MỤC LỤC
Lời mở đầu.1
CHƯƠNG I 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG 2
I.Sự cần thiết khách quan và lịch sử phát triển của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu . 2
1.Sự cần thiết khách quan. 2
2.Lịch sử phát triển của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu: 4
2.1.Trên thế giới 4
2.2.ở Việt Nam: 5
II.Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá và trách nhiệm của các bên liên quan . 5
1.Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. 5
2.Trách nhiệm của các bên liên quan 6
III.Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. 9
1.Rủi ro hàng hải và tổn thất : 9
1.1.rủi ro hàng hải: 9
1.2.Tổn thất: 10
3.Điều kiện bảo hiểm : 14
3.1.Điều kiện bảo hiểm C(ICC C) 15
3.2.Điều kiện bảo hiểm B 16
3.3.Điều kiện bảo hiểm A: 17
3.4.Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: 17
3.5.Điều kiện bảo hiểm đình công 18
4.Giá trị bảo hiểm .Số tiền bảo hiểm .Phí bảo hiểm 18
4.1.Giá trị bảo hiểm : 18
4.2.Số tiền bảo hiểm : 19
4.3.Phí bảo hiểm : 19
IV.Công tác giám định và bồi thường trong Bảo Hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. 21
1.Vai trò của công tác giám định và bồi thường : 21
2.Quy trình giám định tổn thất hàng hoá: 22
2.1.Giám định tổn thất hàng hoá 22
2.2.Đối tượng của công tác giám định hàng tổn thất 22
2.2.1.Người vận chuyển: 22
2.2.2.Công ty bảo hiểm : 23
2.2.3.Chủ hàng ngoại thương(hoặc người đại lý uỷ thác) 23
2.2.4.Người xếp dỡ(Ga,cảng): 23
3.Các bước tiến hành giám định tổn thất hàng hoá 23
3.1. Nhận giấy yêu cầu giám định : 23
3.2.Công tác chuẩn bị : 24
3.2.1.Ngiên cứu giấy tờ: 24
3.2.2.Điều tra tìm hiểu: 25
3.2.3.Tới địa điểm giám định 25
4.Xác định mức độ hàng tổn thất : 25
4.1.Xác định mức độ hàng tổn thất về lượng : 25
4.1.1.Xác định khối lượng hàng bị tổn thất 26
4.1.2.Xác định mức độ hàng tổn thất về chất : 26
5.Giấy chứng nhận giám định 26
5.1.Định nghĩa: 26
5.2.Yêu cầu: 26
5.2.1.Về hình thức: 27
5.2.2.Nội dung: 27
3.Quy trình giải quyết bồi thường: 28
3.1.Khiếu nại đòi bồi thường : 28
3.1.1.Hồ sơ khiếu nại: 28
3.1.2.Thời hạn khiếu nại : 29
3.2.Bồi thường tổn thất: 29
3.2.1.Nguyên tắc tính toán tiền bồi thường tổn thất : 29
3.2.2.Cách tính toán,bồi thường tổn thất : 30
CHƯƠNG II 32
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PJICO. 32
I.Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảohiểmPETROLIMEX(PJICO). 32
1.Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX: 32
2.Quá trình phát triển của công ty: 36
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO ). 39
II.Khái quát về thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 43
1.Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam. 43
III.Công tác giám định hàng hoá : 44
1.Thị trường giám định hàng hoá tại Việt Nam : 44
2.Quy trình giám định và bồi thường hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO : 46
3.Thực trạng công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO . 50
4.Thực trạng công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chhuyển bằng đường biển ở PJICO . 52
IV.Kết quả và hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK tại PJICO 60
1.Kết quả: 60
2.Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO . 62
CHƯƠNG III 65
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG TẠI PJICO 65
I.Xu hướng phát triển thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của việt nam trong thời gian tới: 65
II.Định hướng phát triển của PJICO 67
II.Một số kiến nghị : 68
1.Về phía công ty bảo hiểm : 68
1.1Công tác giám định bồi thường: 68
1.1.1Giải quyết bồi thường .68
1.1.2.Đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ và nhân viên trong công ty: 69
1.1.3.Một số vấn đề khác: 71
2.Kiến nghị đối với nhà nước. 72
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆUTHAM KHẢO.80
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ giảm trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm khi tổn thất xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm.
