MỞ ĐẦU. 5
1. Lý do chọn đề tài . 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 14
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 14
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn . 15
6. Đóng góp của luận văn. 15
7. Kết cấu của luận văn. 16
Chương 1. LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG
NHỮNG NĂM 2005-2008 . 17
1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về công tác phụ nữ . 17
1.1.1. Các yếu tố tác động và chi phối công tác phụ nữ của Đảng bộ . 17
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội .
2.1. Huyện ủy Hoài Đức lãnh đạo công tác phụ nữ từ 2005-2008 .
2.1.1.Chủ trƣơng của Đảng bộ .
2.1.2.Chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện Hoài Đức từ
năm 2005 đến năm 2008 .
Tiểu kết chương 1.
Chương 2. LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG
NHỮNG NĂM 2008– 2014.
2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về công tác phụ nữ .
2.1.1. Những chủ trƣơng mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ
Hà Nội đối với công tác phụ nữ.
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Hoài Đức
27 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác vận động phụ nữ của đảng bộ huyện Hoài Đức (Hà nội) từ năm 2005 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ huyện Hoài Đức (Hà Nội) từ năm
2005 đến năm 2014” làm luận văn tốt nghiệp khoá học của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của
Đảng. Vì vậy, thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ.
Thứ nhất là nhóm các công trình nghiên cứu về công tác vận động quần
chúng nói chung của Đảng. Đó là:
“Đổi mới các quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội
trong hệ thống chính trị ở Việt nam” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) của
GS.TS Lê Hữu Nghĩa. Cuốn sách đi sâu nghiên cứu sự thay đổi nhận thức của
Đảng, Nhà nước trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội.Tiếp đó năm
2014 ông là chủ biên cuốn sách “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền”(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) với
nội dunglà chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội đồng thời đưa ra một nhóm các giải pháp
nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị
xã hội.
“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trân Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới” (NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội,2009) của
8
Tiến sĩ Đỗ Quang Tuấn nhấn mạnh phương thức lãnh đạo của đối với Mặt trận và
các đoàn thể từ sau đổi mới .
“Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay-Thực trạng,
nguyên nhân, giải pháp” của Trương Thị Thông (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010) tập trung phân tích sâu về bệnh quan liêu, thực trạng, nguồn gốc, nguyên
nhân trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đề phòng và khắc phục bệnh quan liêu
trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay.
“Công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tỉnh hà Tây từ năm 1996 đến
năm 2005” của học viên Bùi Thị Hồng Thúy ( 2008) trình bày nhận thức , các chủ
trương, biện pháp, kết quả tổ chức thực hiện công tác vận động quần chúng của
Đảng bộ tỉnh trong đó có Hội LHPN.
“Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng
của đảng” của Tòng Thị Phóng trên tạp chí Cộng sản (số17/2006).
Nhìn chung các tác phẩm kể trên đã hướng tới đường lối chủ trương của Đảng về
công tác phụ nữ (thông qua những chủ trương đối với Hội LHPN, cơ quan đại diện
cho phụ nữ).Tuy nhiên sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN chỉ là một phần
nhỏ trong phạm vi nghiên cứu. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN được
trình bày lướt, không cụ thể. Sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN
được đề cập một các chung chung, không chuyên sâu (dung lượng không lớn) và
tập trung chủ yếu vào khía cạnh dân chủ của tổ chức này.
Thứ hai là nhóm công trình nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề về công
tác phụ nữ của Đảng. Đó là:
“Phụ nữ, giới và phát triển” của tác giả Trần Thị Vân Anh-Lê Ngọc Hùng
(NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1996).Các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các
khái niệm cơ bản về vấn đề giới, vấn đề phụ nữ và vấn đề phát triển giúp người
đọc nắm được những biểu hiện, xu hướng biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội và gia đình liên quan đến phụ nữ. Bằng những tư liệu phong phú và những
9
nghiên cứu khoa học mới nhất làm luận cứ khoa học cho việc nâng cao chính sách
xã hội đối với phụ nữ ngang tầm đổi mới kinh tế.
“Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa”
(phân tích tại Hà Nội) của tác giả Trần Thị Thu (NXB Lao động-xã hội,2003). Tác
giả trình bày các khái niệm cơ bản, những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao
động nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhấn mạnh sự cần thiết tạo việc
làm cho lao động nữ; phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động
nữ đồng thời chỉ ra phương hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà
Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
“Vai trò của nữ cán bộ quản lý Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của tác giả Võ Thị Mai (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2003).Tác
giả đã trình bày thực trạng và xu hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ quản lý trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao vai trò, vị thế của nữ cán bộ trước đòi hỏi của yêu cầu quản lý hiện đại.
“Gia đình Việt Nam và và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” của
tác giả Dương Thị Mịch (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2004). Nội dung công
trình phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến gia đình và vai trò của phụ nữ Việt
Nam trong gia đình; đặc điểm cơ bản của gia đìnhViệt Nam truyền thống và xu
hướng biến đổi vai trò của phụ nữ hiện đại. Từ đó tác giả nêu ra những vấn đề xây
dựng gia đình mới với việc phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
“Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị” của tác
giả Nguyễn Đức Hạt (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007). Cuốn sách đã đưa ra
những luận cứ khoa học và thực tiễn về nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo
của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo quản lý của phụ nữ trong bộ máy
Đảng, Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể ở nước ta trong tình hình mới.Cuốn sách
tập trung vào việc tăng cường và mở rộng cơ hội lựa chọn cho cả hai giới một cách
10
hợp lý để hai giới có thể phát huy mọi tiềm năng, sức lực của mình, đóng góp cho sự
phát triển bền vững của đất nước.
“Thực trạng vai trò vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền
vững”của TS Đỗ Thị Thạch (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2005) đã chứng
minh sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú của phụ nữ là nguồn lực lớn cần
được phát huy trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời tác giả cũng đề
xuất các chính sách, kiến nghị, giải pháp phát huy năng lực của nữ trí thức đóng
góp cho phát triển bền vững.
“Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt
Nam: cơ hội và thách thức” của Nguyễn Nam Phương (NXB Lao động-xã hội,
2006) trình bày hệ thống lí luận và thực trạng bình đẳng giới trong lao động và việc
làm ở Việt Nam, từ đó đưa ra một giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong
lao động và việc làm ở Việt Nam hiện nay.
"Những vấn đề về giới - từ lịch sử đến hiện đại” của Phan Thanh Khôi và Đỗ
Thị Thạch (đồng chủ biên) (NXB Lí luận Chính trị, 2007). Các tác giả cuốn sách
đã nghiên cứu các vấn đề về giới (bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ) từ tiếp cận
trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh
đến vấn đề giới trong đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt
Nam; vấn đề giới trong một số phương tiện thông tin đại chúng và trong sách giáo
khoa.
“Quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý Nhà nước ở
Việt Nam qua tiến trình phát triển của lịch sử” của TS Trần Thị Rỗi (NXB Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, H, 2010) đã khái quát bình đẳng nam nữ
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý Nhà nước ở Việt Nam từ thời Hùng Vương đến
nay, đề ra một số giải pháp thực hiện bình đẳng trong hạt động lãnh đạo, quản lý
Nhà nước ở Việt Nam.
11
“Thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động của Hội LHPN Việt Nam” do nhóm tác giả thuộc Trung ương Hội LHPN
Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài (năm 2012). Tác phẩm tập trung nghiên cứu và làm
rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội.
“Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và
công tác phụ nữ” (NXB Phụ nữ, Hà Nội, Hà Nội, 2012) của tác giả Nguyễn Thị
Tuyết.Thông qua việc cung cấp các văn bản, Nghị quyết của Đảng ,Nhà nước cũng
như những bài viết, bài phát biểu của chủ tịch Hồ Chí minh về phụ nữ và công tác
phụ nữ giúp độc giả có cái nhìn chính xác nhất về quan điểm, chính sách của Đảng,
Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này.
“Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm1986 đến năm 2009” của học viên
Nguyễn Thị Minh Hải (2010) trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ
những chủ trương của Đảng về công tác vận động vận động từ năm 1986 đến năm
2009, những chủ trương của Hội LHPN trong chỉ đạo phong trào phụ nữ; đồng thời
khái quát những phong trào phụ nữtừ năm 1986 đến năm 2009. Từ đó đề ra những
ưu điểm hạn chế trong công tác vận động phụ nữ của Đảng, đề xuất những kinh
nghiệm lịch sử cho công tác phụ nữ trong tương lai của Đảng.
