại, tái định cư 38
3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ 45
3.1. Lập phương án đền bù về đất và cây trồng trên đất 45
3.2. Lập phương án hỗ trợ công trình trên đất 48
3.4. Tái định cư 53
4. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 54
5. Chi trả tiền, tháo dỡ mặt bằng, san nền giao đất cho Ban quản lý dự án 55
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 55
III. Những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- Hà Nội 59
1. Đánh giá chung: 59
2. Tồn tại, khó khăn: 59
3. Nguyên nhân: 60
IV. Đánh giá chung về những ưu điểm, hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- Hà Nội 61
1. Ưu điểm trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- Hà Nội. 61
1.1. Về công tác tuyên truyền: 61
1.2. Tổ bảo đảm an ninh trật tự; xây dựng và tổ thực hiện cưỡng chế. 61
1.3. Tổ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại. 62
1.4. Tổ hậu cần phục vụ cưỡng chế: 62
2. Hạn chế. 63
2.1. Cấp huyện. 63
2.2. Cấp xã. 63
Chương III: giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội trong thời gian tới 64
I. Phương hướng, nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng của huyện Thanh Trì - Hà Nội trong thời gian tới 64
1. Phương hướng đổi mới công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện trong thời gian tới 64
2. Nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian tới trên địa bàn huyện 65
3. Quan điểm về công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian tới trên địa bàn huyện Thanh Trì 66
II. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trong thời gian tới 66
1. Đối với các dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện còn tồn đọng trong thời gian qua 66
2. Đối với các dự án sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới 67
2.1. Hệ thống bộ máy triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng huyện 67
2.2. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư 69
III. Kiến nghị. 72
1. Kiến nghị với Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện và các sở, ban ngành Thành phố, UBND thành phố cho ý kiến chỉ đạo về các nội dung sau 72
2. Về hệ thống giải phóng mặt bằng từ quận huyện đến cơ sở. 74
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 77
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Triều huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm kinh tế, xã hội
Khu đất xây dựng nằm ở phía Tây Nam thành phố, là vùng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và nhà ở xen kẽ, là vùng dân cư rất đông đúc, liền kề đường 70 nối liền thị xã Hà Đông với thị trấn Văn Điển, mật độ giao thông đi lại rất cao.
Tổ chức xã hội, tổ chức dân cư chưa thể hiện dấu ấn của quy hoạch hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không có sự sắp xếp theo một quy luật nhất định, tính tự phát thể hiện rất rõ, việc quản lý đất đai, quản lý xây dựng còn nhiều bất cập.
Kinh tế rất đa dạng, có nhiều ngành nghề thủ công đan lát, làm bánh, làm bún, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, buôn bán, công nhân viên chức thu nhập kinh tế chưa cao (bình quân khoảng 400-500 USD/ người/ năm).
Trước kia, dọc đường 70 có rất nhiều hồ ao, ruộng trũng và các lò gạch. Sau này, với nền kinh tế mở, dân cư bung ra mặt đường mở quán kinh doanh, cùng một số hộ dân có nguồn gốc là công nhân cán bộ của các cơ quan đóng tại địa bàn.
Là vùng có truyền thống về xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Là vùng ổn định về chính trị, nhưng về mặt xã hội hiện vùng có nhiều phức tạp, tệ nạn nghiện hút, tiêm chích, mại dâm cũng là điểm nóng đáng chú ý.
2. Mục đích, quy mô, khả năng phát triển sau khi thu hồi đất
Mục đích thu hồi khu đất để san nền mặt bằng sơ bộ, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhằm thu ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Quy mô thu hồi đất: Tổng diện tích thu hồi 51.958 m2. Theo kế hoạch đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng sau khi giải phóng mặt bằng thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
- Xây dựng 128148 m2 nhà chung cư cao tầng để cho thuê và cung cấp nhà tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất.
- 3355 m2 chợ được xây dựng phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán.