Có hai loại miễn thường: Miễn thường có khấu trừ và miễn thường không có khấu trừ .Theo HĐBH có áp dụng miễn thường có khấu trừ x%, nếu tổn thất xảy ra vượt quá x%STBH thì người bảo hiểm sẽ bồi thường phần tổn thất vượt quá đó.Theo HĐBH có áp dụng miễn thường không khấu trừ x%, nếu tổn thất vượt quá x%STBH thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất .
Cần lưu ý rằng trong cả hai trường hợp miễn thường ,nếu tỷ lệ tổn thất không vượt quá tỷ lệ miễn thường thì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất.
chương II
Thực trạng công tác giám định và bồi thường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại pjico.
I.Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO).
1.Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX:
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex(PJICO) là công ty cổ phần bảo hiểm
đầu tiên thành lập tại Việt Nam được bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh Bảo hiểm số 06TC/GCN ngày 27/5/1995 và giấy phép thành lập số 1873/GP-UB ngày 08/6/1995 của UBND TP Hà Nội.
Các thành viên sáng lập có tiềm lực kinh tế mạnh như:
PETROLIMEX-Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là tập đoàn kinh tế lớn của
nhà nước, là cổ đông chi phối của PJICO với tỷ lệ vốn góp 51%.
VSC- Tổng công ty thép Việt nam là đơn vị đầu ngành về sản xuất và kinh
doanh thép .Tỷ lệ vốn góp 6%.
VIETCOMBANK- Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam là ngân hàng thơng mại
hàng đầu Việt Nam có mạng lới hoạt động khắp cả nước cũng như nhiều chi nhánh văn phòng đại diện trên thế giới.Tỷ lệ vốn góp 10%.
VINARE—Công ty tái bảo hiểm quốc gia :có mối quan hệ với các nhà bảo
hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới.Tỷ lệ vốn góp 8%.
MATEXIM- Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ .
HANEL- Công ty điện tử Hà Nội.
Công đoàn liên hiệp đường sắt Việt Nam.
AT-Ltd,Co- Công ty an toàn AT.
Ngày 20/6/1995 PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng
nhiệt của các khách hàng trong nuớc và bạn bè quốc tế.
Ngay sau khi thành lập, tuy đội ngũ cán bộ, nhân viên còn ít ỏi, kinh nghiệm
chưa có nhiều, thêm vào đó là nguồn vốn hoạt động chỉ có hơn 30 tỷ đồng nhưng tập thể PJICO đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, triển khai hơn 50 loại hình dịch vụ Bảo Hiểm .Hiện nay vốn điều lệ của PJICO là 70 tỷ đồng theo tinh thần của luật bảo hiểm.
Bảo Hiểm PJICO có mạng lưới phục vụ trên 61 tỉnh ,thành phố trên toàn quốc
bao gồm: 40 chi nhánh, 15 văn phòng đại diện, trên 600 cán bộ, 1500 đại lý.
Các ngành nghề kinh doanh chính :
-Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (Trên 70 sản phẩm phi nhân thọ các loại )
-Nhượng và nhận tái bảo hiểm
-Dịch vụ giám định ,điều tra, tính toán phân bổ tổn thất,đại lý giám định, xét
giải quyết bồi thờng và đòi ngời thứ ba .
-Đầu tư tài chính .
-Cho thuê văn phòng
-Dịch vụ mua bán,sửa chữa,cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ô tô.
-Mua bán,bảo dỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy ,phụ tùng cho xe có động
cơ xăng ,dầu mỡ.
-Kinh doanh dịch vụ , khách sạn, nhà hàng , du lịch.
-Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản .
-Mua bán hàng hoá, thơng mại và đại lý môi giới .
-Hợp tác đầu tư, tín dụng liên doanh,liên kết với các bạn hàng trong và ngoài
nước.
Sản phẩm bảo hiểm: Trên 70 sản phẩm bảo hiểm các loại thuộc 9 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau :
-Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con ngời
-Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
-Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đờng bộ ,đờng biển ,đờng sông ,đờng sắt và đờng không.