“Đảng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 1996” của học viên Trương Thị Thủy (2012). Luận văn đã làm rõ sự lãnh đạo
của Đảng đối với quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt
Nam, vai trò chức năng của Hội LHPN Việt Nam, xác định vị trí, vai trò của tổ
chức Hội trong công tác vận động phụ nữ. Luận văn cũng làm rõ kết quả lãnh đạo
của Đảng đối với quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động của Hội LHPN Việt
Nam của 10 năm đầu đổi mới, chỉ rõ bài học kinh nghiệm lịch sử về phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN.
“Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986
đến năm 2012” của học viên Trần Thị Thanh Thủy (2014).Luận văn chỉ ra được 5
12
bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện quyền bình đẳng và
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tổng kết lịch sử phong trào phụ nữ phải kể đến cuốn sách “Hai mươi năm
một chặng đượng phát triển của phụ nữ Việt nam1975-1995” của tác giả Lê Minh
(chủ biên) (NXB Phụ nữ Hà Nội, Hà Nội, 1996). Ông đã tổng kết lịch sử phong
trào Phụ nữ Việt Nam từ sau khi thống nhất đến năm 1995 nhằm giáo dục truyền
thống, khơi nguồn cách mạng cho các thế hệ Phụ nữ.
Ngoài ra, một số bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí đề cập đến công tác
phụ nữ và vấn đề nữ giới như “Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong qua
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS Bùi Thị Kim Quỳ trên tạp
chí Khoa học về xã hội (số 2/1996); “Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định nghề
đào tạo dự phòng cho phụ nữ” của Tiến sĩ Nguyễn Tín Nhiệm và Tiến sĩ Phan Thị
Thanh trên tạp chí Khoa học về phụ nữ (số 4/ 2002)
Các công trình trên đã nghiên cứu công tác phụ nữ ở nhiều góc độ khác nhau
có ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào phụ nữ.
Thứ ba là nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phụ nữ ở các địa phƣơng. Đó là:
“Tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thái Nguyên từ năm
1997 đến năm 2010” của học viên Đoàn Thị Yến (2011) làm sáng tỏ sự lãnh đạo
của Đảng ủy tỉnh Thái Nguyên trong quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của
tỉnh hội phụ nữ và những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng.
“Công tác vận động phụ nữ của đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến
năm 2010” của học viên Nguyễn Thị Minh Phương (2012) đã trình bày quá
trình lãnh đạo của tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ, chỉ ra những bài
học kinh nghiệm quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng trong tương lai.
“Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ nữ từ năm 2000
đến năm 2010” của học viên Trần Thị Vinh (2012) trình bày quá trình Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác dào tạo cán bộ từ năm 2000 đến năm 2010, làm
13
sáng tỏ sự quán triệt và vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, từ đó góp
thêm cơ sở lịch sử cho việc tiếp tục đào tạo cán bộ nữ của tỉnh Nghệ An có hiệu
quả hơn trong thời gian tới
“Đảng với hoạt động đối ngoại của Hội LHPN Việt Nam từ năm 1996 đến
năm 2010” của học viên Hồ Thị Liên Hương (2013) làm sáng tỏ sự lãnh đạo của
Đảng trong hoạt động đối ngoại nhân dân và quá trình hiện thực hóa chủ trương
đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thộng qua hoạt động của hội LHPN Việt
Nam.
“Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nông
thôn từ năm 1997 đến năm 2013” của học viên Vũ Thị Ngọc (2014).Tác giả đã
làm sáng tỏ quan điểm,chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong quá trình lãnh
đạo giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn từ năm 1997 đến năm 2013, rút
ra kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông
thôn.
Đây là những tài liệu liên quan đến công tác phụ nữ ở cả khía cạnh trực tiếp
hay gián tiếp, chuyên sâu hay khái quát, phạm vi cả nước hay địa phương, trên cơ sở
mục đích nghiên cứu khác nhau, các công trình trên đều đề cập đến phụ nữ, công tác
phụ nữ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Đây là những tư liệu quý
báu, giúp tác giả nghiên cứu kế thừa, chọn lọc những phương pháp tốt ưu khi tiếp
cận nghiên cứu đề tài của mình.