- 6890 m2 xây dựng chùa và đường lên chùa.
- 9762 m2 nhà trẻ, trường mẫu giáo.
- 22.231 m2 đường giao thông và vỉa hè giúp cho nhân dân đi lại, lưu thông quan hệ mua bán hàng hoá được thuận lợi.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu đất trên có rất nhiều thuận lợi:
- Căn cứ tài liệu báo cáo địa chất, trong giai đoạn lập dự án, cho thấy tình hình địa chất khu vực có cấu trúc ổn định. Tuy nhiên, cần phải bổ sung công tác thăm dò địa chất dọc các tuyến đường, tuyến cống để có giải pháp xử lý nền móng đảm bảo yếu tố kinh tế và chất lượng công trình cao nhất.
- Địa điểm xây dựng hoàn toàn phù hợp với chiến lược xây dựng đất đấu giá quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2020 và chiến lược phát triển các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất của thủ đô Hà Nội.
Với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sẽ đem lại cho các hộ dân trên địa bàn bị thu hồi và các khu vực lân cận có được hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, có điều kiện phát triển công thương nghiệp, dịch vụ, giao thông … làm cho đời sống người dân trên địa bàn khu đất ngày càng phát triển nhanh, ổn định.
3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Diện tích đất thu hồi: 51.958 m2.
Đền bù về đất: 49.528,2 m2.
Diện tích có cây cối hoa màu: 42.624 m2.
Diện tích có công trình, vật kiến trúc: 6.249 m2.
4. Đặc điểm khu đất cần giải phóng mặt bằng
Do quy mô giải phóng mặt bằng của dự án khá lớn, lại nằm hai bên trục đường 70 nên công tác giải phóng mặt bằng được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I: Với tổng diện tích thu hồi là 43.252 m2.
Giai đoạn II: Với tổng diện tích thu hồi là 8.706 m2.
Dưới đây là bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất trong khu đất cần giải phóng mặt bằng:
Bảng 1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất trong diện giải phóng mặt bằng của dự án
Chỉ tiêu
Mục đích sử dụng
Tổng DT (m2)
DT thu hồi (m2)
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Đất NN trồng cây hàng năm được giao theo NĐ 64/CP
34.150
7.540
30.559
1.719
Đất NN đấu thầu của xã để trồng cây hàng năm
12..463
878
10.320
878
Đất mương, đường
2.373
2.373
Đất NN có công trình xây dựng (trong đó có 53,3 m2 đất trồng cây hàng năm và 56,8 m2 đường)
6.459
6.109
Tổng
48.986
14.877
43.252
8.706
(Nguồn: UBND xã Tân Triều)
Giai đoạn I:
Giai đoạn I công tác giải phóng mặt bằng của dự án bao gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ (chủ yếu là trồng rau muống, lạc, đỗ, khoai lang) và đất mương, đường. Trên đất sản xuất nông nghiệp các hộ không trồng lúa, địa hình tương đối bằng phẳng. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp phần lớn các hộ được giao đất theo Nghị định 64/CP nên các hộ đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần còn lại do UBND xã Tân Triều quản lý và cho các hộ đấu thầu để trồng hoa màu trên đất.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ bị thu hồi khá lớn 40.879 m2 (không kể đất mương, đường); chiếm 87,7% tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ. Tài sản trên đất thu hồi toàn bộ các hộ trồng cây hàng năm.
* Những điểm cần lưu ý trong việc giải phóng mặt bằng giai đoạn I:
Một là, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được xếp vào hạng II để xác định giá đền bù về đất cần xác định hạng đất cao nhất trên địa bàn xã để áp dụng khung giá đất theo quyết định 119/2004/QĐ- UB ngày 4/8/2004 quy đinh tạm thời về điều chỉnh khung giá đất làm cơ sở bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hai là, một số hộ có diện tích còn lại quá nhỏ, gây khó khăn cho việc tiếp tục canh tác sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất sau khi bị thu hồi đất.