-Bảo hiểm hàng không
-Bảo hiểm xe cơ giới
-Bảo hiểm cháy, nổ
-Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
-Bảo hiểm trách nhiệm chung
-Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
Với các nghiệp vụ bảo hiểm trên PJICO luôn thực hiện ngiêm túc, lấy chất
lượng và chữ tín làm đầu để thu hút và phát triển khách hàng. Trên thương trường cạnh tranh , PJICO luôn chủ động đến với khách hàng bằng những việc làm thiết thực, hỗ trợ khách hàng ,sớm vượt qua hoạn nạn ,khó khăn.
*Bộ máy tổ chức:
Công ty PJICO được tổ chức và hoạt động theo luật daonh nghiệp (Trước ngày 1/1/2000)theo luật công ty và theo điều lệ PJICO .Cơ cấu tổ chức tầm vĩ mô của PJICO được thể hiện ở sơ đồ 1 :
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức của PJICO
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng tài sản hoả hoạn
Chi nhánh Hà Nội
Phòng bảo hiểm phi hàng hải
Chi nhánh Hà Tây
Văn phòngkv1
Chi nhánh Q.Ninh
Văn phòngkv2
Chi nhánh Hải Phòng
Văn phòngkv3
Chi nhánh ThanhHoá
Văn phòngkv4
Chi nhánh Nghệ An
Văn phòngkv5
Chi nhánh Hà tĩnh
Văn phòngkv6
Chi nhánh quảng bình
Văn phòngkv7
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổng hợp
Chi nhánh Huế
Phòng kế toán
Ban thanh tra pháp chế
Phòng đầu t và TTCK
Phòng bồi thờng
Phòng quản lý nghiệp vụ
Phòng tái bảo hiểm hàng hải
Phòng tái bảo hiểm
Chi nhánh sóc Trăng
Chi nhánh đồng Nai
Các tổng công ty,đại lý cộng tác viên Bảo hiểm
Chi nhánh đà nẵng
Chi nhánh Q.NamQuảng Nam
Chi nhánh K.Hoà
Chi nhánh Sài Gòn
Chi nhánh cần thơ
Chi nhánh An Giang
Chi nhánh cà Mau
Chi nánh bình dơng
*Về đội ngũ nhân lực: ban đầu gồm35 Cán bộ nhân viên, đến năm 1999 là 240 cán bộ nhân viên và cho đến nay là trên 500 cán bộ nhân viên đang làm việc tại các văn phòng công ty và các chi nhánh, văn phòng trong cả nước.
*Về cơ chế tài chính: Công ty thực hiện theo TT45-TC/CĐKT ngày 30/5/1994 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm.Về chế độ kế toán công ty đang thực hiện chế độ hạch toán trong ngành bảo hiểm theo quyết định số 1296TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ Tài Chính.
Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO có một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, có trình độ, và nhiều cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm và được đào tạo không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, đến nay công ty luôn luôn không ngừng lớn mạnh và đứng thứ 3 trên tổng số 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, được nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba, uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội tặng bằng khen:Cánbộ công nhân viên đã tham gia tích cực phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 1999, là một mô hình doanh nghiệp đang được nhà nước khuyến khích, ủng hộ, với một chính sách về phí bảo hiểm, và đặc biệt là sự phục vụ có hiệu quả, tận tình chu đáo PJICO đã có một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng.
Hiện nay PJICO đã thiết lập được một mạng lưới các chi nhánh, các văn phòng đại diện, các đại lý và các tổng đại lý trải dài trên khắp cả nước và có mối quan hệ rộng lớn với thị trường bảo hiểm quốc tế và chính thức quan hệ với 30 công ty tái bảo hiểm nước ngoài trong đó có cả những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm LOY’S , Munich Re…Không chỉ thế công ty còn quan hệ với các nhà môi giới bảo hiểm, các đại lý giám định tổn thất nổi tiếng của thế giới. Điều này đã giúp PJICO có được những kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực bảo hiểm để phát triển bảo hiểm và khẳng định vị thế của mình.
