Luận văn Công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, thực trạng và giải pháp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.

DANH MỤC CÁC BẢNG.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .

LỜI MỞ ĐẦU .1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .1

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.2

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU .4

1.1. Khái niệm về công tác tổ chức xuất khẩu.4

1.1.1. Khái niệm .4

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của công tác tổ chức xuất khẩu.4

1.1.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu .4

1.1.2.2. Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu .11

1.1.2.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu.13

1.1.2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu .14

1.1.2.5. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu .25

pdf134 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả và gửi cho khách hàng theo yêu cầu thì hàng hóa mới đủ điều kiện để xuất hàng. 2.1.3.3. Thuê tàu Hàng gốm sứ xuất khẩu chủ yếu được đóng vào container, trước khi xuất hàng, bộ phận phụ trách chứng từ của doanh nghiệp sẽ liên hệ với hang tàu hoặc công ty giao nhận ( forwader ) để yêu cầu booking và lấy container về đóng hàng. Tùy theo điều kiện giao hàng thỏa thuận khi báo giá mà doanh nghiệp được tùy ý lựa chọn hãng tàu, hoặc công ty giao nhận ( nếu điện kiện giao hàng là CIF ) hoặc phải liên hệ với hãng tàu hay công ty giao nhận do người mua chỉ định ( nếu điều kiện giao hàng là FOB ) Các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc lấy booking gồm: Shipper: Tên và địa chỉ ngưởi xuất hàng Consignee: Tên và địa chỉ người nhận hàng PO#: Số đơn đặt hàng POL/POD: Cảng gửi hàng và cảng đích Sau khi kiểm tra thông tin, hãng tàu hoặc công ty giao nhận sẽ gửi booking cho doanh nghiệp để chuẩn bị cho việc đóng hàng xuất khẩu. 2.1.3.4. Mua bảo hiểm hàng gốm sứ xuất khẩu Hàng gốm sứ chủ yếu được xuất khẩu bằng đường biển, với 2 điều kiện thương mại phổ biến là FOB hoặc CIF. Nếu giá bán theo điều kiện CIF, doang nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm, với hàng gốm sứ. Thông thường chọn tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), mua bảo hiểm chuyến. Đầu tiên, làm giấy yêu cầu bảo hiểm, Bảo việt sẽ cấp mẫu in sẵn với nội dung ghi: loại hàng hoá, chủng loại cần bảo hiểm, giá trị hàng, quy cách đóng gói, cảng đến, 40 cảng di, tên tàu, điều kiện yêu cầu bảo hiểm. Sau khi khai vào tờ khai, nộp lại cho Bảo Việt để họ xem xét nội dung và chấp nhận nhận bảo hiểm hàng hoá, tiếp đó Bảo Việt phát đơn bảo hiểm giấy chấp nhận bảo hiểm, bước này diễn ra thực tế thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản. 2.1.4. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 2.1.4.1. Thủ tục thông quan Được thực hiện bởi nhân viên của doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp thường thuê công ty dịch vụ bên ngoài để làm các thủ tục giao nhận vận tải bao gồm cả thủ tục hải quan, quy trình làm thủ tục thông qua các bước sau: Chuẩn bị chứng từ Chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục hải quan. Có thể nói việc chuẩn bị chứng từ sớm và chuẩn xác sẽ đóng góp đế 95% tiến độ khai báo hải quan cũng như chi phí làm hải quan. Bộ chứng từ thông quan gồm các giấy tờ cơ bản sau: Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading). Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có) Sau khi đã chuẩn bị bộ chứng từ thông quan, người làm thủ tục hải quan thực hiện các công việc sau: Khai và nộp tờ khai hải quan Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm. 41 Lấy kết quả phân luồng Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, doanh nghiệp làm bước tiếp theo: Luồng xanh: Miễn kiểm thực tế hàng hóa và chứng từ, hệ thống hải quan điện tử tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”. Luồng vàng: Nếu nhận được kết quả là luồng vàng, doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như: Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu) Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh) Chứng từ khác: Vận đơn,.. Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên doanh nghiệp cần chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần. Luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, DN phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan. Nộp thuế Đối với sản phẩm gốm sứ xuất khẩu, mức thuế hiện tại theo quy định là 0% nên Doanh nghiệp không phải nộp thuế. 2.1.4.2. Giao hàng cho người vận tải Do giao hàng chủ yếu bằng container, thường tiến hành giao container cho bãi (hoặc trạm) container để nhận biên lai xếp hàng. Sau đó biên lai này sẽ được đổi thành vận đơn khi tàu khởi hành. 42 2.1.5. Yêu cầu thanh toán Tiếp theo sau bước giao hàng là bước thanh toán hợp đồng, đây là khâu rất phức tạp và dễ mắc nhiều lỗi vì vậy mà mất rất nhiều thời gian và công sức. Phương thức thanh toán chủ yếu thường áp dụng là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền. Phương thức tín dụng chứng từ: để được thanh toán thì phải tiến hành thu thập đầy đủ để lập bộ hồ sơ chứng từ, khi bộ chứng từ được thu thập đầy đủ, bên xuất khẩu sẽ gửi cho ngân hàng mở L/C để được thanh toán thông qua ngân hàng đại diện của mình. Sau một thời gian, thường là từ 10 đến 15 ngày, ngân hàng sẽ sửi giấy báo cho bên xuất khẩu với nội dung đã thanh toán tiền (đối với L/C trả ngay) hoặc đã nhận giấy chấp nhận thanh toán trả tiền (đối với L/C trả chậm). Đến thời hạn trả tiền ngân hàng sẽ thông báo đã được thanh toán. Đối với những hợp đồng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thường là đối với các đối tác làm ăn uy tín lâu dài và có quan hệ mật thiết sẽ chuyển bộ chứng từ bằng thư đảm bảo cho đối tác của mình. Khi người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán đến, thì ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho bên xuất khẩu. 2.1.6. Giải quyết các tranh chấp khiếu nại nếu có Trong thực hiện hợp đồng, các đơn vị xuất khẩu gốm sứ Bình Dương cũng không tránh khỏi bị bên đối tác khiếu nại, phàn nàn. Hai vấn đề thường bị phía đối tác khiếu nại nhiều nhất là chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Vì đặc tính hàng gốm sứ là cồng kềnh và dễ vỡ nên khả năng bị hư hỏng trong quá trình vẫn chuyển cũng hay xảy ra hơn so với các loại hàng hóa thông thường. Ngoài ra thời gian giao hàng là một trong những điều khoản mà các doanh nghiệp gốm sứ hay vi phạm, một phần vì hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà doanh nghiệp khó kiểm soát như điều kiện thời tiết không thuận lợi hay thiếu hụt lao động mà ngành gốm sứ còn có một đặc điểm nữa là tính thời vụ: mùa cao điểm của hàng gốm sứ xuất khẩu là từ tháng 9 hàng năm đến tháng 3 năm sau, bao gồm kỳ nghỉ dài trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là khoảng thời gian các 43 nhà máy thường xuyên có sự thiếu hụt về lao động khi một tỷ lệ không nhỏ công nhân ở xa nghỉ tết sớm và quay lại làm muộn hơn sau dịp tết trong khi đây là mùa cao điểm sản xuất nên dẫn đến tình trạng chậm trễ đơn hàng của khách hàng. Cách giải quyết khiếu nại phổ biến nhất của các doang nghiêp gốm sứ Bình Dương là trừ tiền hoặc đền bù hàng hóa cho đơn hàng kế tiếp. 2.2. Thực trạng công tác tổ chức xuất khẩu tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương. 2.2.1. Khảo sát ý kiến các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả khảo sát 33 doanh nghiệp và phỏng vấn trực tiếp các cá nhân làm việc lâu năm trong ngành gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương: * Phương thức xuất khẩu Bảng 2.1: Phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doang nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương Phương thức xuất khẩu chủ yếu Số lượng DN Tỷ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp 15 45% Xuất khẩu thông qua trung gian 18 55% Tổng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Kết quả chỉ có 45% lượng hàng hóa của doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp, phần còn lại xuất khẩu thông qua ít nhất một công ty trung gian ở Việt Nam hoặc nước ngoài. * Phương thức tiếp cận khách hàng: Bảng 2.2: Phương thức tìm kiếm và tiếp cận khách hàng 44 Phương thức tiếp cận khách hàng Số lượng DN Tỷ trọng (%) Thông qua Internet 23 70% Tham gia hội chợ triển lãm 10 30% Gặp trực tiếp khách hàng 6 18% Khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp 25 76% Lưu ý: có nhiều DN chọn nhiều phương thức Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Có đến 76% doanh nghiệp được khảo sát trả lời khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp, chỉ có một số doanh nghiệp chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua tham dự các hội chợ triển lãm ở nước ngoài. * Việc ký kết hợp đồng: Bảng 2.3: Việc kí kết hợp đồng Kí kết hợp đồng Số lượng DN Tỷ trọng (%) Phần lớn lô hàng không kí kết hợp đồng xuất khẩu 30 91% Phần lớn lô hàng có kí kết hợp đồng xuất khẩu 3 9% Tổng cộng 33 100% 91% doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng DN không kí kết hợp đồng từng lô hàng với khách hàng, điều này cho thấy DN còn chủ quan trong việc kí kết hợp đồng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. *Phương thức thanh toán: Bảng 2.4: Phương thức thanh toán phổ biến nhất của các doang nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương 45 Phương thức thanh toán Số lượng DN Tỷ trọng (%) Chuyển tiền bằng điện ( T/T) 28 85% Tín dụng chứng từ 05 15% Tổng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Phương thức thanh toán phổ biến nhất được các doang nghiệp lựa chọn là chuyển tiền bằng điện (T/T) khi có 85% doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn phương thức này, kế đến là phương thức tín dụng chứng từ. * Nguồn hàng xuất khẩu Bảng 2.5: Nguồn hàng xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu Số lượng DN Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp tự sản xuất 26 79% Đặt gia công các doanh nghiệp khác 7 21% Tổng cộng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Nguồn hàng của các doang nghiệp xuất khẩu chủ yếu do doang nghiệp tự sản xuất, chiếm khoảng 79%, 21% còn lại các doang nghiệp đặt mua hoặc gia công bên ngoài. * Lò sản xuất Bảng 2.6: Loại lò nung chủ yếu các doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất Loại lò Số lượng DN Tỷ trọng (%) Lò ga 25 75% Lò củi 08 25% Lò khác 0 0% Tổng 33 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 46 75% loại lò được các doang nghiệp sử dụng hiện này là loại lò ga, chỉ còn khoảng 25% sử dụng lò củi cho các mặt hàng outdoor có kích thước lớn. Đây là một thay đổi lớn khi các doanh nghiệp chuyển từ các loại lò củi năng suất thấp, ô nhiễm môi trường sang các loại lò ga có năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn và còn giảm thiểu việc tác động đến môi trường. * 80% các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm bằng tay, chỉ có 20% các sản phẩm được làm bằng máy chủ yếu là các sản phẩm nhỏ như ly, chén, tách, dĩa..vv * Yếu tố gây khó khăn cho sản xuất: Bảng 2.7: Yếu tố gây khó khăn nhất đến sản xuất Khó khăn Số lượng