Ba là, các hộ có diện tích đất bị thu hồi chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cần có những chính sách về đào tạo nghề, việc làm đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ ngay sau khi bị thu hồi đất.
Từ hiện trạng sử dụng đất ta thấy tài sản trên đất bị thu hồi không có nhà và công trình kiến trúc khác nên khi thực hiện không có giải pháp tái định cư cho các hộ. Đây có thể coi là thuận lợi lớn nhất khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn I. Ngoài ra, diện tích đất các hộ được giao theo Nghị định 64 nên công tác kê khai, xác lập tài liệu sẽ diễn ra đơn giản hơn rất nhiều.
Một thuận lợi khác đó là sau khi có Quyết định 119/2004/QĐ-UB ngày 4/8/2004, đối với mỗi địa bàn (được xếp dựa vào Quyết định 32/QĐ - UB về ban hành loại đường, đường phố, hạng xã ngoại thành) quy định sẵn hệ số K. Do đó, khi tính giá đền bù về đất ta chỉ cần xác định loại đường, đường phố, hạng xã và sau đó nhân với hệ số K tương ứng.
Giai đoạn II:
Tổng diện tích thu hồi đất trong giai đoạn II bao gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp các hộ được giao theo Nghị định 64/CP; một phần diện tích đất do UBND xã quản lý, giao cho các hộ đấu thầu để trồng cây hàng năm; phần diện tích khá lớn có nguồn gốc là đất nông nghiệp nhưng các hộ đã sử dụng xây dựng cơ sở kinh doanh, sửa chữa ô tô trái phép từ năm 1993 và một phần nhỏ đất là đường.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng diện tích thu hồi không quá lớn (60% tổng diện tích) so với tổng diện tích hiện có của các hộ, nhưng thực tế cho thấy công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích bị thu hồi đối với các hộ có công trình trên đất tuy diện tích nhỏ nhưng đã diễn ra rất phức tạp, có nhiều đơn khiếu kiện, tố cáo, phải sử dụng hình thức cưỡng chế.
* Những điểm cần lưu ý khi thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn II:
Từ thực trạng sử dụng đất ta thấy độ phức tạp của công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn II rơi vào phần diện tích đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp, các hộ đã tự mua bán chuyển nhượng, xây dựng công trình trên đất để buôn bán kinh doanh. Đặc điểm này sẽ gây khó khăn trong công tác kê khai về đất và tài sản trên đất.
Do các hộ xây dựng cơ sở kinh doanh buôn bán (không có nhà ở) nên để tránh tình trạng khiếu kiện của các hộ cần điều tra chính xác, tỷ mỷ về tài sản trên đất cũng như tính pháp lý để có chính sách hỗ trợ phù hợp, đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất, diện tích xây dựng trái phép này khi bị thu hồi sẽ không được hưởng đền bù về đất mà tiền đền bù về đất sẽ được chuyển về ngân sách của xã.
Toàn bộ diện tích đất bị thu hồi trong giai đoạn này đều được xác định là đất nông nghiệp hạng II nên giá đất tính bồi thường được quy định như giá đất bị thu hồi tại giai đoạn I. Đồng thời do không có nhà trên đất bị thu hồi nên giải pháp tái định cư không phải thực hiện (chỉ có 3 trường hợp xác định không có nhà ở, UBND huyện đề nghị với thành phố bán nhà chung cư với giá theo quy định). Để đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ đặc biệt là các hộ ven đường 70 có công trình xây dựng kinh doanh trên đất, cần có chính sách phù hợp ngoài những chính sách hỗ trợ bồi thường như có chính sách đào tạo nghề, giới thiệu việc làm mới…một cách cụ thể và có tính thực tế cao.