2.Quá trình phát triển của công ty:
PJICO được thành lập ngày 15/06/1995 sau nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993, ban đầu với một đội ngũcông nhân ít ỏi, 8 cán bộ công nhân viên mà hầu hết là mới tốt nghiệp đại học, kinh nghiệm chưa có nhiều và một số phòng ban văn phòng tại Hà Nội, nguồn vốn hoạt động chỉ có hơn 30 tỷ đồng nhưng PJICO đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, triển khai hơn 50 loại hình dịch vụ bảo hiểm tập trung vào các lĩnh vực “nóng” như giao thông vận tải, xăng dầu, xây dựng và lắp đặt công trình, xuất nhập khẩu hàng hoá, vận chuyển. Đến năm 1999, sau 5 năm hoạt động, PJICO dã có đội ngũ cán bộ nhân viên gòm 280 CBNV với 95% có trình độ đại học .Đa số cán bộ còn rất trẻ,năng động ,được đào tạo chính quy tại 10 phòng ban, 9 chi nhánh, trên 10 văn phòng đại diện trực thuộc, ngoài ra công ty đã có trên 400 đại lý, cộng tác viênbảo hiểm trong cả nước,công ty đã thực hiện 40 nghiệp vụ bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm toàn thị trường.
Công ty cũng đã tiến hành bảo hiểm cho các khách hàng ngoài cổ đông. Nếu như trước kia công ty hầu như chỉ bảo hiểm cho các khách hàng là các cổ đông của công ty thì đến giai đoạn này 70% doanh thu của công ty là khách hàng ngoài cổ đông.
Công ty đã cùng các công ty khác bảo hiểm và đồng bảo hiểm nhiều công trình lớn giá trị hàng trăm triệu đôla mỹ như khách sạn Dăewoo,toà nhà HITC, các công trình cầu đường (cầu Đuống, cầu Đà Rằng, cầu Hàm Rồng, đường Hồ chí Minh), công trình thuỷ điện sông Hinh…
Với phương châm hoạt động “Luôn ổn định,an toàn,tài chính của khách hàng”,đặt chữ “tín”lên hàng đầu. Nên vị trí, chỗ đứng, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khẳng định và ngày càng được khách hàng tín nhiệm,trong 5 năm qua PJICO luôn luôn cùng khách hàng đề quyết bồi thường một cách nhanh chóng ,kịp thời, hợp lý, hợp tình, hàng nghìn vụ tổn thất lớn nhỏ thuộc trách nhiệm bảo hiểm cho các đối tượng như công nhân, học sinh, các doanh nghiệp, các cơ quan ,nhà máy với tổng giá trị bồi thường 180 tỷ VNĐ, giúp khách hàng phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Công ty đã có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức lớn trong và ngoài nước như các dịch vụ đồng bảo hiểm với tổng công ty Bảo Việt ,Bảo Minh, Bảo Long, UIC, mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước như Vinare ,Munich re,Colognere,Swiss re,Hart fort,West of England.
Cho đến đầu năm 2004, tức sau 9 năm hoạt động PJICO đã có 46 chi nhánh ,gần 1000 văn phòng đại diện ,tổng đại lý,đại lý trải khắp cả nước với 694 cán bộ công nhân viên mà hầu hết có trình độ đại học ,sau đại học ,một số cán bộ công nhân viên được công ty cho đi đào tạo tại những nước có ngành bảo hiểm phát triển như England, Xanhgapo…Với một phương châm hoạt động là luôn có mặt tận hiện trường để giúp đỡ ,chia sẻ rủi ro với khách hàng bằng hệ thống dịch vụ nhanh nhất và tốt nhất, điều này đã giúp cho PJICO trở thành một trong 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu ởViệt nam. Năm 2004 vừa qua là năm mà công ty có mức tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng 80%. Ngoài ra công ty ngày càng mở rộng khai thác thị trường ngoài các cổ đông và cho đến nay doanh thu từ các khách hàng này đã chiếm 90% tỷ trọng doanh thu toàn công ty.cũng trong năm này,nhiều khách hàng từ khu vực liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đã mua bảo hiểm tại công ty như Harbin power(Dự án nhiệt điện Cao Ngạn 85.5 triệu USD ),VIMAS khách sạn 5 sao Sheraton trị giá 60 triệu USD ),Scanhom VN;HaNoi lake view,BP Việt Nam ,Castrol Việt Nam,Sun red river tower, HaNoi Daewoo Hotel,Diamon Plaza,City view…