DN Tỷ trọng (%) Điều kiện thời tiết không thuận lợi 3 9% Thiếu hụt lao động 12 36% Các quy định về môi trường 4 12% Chi phí nguyên vật liệu tăng cao 14 42% Khác 0 0% Tổng cộng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 02 yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá là gây khó khăn nhiều nhất tới hoạt động sản xuất gốm sứ là: chi phí nguyên vật liệu tăng cao và thiếu hụt lao động. Trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao làm đội giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thì việc thiếu hụt lao động cũng là một thách thức lớn cho DN khi họ không đủ khả năng để hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn, nhất là trong những đợt sản xuất cao điểm. *Chi phí sản xuất: Bảng 2.8: Chi phí sản xuất lớn nhất Loại chi phí Số lượng DN Tỷ trọng (%) 47 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất 18 55% Chi phí nhân công 15 45% Chi phí quản lý 0 0% Chi phí khác 0 0% Tổng cộng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 55% DN được khảo sát đánh giá chi phí nguyên vật liệu sản xuất là loại chi phí lớn nhất của DN, số DN còn lại đánh giá chi phí nhân công là chi phí lớn nhất của DN. Bảng 2.9: Cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành Loại chi phí Tỷ trọng (%) Chi phí nguyên vật liệu sản xuất 35% Chi phí nhân công 30% Chi phí quản lý 15% Chi phí khác 20% Tổng 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm gốm sứ là: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất, chiếm khoảng 35% và chi phí lao động, chiếm khoảng 30%. Do đó một trong những yêu cầu hàng đầu nếu muốn giảm giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm đó là tăng năng suất lao động, áp dụng máy móc nhiều hơn để giảm chi phí nhân công. * 30% doanh nghiệp được hỏi tự làm các thủ tục hải quan, 70% còn lại thuê dịch vụ bên ngoài làm trọn gói các công việc như vận chuyển, khai báo hải quan.. 48 *76% doanh nghiệp đánh giá các thủ tục hải quan hiện nay là thuận lợi cho doanh nghiệp, trong khi đó vẫn còn 24% đánh giá là không thuận lợi. * Khiếu nại: Bảng 2.10: Khiếu nại từ đối tác Tần suất Số lượng DN Tỷ trọng (%) Rất hiếm 2 6% Thỉnh thoàng 31 94% Thường xuyên 0 0% Rất thường xuyên 0 0% Tổng cộng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 94% doanh nghiệp được khảo sát trả lời doanh nghiệp thỉnh thoảng bị phía đối tác khiếu nại, đây là một tỉ lệ đáng quan tâm khi tỷ suất lợi nhuận của mặt hàng gốm sứ không cao, việc bị khiếu nại không chỉ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của DN mà còn làm cho đối tác mất tin tưởng vào uy tín chất lượng của DN, do đó DN phải hạn chế mức tối đa nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại, trong đó hai nguyên nhân chính là do chất lượng sản phẩm không đạt chiếm 39% các trường hợp, 48% là do giao hàng chậm trễ, còn lại 12% là do các nguyên nhân khác. Bảng 2.11: Nguyên nhân bị khiếu nại Nguyên nhân Số lượng DN Tỷ trọng (%) Chất lượng sản phẩm 13 39% Thời gian giao hàng 16 48% Khác 4 12% Tổng cộng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 49 2.2.2. Thực trạng 2.2.2.1. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng Những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương các hội chợ triển lãm quốc tế đã giảm xuống đáng kể. 70% doanh nghiệp khảo sát không tham gia triển lãm hàng năm. Bảng 2.12: Danh sách các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ quốc tế Ambiente, tại Frankfurt, Đức vào tháng 2 năm 2019. STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ 1 3N Link Co., Ltd Dong Da District, Hanoi 2 Anh Hong Handicrafts Import Export Co., Ltd. Phuc Tan Street, Hoan Kiem Dist., 11/143, Ha Noi 3 Bac Ninh Manufacture Co., Ltd. 102A Hoang