II. Quy trình giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- Hà Nội
Công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và được thực hiện theo Quyết định 72/2001/QĐ-UB ngày 17/9/2001 của UBND thành phố Hà Nội ban hành trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư trên địa bàn thành phố cùng một số quyết định sửa đổi bổ sung. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại được thực hiện với trình tự sau:
- Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng của dự án, UBND huyện Thanh Trì phối hợp với UBND xã Tân Triều, các thôn có diện tích bị thu hồi tổ chức tuyên truyền về chế độ, chính sách của Nhà nước khi thu hồi đất, giới thiệu Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì (chủ đầu tư) và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất bị thu hồi.
- Tổ chức điều tra hiện trạng sử dụng đất và tài sản trên đất.
- Xác lập hồ sơ pháp lý về đất đai và tài sản gắn liền trên đất (nguồn gốc, diện tích, nhân khẩu, ý kiến của người có đất bị thu hồi).
- Lập phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư; thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt.
- Chi trả tiền bồi thường cho các hộ, tổ chức di dời, tái định cư, tháo dỡ bàn giao mặt bằng.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác
1.1. Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác giải phóng mặt bằng
Ngày 24/2/2004, UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 160/QĐ-UB về việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Thanh Trì phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án đấu giá quyền sử dụng đất xã Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội.
* Thành phần của Hội đồng giải phóng mặt bằng bao gồm 13 thành viên:
- Phó chủ tịch UBND huyện: Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh tế và Phát triển nông thôn: Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Tài chính: Uỷ viên thường trực
- Phó trưởng phòng Địa chính - Nhà đất và đô thị: Uỷ viên.
- Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện: Uỷ viên.
- Cán bộ Ban quản lý Dự án huyện: Uỷ viên.
- Chủ tịch UBND xã Tân Triều: Uỷ viên.
- Trưởng công an xã Tân Triều: Uỷ viên.
- Cán bộ địa chính xã Tân Triều.
- Trưởng thôn Yên Xá: Uỷ viên
- Một đại diện người dân bị thu hồi đất: Uỷ viên.
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã: Uỷ viên.
- Phó giám đốc Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì: Uỷ viên.
* Nhiệm vụ của Hội đồng giải phóng mặt bằng:
Huyện Thanh Trì có nhiệm vụ triển khai, thực hiện các công việc giải phóng mặt bằng, thẩm định phương án bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
* Thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng:
Ngày 3/4/2004, UBND huyện Thanh Trì có Quyết định số 122/QĐ-UB vè việc thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng. Tổ công tác giải phóng mặt bằng giúp việc cho Hội đồng giải phóng mặt bằng được thành lập gồm 16 thành viên. Tổ trưởng do Chủ tịch UBND xã Tân Triều, tổ phó do cán bộ địa chính xã Tân Triều đảm nhiệm, các tổ viên là cán bộ đại diện của các phòng ban thực hiện giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, do nhận thức được độ phức tạp công tác giải phóng mặt bằng của dự án đặc biệt đối với giai đoạn II, tổ công tác giải phóng mặt bằng còn có thêm cán bộ an ninh công an huyện, cán bộ Viện kiểm sát huyện, Phó thanh tra xây dựng huyện, cảnh sát khu vực huyện, hai chuyên viên Phòng Địa chính - Nhà đất huyện, cán bộ Phòng Tài chính huyện.
Nhiệm vụ của tổ công tác do Hội đồng giải phóng mặt bằng giao cho.
1.2. Đánh giá cơ cấu thàh lập và nhiệm vụ của Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác huyện Thanh Trì.
Trong Quyết định 72 quy định Trưởng phòng Tài chính làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhưng do diện tích đất bị thu hồi của dự án là đất nông nghiệp nên Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh tế và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch Hội đồng là hợp lý.
Trong Quyết định 72 quy định UBND cấp huyện sẽ thẩm định phương án bồi thường, nhưng đối với dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì nhiệm vụ này do Hội đồng giải phóng mặt bằng đảm nhiệm.
2. Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai và tài sản trên đất làm căn cứ bồi thường thiệt hại, tái định cư
Từ ngày 27/7/2004 đến ngày 31/7/2004 đã diễn ra các cuộc họp giữa các ban ngành lãnh đạo, giữa các ban ngành lãnh đạo với các hộ dân có đất bị thu hồi trong giai đoạn I về việc tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng; tuyên truyền văn bản chính sách có liên quan trước khi hướng dẫn kê khai tài sản; xác lập số liệu.
Đối với giai đoạn II công tác trên được bắt đầu từ ngày 4/10/2004 đến ngày 20/10/2004.
a. Trình tự của công tác xác lập tài liệu.
- Họp các hộ dân trong địa bàn giải phóng mặt bằng, phát tờ khai: Đối tượng được mời họp là chủ sử dụng đất có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sử hữu tài sản có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trường hợp cho thuê đất, công trình trên đất để buôn bán kinh doanh thì đối tượng được mời họp là người có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người đứng tên đi thuê.
+ Giai đoạn I: Công tác họp dân trong địa bàn giải phóng mặt bằng của giai đoạn I được tiến hành như sau: Ngày 27/7/2004 họp lần 1 đối với các hộ có đất đang sản xuất nông nghiệp (đất được giao theo Nghị định 64/CP), ngày 30/7/2004 họp lần 2. Ngày 28/7/2004 họp lần 1 đối với các hộ đấu thầu đất sản xuất nông nghiệp do UBND xã quản lý, ngày 31/7/2004 họp lần 2.
+ Giai đoạn II: Ngày 4/10/2004 họp lần 1 các hộ có đất sản xuất nông nghiệp do đấu thầu của UBND xã, ngày 9/10/2004 họp lần 2. Ngày 8/10/2004 họp lần 1 đối với các hộ có công trình trên đất, ngày 14/10/2004 họp lần 2, ngày 20/7/2004 họp lần 3. Ngày 15/10/2004 họp 1 lần đối với 14 hộ có đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm).
- Tổ công tác, phối hợp với công ty tư vấn và cán bộ quản lý đất đai xã Tân Triều đến từng hộ xin kê khai, đo vẽ tài sản, lấy chữ ký của các hộ.
- Tổ công tác phối hợp với UBND xã, thôn Yên Xá đến từng hộ nhận tờ khai và so sánh giữa kết quả kê khai từ các hộ với kết quả đã điều tra thu thập được, những trường hợp sai lệch giữa kết quả thu thập được với kết quả kê khai của các hộ; Tổ công tác thực hiện kiểm tra xem xét lại và đi đến thống nhất số liệu sau khi có được chữ ký của các hộ đó.
- Chuyển hồ sơ lên cho Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện để thẩm định lại tính chính xác, tính hợp pháp của số liệu.
- Tuyên truyền, giải thích, cưỡng chế đo vẽ tài sản với các hộ còn cố tình không hợp tác kê khai.
b. Những khó khăn trong công tác xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất và tài sản trên đất của dự án
Khó khăn trong việc triển khai công tác lập số liệu của dự án chủ yếu rơi vào giai đoạn II đối với các hộ ven đường 70A (các hộ có công trình trên đất). Ngay từ khi tổ chức mời các hộ dân ven đường 70A (có công trình, vật kiến trúc trên đất) đến họp, do không muốn di dời nên họ đã không đi họp và tổ chức kiến nghị với UBND huyện. Cụ thể nội dung kiến nghị như sau:
- Trước ngày 15/10/1994, UBND huyện đã có quyết định giao đất ổn định cho các hộ ven đường 70A, cho phép thành lập tổ dân cư và gắn số nhà, các hộ đều chấp hành tốt chính sách của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước đã công nhận sự hợp pháp của các hộ. Nay lại kết luận là đất sử dụng sai mục đích và phải di dời. Các hộ đề nghị chính quyền giải thích.
- Có ý kiến đề nghị để các hộ được tiếp tục làm ăn sinh sống tại khu đất.