Công ty rất coi trọng vấn đề giải quyết bồi thường ,làm thế nào để giải quyết cho khách hàng một cách nhanh nhất và thoả đáng, công ty luôn coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, coi đây không chỉ là nhiệm vụ bồi thường tài chính một cách đơn thuần mà còn thể hiện một sự quan tâm của công ty đối với khách hàng khi không may khách hàng gặp phải rủi ro trong cuộc sống ,giúp cho khách hàng sớm có thể ổn định cuộc sống.Trong năm 2004 công ty đã thực hiện bồi thường cho nhiều vụ tổn thất lớn như bồi thường vụ đắm tàu Geomoskoy tại Đài Loan với số tiền 5 tỷ đồng,c ứu tàu Cửu Long 1 mắc cạn tại Đà Nẵng,bồi thường thiệt hại cho tàu Đại Hùng với số tiền 300000 USD ,vụ đâm va tàu Petrlimex01 với số tiền bồi thường là 350000 USD ,bồi thường hàng chục tỷ đồng cho các tổn thất xảy ra trên tuyến đường Hồ Chí Minh và bồi thường cho hàng vạn xe cơ giới xảy ra tai nạn đường bộ.
Thị phần của công ty trong những năm qua liên tục tăng,đặc biệt trong năm 2004 trong khi thị phần của các công ty đều giảm thì thị phần của công ty lại tăng rất nhanh với mức 36,4%(tức chiếm 12,39% thị phần năm 2004 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ).Mặt khác công ty ngày càng không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các công ty bảo hiểm hàng đầu trong nước và quốc tế như Vinare,Munich re,Colognere,Swissre …
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO ).
Ngay sau khi ra đời, PJICO đã nhanh chóng triển khai kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc cả về chiều rộng và chiều sâu. Số lượng nghiệp vụ ngày càng tăng thêm và đa dạng hoá.Về kinh doanh bảo hiểm gốc trong những năm đầu công ty hầu như chỉ tiến hành bảo hiểm cho các khách hàng trong cổ đông, thì cho đến nay doanh thu phí của công ty chủ yếu là các khách hàng ngoài cổ đông. Lợi nhuận sau thuế của công ty cho đến nay luôn luôn tăng trưởng ở mức ổn định.
Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên, nhưng PJICO không nhận được một sự ưu ái nào từ phía Nhà nước. Mặc dù vậy,trong những năm qua PJICO vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình trung bình là 10 tỷ đồng/ 1 năm. Tình hình kinh doanh của PJICO trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu 1.
Bảng 1:Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2004:
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
1.Tổng thu(Tỷ đồng)
118
_
178.6
227
405.5
658
Phí bh gốc(tỷ đồng)
_
_
138.3
177.8
330
600
Nhận tái(tỷ đồng)
_
_
5.7
13.9
22
22
Hoa hồng nhượng tái(tỷ đồng)
_
_
12.3
12.3
20
18
Đầu tư(tỷ đồng)
_
_
8.3
9.7
15
18
2.Lợi nhuận trước thuế(tỷ đồng)
_
_
9.2
11.9
17.5
3.Cổ tức/năm(%)
__
_
12%
15%
15%
4.Tổng tài sản(tỷ đồng)
_
_
174.7
202.4
314
Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO )
Nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng, trong năm 2004, PJICO đã cho ra đời các sản phẩm mới như: Du lịch ngắn hạn,Trách nhiệm nghề nghiệp, Tiết kiệm bảo an, Tư vấn thiết kế…
Với phương châm hoạt động “Chất lượng dịch vụ là trên hết”công ty luôn chú trọng đặc biệt vào công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.
