Luận văn Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC CÁC BẢNG. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.viii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3

4. Những đóng góp khoa học . 4

5. Bố cục luận văn. 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO

ĐẲNG CÔNG LẬP VIỆT NAM. 5

1.1. Tổng quan về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. 5

1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu . 5

1.1.2. Khái niệm quản lý tài chính, yêu cầu và nguyên tắc quản lý tài

chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. 7

1.1.3. Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. 8

1.2. Quản lý tài chính tại các trường Đại học và cao đẳng công lập Việt

Nam . 9

1.2.1. Các đặc điểm về trường Đại học và cao đẳng công lập. 9

1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính tại các trường Đại học và cao đẳng

công lập . 14

pdf110 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu chung về trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên tiền thân là ba trường Sư phạm đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Mỗi nhà trường có quá trình hình thành, phát triển riêng. Tuy nhiên, có thể khái quát đặc điểm chung của ba nhà trường là ra đời, phát triển trong điều kiện chiến tranh, liên tục sơ tán, chuyển địa điểm nhiều lần, nhiều nơi, cơ sở vật chất nghèo nàn. Các nhà trường cùng chung sứ mệnh là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở từ trình độ thấp đến trình độ chuẩn theo qui định của Luật Giáo dục. Đến năm 1990, thực hiện Quyết định số 159/UB-QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1990 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái, Trường Trung học Sư phạm Bắc Thái chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 trường Sư phạm của tỉnh (Trường Sư phạm Mầm non, Trung học Sư phạm 12 + 2 Bắc Thái và Trường Sư phạm 12 + 3 Bắc Thái). Ba trường Sư phạm hợp nhất nhằm tập trung nguồn lực nhà giáo, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, thiết bị và đào tạo theo hướng đa ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới. Đến đây, ba trường Sư phạm của Tỉnh hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử và bước vào giai đoạn phát triển mới với tên gọi Trường Trung học Sư phạm Bắc Thái. Đến năm 1997, khi tỉnh Bắc Thái chia tách thành hai tỉnh thì đổi tên thành Trường Trung học Sư phạm Thái Nguyên. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sau 08 năm (1990 - 1998) nỗ lực, phấn đấu của thầy trò, ngày 30 tháng 5 năm 1998, Trường Trung học Sư phạm Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 101/1998/QĐ- TTg về việc nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên. 44 Năm 1998, khi Trường nâng cấp lên Cao đẳng, ngoài hệ trung cấp Sư phạm 12 + 2 vẫn đang đào tạo từ trước, Trường được phép mở thêm 11 mã ngành cao đẳng sư phạm mới: Giáo dục Tiểu học, Toán - Lý, Toán - Tin, Toán - Thể dục, Lý - Kỹ thuật Công nghiệp, Hóa - Sinh, Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Văn - Sử, Văn - Đoàn Đội, Văn - Giáo dục Công dân. Đến năm 2002, Trường được phép mở thêm 05 mã ngành cao đẳng sư phạm nữa, đó là: Thể dục - Sinh, Sinh - Hóa, Giáo dục Mầm non, Địa - Sử, Mỹ thuật - Âm nhạc. Để đáp ứng nhu cầu giáo viên cho tỉnh nhà, năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cho phép Nhà trường mở thêm 3 mã ngành: Sư phạm Âm nhạc - Công tác Đội, Sư phạm Mỹ thuật - Công tác Đội và Cao đẳng Tin học ngoài Sư phạm. Năm 2005, Trường mở thêm 01 mã ngành, đó là Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Kỹ thuật Nông nghiệp - Kinh tế gia đình. Loại hình đào tạo này Trường tuyển sinh được 02 khóa rồi kết thúc. Trước tình hình “bão hòa” các loại hình giáo viên đã đào tạo từ 1998, năm 2008, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép Trường được tuyển sinh 1 mã ngành mới, đó là cao đẳng Sư phạm Tin - Kỹ thuật Công nghiệp và 03 mã ngành ngoài Sư phạm: Tiếng Anh, Thư viện Thông tin, Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học. Năm 2008, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên vinh dự là 1 trong 10 trường trên toàn quốc được Bộ Giáo dục - Đào tạo chọn để triển khai thí điểm công tác tự đánh giá. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục đã triển khai, cùng Hội đồng Tự đánh giá hoàn thành công việc này và báo cáo Bộ trong năm 2008. Năm 2009, Trường được tuyển sinh thêm ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Thể chất và Cao đẳng Công nghệ Thiết bị Giáo dục. 45 Do chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo giai đoạn này là các trường tiểu học và trung học cơ sở phải có giáo viên chuyên về Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục; cán bộ chuyên trách về Văn thư, Tổng Phụ trách Độinên sinh viên các ngành này ra trường đã ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của các địa phương trong Tỉnh. Song song với các hệ cao đẳng trong và ngoài sư phạm, Trường còn được đào tạo 05 mã ngành hệ trung cấp, đó là Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Giáo dục Thể chất, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Thư viện - Thiết bị giáo dục. Đồng thời với việc mở các mã ngành đào tạo mới hệ cao đẳng và trung cấp chính quy, để đẩy nhanh công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và mầm non cho Tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên còn mở các lớp cao đẳng vừa làm vừa học tại Trường hoặc tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên của các huyện, thành trong Tỉnh. Đến 2016, sau 15 năm thành lập, Khoa Bồi dưỡng đã thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng bộ nhà trường, đã mở các khóa Bồi dưỡng trình độ cao đẳng cho 6.301 giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận; tổ chức đào tạo cho 1007 giáo viên mầm non đứng lớp chưa qua đào tạo góp phần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non của tỉnh nhà theo quy định chuẩn giáo viên của nhà nước; liên kết với 06 trường Đại học, cao đẳng (Đại học, cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Đại học, cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, Đại học, cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học, cao đẳng Thể dục - Thể thao Bắc Ninh, Đại học, cao đẳng Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học, cao đẳng Quốc gia) để đào tạo, bồi dưỡng trình độ Đại học, cao đẳng các ngành Mầm non, Tiểu học, Toán, Văn, Địa, Sư phạm Kỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc, Mỹ Thuật với 28 lớp đã ra trường gồm 1459 sinh viên đạt trình độ Đại học, cao đẳng và hiện tại còn 29 lớp với tổng số 1810 sinh viên đang học tại trường. Như vậy, đến tháng 10/2017, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên có: Diện tích khuôn viên là 6,23 ha; Giảng đường: 4.160m2 với 64 phòng học đủ bàn ghế, ánh sáng, có trang bị máy chiếu, hệ thống camera và các thiết bị hiện đại khác; Thư viện: 1.611m2 với 3.750 đầu sách, báo, tạp chí và tài liệu tham khảo; 46 Phòng Thí nghiệm là 1.850m2. Phòng máy tính với 120 đầu máy; 01 Nhà học các bộ môn chuyên ngành 5 tầng, diện tích 2.810 m2; 01 Giảng đường lớn: 484m2; 01 Nhà Đa chức năng: 985m2; 01 Nhà công vụ gồm 15 phòng, có diện tích 1.303m2; 01 Nhà Văn phòng các khoa, tổ bộ môn, diện tích 857m2, có đủ trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính được hòa mạng Intrernet; 01 Nhà ăn - Câu Lạc bộ sinh viên, diện tích 1.184m2; 01 Nhà để xe đạp, xe máy diện tích là 429m2; 02 Nhà Ký túc xá học sinh sinh viên gồm có 84 phòng diện tích 4.394m2; 04 sân cầu lông, 02 sân bóng chuyền, 01 sân bóng rổ, 01 sân vận động với tổng diện tích là 6.775m2 và một số công trình khác 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non có trình độ cao đẳng và thấp hơn; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục; liên kết với các trường Đại học, cao đẳng để đào tạo các loại hình giáo viên mà Nhà trường chưa đủ điều kiện đào tạo. Nhà trường là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực khác có chất lượng; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục, góp phần phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi lân cận. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Về cơ cấu, tổ chức, từ những tổ chức nhỏ, lẻ buổi đầu thành lập của các trường tiền thân, đến nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên đang từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo Điều lệ trường cao đẳng. Hiện nay, cơ cấu, tổ chức của Nhà trường gồm Ban Chấp hành Đảng bộ với 07 Chi bộ trực thuộc, với 81 đảng viên. Về chính quyền gồm Ban Giám hiệu và 04 phòng chức năng, 05 khoa đào tạo và bồi dưỡng, 01 trung tâm và 18 tổ chuyên môn, nghiệp vụ. Ban Chấp hành Công đoàn với 07 Công đoàn cơ sở, với 140 công đoàn viên. Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 03 Liên chi và hơn 85 Chi đoàn cơ sở, hơn 4000 đoàn viên thanh niên (số liệu năm 2016). Hội Sinh viên với hơn 85 Chi hội từ các khoa đào tạo. Các tổ chức 47 cơ sở Đảng, bộ máy chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội của Nhà trường không ngừng kiện toàn về tổ chức và phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước gắn với cải cách hành chính và phát huy được quyền làm chủ của nhân dân. Do đó, nội bộ Nhà trường luôn đoàn kết, ổn định, phát triển; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị qua các giai đoạn và nhiệm vụ từng năm học. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của trường (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp) ĐẢNG UỶ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC-ĐT BAN GIÁM HIỆU ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG ĐOÀN HỘI SINH VIÊN KHOA TRUNG TÂM TIN HỌC, NGOẠI NGỮ VÀ BỒI DƯỠNG NHIỆP VỤ PHÒNG BAN CHỨC NĂNG BỘ MÔN CHUNG Tổ chức cán bộ - Công tác học sinh, sinh viên Kế hoạch - Tài vụ Hành chính - Tổng hợp Tự nhiên Tiểu học Xã hội Bồi dưỡng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học CÁC QUAN HỆ Lãnh đạo: Phối hợp: 48 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Ban Giám hiệu là bộ phận đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động đào tạo, mua sắm trang thiết bị, xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trường, quản lý nhân sự chungnhằm đảm bảo sự phát triển chung của nhà trường. Hội đồng khoa học - đào tạo là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Phòng Hành chính - Tổng hợp phụ trách nhiều lĩnh vực của Nhà trường: Văn thư, lưu trữ, đánh máy, in ấn tài liệu; thi đua, tổng hợp, soạn thảo các loại văn bản theo yêu cầu của Nhà trường; vệ sinh môi trường; chuẩn bị cơ sở vật chất cho các hoạt động của Nhà trường; khám sức khỏe cho cán bộ giảng viên, nhân viên và học sinh sinh viên; xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, quản lý cơ sở vật chất, điện nước; hộ khẩu; bảo vệ an ninh trật tự, tài sản; điều hành xe ô tô đưa đón lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên đi công tác Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác học sinh viên có chức năng tham mưu, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt về tổ chức cán bộ và công tác học sinh sinh viên. Phòng đào tạo có chức năng tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường. Phòng kế hoạch tài vụ - Phụ trách việc lập dự toán, tổ chức thu kinh phí từ các nguồn, đảm bảo thanh, quyết toán nguồn kinh phí và giám sát, đôn đốc chấp hành kỷ luật tài chính, chế độ kế toán để phục vụ mọi hoạt động của nhà trường theo những mục tiêu đã định. 49 Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Bồi dưỡng Nghiệp vụ có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các lớp Tin học ứng dụng, Ngoại ngữ thực hành theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học; bồi dưỡng Nghiệp vụ theo nhu cầu của người học, có hướng dẫn theo đúng quy định của Nhà nước để góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng Ngoại ngữ, Tin học và Nghiệp vụ cho những đối tượng có nhu cầu. Khoa Tự nhiên có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập. Tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo trong lĩnh vực chuyên ngành khoa quản lý. Khoa Xã hội có nhiệm vụ quản lí và tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được giao. Xây dựng nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một số chuyên ngành Khoa quản lý. Tổ chức nghiên cứu, cải tiến Phương pháp giảng dạy; triển khai, quản lí và đánh giá toàn diện công tác đào tạo trong phạm vi quản lí của khoa thông qua các bộ môn. Khoa Tiểu học - Mầm non có nhiệm vụ quản lí và tổ chức và thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường. Tổ chức xây dựng chương trình chi tiết các học phần liên quan đến chuyên ngành đào tạo của khoa và các môn học được phân công quản lí, giảng dạy. Tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, khoa Tiểu học - Mầm non còn được giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, gắn đào tạo với Nghiên cứu Khoa học. Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn Giáo trình, Tập bài giảng môn học, Tài liệu phục vụ giảng dạy Tổ Bộ môn chung có nhiệm vụ quản lí và tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trì 50 tổ chức quá trình đào tạo của toàn bộ học sinh sinh viên Nhà trường và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch chung của Trường. Tổ chức xây dựng chương trình chi tiết các học phần liên quan đến chuyên ngành đào tạo của Tổ và các môn học được phân công quản lí, giảng dạy: Thể chất - Quốc phòng, Tâm lý - Giáo dục - Đoàn Đội, Ngoại ngữ, Lý luận Chính trị; tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học; triển khai, quản lí và đánh giá toàn diện công tác đào tạo trong phạm vi quản lí của Tổ. 3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên 3.2.1. Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý tài chính của trường Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính hiện nay trường đang áp dụng: - Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập; - Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 về phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước trong các cơ quan hành chính, ĐVSN công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước; - Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. - Nghị định số 16/2015/NĐ - CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; - Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. 51 - Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 và thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 09 năm 2007 sửa đổi, bổ sung thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập; hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSN thực hiện chế độ tự chủ; - Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_tai_truong_cao_dang_su_p.pdf
Tài liệu liên quan