- Yêu cầu có văn bản cho các hộ về lý do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án giải phóng.
Sau một thời gian tiếp nhận, xem xét và giải quyết kiến nghị của các hộ dân bị thu hồi đất, các cơ quan chức năng đã đưa ra một số kết luận sau:
- Sau khi điều tra nguồn gốc đất của các hộ ven đường 70A cho thấy đây là đất nông nghiệp mà các hộ đã tự ý chuyển nhượng và xây dựng công trình trên đất trái phép. Do vậy khi đền bù, các hộ không được bồi thường về đất mà chỉ được hỗ trợ về công tôn tạo đất, các tài sản khác trên đất.
- Nguyện vọng các hộ yêu cầu ngừng thu hồi đất là không thể thực hiện được bởi vì quyết định thu hồi đất của UBND thành phố đã có hiệu lực pháp luật, theo quy định của pháp luật là phải tổ chức thực hiện. Đồng thời, đơn trả lời cũng nói rõ sẽ xây dựng chợ và một số công trình hạ tầng khác cho các hộ dân địa phương, xây dựng làng nghề tạo việc làm ổn định lâu dài.
- Việc các hộ kiến nghị chưa có văn bản, chính sách có liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng là vô lý bởi lẽ tổ công tác giải phóng mặt bằng đã mời các hộ đến họp để công bố các văn bản thu hồi đất nhưng đã có rất ít người đi và chỉ có một hộ ký biên bản điều tra. Hơn nữa, UBND xã, thôn đã dùng các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, tiếp cận dân để thực hiện tuyên truyền vận động về việc thực hiện các văn bản chính sách liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, các hộ vẫn vận động nhau đi khiếu kiện đông người tới các cấp.
- Về kiến nghị chưa có thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án giải phóng mặt bằng là không đúng. Bởi vì, công tác thực hiện triển khai mới bắt đầu, các hộ chưa kê khai nên chưa có tài liệu để làm cơ sở tính toán phương án đền bù, kế hoạch di chuyển theo quy định của pháp luật. Đề nghị các hộ hợp tác với tổ giải phóng mặt bằng thực hiện kê khai để tiến độ giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng.
c. Kết quả công tác kê khai xác lập số liệu
- Giai đoạn I: Do giai đoạn I được tiến hành đối với diện tích đất bị thu hồi của các hộ được giao theo Nghị định 64/CP và các hộ đấu thầu trên đất nông nghiệp do UBND xã quản lý nên không có phức tạp gì trong công tác xác lập tài liệu của các hộ. Ngày 20/8/2004 tổ công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thiện công tác xác lập số liệu về đất và tài sản trên đất giai đoạn I.
Đề nghị của các hộ giai đoạn I chủ yếu là: Có chính sách về diện tích đất còn lại quá nhỏ; gây khó khăn cho việc tiếp tục sản xuất, nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các hộ làm ăn sinh sống.
Hồ sơ kê khai về đất và tài sản gắn liền với đất trong giai đoạn I tính đến ngày 20/8/2004 đã hoàn thành đầy đủ với 160 bộ hồ sơ của các hộ và UBND xã Tân Triều, đã được UBND xã và Hội đồng giải phóng mặt bằng kiểm tra xác nhận.
- Giai đoạn II:
* Đối với diện tích đất thu hồi là đất nông nghiệp, chỉ trồng cây hàng năm trên đất, công tác xác lập số liệu được hoàn thiện nhanh chóng.
* Đối với diện tích đất của các hộ có công trình trên đất thuộc ven đường 70A.
Sau khi giải quyết đơn kiến nghị của các hộ, ngày 26/10/2004 UBND xã Tân Triều đã thống kê tổng hợp danh sách chính thức của 70 hộ dân có nhà trên ven đường 70A trong chỉ giới giải phóng mặt bằng của dự án và 14 hộ dân có đất trồng cây hàng năm.