Điểm nổi bật trong dịch vụ chăm sóc khách hàng của bảo hiểm PJICO đó là công tác giám định bồi thường.Với đội ngũ cán bộ giám định bồi thường có trình độ, năng động của công ty đã được tiêu chuẩn hoá, sàng lọc và kiện toàn; hệ thống quy trình giám định bồi thường của tất cả các nghiệp vụ đã được hoàn thiện ban hành và công bố công khai cho khách hàng theo hướng đơn giản hoá thủ tục, thuận tiện ,nhanh chóng hơn cho khách hàng; ý thức phục vụ khách hàng, tận tình chu đáo, loại bỏ tư tưởng sách nhiễu, phiền hà đối với khách hàng đã được quán triệt từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cán bộ làm công tác giám định bồi thường trong toàn công ty đã góp phần tăng cường uy tín, hình ảnh của PJICO trên thị trường bảo hiểm.Hiện nay PJICO là công ty được đánh giá là Công ty số lượng chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
Năm 2004, PJICO đã đạt đợc những kế hoạch đặt ra của năm đó là mức độ
tăng trưởng đạt 80%, Nếu như năm 2004 doanh thu ước tính là 600 tỷ thì thực tế đã đạt đợc:
+Doanh thu phí gốc: 600 tỷ đồng
+Doanh thu đầu tư:18 tỷđồng
+Doanh thu nhận, nhợng:40 tỷ đồng
Như vậy doanh thu thực tế đã đạt được 658 tỷ đồng ,do tổng doanh thu
năm 2003 là 405.5 tỷ đồng ,nên tốc độ tăng là 62.26% so với năm 2003 .
Bên cạnh những quả đạt được trong năm 2004 vừa qua thì cũng còn hạn chế
đó là :Doanh thu tăng nhưng bên cạnh đó thì tỷ lệ bồi thường cũng tăng mạnh, có những nghiệp vụ bồi thường gần100%, điều này dẫn đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp giảm .Vì vậy giải pháp trong thời gian tới đốivới doanh nghiệp là tiếp tục duy trì mức tăng trưởng nhưng đồng thời nâng cao được tính hiệu quả,điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần phối hợp với khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu tổn thất một cách tốt nhất để từ đó giảm được tỷ lệ bồi thường .
-Với những nỗ lực của công ty và những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế đem lại, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt mức rất cao, không chỉ về mặt tương đối mà về mặt tuyệt đối. Nếu như năm 2003 là năm bứt phá ngoạn mục nhất tức là công ty đạt mức độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc gần 90%-cao nhất trong giai đoạn 1998-2003, gấp 3 lần mức tăng trưởng chung toàn thị trường thì năm 2004 đạt doanh thu cao nhất khoảng gần 600 tỷ VNĐ .Như vậy, qua số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động của công ty là rất tốt, khả năng cạnh tranh của công ty với đối thủ lớn ngày càng được nâng lên và vị thế của công ty ngày càng được khẳng định.
Hiện nay PJICO đang dần chiếm được chỗ đứng đối với khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Các khách hàng lớn và những công trình bảo hiểm đáng tự hào của PJICO :
*Các đội tàu lớn của Việt Nam như: Vinalines, Vosco, xăng dầu đường thuỷ,…
*Các công trình xây dựng lớn như: Câù Phú Lương, Hàm Rồng, Cầu Đuống, Thanh trì, Bãi Cháy, Cần Thơ, Xi Măng Bút Sơn, Hải Phòng, Đường Hồ Chí Minh…
*Nhà máy thuỷ điện lớn: Sông Hinh, Đại Ninh, Quảng Trị, Tuyên Quang,…
*Toà cao ốc lớn: Hanoi Daewoo, Diamond plaza, Vietcom bank Tower, HITC,…
Ngoài ra, kết quả kinh doanh của PJICO rất đáng tự hào, thể hiện qua thị phần của công ty ở bảng 2.