Tuy vậy,trong số các công trìnhtrên chưa có tài liệu, công trình nghiên cứu
nào đề cập đến vấn đề công tác phụ nữ ở địa phương huyện.Vì vậy bên cạnh việc
tiếp cận những công trình nghiên cứu về công tác vận động phụ nữ Việt Nam, của
các tỉnh (thành phố) tác giả rất quan tâm đến những tài liệu liên quan đến công tác
thanh niên trên địa bàn huyện Hoài Đức, không gian nghiên cứu trong đề tài của
mình.Những tài liệu này chủ yếu được tác giả khai thác từ các văn kiện, chương
14
trình , đề án của huyện ủy, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội trên địa
bàn huyện về công tác vận động phụ nữ. Ngoài ra hoạt động của phụ nữ thông qua
văn kiện Đại hội LHPN qua các kỳ đại hội cũng như những báo cáo hoạt động hàng
năm của tổ chức này cũng được tôi khai thác sử dụng.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
-Làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác phụ nữ của Đảng bộ huyện
Hoài Đức từ năm 2005 đến năm 2014.
-Đánh giá sự lãnh đạo của huyện ủy Hoài Đức đối với công tác phụ nữ trong
thời gian từ 2005 đến năm 2014; chỉ ra ưu điểm và hạn chế trong thực tiễn lãnh đạo.
Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệmnhằm tăng cường sự lãnh đạo của huyện uỷ
đối với công tác phụ nữ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
-Trình bày khái quát các điều kiện tác động, ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Hoài Đức đối với công tác phụ nữ.
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoài Đức
đối với công tác phụ nữ từ năm 2005 đến năm 2014.
- Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động của công tác phụ nữ dưới sự
lãnh đạo của Huyện ủy Hoài Đức từ năm 2005 đến năm 2014.
- Đánh giá và rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu tăng cường sự lãnh
đạo của Huyện ủy Hoài Đức đối với công tác phụ nữ giai đoạn hiện nay và tương
lai sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chủ trương và các biện pháp chỉ đạo về công tác phụ nữ của Huyện ủy Hoài
Đức (thành phố Hà Nội) trong những năm 2005-2014.
15
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về công
tác thanh niên và hoạt động của công tác thanh niên từ năm 2005 đến năm 2014.
Về thời gian: Từ năm 2005 (Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI) đến năm
2014.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức (thành phố Hà
Nội).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (trong thời kỳ đổi
mới) về công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; hoạt
động lãnh đạo công tác phụ nữ của Huyện ủy Hoài Đức từ năm 2005 đến năm
2014.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử trong chủ nghĩa Mác -Lênin; đồng thời sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gíc và lịch sử, phương pháp
chuyên gia, thống kê, so sánh, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng,
chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác phụ nữ.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đây là đề tài luận văn đề cập đến một địa phương cụ thể (cấp huyện), vì vậy
luận văn có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá đúng sự lãnh đạo về công tác phụ nữ của
16
Huyện ủy Hoài Đức, thành phố Hà Nội thời gian qua (từ năm 2005 đến năm 2014),
rút ra bài học kinh nghiệm, góp thêm các giải pháp cho việc nâng cao sự lãnh đạo
của Huyện uỷ về công tác phụ nữ.
Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ đảng, chính quyền,
các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội của huyện Hoài Đức cũng như các
địa phương khác nhằm nâng cao chất lượng công tác phụ nữ, góp phần phát huy vai trò
tích cực của phụ nữ trong xây dựng và phát triển địa phương ngày càng giàu mạnh
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Lãnh đạo công tác vận động phụ nữ trong những năm 2005-2008
Chương 2: Lãnh đạo công tác vận động phụ nữ trong những năm 2008-2014
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm
17
Chƣơng 1. LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG
NHỮNG NĂM 2005-2008
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Hoài Đức về công tác phụ nữ
1.1.1. Các yếu tố tác động và chi phối công tác phụ nữ của Đảng bộ
1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ
nữ
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định: Địa vị
của phụ nữ trong xã hội không phải là một hiện tượng riêng biệt, tách rời ngoài xã
hội, bất di bất dịch, mà gắn liền với sự biến đổi của xã hội loài người trải qua các
hình thái kinh tế xã hội cùng với phương thức sản xuất và những điều kiện kinh tế
xã hội nhất định.Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, phụ nữ có vai trò
lớn. C. Mác cũng đã khái quát như sau: “Ai đã biết về lịch sử thì biết rằng muốn
sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi, xem tư
tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã tiến bộ như thế nào”(61,tr. 281).