Về hiện trạng sử dụng đất của các hộ dân có công trình, vật kiến trúc trên đất: 74 ngôi nhà và lều quán, bãi vật liệu phụ tùng phế thải ô tô.
Trong số 70 hộ có: 31 hộ đã bán cho các hộ khác và người tỉnh khác.
9 hộ đang cho thuê.
30 chủ sử dụng đất đang trực tiếp kinh doanh và sử dụng.
Thành phần chủ sử dụng: 20 chủ đang sử dụng đất là Đảng viên hoặc có người thân là Đảng viên.
9 chủ đang sử dụng là cán bộ xã, huyện.
3 chủ đang sử dụng đất là thương binh.
Thành lập tổ tư vấn: Căn cứ vào quyết định 72 và xác định mức độ phức tạp của công tác giải phóng mặt bằng tại dự án, ngày27/10/2004 UBND huyện Thanh Trì có quyết định thành lập tổ tư vấn giải phóng mặt bằng của dự án, với nhiệm vụ là thực hiện các biện pháp cưỡng chế để khai thác đất và tài sản trên đất, cưỡng chế dỡ bỏ tài sản gắn liền với đất.
Ngày 15/11/2004, đa phần các hộ đã kê khai về đất và tài sản trên đất; số còn lại không kê khai, tổ công tác phối kết hợp với tổ tư vấn và một số đồng chí thuộc UBND xã Tân Triều và Thôn Yên Xá tổ chức cưỡng chế kê khai, cuối ngày 15/11/2004 tổ công tác giải phóng mặt bằng đã xác lập hoàn chỉnh.
Đề nghị của các hộ: Phần lớn các hộ yêu cầu hỗ trợ công tôn tạo đất, phá dỡ công trình trên đất theo giá thị trường, không ít các hộ thực tế đã có nhà ở nhưng vẫn khai là không có và yêu cầu có chính sách tái định cư cho họ. Các hộ đang sản xuất kinh doanh yêu cầu có chính sách ổn định đời sống ngay khi bị thu hồi đất.
Tính đến ngày 16/11/2004 về hồ sơ kê khai tài sản đã hoàn thành 76 bộ hồ sơ của các hộ đã được UBND xã và Hội đồng giải phóng mặt bằng thông qua.
Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả xác lập số liệu của các hộ có diện tích bị thu hồi trong diện giải phóng mặt bằng của dự án.
Stt
Loại đất/tài sản trên đất
Đơn vị
Số lượng
G/đoạn I
G/đoạn II
1
Đất NN được giao theo NĐ 64/CP
m2
30.559
1.719
1.1
Đất trồng rau muống
m2
3.472
645
1.2
Đất trồng lạc
m2
5.273
543
1.3
Đất trồng đỗ
m2
6.432
531
1.4
Đất trồng cải
m2
7.980
1.5
Đất trồng bí, bầu
m2
4.785
1.6
Đất trồng dưa
m2
2.617
2
Đất đấu thầu của xã
m2
10.320
878
2.1
Đất trồng rau muống
m2
3240
154
2.2
Đất trồng lạc
m2
2341
197
2.3
Đất trồng đỗ
m2
3212
296
2.4
Đất trồng bí, bầu
m2
1298
2.5
Đất trồng dưa
m2
229
231
3
Đất do xã quản lý
m2
2.373
3.1
Đất mương, đường
m2
2.373
56,8
3.2
Đất trồng dưa
m2
56
3.3
Đất có công trình
m2
5.940,2
a
- Nhà cấp 4 tường 110mm có bổ trụ, tường bao quanh
m2
1254
b
- Nhà cấp 4 tường 220mm tường bao quanh
m2
2645
c
- Nhà tạm
-
Tường xây gạch, nền lát gạch xi măng, gạch chỉ
+
Mái ngói, fibrôximăng, tôn, có khu phụ.
m2
857
+
Mái ngói, fibrôximăng, tôn, không có khu phụ.