Bảng2: Thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ năm 2004 Đơn vị:Tỷ đồng
TT
Công ty
Doanh thu(Tỷ đồng)
Thịphần 2004(%)
Thịphần 2003(%)
Tăng trưởng thị phần(%)so với năm 2003
1
Bảo Việt
1.920,03
40,31%
42,42%
-2,11%
2
Bảo Minh
1.044,76
21,93%
22,89%
-0,96%
3
PVIC
546,50
11,47%
14,06%
-2,59%
4
PJICO
590,00
12,39%
8,75%
+3,64%
5
Bảo Long
92,00
1,93%
1,49%
+0,44%
6
PTI
206,62
4,34%
4,08%
+0,26%
7
VIA
105,40
2,21%
1,56%
+0,65%
8
UIC
95,17
2,00%
2,27%
-0,07%
9
ALLANZ
79,23
1,66%
1,69%
-0,03%
10
QBE
25,00
0,52%
0,44%
+0,08%
11
SAMSUNG VI NA
16,02
0,34%
0,21%
+0,13%
12
ASIA-ICB
12,32
0,26%
0,07%
+0,19%
13
BHViễn Đông
30,04
0,63%
0,00%
+0,63%
14
Groupama
0,07
0,00%
0,06%
-0,06%
Tổng cộng
4.763,16
100%
100%
Nguồn:Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Nếu như các năm trước đây thị phần của công ty còn rất nhỏ, năm 2002 mới chỉ chiếm 6% thị phần ,thì đến 2 năm tiếp theo ,2003, 2004 công ty đã có một bước đột phá kỷ lục trong việc tăng thị phần của mình trên thị trường. Đối với năm 2004, trong khi thị phần của các công ty trực tiếp cạnh tranh là Bảo Việt ,Bảo Minh, PVIC, đều giảm thì thị phần của PJICO lại tăng 3,64%. Trong năm 2004 thì công ty đã đạt được bước nhảy vọt, có thể nói mức tăng trưởng của PJICO là cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường , điều này cũng có nghĩa thị phần của công ty là lớn nhất kể từ khi thành lập cho đến nay. Đây là một dấu hiệu tốt đánh dấu sự khởi sắc của công ty trên thương trường cạnh tranh bây giờ và trong thời gian tới.
II.Khái quát về thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống không những ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới, nghiệp vụ này thực tế đem lại nguồn lợi lớn cho các công ty bảo hiểm,vì vậy hầu hết các công ty bảo hiểm thương mại đều triển khai nghiệp vụ này; chính vì thế mà mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các công ty ngày càng mãnh liệt.
Tuy nhiên hàng năm thì khối lượng hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng qua các năm ngày càng tăng ,đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay trung bình mỗi năm khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tăng 5.5% điều này lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm hoạt động. Số liệu ở bảng 3 dưới đây cho biết lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển trong những năm vừa qua.
Bảng3: Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển(1996-2004)
Đơn vị:1000 tấn
STT
Năm
Khối lượng hàng hoá vận chuyển
Tốc độ tăng trưởng(%)
1
1996
4.785.000
2.3
2
1997
4.953.000
4.1
3
1998
5.064.000
2.2
4
1999
5.161.000
1.9
5
2000
5.290.000
2.5
6
2001
6.013.000
13.6
7
2002
6.956.000
15.7
8
2003
7.100.000
2.1
9
2004
7.987.000
12.5
Nguồn:Niên giám thống kê năm 2004
Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng thực tế hàng hoá được bảo hiểm trên thị trường còn rất ít, nếu như tất cả số hàng hoá này được bảo hiểm thì doanh thu của ngành bảo hiểm rất lớn. Có thể nói nguyên nhân chính của tình trạng này là do các công ty bảo hiểm thực sự chưa tạo lòng tin ở khách hàng và chưa thúc đẩy được nhu cầu của họ , ngoài ra khách hàng chưa tin tưởng các công ty bảo hiểm Việt Nam.
III.Công tác giám định hàng hoá :
1.Thị trường giám định hàng hoá tại Việt Nam :
Việt Nam là một nước đang phát triển luôn nhận thức được nhu cầu cải thiện môi trường kinh tế để thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài .
Chính phủ hiểu được rằng điều kiện tiên quyết để khuyến khích đầu tư là một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu phải phù hợp với các ưu điểm và các mục tiêu phát triển quốc gia .