Nói về con đường giải phóng phụ nữ, Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định: Sự
nghiệp giải phóng phụ nữ là bộ phận khăng khít gắn liền với sự nghiệp giải phóng
giai cấp và cuộc đấu tranh cách mạng để xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa “muốn giải phóng phụ nữ thì trước hết phải xóa
bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, phải xóa bỏ ách áp bức bóc lột
giai cấp và ách nô dịch dân tộc”(61,tr.20-21). V.l.Lênin khi nói về chính quyền Xô
viết và địa vị của người phụ nữ, ông đã khẳng định: không thể và không bao giờ
có “tự do” thực sự chừng nào phụ nữ còn chưa giải phóng khỏi độc quyền mà luật
pháp giành riêng cho “nam giới” “Không có một nước cộng hòa tư sản nào dù là
nước tiên tiến nhất đã để lại cho một nửa loài người là nữ giới được hoàn toàn
bình đẳng với nam giới trước pháp luật và giải phóng phụ nữ
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Vân Anh-Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, NXB
Phụ nữ, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức, Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Đức
qua các kỳ đại hội (1929-2008) (2009), NXB Lao động, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức (2011), Văn kiện Đại hội Đảng bộ
huyện Hoài Đức lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010-2015, Công ty CP In HBT
Việt Nam
4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ
huyện Hoài Đức lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần
thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, NXB: Hà Nội, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Biên niên sự kiện cơ bản
lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005-2010), NXB: Chính trị Quốc gia.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Các kỳ Đại hội Đảng bộ
Thành phố Hà Nội, NXB: Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Mai Dung (2012), Giáo án bài giảng: Công tác vận động phụ nữ-Tổ chức và
hoạt động của hội phụ nữ cơ sở.
Địa chỉ:
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết lần thứ 3 BCHTW Đảng khoá
VII về Xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính
trị.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994),Chỉ thị số 37-CT/TW Ban Bí thư Trung
ương.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết lần thứ 3 BCHTW Đảng khoá
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết lần thứ 8 BCHTW Đảng khoá
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết lần thứ 7 BCHTW Đảng khoá
IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng, NxXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 11- NQ/T.Ư về công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Thông báo số 196-TB/TW, ngày
16/3/2015 về kết luận của Ban Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong
tình hình mới”
Địa chỉ: Truy cập ngày 25/09/2015.
20
26. Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam (1993), Báo cáo tổng kết Nghi quyết số
04/NQ-TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công
tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
27. Nguyễn Thị Minh Hải (2010), Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm1986
đến năm 2009, Luận văn Thạc sỹ Sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn.
28. Nguyễn Đức Hạt (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong
hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. HĐND huyện Hoài Đức số 26/NQ-HĐND, Nghị quyết về phát triển kinh tế
xã hội 5 năm 2011-2016.
30. Hoài Đức toàn cảnh trên đường phát triển, NXB: Văn hóa Sài Gòn, Hà Nội.
31. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004),
Giáo trình công tác vận động quần chúng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Những gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu trong
phát triển kinh tế.
Địa chỉ: Cập nhật ngày 14/04/2016
33. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2011), Báo cáo Đại Hội đại biểu
phụ nữ huyện Hoài Đức lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2011-2016.
34. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2012), Báo cáo Công tác Hội và
phong trào phụ nữ năm 2012.Phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
35. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2013), Báo cáo Tổng kết 10 năm
thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban Chấp Hành TU Đảng (khóa
IX) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc về công tác dân tộc, về
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh,“về công tác tôn
giáo”.
36. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2013), Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình số 50 –Ctr/HU ngày 31/10/2011 của huyện ủy về “Nâng cao
21
năng lực, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và đội ngũ Đảng viên; năng
lực điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của
của MTTQ, các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở giai đoạn 2011-
2015”.
37. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2013), Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình số 60 –Ctr/HU, ngày 23/12/2011 của Huyện ủy về “Phát triển
văn hóa –xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch gắn liền với nâng
cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa,
đơn vị văn hóa giai đoạn 2011-2015”.
38. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2013), Báo cáo Công tác Hội và
phong trào phụ nữ năm 2013.Phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
39. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Hoài Đức (2014), Báo cáo Công tác Hội và
phong trào phụ nữ năm 2014. Phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
40. Hội LHPN Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ VII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
41. Hội LHPN Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ VIII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
42. Hội LHPN Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật
Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
43. Hội LHPN Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ IX, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
44. Hội LHPN Việt Nam (2002), Phụ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004399_8198_2006715.pdf