m2
842
+
Mái giấy dầu
m2
235
-
Tường Toocxi, mái giấy dầu, mái lá
m2
146
d
Sân
-
Lát gạch chỉ
m2
125
-
Lát gạch bê tông xi măng
m2
234
-
Lát gạch xi măng hoa
m2
143
e
Trần nhà cấp IV
-
Trần cót ép, trần vôi rơm
m2
63
-
Trần gỗ, trần nhựa
m2
74
f
Tường rào
-
Hoa bê tông xây 110 bổ trụ
m2
175
-
Xây gạch chỉ
m2
63
-
Xây gạch xỉ
m2
42
-
Hoa sắt vuông
m2
75
-
Dây thép gai
m2
73
g
Mái vẩy
-
Lợp ngói, fibrôximăng
m2
53
-
Lợp tấm nhựa
m2
35
h
Các công trình khác
-
Gác xép bê tông nhà cấp IV
m2
68
-
Gác xép gỗ nhà cấp IV, nhà tạm
m2
57
-
Bể nước thuộc khu nhà cấp IV, nhà tạm
m3
130
-
Bể phốt thuộc khu nhà cấp IV
m3
124
-
Giếng đất đường kính 1 m
m sâu
189
-
Giếng khơi xây gạch 110 đường kính 1 m hoặc bê tông
m sâu
235
-
Giếng khoan sâu <= 25 m
Cái
7
-
Cống thoát nước bê tông
m
143
-
Rãnh thoát nước xây gạch có lắp BTCT kích thước 40x50
m
320
1
Công tơ điện
Chiếc
76
k
Điện thoại
Chiếc
56
(Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì).
Nhận xét: Theo số liệu từ bảng trên và căn cứ những quy định tại Nghị định 22/NĐ-CP ta thấy đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng như sau:
- Các hộ có đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP sẽ được đền bù về đất và cây trồng trên đất.
- Các hộ có đất nông nghiệp đấu thầu của UBND xã sẽ được đền bù về cây trồng trên đất.
- Các hộ có công trình trên đất được hưởng các khoản hỗ trợ khi di dời; tháo dỡ công trình.
- Tiền đền bù về đất các hộ đấu thầu và đất xã quản lý (không bao gồm đất mương, đường) được chuyển về ngân sách xã.
d. Đánh giá công tác xác lập số liệu cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường tái định cư:
Do các hộ dân ven đường 70 xây dựng công trình, vật kiến trúc trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý mua bán chuyển nhượng, không xác định rõ nguồn gốc đất đai. Do đó, với những nỗ lực về tuyên truyền, vận động, giải thích của tổ công tác và các ban ngành có liên quan nhưng trong công tác này đã phải sử dụng biện pháp cưỡng chế kê khai đối với không ít các hộ để có được hồ sơ đầy đủ. Cũng vì vậy mà kết quả xác lập số liệu không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm.
3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ
Phương án bồi thường thiệt hại cho các hộ được lập chi tiết cho từng hộ. Dựa vào đơn giá đền bù về đất, các khoản hỗ trợ về tài sản trên đất và số liệu do Tổ công tác cung cấp, ngày 3/9/2004 và ngày 16/11/2004 phương án tổng hợp và chi tiết giai đoạn I và II được Ban quản lý dự án huyện thành lập hoàn chỉnh
3.1. Lập phương án đền bù về đất và cây trồng trên đất
3.1.1. Căn cứ xác định giá đền bù về đất và phương pháp xác định giá đền bù về đất
a. Căn cứ xác định giá đền bù.
- Căn cứ vào hàng đất để xác định hệ số K ngày 3/6/2004, căn cứ vào độ phì, khả năng canh tác thuận tiện, năng suất cây trồng trên đất; Chi cục thuế huyện Thanh Trì đã xác định toàn bộ diện tích đất thu hồi của dự án là đất nông nghiệp (trồng cây hàng năm) là đất nông nghiệp hạng II. Đồng thời cũng xác nhận hạng đất cao nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36240.doc