Người tiêu dùng bất cứ hàng hoá nào, dù là hàng nông sản, hàng sản xuất hay bất cứ loại hàng hoá nào khác, đều hỏi hàng hoá có phải có một chất lượng và phẩm cấp nhất định. Rất dễ nảy sinh các tranh chấp về phẩm cấp và chất lượng của hàng hoá giữa người bán với người mua, đặc biệt là đối với hàng hoá được vận chuyển từ xa xôi tới. Một điều quan trọng trong phạm vi thương mại quốc tế là việc giám định hàng hoá một cách khách quan tại các giai đoạn khác nhau trước khi tới thị trường tiêu dùng .Điều đó cũng không chỉ giúp đảm bảo rằng hàng hoá dó phải đạt phẩm cấp, chất lượng, số lượng cần thiết mà còn làm giảm các phạm vi cạnh tranh nảy sinh giữa các bên tham gia giao dịch.
Khái niệm giám định độc lập đã xuất hiện lần đầu tiên hơn trăm năm trước.Từ đó việc sử dụng giám định độc lập đã trở thành điều thiết yếu trong thương mại quốc tế và rất nhiều giao dịch khác, việc có được giấy chứng nhận giám định đúng đắn là một đòi hỏi khi thanh toán các hợp đồng thương mại .
ở Việt Nam, giám định hàng hoá bắt đầu từ cuối năm 1950 và đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, giám định hàng hoá đã làm bộc lộ những vấn đề về chất lượng, số lượng,…từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hoá của mình và các nhà nhập khẩu Việt Nam khiếu nại về các thiệt hại của họ .
Kể từ năm 1989 khi Việt Nam bước vào tiến trình đổi mới kinh tế, các quan hệ thương mại với nước ngoài đã gia tăng một cách đáng kể và sẽ còn tiếp tục tăng để theo kịp với sự tăng trưởng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam, do đó các công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước cũng như các văn phòng đại diện của các công ty giám định nước ngoài được thành lập nhằm đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ giám định.
Những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam gia tăng ở mức 20-30%/năm. Nhu cầu dịch vụ giám định cũng gia tăng với tỷ lệ như vậy .Một điều chác chắn rằng tỷ lệ gia tăng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn cao hơn nữa.
Bên cạnh việc giám định hàng hoá xuất nhập khẩu, các lĩnh vực khác của sự phát triển kinh tế Việt Nam cũng đòi hỏi cần có các dịch vụ giám định, ví dụ, có nhu cầu là các liên doanh cần được định giá đúng thiết bị nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích của liên doanh.Từ đó, một điều được dự tính là nhu cầu giám định trong các lĩnh vực công nghiệp ,các hoạt động về hàng hải, dầu khí,…sẽ càng gia tăng.
Do kết quả của chính sách “Đổi mới” Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài .Tham gia vào thị trường quốc tế đã và sẽ tạo ra các yêu cầu mới trong tương lai đối với các dịch vụ giám định . Chính Phủ Việt Nam nhận thấy rằng việc phát hiện các hành động man trá, chẳng hạn như việc nâng giá thiết bị góp vốn, là việc quan trọng và cần thiết phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh để ngăn chặn sự lợi dụng hệ thống. Nếu không có các công ty giám định độc lập tầm cỡ quốc tế có khả năng thực hiện giám định chuẩn thì các chính sách của chính phủ sẽ không thực hiện một cách có hiệu quả được.
Hiện tại có các công ty sau đây được cấp phép thực hiện các dịch vụ giám định ở Việt Nam :Vinacontrol, Trung tâm giám định hàng hoá xuất nhập khẩu(FCC),cafê Control, Trung tâm kiểm tra chất lượng Thuỷ sản xuất khẩu, Trung tâm kiểm tra chất lượng Cao su tự nhiên , Công ty TNHH giám định sài gòn ,Công Ty TNHH giám định Mê Kông.
2.Quy trình giám định và bồi thường hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO :
Chúng ta đã nghiên cứu ở chương trên ,có thể cho thấy một điều rằng công tác giám định và bồi thường tổn thất có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với bất kỳ một công ty nào. Đối với PJICO cũng không phải là trường hợp ngoại lệ - công ty luôn chú trọng đến công tác giám định và bồi thường coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, toàn bộ cán bộ công ty luôn làm việc với nhịp độ giám định bồi thường nhanh chóng và chính xác, hợp tình, hợp lý, kịp thời cho người tham gia bảo hiểm sớm có thể ổn định cuộc sống .Và thực tế những công việc này đã góp p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13501.DOC