Cau, Đống Đa, Hà Nội 4 Dai Dong Tien Corporation 216 Tan Thanh St., Ward 15, District 5, Ho Chi Minh 5 Diep Duong Company Limited Lane 189, Alley 31, No. 23 Hoang Hoa Tham, Ba Dinh District, Ha Noi 6 Doan Potters Ltd Khanh Binh Village, Tan Uyen District, Binh Duong Province, Vietnam 7 Duc Phong Co., Ltd Ho Chi Minh 8 Duc Thanh Wood Processing JSC Duc Thanh Wood Processing Joint Stock Company, Ho Chi Minh 50 9 Green Living Manufacturing Trading Co., Ltd Phan Dang Luu St., Ward 3, Phu Nhuan District, 188, Ho Chi Minh 10 Viet Khoi Crafts Company Limited No. 48/8, 310 Lane, Co Nhue Str., Co Nhue 2 Ward North Tu Liem Dist,Hanoi 11 Hasa Vietnam Arts & Crafts 20/23 Binh Phuoc A Hamlet, Binh Chuan Village, Thuan An District,Binh Duong 12 Hoang Long Imex JSC 248 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Ha Noi 13 Hong Ha CO., LTD. Lot Q1-Q2, D4 Street, Nam Tan Uyen IP,Tan Uyen, Binh Duong 14 Huong Dang Artistic Handicrafts & Lacquerwares Company Limited Quynh Mai Street, Quynh Mai Precint Hai Ba Trung 204 C7A, Hanoi 15 Halinh Rattan & Bamboo Phu Nghia Industrial Zone, Chuong My District, Ha Noi 16 KienLam Handicraft Co., Ltd 8/26 Nguyen Dinh Khoi Str., Ward 4, Tan Binh District, HCMC 17 Lac Viet Handicraft Co., Ltd 235 An Duong Vuong, My An Ward, Ngu Hanh Son District,Da Nang City 18 Lan Innovation Co., Ltd. C1, Tan Thoi Nhat Ward, Dist. 12 D2, Ho Chi Minh 19 Manh Dan Ceramic Company Limited 216 Giang Cao, Bat Trang, Gia Lam, Hanoi 51 20 Minh Long I Co., Ltd. Hung Loc, Hung Dinh, Thuan An 333,Binh Duong 21 Huong Nga Fine Arts Co., Ltd 240A Duong Dinh Hoi Street, Tang Nhon,Phu B Ward, District 9,HCMC 22 Phu Nghia Baroproduct Co., Ltd Thai Ha Street, Dong Da District 28/131,Hanoi 23 Quang Minh Seagrass Mat Private Enterprise Phu Vinh, Phat Diem, Kim Son 61, Ninh Binh 24 Thang Long Crafts Manufacture & Export JSC 14D-TT14 Van Quan Urban Area, Ha Dong,Hanoi 25 Thien Thuong Co., Ltd 1128 31E Street, Lot C, An Phu Ward, District 2,Ho Chi Minh 26 Tien Thanh Handicrafts Co., Ltd. Lot B2, Nguyen Duc Canh Industrial Zone, Thai Binh City,Thai Binh 27 Tuan Thien An Company Area 5b, Tan Bien Ward 235/8,700000Bien Hoa - Dong Nai 28 Vietbiz Import Export Service Trading Company Limited 118/53 Bis Tran Quang Dieu Str., Ward 14, District 3,Ho Chi Minh 52 29 VIETS Co., Ltd 48/2/4 Me Linh Street, Binh Thanh District,Ho Chi Minh City Nguồn: https://ambiente.messefrankfurt.com Nhìn vào bảng danh sách trên có thể nhận thấy rằng các doang nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tham gia khá đông, tuy nhiên chỉ có 2 doanh nghiệp gốm sứ của Bình Dương là Doan Potteries và Minh Long 1 tham gia hội chợ này. Bảng 2.13: Phương thức tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp gốm sứ Phương thức tiếp cận khách hàng Số lượng DN Tỷ trọng (%) Thông qua Internet 23 70% Tham gia hội chợ triển lãm 10 30% Gặp trực tiếp khách hàng 6 18% Khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp 25 76% Tổng 33 100% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Lưu ý: có nhiều doanh nghiệp có nhiều lựa chọn. Đối với các DN lớn, họ không còn mặn mà với việc gửi sản phẩm và nhân viên của mình đi tham gia hội chợ vì hiệu quả mang lại từ hội chợ rất thấp. Đối với các doanh nghiệp này, họ đã có một nguồn khách hàng ổn định, các khách hàng này lại thường xuyên có những chuyến thăm showroom của doanh nghiệp hàng năm để lựa chọn sản phẩm, nên việc đưa sản phẩm và nhân sự ra nước ngoài với chi phí cao là không cần thiết. Ngoài ra còn một lý do nữa là các doanh nghiệp trước đây thường chọn những mẫu mã mới nhất để đưa đi tham gia hội chợ, nên việc bị các doanh nghiệp khác trên thị trường bắt chước ý tưởng sản phẩm, kiểu dáng là điều khó tránh khỏi, do đó hiện này các doanh nghiệp lớn ngày càng hạn chế đưa những sản phẩm mới của mình đi tham gia hội chợ triển lãm vì sợ bị ăn cắp ý tưởng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tham gia hội chợ triển lãm có mang lại 53 những hiệu quả nhất định, nhưng chi phí đắt đỏ để tham gia các hội chợ quốc tế ở Châu Âu hay Mỹ là một vật cản lớn khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng thông qua cách này. 2.2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Bình Dương Sơ đồ 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Việt Nam năm 2018 Nguồn:vietnamexport.com Trong năm 2018 sản phẩm gốm sứ của Việt Nam được xuất chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 15,9% tỷ trọng đạt 80,98 triệu USD tăng 21,74% so với năm 2017, riêng tháng 12/2018 xuất sang Mỹ đạt 10,33 triệu USD, tăng 17,37% so với tháng 11/2018 và tăng 16,28% so với tháng 12/2017. Thị trường đạt kim ngạch lớn đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 15,42% đạt 78,58 triệu USD, tăng 7,21% so với năm trước, mặc dù tháng 12/2018 xuất sang Nhật Bản giảm 20,2% so với tháng 11/2018 và giảm 21,18% so với tháng 12/2017 tương đương với 5,22 triệu USD. Kế đến là các thị trường Đài Loan (TQ), Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc. Ngoài ra, xuất sang các nước Đông Nam Á chiếm 22,86% và EU chiếm 16,81%. 16% 15% 23% 17% 3% 26% Cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Việt Nam năm 2018 Mỹ Nhật Bản Đông Nam Á EU Trung Quốc Thị trường khác 54 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với cả nước: Năm 2018, ngành gốm cả nước đạt giá trị xuất khẩu khoảng 450 triệu USD, trong đó gốm sứ Bình Dương đóng góp 50% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước Sơ đồ 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước năm 2018. Nguồn:Sở công thương Bình Dương Bảng 2.14: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doang nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương Thị trường xuất khẩu chủ yếu Số lượng DN Tỷ trọng (%) Mỹ 14 42% Châu Âu 10 30% Nhật Bản 5 15% Thị trường khác 4 12% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 50%50% Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với cả nước Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ các địa phương khác 55 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương là Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm lần lượt là 42%, 30% và 15% 2.2.2.3. Đàm phán và kí kết hợp đồng Thực tế qua khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hầu hết các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua phương án trực tiếp, 76% trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát cho biết khách hàng tìm đến showroom của doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm, yêu cầu báo giá, làm mẫu và đặt hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa số vẫn làm ăn theo cách cũ đó là chờ khách hàng tới tìm mua những sản phẩm mà mình sản xuất được. Ngoại trừ một số các doanh nghiệp lớn, các đơn vị sản xuất gốm sứ Bình Dương hầu như chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Khả năng tiếp cận thị trường thế giới còn nhiều hạn chế, tính chủ động của các đơn vị sản xuất gốm sứ ở Bình Dương trong kinh doanh chưa cao. Biểu hiện rõ nhất là trong phần lớn các quan hệ giao dịch diễn ra thường do khách hàng tự tìm tới, dạng khách hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong số lượng khách hàng hiện nay sẵn có của các cơ sở. Hầu hết các đơn vị ít khi tham dự hội chợ triển lãm trong cũng những ngoài nước. Do đó không có được những hợp đồng xuất khẩu dài hạn, giá cả bấp bênh, độ rủi ro cao, thậm chí còn phải chấp nhận xuất khẩu qua thị trường trung gian với một tỷ lệ không nhỏ. Về hợp đồng, các doanh nghiệp không có những hợp đồng dài hạn với đối tác mà đa số chỉ là những hợp đồng ngắn hạn cho từng lô hàng. Phần lớn các giao dịch không được giao kết thông qua hợp đồng mua bán mà hình thức phổ biến nhất là thông qua đơn đặt hàng và xác nhận đơn đặt hàng. 2.2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất Trước đây, quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương mang đậm tính chất thủ công, chủ yếu sử dụng lao động tay chân. Ngày nay, công nghệ sản xuất gốm sứ Bình Dương đã tiến hành thủ công kết hợp với cơ giới từ khâu khai thác caolin, đến chế biến caolin, gia công phối liệu, tạo dáng sản phẩm, sấy, phơi tráng men, trang trí và nung. Những 56 doanh nghiệp lớn đã trang bị máy nén chân không giúp loại bỏ không khí nằm trong phôi liệu; nâng cao độ đồng nhất, độ sít đặc và độ dẻo của sản phẩm. Nung là khâu vô cùng quan trọng trong qui trình sản xuất gốm sứ, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Những bí quyết gia truyền cùng những kiến thức mới được trang bị đã giúp cho các cơ sở sản xuất gốm sứ Bình Dương tạo ra các sản phẩm không bị biến dạng, kết khối tốt bảo đảm các yêu cầu, các tính chất như: cường độ cơ học, độ bền hóa. Những “bí quyết” kỹ thuật nung gốm sứ của các lò gốm Bình Dương gồm các điểm chính như sau: - Xác định loại bao thích hợp cho một sản phẩm nung. Các loại khuôn bao hiện nay được các cơ sở chuyên môn sản xuất để phục vụ các lò. - Cách sắp xếp sản phẩm vào lò sao cho đảm bảo độ thông gió tốt, nhiệt độ phân bố đều và chịu áp suất trong lò như ý muốn. Hầu hết các lò gốm ở Bình Dương được xây dựng trên một diện tích khá lớn, xây theo độ dốc, để ngọn lửa có thể di chuyển từ căn thứ nhất cho đến căn cuối cùng. Khi nung, ngọn lửa sẽ từ dưới thấp bốc lên cao. Mỗi căn lò đều chừa một lỗ nhỏ gọi là mắt lò để người thợ lò quan sát, xác định độ nóng bên trong và định thời điểm giảm nhiệt và đưa sản phẩm ra khỏi lò. Quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương đã thể hiện một số ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm: - Là quy trình sản xuất mang nặng tính thủ công nên thu hút được nhiều lao động. - Nguồn nguyên liệu khai thác tại địa phương nên rẻ, ổn định và không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu như những ngành công nghiệp khác. - Khuôn mẫu, hoa văn trên sản phẩm dễ thay đổi nên có thể thay đổi mẫu mã hoặc chuyển hướng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. - Không yêu cầu cao về vốn, nhờ vậy khấu hao tài sản thấp, giá thành hạ. Nhược điểm: - Vì là quy trình đậm nét thủ công nên năng suất thấp, áp dụng kỹ thuật vào quy trình rất khó khăn. 57 - Quy trình sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nhất là trong những tháng mưa, không khí ẩm ướt, làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất. - Phần lớn doanh nghiệp đã chuyển dần qua sử dụng lò đốt ga, nhưng vẫn còn một bộ phận lò nung hiện nay vẫn còn dùng củi đốt lò nên còn gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Do quy trình kỹ thuật phần nào đã được cải thiện, nên trình độ tay nghề công nhân cũng dần dần từng bước thích nghi với yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu với kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, đặc trưng của hàng gốm sứ là cần sự khéo léo và sáng tạo, nhằm có thể tạo ra sản phẩm không những đạt yêu cầu về chất lượng mà đồng thời phải thể hiện nét thẩm mỹ, kết hợp được nét đẹp cổ truyền với tính hiện đại trong sản phẩm. Để đạt được những yêu cầu trên ngoài việc hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_to_chuc_xuat_khau_gom_su_tai_cac_doanh_ngh.pdf
Tài liệu liên quan